Giáo án Khối nhà trẻ - Chủ đề: Con vật đáng yêu

Chủ đề nhánh 1: Gia cầm

(Từ ngày 25/12- 29/12)

Thứ 2 ngày 25 tháng 12 năm 2017

CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐÍCH

PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG

VĐCB: ĐI VÀ BÊ VẬT TRÊN HAI TAY

TCVĐ: TẬP TẦM VÔNG

1.Mục đích yêu cầu yêu cầu

- Trẻ nhớ tên vận động:”Đi có mang vật trên tay”

- Trẻ biết cách đi có mang vật trên tay không để rơi vật.

- Trẻ biết đi thẳng hướng khi có mang vật trên tay và giữ được thăng bằng .

-Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động.

2.Chuẩn bị

 - Đủ cờ cho trẻ.

 - Bóng nhựa to ( đường kính 12-15cm).

 - Búp bê,rổ

3.Tiến hành

 

docx 45 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1268Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối nhà trẻ - Chủ đề: Con vật đáng yêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 các bác phải dùng gì để lắp ráp?
Hôm nay, cô thấy các bạn chơi ở các góc chơi, bạn nào chơi cũng rất giỏi và biết nhường nhịn nhau không tranh giành đồ chơi của bạn, không ném đồ chơi, không nói to Cô khen tất cả các con nào! Đặc biệt ở góc hoạt động với đồ vật các bạn đã xếp được nhiều ô tô tàu hỏa cho các bác tài xế, các bác lái tàu lưu thông trên đường đấy! Chúng mình hãy thưởng cho các bạn một tràng pháo tay thật to nào!
3. Kết thúc:
Cho trẻ lái máy bay đi vòng quanh lớp 1- 2 vòng trên nền nhạc bài “Anh phi công ơi”
 Trẻ lại gần cô.
Xe đạp, xe máy
Con có ạ
Các khối gỗ, gạch
Xếp ô tô, tàu hỏa, đường đi
Xếp chồng, xếp cạnh
Bế em, ru em ngủ, cho em ăn
Bế bằng hai tay
Đất nặn, bảng con
Nặn bánh xe
Xoay tròn, ấn dẹt
Ô tô, xe máycon đường
Đi trong đường
Ô tô, tàu hỏa, đường đi
Khối gỗ, gạch
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng
Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời, hình vẽ, cát, nước, giấy
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết được một số hiện tượng thời tiết diễn ra trong ngày
- Biết mặc quần áo và trang phục phù hợp với thời tiết
2. Chuẩn bị:
- Trang phục, quần áo của trẻ phù hợp với thời tiết, gọn gàng để trẻ dễ vận động
- Kiểm tra sân bãi, đồ chơi ngoài trời
3. Tiến hành:
* HĐ 1:Ổn định – gây hứng thú
- Cô cùng cả lớp nối đuôi nhau thành đoàn tàu ra sân chơi
* HĐ 2: Qua sát thời tiết
- Cô cho trẻ quan sát bầu trời, thời tiết và đàm thoại:
·     Các con thấy hôm nay thời tiết thế nào?
·     Bầu trời có màu gì?
·     Có gió nhè nhẹ thổi không?
·     Ông mặt trời có chiếu sáng không?
·     Với thời tiết như thế này chúng mình phải mặc quần áo làm sao cho phù hợp?
      Khi ra đường chúng mình phải làm gì?
- Củng cố: Cô gọi 2 – 3 trẻ lên trả lời câu hỏi
- Giáo dục: Mặc quần áo phù hợp với thời tiết, khi ra đường phải đội mũ và đeo khẩu trang
*HĐ 3:Chơi trò chơi:  Bịt mắt bắt dên
- Cô giáo nói cách chơi và cho trẻ chơi
- Khi trẻ chơi cô quan sát và giúp đỡ kịp thời
*HĐ 4:Chơi tự do:
