Giáo án Lịch sử 10 - Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát riển kinh tế trong các thế kỷ X - XV

I MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Biết được trải qua 5 thế kỷ độc lập, mặc dù đôi lúc còn cáo nhiều biến động, khó khăn nhưng nhân dân ta vẫn xây dựng cho mình nền kinh tế đa dạng và hoàn thiện.

- Hiểu được nền kinh tế Việt Nam thời phong kiến chủ yếu là nông nghiệp, tuy có nhiều mâu thuẫn trong vấn đề ruộng đất nhưng những yếu tố cần thiết đề phát triển nông nghiệp vẫn được phát triển như: Thủy lợi, mở rộng ruộng đất, tăng các loại cây trồng phục vụ đời sống ngày càng nâng cao.

- Trình bày được thủ công nghiệp ngày càng phát triển, đa dạng, phong phú, chất lượng được nâng cao không chỉ phục vụ trong nước mà còn góp phần trao đổi với bên ngoài. Thương nghiệp phát triển.

- Hiểu được trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến, ruông đất ngày càng tập trung vào tay giai cấp địa chủ.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng phân tích, nhận xét.

- Rèn kỹ năng liên hệ thực tế.

3. Thái độ:

- Tự hào về những thành tựu kinh tế mà dân tộc ta đã đạt được.

