Giáo án Kĩ năng sống lớp 3

Kĩ năng sống

CHỦ ĐỀ 1: TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN (Tiết 1)

I. Mục tiêu

- Qua tìm hiểu và xây dựng phần kết cho câu chuyện Gà và đại bàng, giúp HS có những hiểu biết nhất định và nhận thức được về bản thân.

- GDKNS: Kĩ năng tìm hiểu kinh nghiệm, kiến thức đã có của học sinh.

- Trải nghiệm để khám phá cách thức thực hiện và ý nghĩa từng kỉ năng sống.

II.Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa câu chuyện Gà và Đại bàng

III. Các hoạt động dạy học

1.Giới thiệu chương trình

- GV giới thiệu chương trình: Quyển sách gồm có 6 chủ đề. Cho HS đọc các chủ đề ở SGK. GV giới thiệu chủ đề 1. Nội dung các mục trong từng chủ đề . Giởi thiệu nội dung dạy của tiết 1: Gồm mục 1,2.

 

doc 29 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 3035Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Kĩ năng sống lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc phục vụ bản thân có lợi gì?
- Những HS thắng cuộc trả lời (VD: Hàng ngày em tự làm việc này .)
- HS nêu
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Gv phát phiếu cho 3 nhóm, các nhóm thảo luận và cử thư kí ghi lại phần kết sau khi nhóm đã thống nhất.
+ Để giúp HS thảo luận, Gv hỏi:
- Em có thường làm các việc để chuẩn bị bữa ăn không?
- GV cho HS quan sát tranh trong vở bài tập
?Em hãy ghi thứ tự từ 1 đến 5 các việc cần làm để chuẩn bị bữa ăn.
? Những em nào đã làm được việc trên?
- GV khen ngợi những HS làm được việc để chuẩn bị bữa ăn.
? Khi ăn xong chúng ta phải làm gì? 
?Em hãy ghi thứ tự từ 1 đến 5 cho các việc cần làm sau bữa ăn của gia đình.
? Những em nào đã làm được việc này?
- GV khen ngợi những HS làm được việc dọn dẹp sau bữa ăn.
- HS trả lời
- HS quan sát tranh và thảo luân nhóm
- Các nhóm trình bày ý kiến
- Đáp án đúng là: 
1. Dọn bàn ăn và chuẩn bị sắp mâm
2. Sắp mâm bát, lấy bát đũa và thìa lau khô rồi để lên bàn ăn.
3. Lấy thức ăn và bát đĩa bày lên bàn ăn.
4. Mời mọi người trong gia đình ngồi lên bàn ăn.
5. Nói lời mời người lớn trong gia đình trước khi ăn.
- Khi ăn xong chúng ta phải dọn dẹp.
- HS quan sát tranh và thảo luân nhóm
- Các nhóm trình bày ý kiến
- Đáp án đúng là: 
1. Xếp dọn bát đũa bẩn.
2. Mang bát đũa bẩn đi rửa.
3. Rửa nồi niêu, bát đũa
4. Lau sạch bàn ăn.
5. Lấy tăm cho người lớn.
- HS nêu. 
Chúng ta phải chuẩn bị trước khi ăn và don dẹp sau khi ăn, Còn khi ngủ thì sao? Hãy quan sát tranh ghi thứ tự từ 1 đến 4 các việc cần làm trước và sau khi ngủ.
- GV nhận xét.
- Khi vui chơi chúng ta cần làm những việc gì? Em hãy quan sát tranh trang 15 ghi thứ tự từ 1 đến 3 các việc cần làm khi chơi đồ chơi cùng bạn.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
-Những bạn nào làm được các việc như trên?
- Làm các việc trên có lợi gì?
- Kể những việc hàng ngày em đã lam để phục vụ bản thân?