- Với hình vẽ, với cát, nước, đá, giấy, đồ chơi ngoài trời
- Cô quan sát, đảm bảo an toàn cho trẻ
* HĐ 5:Kết thúc cho trẻ về lớp nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 4 ngày 03 tháng 01 năm 2018 
CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
TẠO HÌNH
XÂU VÒNG CON CÁ
1.Mục đích yêu cầu 
- Trẻ biết tay phải cầm dây xâu, tay trái cầm hạt để xâu.
- Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, biết phối hợp hoạt động mắt và tay để xâu được vòng.
-   Trẻ chú ý xâu và biết gữ gìn thành quả của mình.
-   Trẻ biết yêu quý kính trọng người thân trong gia đình
2.Chuẩn bị
- Vòng mẫu con giống
- Hai rổ ( mầu xanh, mầu đỏ)
- Mỗi trẻ một rổ hạt và dây xâu
3.Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định – gây hứng thú
- Bây giờ các con hãy cùng cô hát tặng các cô bài hát “Đi nhà trẻ” nào.
- Cho trẻ xem video trên màn hình máy tính.
- Các con vừa được xem các bạn đang làm gì nhỉ?
- Các bạn đang chơi gì đây?
- À các bạn đang chơi xâu vòng đấy. 2. Nội dung
*HĐ 1: Quan sát  mẫu :
Các con ơi, cô giáo có cái gì đây?
- Đúng rồi. Cô có một chiếc vòng này, các con thấy có đẹp không?
- Vòng của cô có màu gì nhỉ? Đúng rồi, vòng của cô có màu đỏ đấy. 
- Vòng của cô có rất nhiều hình con cá đấy các con ạ
- Các con nhìn vòng này được xâu bằng gì đây?
- Đúng rồi, hạt vòng này màu đỏ đấy. Ngoài ra cô còn hạt màu gì đây?
- Đây là dây xâu để các con xâu vòng đấy. Các con cùng nhìn lên cô nào.
*HĐ 2: Cô làm mẫu lần 1:
- Các con nhìn xem cô đang cầm cái gì đây nhỉ?
 Đây là cái dây xâu, dây của cô có một đầu nhọn này, một đầu được thắt nút.
- Cô sẽ luồn dây xâu qua lỗ của những hạt vòng này để tạo thành chiếc vòng thật đẹp. Cô xâu được một hạt màu đỏ rồi đấy. Cô xâu thêm thật nhiều hạt màu đỏ nữa. Khi xâu xong rồi, cô buộc vào.
- Chúng mình cùng chú ý nhìn cô xâu lại để chúng mình có thể xâu những chiếc vòng thật đẹp nhé.
*HĐ 3: Cô làm mẫu lần 2 : Vừa làm vừa giải thích :
- Các con ạ, muốn xâu được vòng thì một tay cô cầm gì đây nhỉ?
  Đúng rồi, một tay cô cầm dây, một tay cô sẽ lấy một hạt màu đỏ , cô luồn dây xâu qua lỗ của hạt sau đó cô vuốt xuống cuối dây.
- Cô xâu được một hạt rồi đấy.
Cô lại lấy thêm một hạt hình con cá màu đỏ nữa. Muốn tạo thành chiếc vòng hoàn chỉnh thì cô phải xâu thêm thật nhiều hạt nữa.
*HĐ 4: Trẻ thực hiện
- Hôm nay cô đã chuẩn bị cho các con một rổ với các loại hạt rồi đấy. Chúng mình cùng để rổ lên trước mặt nào.
* Cô phát rổ hạt và dây cho trẻ.
- Cô vừa tặng chúng mình một chiếc rổ. Chúng mình cùng nhìn xem trong rổ có gì nào?
- Đúng rồi, có dây này, hạt này. Chúng mình cùng cầm dây xâu lên nào.
- Còn đây là hạt vòng đấy các con ạ. 
- Chúng mình nhớ là khi xâu vòng chúng mình không được cho hạt vào mũi hay ngậm hạt vòng vào miệng đâu. Bây giờ cô mời chúng mình cùng xâu nào. Chúng mình luồn dây qua lỗ nào.
* Khi trẻ thực hiện cô nhẹ nhàng đến bên trẻ động viên khuyến khích và hướng dẫn trẻ cách xâu vòng :