- Thấy được những hạn chế trong nền kinh tế phong kiến ngay trong giai đoạn phát triển của nó từ đó liên hệ với thực tế hiện nay.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 10362Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 10 - Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát riển kinh tế trong các thế kỷ X - XV", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 18
CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT RIỂN KINH TẾ
TRONG CÁC THẾ KỶ X – XV
I MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết được trải qua 5 thế kỷ độc lập, mặc dù đôi lúc còn cáo nhiều biến động, khó khăn nhưng nhân dân ta vẫn xây dựng cho mình nền kinh tế đa dạng và hoàn thiện.
- Hiểu được nền kinh tế Việt Nam thời phong kiến chủ yếu là nông nghiệp, tuy có nhiều mâu thuẫn trong vấn đề ruộng đất nhưng những yếu tố cần thiết đề phát triển nông nghiệp vẫn được phát triển như: Thủy lợi, mở rộng ruộng đất, tăng các loại cây trồng phục vụ đời sống ngày càng nâng cao.
- Trình bày được thủ công nghiệp ngày càng phát triển, đa dạng, phong phú, chất lượng được nâng cao không chỉ phục vụ trong nước mà còn góp phần trao đổi với bên ngoài. Thương nghiệp phát triển.
- Hiểu được trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến, ruông đất ngày càng tập trung vào tay giai cấp địa chủ.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích, nhận xét.
- Rèn kỹ năng liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
- Tự hào về những thành tựu kinh tế mà dân tộc ta đã đạt được.
- Thấy được những hạn chế trong nền kinh tế phong kiến ngay trong giai đoạn phát triển của nó từ đó liên hệ với thực tế hiện nay.
II. THIẾT BỊ, TƯ LIỆU DẠY HỌC:
- Tranh ảnh, lược đồ.
- Những câu ca dao về kinh tế; một số nhận xét của người nước ngoài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Câu 1: Nêu các giai đoạn hình thành, phát triển, hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam.
- Câu 2: Vẽ sơ đồ nhà nước thời Lê sơ và cho nhận xét.
2. Giới thiệu bài mới:
Với niềm tự hào chân chính và ý thức vươn lên, từ thế kỷ X cho đến thế kỷ XV, nhân dân ta đã nhiệt tình lao động xây dựng và phát triển một nền kinh tế tự chủ, toàn diện. Để hiểu được công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của nhân dân Đại Việt trong thế kỷ X – XV, chúng ta cùng tìm hiểu bài 18.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phát triển của nông nghiệp.
- GV phát vấn: Bối cảnh lịch sử Đại Việt từ thế kỷ X – XV có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế?
- HS theo dõi đoạn đầu tiên của mục I trong SGK, dựa vào kiến thức đã học để trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
- GV yêu cầu HS đọc SGK, trả lời câu hỏi: Những biểu hiện của sự mở rộng và phát triển nông nghiệp từ thế kỷ X – XV?
- GV gợi ý: Ở thời kỳ đầu phong kiến độc lập, sự mở rộng và phát triển nông nghiệp được biểu hiện qua các lĩnh vực:
+ Mở rộng diện tích ruộng đất.
+ Mở mang hệ thống đê điều.
+ Phát triển sức kéo và gia tăng các loại cây nông nghiệp.
- HS theo dõi SGK, thực hiện những yêu cầu của giáo viên, phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận và giải thích thêm về phép quân điền chia ruộng công ở các làng xã dưới thời Lê một chính sách ruộng đất điển hình đối với ruộng đất công ở thời kỳ phong kiến.
- GV minh họa bằng đoạn trích trong chiếu của Lý Nhân Tông (trang 92) và sự phong phú của các giống cây nông nghiệp ngoài lúa nước.
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về sự phát triển nông nghiệp TK X – XV? Do đâu nông nghiệp phát triển? tác dụng cua sự phát triển đó? Vai trò cảu nhà nước?
- HS trả lời.
- GV kết luận.
* Hoạt động 2: Trình bày sự phát triển thủ công nghiệp.
- GV nêu nguyên nhân thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển trong thời kỳ từ X – XV chủ yếu xuất phát từ những nhu cầu trong nước gia tăng.
- GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được sự phát triển của thủ công nghiệp trong nhân dân.
+ Biểu hiện của sự phát triển.
+ Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thủ công nghiệp đương thời.
- HS theo dõi SGK phát biểu.
- GV nhận xét bổ sung, kết luận về sự phát triển thủ công nghiệp trong nhân dân.
- GV khẳng định sự ra đời của các làng nghề thủ công có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của thủ công nghiệp thể hiện ổn định nghề nghiệp và nâng cao trình độ kỹ thuật.
- GV hỏi: Theo em nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành nghề thủ công đương thời?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận về những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp.
- GV yêu cầu HS tiếp tục theo dõi SGK để thấy được sự phát triển thủ công nghiệp nhà nước.
- HS theo dõi SGK, phát biểu ý kiến.
- GV bổ sung, kết luận về sự phát triển của thủ công nghiệp nhà nước.
- GV nêu câu hỏi: Em đánh giá như thế nào về sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta đương thời?
- HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung.
- GV cho trích đọc chữ nhỏ SGK trang 93 và hình 36.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu tình hình thương nghiệp.
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được sự phát triển nội thương và ngoại thương đương thời.
- HS theo dõi SGK phát biểu.
- GV bổ sung, kết luận về sự phát triển mở rộng nội ngoại thương.
- GV minh họa bằng lời nhận xét của sứ giả nhà Nguyễn (SGK-Trang 94).
- GV dùng tư liệu SGK để minh họa, kết hợp tranh ảnh sưu tầm về sự sầm uất của bến cảng đương thời.
- GV hỏi: Đánh giá như thế nào về thương nghiệp nước ta đương thời:
+ Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển?
+ Phát triển như thế nào?
- HS trả lời. GV bổ sung, kết luận.
- Mục giảm tải: GV hướng dẫn HS tự tìm hiểu tình hình phân hóa xã hội và cuộc đấu tranh của nông dân.
1. Mở rộng, phát triển nông nghiệp.
- Diện tích đất ngày càng mở rộng nhờ:
+ Nhân dân tích cự khai hoang vùng châu thổ sông lớn và ven biển.
+ Các vua Trần khuyến khích các vương hầu quý tộc khai hoang lập điền trang.
+ Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại; đặt phép quân điền.
- Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang:
+ Nhà Lý đã cho xây đắp những con đê đầu tiên.
+ Năm 1248, nhà Trần cho đắp hệ thống đê quai vạc dọc các sông lớn từ đầu nguồn đến cửa biển; đặt cơ quan hà đê sứ trông coi đê điều.
- Các nhà nước Lý, Trần, Lê đều quan tâm bảo vệ sức kéo, phát triển của giống cây nông nghiệp.
® Đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố.
2. Phát triển thủ công nghiệp.
- Các nghề thủ công cổ truyền như: Đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển. Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.
- Các làng nghề thủ công ra đời như: Thổ Hà, Bát Tràng, Chu Đậu, Huê Cầu
- Nhà nước thành lập các quan xưởng (Cục bách tác) tập trung hợ giỏi trong nước sản xuất: Tiền, vũ khí, áo mũ cho vua quan, thuyền chiến.
- Sản xuất được một số sản phẩm kỹ thuật cao.
- Thế kỷ XV, Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo được súng thần cơ.
- Nhận xét:Các ngành nghề thủ công phong phú. Bên cạnh các nghề cổ truyền đã phát triển những nghề mới, kỹ thuật cao, chất lượng tốt.
3. Mở rộng thương nghiệp.
* Nội thương:
- Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi, là nơi nhân dân trao đổi sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp.
- Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn (36 phố phường) trung tâm buôn bán và làm nghề thủ công.
- Các cảng lớn: Lạch Trường (Thanh Hóa), Càn Hải (Nghệ An), Hội Thống (Hà Tĩnh), Thi Nại (Bình Định).
* Ngoại thương:
- Thời Lý - Trần, ngoại thương khá phát triển. Nhà nước cho xây dựng cảng Vân Đồn để buôn bán với nước ngoài.
- Vùng biên giới Việt – Trung cũng hình thành các điểm buôn bán.
- Thời Lê: Ngoại thương bị thu hẹp.
IV. Tình hình phân hóa xã hội và cuộc đấu tranh của nông dân.
4. Củng cố:
GV yêu cầu HS nêu sự phát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp và thương nghiệp thế kỷ XI – XV qua cá câu hỏi tronrg SGK.
5. Dặn dò:
Học bài, làm bài tập, đọc trước bài 19. Tìm hiểu tư liệu về các vị anh hùng dân tộc: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_18_Cong_cuoc_xay_dung_va_phat_trien_kinh_te_trong_cac_the_ky_XXV.doc