- HS thảo luận theo nhóm 
- Đại diện các nhóm trình bày 
- Đáp án đúng là: 
1. Vệ sinh cá nhân trước khi đi ngủ.
2. Lấy chăn màn
3. Mắc màn
4. Gấp chăn màn, rửa mặt chải đầu sau khi ngủ dậy
- HS quan sát tranh và thảo luân nhóm
- Các nhóm trình bày ý kiến
- Đáp án đúng là: 
1. Vui vẻ thân thiện với bạn trong khi chơi
2. Không làm hỏng đồ chơi.
3. Dọn đồ chơi sau khi chơi.
- HS nêu
- HS trả lời (nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, Bố mẹ vui lòng  )
- HS kể (chải tóc, mặc quần áo, dọn sách vở)
Kết luận: nên làm những việc tự phuc vụ bản thân như tự chuẩn bị và dọn dẹp khi ăn, ngủ, chơi tự tin, chủ động, tự lập trong cuộc sống, những việc mình tự làm thể hiện tình cảm, ý thức trách nhiệm đối với ông bà, cha mẹ, anh chi em trong gia đình.	
Hoạt động 4: Vận dụng
- Cho HS quan sát tranh trang 16: Các bạn trong mỗi bức tranh dưới đây đang làm gì? Hãy đặt tên cho mỗi bức tranh đó.
* Hoạt động nối tiếp:
- Gv dặn HS về nhà nên làm các việc như bài học, tiết sau sẽ học tiếp.
- HS quan sát tranh 
- Đưa ra tên mỗi bức tranh (Rửa mặt buổi sáng, Rửa tay sạch )
- Chuẩn bị bài sau
Thứ năm ngày 29 tháng 1 năm 2015
Kĩ năng sống
CHỦ ĐỀ 2: TỰ LẬP (Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Sau bài học giúp HS có khả năng tự làm những việc tự phuc vụ bản thân .
- GDKNS: Kĩ năng tự lập trong cuộc sống.
- HS ham thích những việc của cá nhân mình và việc nhà thể hiện tình cảm yêu quý cha mẹ và mọi ngươi trong gia đình.
II.Đồ dùng dạy học
- Tranh vẽ trong vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Tổ chức
2. Kiểm tra
- Nêu các việc cần làm khi chơi đồ chơi cùng bạn?
 - Nhận xét
3. Dạy bài mới
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân: Nhận biết khả năng tự phục vụ.
- Giờ trước các em đã biết một số việc cần làm để phục vụ bản thân. Bây giờ em hãy tự đánh giá kĩ năng tự phục vụ của mình bằng cách đánh dấu V vào ô trống phù hợp với các mức độ.
Khả năng
Luôn luôn
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Tự chuẩn bị và dọn gọn gàng sau khi ăn.
Tự chuẩn bị và gấp chăn màn gọn gàng sau khi ngủ.
Tự chuẩn bị và gấp chăn màn gọn gàng sau khi chơi.
- GV nhận xét.
- Theo em điều gì đã khiến em có kết quả trên? Hãy chia sẻ bạn bè những suy nghĩ của mình sau khi tự đánh giá.
- Khả năng tự phục vụ của em tốt hay chưa tốt?
- Nếu tốt em định làm gì để duy trì khả năng đó?
- Nếu chưa tốt em định làm gì để cải thiện khả năng đó?
- GV kết luận: Tự nhận biết được khả năng tự phục vụ của mình sẽ giúp các em duy trì và khả năng tự phục vụ của mình ngày càng tốt hơn.
* Hoạt động 2: Nêu ý kiến của mình về học cách tự phục vụ.
- Em học cách tự phục vụ như thế nào? Hãy khoanh vào chữ cái trước những cách em chọn?
A. Nhìn người lớn làm và bắt chước.
B. Đề nghị người lớn hướng dẫn và giúp đỡ.
C. Lập kế hoạch làm các việc tự phục vụ cho bản thân.
D. Đặt mục tiêu thực hiện các việc tự phục vụ cho bản thân.
- GV nhận xét
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
- Em hãy tô màu vào những việc em đã tự làm trong những bức tranh (trang 17)
- GV khen ngợi những HS làm được các việc như trong tranh
* Hoạt động 4: Bộc lộ cảm xúc
- Hãy chia sẻ với bạn về:
+ Những công việc em đã tự làm được để phục vụ mình.