3. Kết  thúc
 -Cô nhận xét và tuyên dương
Trẻ thực hiện
Trẻ quan sát và trả lời
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nghe hát “Cô giáo”
Trò chơi: Trời nắng trời mưa
1,Mục đích yêu cầu 
-Trẻ biết  hát đúng lời, đúng giai điệu bài hát “Cô giáo”
-Trẻ hát cả câu hát , phát triển ngôn ngữ cho trẻ
-Trẻ biết hứng thú ca hát
2,Chuẩn bị
.-Cô hát tốt bài hát
3,Phương pháp tổ chức.
- Cô giới thiệu bài hát “Cô giáo”, tên tác giả
- Cô hát lần 1:
- Cô hát lần 2:
 Kết hớp động tác nhún nhảy
 Cô vừa  hát bài hát gì ? (Cô giáo)
 Bài hát do ai sáng tác?
- Cho trẻ hát cùng cô 3 lần (trẻ hát cùng cô)
- Cho cả lớp hát tiếp 2 lần nữa
* TCVĐ:  Trời nắng trời mưa 
-Cô tổ chức cnho cả lớp đứng vòng tròn để chơi trò chơi “trời nắng trời mưa: (trẻ chơi 2- 3 lần)
*Chơi tự do: Cô bao quát trẻ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 4 tháng 1 năm 2018
CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC
THƠ : CON CÁ VÀNG
1. Mục đích yêu cầu .
 - Trẻ hiểu nội dung bài thơ “Con cá vàng”
 - Trẻ  đọc thuộc bài thơ “Con cá vàng”
 - Rèn kỹ năng đọc thơ rõ ràng, đọc thuộc thơ
 - Phát triển kỷ năng ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ cho trẻ 
  - Giáo dục trẻ vâng lời cô giáo hứng thú tham gia đọc thơ
2. Chuẩn bị.  
  - Mô hình các con vật sống dưới nước    
  - Tranh nội dung bài thơ “Con cá vàng”
 3. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định, giới thiệu bài                                                    
-Cho trẻ đi thăm mô hình các con vật sống dưới nước
-Trò chuyện cùng trẻ về mô hình :
         Con gì đây ?...
         Con cá màu  gì ?
-Có 1 bài thơ nói về 1 chú cá vàng rất đáng yêu, các con có muốn nghe không nào 
-Cô giới thiệu bài thơ “Con cá vàng”
2.Nội dung
* Hoạt động 1:. Cô đọc thơ
- Cô đọc diễn cảm bài thơ ( Không sử dụng tranh)
- Cô đọc lần 2 sử dụng tranh minh hoạ
 * Hoạt Động 2 :  Đọc trích dẫn- Đàm thoại – Giảng giải
- Cô vừa đọc bài thơ gì ?
- Con cá màu gì ?
- Con cá vàng bơi như thế nào?
Cô giảng giải :con cá có màu vàng, cá bơi rất nhẹ nhàng
+ Cô đọc trích dẫn : “Con cá vàng... nhẹ nhàng”
- Cá vàng bơi ở đâu ?
+ Cô trích : “Trong bể nước ...cá vàng
Cô nói về nội dung bài thơ :Bài thơ viết về con cá màu vàng rất đẹp. Cá bơi nhẹ nhàng trong bể nước
* Cho trẻ làm cá vàng bơi nhẹ nhàng chơi tạo dáng con
* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ
Bây giờ cô cùng các con đọc bài thơ thật hay nhé
- Cả lớp đọc thơ cùng cô 2 lân
- Lần lượt từng tổ đọc thơ
- nhóm trẻ đọc thơ
- Cá nhân trẻ đọc thơ
Cô chú ý sửa sai cho trẻ những từ trẻ đọc chưa rõ
Cô hỏi lại trẻ tên bài thơ gì ?
Cho cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần nữa
Giáo dục trẻ yêu quí các con vật
 3.Kết thúc 
-Cho trẻ chơi cá vàng bơi nhẹ nhàng
-Cô nhận xét và tuyên dương
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát con tôm, con tép
Trò chơi :Dung dăng dung dẻ
Chơi tự do
1. Mục đích yêu cầu 
- Trẻ nhận bíêt và gọi tên con tôm, con tép
- Biết một số điểm rõ nét của con tôm, con tép
- Biết chơi trò chơi vận động
- Trẻ chú ý ghi nhớ có chủ định  
- Luyện kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng
- Trẻ chú ý vâng lời cô, hứng thú chơi trò chơi vận động
2. Chuẩn bị         
  - Con tom, con tép thật bỏ trong chậu
  - Bài hát  “Tôm tép giúp bà còng”.
3. Tiến hành.
* Hoạt động 1: ổn định tổ chức
-Giới thiệu bài cho trẻ.hát bài “Tôm tép giúp bà còng”
- Cô trò chuyện cùng trẻ về bài hát :
-Bài hát về con gì ?
-Tôm tép là con vật sống ở đâu ?
Hôm nay cô cùng các con quan sát con tôm con tép
*  Hoạt động 2: Quan sát
- Cô gợi ý cho trẻ quan sát con tôm con,tép các bộ phận của vật
- Cho trẻ nêu nhận xét và đàm thoại cùng trẻ :
 + Đây là con gì ?
 + Con tôm có những  bộ phận gì ?..
( Cô lần lượt cho trẻ nhận biết và gọi tên các bộ phận và những đặc điểm rõ nét của con tôm, con tép)
* Giáo dục : trẻ về ích lợi của con tôm, con tép đối với đời sống con người
* Hoạt động 3 :Trò chơi vận động. : Dung dăng dung dẻ
- Giới thiệu tên trò chơi
- Cô nhắc lại cách chơi cho trẻ hiểu.
- Cho trẻ chơi trò chơi 3-4 lần
- Cô nhận xét buổi chơi.
 * Hoạt động 4 :
-Chơi tự do
-Cô quản trẻ tự chơi
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 5 tháng 1 năm 2018
CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐÍCH
ÂM NHẠC
DẠY HÁT: CÁ VÀNG BƠI
NGHE HÁT: BABY SHARK
1.Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả bài :Cá vàng bơi.
- Trẻ biết hát đúng lời, đúng giai điệu vui tơi, hồn nhiên trong sáng.
- Biết vận động minh hoạ theo lời bài hát một cách hồn nhiên, vui tơi.
-Trẻ biết vận động theo nhịp và hát đúng giai điệu bài hát.
-Trẻ hát rõ lời bài hát.
- Trẻ cảm nhận đợc giai điệu vui tơi, hồn nhiên trong sáng của bài hát.
- Trẻ  hứng thú tích cực hoạt động
- Trẻ biết yêu quý và bảo vệ loài cá, Biết lợi ích của một số loài động vật
2.Chuẩn bị
- Nhạc bài hát “ Cá Vàng bơi”, “Baby Shark”
3.Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1: Ổn đinh, gây hứng thú
- Cô đưa tranh các động vật sống dưới nước ra cho trẻ quan sát, Hỏi trẻ:
-Đây là những con gì? 
=> Thế giới các loai vật sống dới nớc thậtphong phú và đa rạng phải không. Hôm nay cô và các con cùng làm quen với bạn cá vàng xinh đẹp. Bạn không ở ao sâu, biển khơi mà bạn ấy lại ở trong một bể nước và để xem bạn ấy làm gì trong bể nước cô cháu mình cùng khám khá qua bái học nhé!
2.Phương pháp
* Hoạt động 1: Dạy hát: “Cá Vàng bơi”
- Cô mở một đoạn trong bài hát và hỏi trẻ các con hãy lắng nghe xem đó là đoạn nhạc trong bài hát nào nhé.
- Chúng mình cùng lắng nghe bài hát cá vàng bơi của nhạc sỹ Hà Hải
nhé?
+ Cô hát lần 1:
Cô vừa hát bài gì?
- Do nhạc sĩ nào sáng tác?
- Để hiểu rõ hơn về nội dung bài hát chúng mình lắng nghe cô hát lại một lần nữa
+Cô hát lần 2