+ Cảm xúc của em khi tự mình làm những việc đó.
+Cảm xúc của bố mẹ em khi thấy em biết làm những công việc vừa sức để tự phục vụ bản thân.
- HS trình bày ý kiến
- HS nêu suy nghĩ của mình.
- HS suy nghĩ và trình bày ý kiến 
- HS khác bổ sung
- HS tô màu vào những việc mình đã tự làm
- Trưng bày tranh.
- Nhận xét
- Một số HS chia sẻ với các bạn.
Kết luận: nên làm những việc tự phuc vụ bản thân như tự chuẩn bị và dọn dẹp khi ăn, ngủ, chơi tự tin, chủ động, tự lập trong cuộc sống, những việc mình tự làm thể hiện tình cảm, ý thức trách nhiệm đối với ông bà, cha mẹ, anh chi em trong gia đình.	
* Hoạt động nối tiếp:
- Gv dặn HS về nhà nên làm các việc vừa sức để tự phục vụ bản thân.
Thứ tư ngày 4 tháng 2 năm 2015
Kĩ năng sống
CHỦ ĐỀ 3: AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG ( Tiết 1)
I . Mục tiêu
- Giúp HS nhận biết được những nơi đi bộ an toàn.
Giúp HS biết tự đi bộ một mình khi tham gia gia giao thông
- HS nhận biết được tầm quan trọng của việc tuân thủ biển báo đường bộ và ý nghĩa một số biển báo đường bộ thường gặp
- GDKNS: Kĩ năng tự tin, có ý thức tốt khi tham gia giao thông. 
II. Đồ dùng dạy học
- VBT kỹ năng sống
- Biển báo hiệu giao thông đường bộ
III.Các hoạt động dạy học
1.Ổn định: cho lớp hát
2.Kiểm tra
 - Em hãy những công việc em đã tự làm được để phục vụ mình.
 - HS, GV nhận xét
 3.Bài mới
- GV giới thiệu bài
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
GV chia lớp thành 4 nhóm
- Em hãy cùng các bạn thảo luận về những câu hỏi sau đây?
- Em đã bao giờ cảm thấy ngại ngùng, hoặc lo lắng khi đi đường trưa?
- Vì sao em cảm thấy ngại ngùng, hoặc lo lắng như vây?
- Làm thế nào để chúng ta cảm thấy tự tin và thoải mái khi đi trên đường
GV kết luận: Để chúng ta cảm thấy tự tin và thoải mái khi đi trên đường. Em hãy đi bộ trên hè phố hoặc đi sát lề đường bên phải theo chiều đi của mình. Không đi giàn hàng ngang trên đường phố.
Hoạt động 2:Ý kiến của em
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
Một HS đọc những thông tin, cả lớp đọc thầm. 
- Mỗi năm trung bình nước ta có khoảng bao nhiêu người chết và bị thương do tai nạn giao thông?
- Em hãy cho biết những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân khi đọc những thông tin trên ?
GV kết luận:
Theo kết quả điều tra về tình hình giao thông tại Việt Nam nguyên nhân là do tai nạn xe máy, ô tô va chạm với người đi bộ. vậy nếu người đi bộ không chú ý an toàn cũng có thể bị nguy hiểm.
Hoạt động 3: Em học luật giao thông
GV chia lớp thành 3 nhóm
Yêu cầu HS quan sát biển báo giao thông đường bộ
- Biển báo cấm
- Biển báo nguy hiểm
-Thảo luận nhóm
- Gv phát phiếu cho 3 nhóm, các nhóm thảo luận và cử thư kí ghi lại kết quả sau khi nhóm đã thống nhất.
- Em hãy cùng các bạn trong nhóm tìm hiểu ý nghĩa của các biển báo giao thông sau?
- Biển báo cấm
- Biển báo nguy hiểm
+ Những biển báo này muốn nói điều gì với người đi xe đạp?