Bây giờ chúng mình đã biết chú cá vàng xinh đẹp bơi trong bể nước để làm gì rồi?
- Bạn cá vàng bắt bọ gậy để làm gì các
con?
*Hoạt động 2: Dạy trẻ hát
- Bây giờ chúng mình cùng cô hát vang bài “ Cá Vàng bơi” nào.
- Cô dạy cả lớp hát 2-3 lần.
+ Thi đua tổ, nhóm:
- Mời 3 tổ hát
- Mời nhóm bạn trai hát, nhóm bạn gái hát, hát nối tổ, hát tam ca,song ca, đơn ca
Chú ý sửa sai cho trẻ sau mỗi lần hát.
Cả lớp hát lại một lần.
* Hoạt động 3: Nghe hát: “ Baby Shark”
3.Kết thúc: 
- Cô nhận xét và tuyên dương 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT QUẢ CAM
TRÒ CHƠI PHA NƯỚC CAM
1. Mục đích yêu cầu 
-Trẻ biết màu sắc và mùi vị của quả cam, nước cam, quy trình pha nước cam, biết vứt rác
 đúng nơi quy định,
- Thực hiện được các bước pha nước cam.
- Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay qua việc tập pha nước cam.
- Trẻ biết uống nước cam có lợi cho sức khỏe và thích uống nước cam.
2.Chuẩn bị
- Tranh vẽ các bước về quy trình pha nước cam được tách rời
- Nguyên liệu: 1 ít đường, vài quả cam, 1 bình nước đun sôi để nguội.
- Dụng cụ: 1 con dao nhỏ, 1 cái thớt,
- Dụng cụ vắt cam, thìa, cốc..
3.Tiến hành
*Hoạt động 1: Quan sát quả cam
-Cô cùng trẻ ra ngoài dạo chơi, cô hỏi trẻ các con thấy thời tiết hôm nay thế nào?
- Có nắng không? Khi đi ra ngoài trời các con nhớ phải đi dép, đội mũ kẻo bị ốm các con nhớ nhé.
- Sau đó cô cùng trẻ ngồi xuống thảm quan sát và đàm thoại  theo câu hỏi: 
- Đây là quả gì?( quả cam) 
- Có cái gì đây? (cái cuống ạ) còn đây là cái gì của quả cam? (lá ạ) Quả cam khi chưa chín có màu gì?(màu xanh) khi quả chín có màu gì?(màu vàng),
- Con sờ và cho cô biết vỏ quả cam như thế nào? (sần sùi ạ) 
- Con đã ăn quả cam chưa? (ăn rồi) khi ăn con thấy có vị chua hay ngọt (chua ạ) Khi ăn cam con thấy có mùi gì?(Thơm ạ) Đúng rồi quả cam có mùi rất thơm đấy các con ạ! Trong quả cam có chứa rất nhiều vi ta min đấy các con ạ khi ăn cam sẽ cho các con làn da hồng hào đấy vì vậy các con phảI biết chăm sóc cây để cây ra nhiều quả nhé.
*Hoạt động 2: Dạy trẻ cách pha nước cam
- Cho các nhóm thảo luận ,nhắc lại quy trình pha nước cam mà trẻ biết và ghép tranh theo đúng quy trình các bước pha nước cam.
- Chia trẻ thành các nhóm về thực hành pha nước cam
- Cho trẻ thực hiện , cô giúp trẻ khi cần thiết: nhắc trẻ cẩn thận, khéo léo khi vắt cam vào dụng cụ pha chế, thêm đường và bỏ vỏ đúng nơi quy định.
- Gợi ý cho trẻ nói được mùi vị của nước cam, lợi ích của việc uống nước cam.
*Hoạt động 3: Trò chơi : Pha nước cam
-Cho trẻ đọc bài thơ: Pha nước cam
 Một quả cam tròn
Nhìn ngon ngon mắt
Rửa sao cho sạch
Bé bổ làm đôi
Vắt lấy nước thôi
Màu cam vàng óng
Thêm đường thêm nước
Khuấy mạnh cho đều
Cam mát làm sao
Uống vào ngon quá
Da dẻ mịn màng
Mắt sáng như sao
Giúp bé khỏe mạnh
-Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chủ đề nhánh 3: Vật nuôi trong gia đình
(Từ ngày 08/01- 12/01)
Thứ 2 ngày 08 tháng 01 năm 2018
CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐÍCH
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
VĐCB: BÒ VÀ MANG VẬT TRÊN LƯNG
TCVĐ: CÁ VÀNG BƠI
1. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết bò bằng bàn tay, cẳng chân theo hướng thẳng có mang vật trên lưng
- Rèn luyện các kĩ năng bò đúng, qua đó phát triển thể lực cho trẻ.
- Phát triển vận động, chú ý, quan sát, khả năng khéo léo cho trẻ.
- Rèn luyện nền nếp, tính kỉ luật, tinh thần tập thể trong quá trình luyện tập
- Trẻ có thái độ tích cực với hoạt động phát triển thể chất.
2. Chuẩn bị
- Túi cát hình thù khác nhau
- Bản nhạc: Trời nắng trời mưa
- Trẻ mặc trang phục gọn gàng.
3. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định gây hứng thú:
- Cô nhảy làm thỏ. Các bạn ơi hôm qua mưa rất là to nhà của bạn thỏ nâu đã bị đổ rồi đấy! Bạn Thỏ nâu nhờ chúng mình đến sửa nhà. Trong số chúng mình có bạn nào mệt không, có ai bị đau chân không. Không có bạn nào, vậy chúng mình cùng đến nhà bạn thỏ nâu nào.
2.Phương pháp
*Hoạt động 1: Khởi động
- Trẻ đi các kiểu chân theo sự hướng dẫn của cô (đi thường, đi kiễng chân, đi bằng gót chân, tay đưa ra phía sau, người cúi, đi thường chạy chậm, chạy nhanh...)
- Các bạn muốn giúp được bạn thỏ nâu thì phải có sức khoẻ dẻo dai, chúng mình cùng luyện tập để có sức khoẻ tốt nào.
- Chuyển đội hình hai hàng ngang
* Hoạt động 2: Vận động cơ bản:
- Vừa rồi chúng mình đến thăm nhà Thỏ nâu rồi, bạn Thỏ nâu thích xây nhà bằng các nguyên vật liệu có các hình thù khác nhau, bạn nhờ chúng mình chuyển vật liệu xây dựng bằng cách “Bò theo hướng thẳng có mang vật trên lưng”.
- Cho trẻ đứng 2 hàng ngang đối diện nhau, cách nhau 4m, ở giữa để 2 đường thẳng làm điểm đích cho trẻ bò.
- Lần 1: Cô làm mẫu cho trẻ xem không phân thích
- Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp phân thích
Tớ đứng trước vạch chuẩn, chống hai cẳng chân và bàn tay suống sàn, hai tay chạm vạch trên lưng mang vật, khi có hiệu lệnh bò, tớ bò bằng bàn tay, cẳng chân, bò bằng chân nọ tay kia,bò theo hướng thẳng, mắt nhìn về phía trước, lưng thẳng, bò thật khéo léo không làm rơi đồ của thỏ nâu, bò đến đích tớ cầm vật liệu đứng lên để vào rổ và đi về phía cuối hàng.
- Bạn nào xung phong lên chuyển đồ nào? Tớ mời hai bạn to khoẻ lớn nhất lớp lên giúp bạn Thỏ nào.
- Tớ vừa hướng dẫn chúng mình làm gì?
- Lần lượt cho trẻ thực hiện. ( 2 lần)
- Cho trẻ thi đua hai đội. Vừa rồi Tớ thấy các bạn chuyển đồ giúp bạn Thỏ nâu rất là giỏi.
Bây giờ tớ sẽ làm trọng tài giúp các bạn thi đua xem đội nào vận chuyển nhanh và được nhiều đồ giúp bạn Thỏ nhé.
- Tớ chia các bạn ra làm 2 đội:
Đội 1: Đội thỏ trắng
Đội 2: Đội thỏ nâu
- Hết một bản nhạc đội nào chuyển được nhiều vật liệu xây dựng hơn đội đó dành chiến thắng.
- Cô cùng trẻ kiểm tra phân đội thắng thua.
- Nhà bạn thỏ đã được xây song bạn thỏ cảm ơn các bạn.