GV kết luận:
- Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, chúng ta cần phải hiểu ý nghĩa và tuân thủ hiệu lệnh của các biển báo hiệu giao thông trên đường
+ Người đi bộ có cần quan tâm đến các biển báo này không?
GV kết luận: Để đảm bảo an toàn giao thông, tất cả mọi người khi tham gia giao thông đều phải tuân theo hiệu lệnh biển báo giao thông đường bộ. Vì vậy các em hãy nhớ luôn tuân theo hiệu lệnh của biển báo giao thông đường bộ.
Hoạt động 4: Liên hệ thực tế
GV chia lớp thành 6 nhóm
- Yêu cầu HS quan sát tranh
- Yêu cầu HS lên chỉ vào từng tranh và chỉ ra phần đường dành cho người đi bộ 
- Em hãy thảo luận cùng các bạn và chỉ ra phần đường dành cho người đi bộ và người đi xe khi tham gia giao thông an toàn?
- Ở những nơi không có hè phố, lề đường, các em nên đi như thế nào ?
GVKL: Đi bộ trên hè phố, lề đường là an toàn nhất. Ở những nơi không có hè phố, lề đường cần đi sát mép đường bên phải để tránh các xe đang chạy trên đường. Không đi dàn hàng ngang trên đường để tránh các phương tiện giao thông.
Hoạt động 5: Xử lý tình huống
- yêu cầu HS quan sát nhóm đôi
- Các em quan sát các tranh ảnh dưới đây và ghi dấu + vào ô trống cạnh hình chỉ các hành vi tham gia giao thông an toàn, dấu – vào ô trống cạnh hình chỉ các hành vi tham gia giao thông không an toàn 
- GV nhận xét, chữa bài 
Hoạt động 6 : Quan sát tranh
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS quan sát tranh
- Em hãy quan sát bức ảnh dưới đây và ghi lại những thông tinvề giao thông em tìm thấy trên bức ảnh? 
- GV nhận xét
Hoạt động 7: Ý kiến của em
- GV phát phiếu bài tập, các em tự làm bài. 
Theo em, khi đi qua đường, trẻ em cần thực hiện các hành vi nào dưới đây? Hãy khoanh tròn chữ cái trước những ý em chọn:
Đứng ở mép đường để quan sát
Quan sát cả hai chiều: bên phải và bên trái.
Nghe tiếng ô tô hay các phương tiện giao thông khác trước khi qua đường
Nắm tay người khác
Chạy qua đường
Đi nhanh qua đường.
- GV nhận xét
- Gọi 2HS đọc lời khuyên 
4. Củng cố
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét giờ học
5. Dặn dò
Em cần tôn trọng luật lệ giao thông và nhắc nhở bạn bè, người thân cùng thực hiện tốt.
- HS thảo luận nhóm
- Các nhóm trình bày ý kiến
- Nhóm khác nhận xét bổ sung 
- HS lắng nghe
- HS thảo luận theo nhóm đôi
- 1 HS đọc thông tin
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- Chia lớp thành 3 nhóm
- HS quan sát biển báo giao thông đường bộ
- HS quan sát tranh và thảo luân nhóm
- Các nhóm trình bày ý kiến
- Đáp án đúng là: 
- Biển báo cấm
1. Biển báo hiệu đường cấm
2. Biển báo hiệu cấm đỗ 
3. biển cấm mô tô
4. biển cấm xe gắn máy
5. Biển báo hiệu cấm đi ngược chiều
6. Biển cấm đỗ và dừng xe
7. Cấm vượt quá 40 km/h
- Biển báo nguy hiểm
1.Biển giao nhau có tín hiệu đèn
2. Biển báo đường hẹp cả hai bên
3. Biển báo giao nhau theo vành xuyến
4. Biển báo bệnh viện
5 Biển báo ngoặt nguy hiểm
6. Biển báo giao nhau với đường ưu tiên
- HS trả lời
- Nhận xét, bổ xung
- Người đi bộ cần quan tâm đến các biển báo này. Để đảm bảo an toàn giao thông, phòng tránh va chạm và ùn tắc giao thông.