*Hoạt động 3: Trò chơi vận động: “Cá vàng bơi”
- Nhà mới đã được xây song chúng mình cùng vui chơi với thỏ để mừng nhà mới nào.
- Cô phổ biến luật chơi và cách chơi
- Cô chú ý quan sát trẻ chơi
3. Kết thúc:
-Cô nhận xét và tuyên dương
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
XẾP BÀN GHẾ
TRÒ CHƠI CON BỌ RÙA
1.Mục đích yêu cầu .
-Trẻ biết dùng gỗ xếp được bàn ghế.
-Nhận biết được màu sắc của khối gỗ.
 -Biết cầm gỗ bằng hai ngón tay,  xếp chồng, xếp cạnh nhau thành cái bàn, cái ghế.
-Tham gia tích cực vào các hoạt động
2.Chuẩn bị
- Cô: Khối gỗ hình vuông,3 khối gỗ hình chữ nhật
- Trẻ:Các khối hình giống cô nhưng kích thước bé hơn
- Băng nhạc chủ đề
3.Tiến hành
*Hoạt động 1.Ổn định gây hứng thú
 - Cô mang tặng cho cả lớp 1 món quà.Cô hỏi trẻ:
- Đây là cái gì?
- Bàn ghế dùng để làm gì?
- Bàn ghế có màu gì?
 *Hoạt động 2:Hướng dẫn thực hiện:
- Cô làm mẫu lần 1 không phân tích.
- Cô làm mẫu lần 2 phân tích:
- Cô có một khối gỗ hình vuông
( hoặc hình chữ nhật), cô lấy 1 khối gỗ hình chữ nhật khác, cô dùng 2 ngón tay đặt chồng khít, ngay ngắn lên khối gỗ hình vuông thì cô được cái bàn.
Tương tự để được cái ghế,cô cũng đặt khối gỗ hình chữ nhật nằm, cô dùng 2 ngón tay lấy 1 hình chữ nhật khác đặt sát cạnh hình chữ nhật kia nhưng dựng lên . Thế là được cái ghế.
*Hoạt động 3.Trẻ thực hiện .
- Quan sát trẻ xếp, cô đi đến từng trẻ quan sát trẻ thực hiện .
- Cô hỏi trẻ :
- Các con đang làm gì ?
- Con xếp cái gì?
- Bàn (ghế) có màu gì?
- Những trẻ nào xếp đẹp cô khen trẻ, những trẻ nào còn lúng túng  cô hướng dẫn trẻ xếp. 
*Hoạt động 3: TRò chơi con bọ rùa
-Cô hương dẫn luật chơi và tổ chức cho cả lớp chơi (2 lần)
*Hoạt động 4 :Kết thúc
- Nhận xét ,tuyên dương.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 09 tháng 01 năm 2018
CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐÍCH
HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT
CON CHÓ – CON MÈO
1.Mục đích yêu cầu 
- Trẻ  biết được tên  con chó, con mèo, là  vật nuôi ở trong gia đình, có 4 chân, đẻ con, tiếng kêu ,thức ăn biết được một số  đặc điểm rõ nétnổi bật của con vật ,biết lợi ích của chúng đối với con người.
- Nói được một số đặc điểm giống và khác nhau của các con vật nuôi (dáng đi, thức ăn, vận động)
- Phát triển tư duy, ngôn ngữ,mở rộng vốn từ cho trẻ,kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ.
- Biết bắt chước một số động tác hoạt động của con vật
-Phát triển khả năng quan sát, so sánh, phân biệt nhanh dấu hiệu đặc trưng của các con vật nuôi trong gia đình.
-Giáo dục trẻ biết yêu quí các con vật , biết chăm sóc và bảo vệ những con vật nuôi ở trong gia đình, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sau khi tiếp xúc với con vật nuôi.
2.Chuẩn bị
- Bài hát : "Gà trống, mèo con, cún con"
- Bài hát trò chơi : Bắt trước tiếng kêu
- Bài hát:  rửa mặt như mèo.
- Mô hình, tranh ảnh con chó, con mèo t