- Nhận xét bổ xung
- HS chia thành 6 nhóm
- HS quan sát tranh
- 2HS 
-
- Đi bộ trên hè phố, lề đường là an toàn nhất. Qua đường ở nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ
- Ở những nơi không có hè phố, lề đường cần đi sát mép đường bên phải để tránh các xe đang chạy trên đường.
- Nhận xét, bổ sung
- HS quan sát tranh VBT
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS làm VBT
- 2 HS đổi vở nhận xét bài
Đánh dấu + vào cạnh hình chỉ các hành vi tham gia giao thông an toàn:
Hình 1, Hình 3, hình 6, hình 7,
- 2 HS nêu yêu cầu
- HS quan sát tranh
- HS suy nghĩ và trình bày ý kiến 
- HS làm bài trên phiếu bài tập.
- Phương án đúng là: b, c, d, f
 - HS chữa bài 
- HS khác bổ sung
- 2HS đọc lời khuyên
Thứ tư ngày 11 tháng 2 năm 2015
Kỹ năng sống
CHỦ ĐỀ 3: AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG ( Tiết 2)
I . Mục tiêu
- Sau bài học giúp HS có khả năng tự tin và thoải mái khi đi trên đường.
- GDKNS: Kĩ năng tự tin và biết được những hành vi tham gia giao thông an toàn.
- Giáo dục HS có ý thức tốt khi tham gia giao thông và nhắc nhở bạn bè, người thân cùng thực hiện tốt.
II. Đồ dùng dạy học
- VBT kỹ năng sống
- Sân trường kẻ như ngã tư đường phố, có phần đườngcho người đi bộ, đi xe, vỉa hè.
- 4 – 5 chiếc xe đạp
- Biển xanh, đỏ, vàng làm đèn tín hiệu
III.Các hoạt động dạy học
1.Ổn định: cho lớp hát
2.Kiểm tra
- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS.
3. Bài mới
- Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Trò chơi đóng vai
- Yêu cầu HS quan sát tranh 
GV phổ biến cách chơi
- Bốn em đứng ở 4 góc cầm biển xanh, đỏ, vàng làm đèn tín hiệu
- Các em còn lại đi bộ, đi xe đạp theo tín hiệu của đèn
- GV là người chỉ huy đèn.
- GV cho HS trả lời câu hỏi theo tín hiệu đèn giao thông trong các trường hợp 
+ Tín hiệu đèn màu đỏ có ý nghĩa như thế nào ?
+ Tín hiệu đèn màu xanh có hiệu lực gì?
+ Tín hiệu đèn màu vàng có nghĩa là gì?
- GV cho HS chơi trò chơi theo các tình huống
- GV lưu ý HS: Các em không tham gia đúng hiệu lệnh của tín hiệu đèn dành cho người đi bộ là phạm luật. Phải nhảy lò cò xung quanh sân một vòng. 
GV kết luận: Khi qua đường tại nơi đường giao nhau, có tín hiệu đèn dành cho người đi bộ các em phải chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu đèn dành cho người đi bộ 
Hoạt động 2: Vui học an toàn giao thông.
- Em hãy cùng các bạn sưu tầm, hát và đọc thơ an toàn giao thông.
- GV chia lớp thành 3 nhóm yêu cầu mỗi nhóm trình bày bài thơ 
- GV cho lớp bình chọn nhóm đọc thơ hay, tốt nhất.
4. Củng cố
- Nhắc lại nội dung bài
- Nhận xét giờ học
5. Dặn dò
- Các em luôn ghi nhớ thực hiện và nhắc nhở người thân và bạn bè cùng thực hiện tốt luật lệ giao thông.
- HS quan sát tranh
- HS lắng nghe
- Đèn dành cho người đi bộ màu đỏ cấm đi.
+ Tín hiệu đèn xanh cho người đi bộ
Được đi.
+ Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu, khi đèn bật sáng, các em phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.
- HS chơi thử trò chơi 
- HS chơi trò chơi
- HS chia thành 3 nhóm
- Nhóm 1: Đọc bài thơ Bé và mẹ
 Lương Thị Xiêm
- Nhóm 2: Đọc bài thơ Trên đường
 Hương Mai
- Nhóm 3: Đọc bài thơ Khuyên bạn
 Nguyễn Thị Sen
- Cả lớp hát bài hát Đi qua ngã tư đường phố ( Nhạc và lời: Hoàng Văn Yến )
- 2 HS nhắc lại
Thứ tư ngày 11 tháng 3 năm 2015
Kỹ năng sống
CHỦ ĐỀ 5: QUẢN LÍ THỜI GIAN ( Tiết 1)
I.Mục tiêu
 - Qua bài học HS biết làm việc đúng giờ, biết tiết kiệm thời giờ. 
 - Gi¸o dục HS cã ý thức làm việc, học tập đúng giờ, khoa học.
 - Giáo dục kỹ năng sống: Học sinh có kỹ năng tự tin, chủ động, trong việc phân bố thời gian một cách hợp lý để thực hiện mọi công việc. 
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ở SGK
III.Các hoạt động dạy học
1.KTBC 
- Giáo viên hỏi:Đã bao giờ em giao tiếp, ứng xử chưa đúng ở nơi công cộng chưa? 
2. Bài mới
* Giới thiệu bài: Ở giờ học trước cô và các em đã cùng nhau đi tìm hiểu chủ đề, làm sao để khi chúng ta giao tiếp có hiệu quả. Vậy ở tiết học này để giúp các em làm việc khoa học, hợp lý thì cô trò ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu chủ đề tiếp theo đó là : “ Quản lý thời gian”
2.1.Hoạt động 1: Làm việc theo cặp 
- Giáo Viên đọc câu chuyện “ Thứ gì quý nhất” 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc
- Gv yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp đôi với nội dung câu hỏi:
“ Em đồng tình với ý kiến của ai trong câu chuyện trên? Vì sao?
- Giáo viên quan sát lớp, có biện pháp hỗ trợ đối với cặp đôi chưa hiểu bài
- Thời gian thảo luận kết thúc, giáo viên gọi đại diện các cặp đôi lên trình bày các câu hỏi
- Giáo viên gọi các cặp đôi khác nhận xét bổ sung ý kiến
- Giáo viên nhận xét câu trả lời của các nhóm và chốt lại các câu trả lời 
* Giáo viên đọc mẩu chuyện “ Một phút”
- Giáo viên gọi 2-3 học sinh đọc lại
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm 
- Giáo viên tiếp tục yêu cầu Học sinh thảo luận theo cặp đôi câu hỏi
- Theo em, Mi-chi-a sẽ thay đổi như thế nào sau câu chuyện xảy ra? 
- Câu chuyện cho chúng ta bài học gì? 
- Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên trao đổi ý kiến
- Giáo viên nhận xét câu trả lời của các nhóm.
 Giáo viên kết luận: Thời giờ là vàng ngọc. Vì vậy, chúng ta cần sử dụng quỹ thời gian một cách hợp lí, tránh những việc làm gây tiêu tốn thời gian.
* Để giúp các em hiểu được tầm quan trọng của thời gian như thế nào, thì cô trò ta cùng nhau bước sang hoạt động 2.
2.2.Hoạt động 2: Tầm quan trọng của việc quản lý thời gian.
- Đối với hoạt động này chúng ta cùng thảo luận nhóm
- Cô sẽ chia lớp ta ra làm 5 nhóm mỗi nhóm sẽ cùng nhau thảo luận về 1 tình huống trong thời gian 3 phút.
- Giáo viên phát phiếu thảo luận cho 4 nhóm.
* Nhóm 1: Nội dung thảo luận.
“ Có một đám cháy lớn nhưng cảnh sát phòng cháy đến muộn
-Với tình huống này giáo viên có thể đặt câu hỏi phụ hoặc lấy ví dụ cụ thể để hỗ trợ học sinh tìm ra cách xử lý.