3.Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn đinh - gây hứng thú:
- Các con ơi lại đây vơi cô nào! Hôm nay cô thấy các con rất ngoan vì vậy cô sẽ cho các con đến thăm trang trại nhà bác nông dân nhé!
- Cho trẻ nghe bài hát: “ Gà trống, mèo con và cún con” 
- Nhà bác nông dân nuôi những con gì?
- Đến thăm nhà bác nông dân hôm nay cô có một trò chơi dành cho các con đó là trò chơi “Bắt trước tiếng kêu của các con vật” để chơi được trò chơi này thì các con hãy chú ý khi nghe cô hát đến tên con vật nào  thì các con hãy bắt trước tiếng kêu của con vật đó nhé.
2. Phương pháp
 *HĐ 1: Cho trẻ quan sát con chó:
- Đây là con gì?
- Con chó được nuôi ở đâu?
- Nuôi chó có lợi ích gì?
- Con chó có những bộ phận nào?
- Thức ăn của nó?
- Tiếng kêu?
 - Cho cả lớp bắt chước tiếng kêu của con chó.
- Con chó mẹ đẻ ra con gì?
=>Con chó được nuôi ở trong gia đình ,có 4 chân và đẻ con . có tài trông nhà rất giỏi.
*HĐ 2: Cho trẻ quan sát con mèo: 
- Con gì đây?
- Con mèo có những bộ phận nào?
- Mèo giúp ích gì cho con người ?
- Món ăn ưa thích của mèo là gì ?
- Mèo đẻ con hay đẻ trứng ?
=> Con mèo được nuôi ở trong gia đình, có 4 chân , đẻ con và có tài bắt chuột rất giỏi .
*HĐ 3:So sánh điểm giống và khác nhau của con mèo và con  chó.
- Giống nhau:Con chó và con mèo đều là vật nuôi trong gia đình, có 4 chân và đẻ con.
- Khác nhau:Con mèo biết leo chèo, biết bắt chuột còn con chó thì không biết leo chèo , biết coi nhà rất giỏi.
3.Kết thúc: 
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ
Hát bài “Gà trống mèo con và cún con”
Trẻ hát cùng cô
Trẻ tham gia trò chơi
Trẻ quan sát
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ quan sát
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ hát
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
XẾP BÀN GHẾ
TRÒ CHƠI CON BỌ RÙA
1. Mục đích yêu cầu :
 - Trẻ phận biệt được gió tự nhiên và gió nhân tạo thông qua đồ vật trước đó
 - Trẻ biết tạo ra gió khi trời nóng bức.
 - Trẻ phân biệt được vật nhẹ, vật nặng, bay được, không bay được khi gặp gió, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 - Trẻ tham gia trò chơi tích cực, biết lợi dụng gió để thả diều, tránh gió khi có hiện tượng mưa rào.
2. Chuẩn bị :
 - Bể nước nhỏ, 1 tấm vải, 1 quạt bàn, 3 quạt giấy
 - Một số đoạn băng ghi hình ảnh về hiện tượng thiên nhiên               
 - Tranh cho trẻ quan sát và đánh dấu hiện tượng gió , một cái xắc xô
 - Mỗi trẻ 1 cái chong chóng, 1 giỏ đựng một số vật nặng, nhẹ cho trẻ thử nghiệm, đồ chơi, ống thỏi, quạt ... đủ cho trẻ trải nghiệm 
3.Tiến hành
*Hoạt động 1: Ổn định tổ chức :
 - Cho trẻ chơi trò chơi :" gió thổi"
 * Trò chuyện:
 - Khi cô quạt tạo ra gì ?
 - Các con có nắm bắt được gió không?
 - Các con có nhìn thấy được gió không?
 - Muốn biết chúng ta có thể nhìn thấy được gió hay k

Tài liệu đính kèm:

  • docxkhoi nha tre chu de con vat dang yeu_12243085.docx