* Nhóm 2: Nội dung thảo luận.
“ Có bệnh nhân cần cấp cứu nhưng bác sĩ không đến kịp”
-Giáo viên sẽ đưa ra các giả định nhằm giúp đỡ học sinh trong tình huống này, giúp các em tìm ra hướng trả lời.
* Nhóm 3: Nội dung thảo luận.
“ Học sinh đến phòng thi bị muộn giờ ”
* Nhóm 4: Nội dung thảo luận. 
“ Bạn Nam không có thời khóa biểu vì đã có mẹ luôn nhắc việc cho bạn Nam. Hôm nay mẹ đi vắng, Nam không nhớ được giờ nào phải làm bài.
* Nhóm 5: Nội dung thảo luận.
“ Em gái Tâm năm nay tròn 3 tuổi, Tâm rất quý em nên bạn luôn dành nhiều thời gian chơi với em. Vì vậy, ngày nào sau 9h tối bạn mới bắt đầu học bài và phải học đến gần 12h đêm”
- Hết thời gian thảo luận là 3 phút , giáo viên yêu cầu thư kí ghi lại kết quả thảo luận của mỗi nhóm.
Giáo viên gọi các nhóm cùng nhau bổ sung ý kiến cho nhau để bài làm được hoàn thiện hơn.
Giáo viên nhận xét từ đó đưa ra kết luận. 
“ Qua ta mới thấy thời gian là một tài sản lớn vô giá, khi đã trôi qua rồi thì không thể lấy lại được. Vì vậy mỗi chúng ta cần phải biết quý trọng thời gian để làm việc, học tập một cách hợp lý”
* Để giúp các em có những việc làm không bị lãng phí thời gian. Thì cô trò ta sẽ cùng nhau bước sang hoạt động 3.
 - Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
 - Đối với hoạt động này chúng ta sẽ làm việc cá nhân.
* Giáo viên đưa ra bài tập.
 - Em hãy gạch chéo vào mỗi ô chữ ghi những việc làm có thể gây lãng phí thời gian trong cuộc sống.
- Thời gian làm bài của các em là 3’
- Giáo viên đến tận nơi đôn đốc và hướng dẫn học sinh cách làm
- Thời gian làm bài đã hết, giáo viên yêu cầu 1-2 học sinh lên báo cáo kết quả. 
- Giáo viên đi kiểm tra bài làm của cả lớp.
-2 HS trả lời
-Học sinh nhận xét 
- Học sinh lắng nghe 
- 2-3 học sinh đọc câu chuyện
- Các cặp đôi cùng nhau thảo luận
-Đại diện các cặp trình bày ý kiến của nhóm mình
-Học sinh thực hiện
-Học sinh lắng nghe 
-Học sinh đọc 
-Học sinh đọc thầm
-Học sinh thảo luận theo cặp
-Đại diện nhóm trả lời
-Theo nhóm em Mi-chi-a sẽ thay đổi rất nhiều qua sự việc lần này. Cô sẽ biết quý trọng thời gian và không lãng phí thời gian dù chỉ một phút
-Học sinh thực hiện
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh lắng nghe
-Nhóm 3 thảo luân về nội dung này 
-Nhóm 4 cùng thảo luận
-Nhóm 1 xin xử lý tình huống như sau: 
“ Có 1 đám cháy đang cháy rất to, và rất cần đến sự giúp đỡ của những chú cứu hỏa. Nếu cảnh sát phòng cháy đến muộn có thể đám cháy sẽ thiêu rụi hoàn toàn. Tất cả chỉ còn lại đống tro tàn. 
-Nhóm 2 xin xử lý tình huống như sau:
“ Có bệnh nhân đang rất nguy kịch, cần sự giúp của bác sĩ. Nếu bác sĩ không đến kịp, thì bệnh nhân đó sẽ nguy hiểm đến tính mạng”
-Nhóm 3 xin xử lý tình huống như sau:
“ Nếu bạn học sinh đó đến phòng thi muộn. Thì giám thị sẽ không cho vào phòng thi để làm bài thi”
Nhóm 4 xin xử lý tình huống như sau:
“ Do bạn Nam sống quá phụ thuộc vào người khác nên em không biết bố trí thời gian cho hợp lý. Nên khi mẹ không có nhà bạn không biết làm việc gì” 
Nhóm 5 xin xử lý tình huống như sau:
“ Bạn Tâm thương em như vậy đó là 1 việc làm rất đáng trân trọng và để mỗi chúng ta phải học tập. Tuy nhiên bạn cần phải biết bố trí thời gian hợp lý hơn. Vì không nên học quá khuya như vậy sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe. Có thể bạn chỉ nên chơi với em đến 7h30’ rồi bạn đi học đến 9h30’ rồi đi ngủ.
Học sinh thực hiện 
1-2 học sinh thực hiện bài 
Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp suy nghĩ và thực hiện bài làm trong thời gian là 4 phút.
Giáo viên đến hướng dẫn và giúp đỡ những học sinh chưa hiểu bài.
Hết thời gian làm bài giáo viên gọi 1 số học sing lên trình bày bài làm và kiểm tra học sinh cả lớp.
Giáo viên đưa ra thêm 1 câu hỏi phụ giúp học sinh nắm vững bài. Ngoài những việc làm trên em hãy kể những việc làm có thể gây lãng phí thời gian mà em biết.
* Để giúp các em trực tiếp làm những việc có ích, thể hiện rằng các em là những học sinh chăm ngoan vav biết cách quản lý thời gian 1 cách hợp lý thì cô trò ta cùng bước sang hoạt động 4.
- Hoạt động 4: Vận dụng
- Đối với hoạt động này chúng ta cùng thảo luận trên phiếu học tập
- Giáo viên đưa ra đề bài liệt kê các việc làm của em trong ngày hôm qua vào bảng.
- Giáo viên phát cho mỗi học sinh một phiếu học tập có kẻ sẵn bảng và yêu cầu các em điền thông tin vào bảng
- thời gian làm bài của các em là 5’
- Giáo viên đến tận nơi hướng dẫn những học sinh chưa hiểu bài.
- Thời gian làm bài đã hết, giáo viên thu phiếu của 1 số học sinh để nhận xét. Giáo viên yêu cầu 2-3 học sinh lên trình bày báo cáo kết quả. 
Học sinh lên bảng thực hiện bài
Học sinh kể
+ Trong giờ làm việc riêng không chú ý nghe giảng 
+ Đi học về là đi chơi điện tử.
Học sinh thực hiện 
2-3 học sinh lên báo cáo.
Việc làm
Đã hoàn thành
Chưa hoàn thành
Học tập
Ôn lại các dạng bài học trên lớp.
Làm lại các bài tập chưa hiểu 
X
X
Rèn luyện thân thể
Tập thể dục vào lúc sáng sớm
Chạy bộ lúc 5h chiều
X
X
Việc nhà
Quét nhà, quét sân, 
Cho gà ăn 
Nấu cơm, rửa bát giúp bố mẹ
X
X
X
Các việc khác
Xem tivi
Trông em giúp bố mẹ
X
X
Tổng cộng
8
2
Giáo viên đưa ra một hệ thống các câu hỏi giúp các em hiểu bài. 
Vì sao em coi những việc đó là quan trọng ? 
Có bao nhiêu việc quan trọng mà em đã hoàn thành. 
Vì sao em không hoàn thành các việc đó? 
Nếu em tiếp tục không hoàn thành các công việc quan trọng của mình thì chuyện gì có thể xảy ra?
Để hoàn thành các công việc quan trọng của mình em nên làm gì?
 Từ đó giáo viên đưa ra kết luận:
Học sinh tự do nêu ý kiến của mình.
Học sinh nêu ý kiến 
Công việc đó em chưa sắp xếp đượ

Tài liệu đính kèm:

  • docki năng sống.doc