Giáo án Lịch sử 10 - Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X - XV

Bài 18

CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT RIỂN KINH TẾ

TRONG CÁC THẾ KỶ X – XV

I MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ:

1. Về Kiến thức:

- Biết được trải qua 5 thế kỷ độc lập, mặc dù đôi lúc còn cáo nhiều biến động, khó khăn nhưng nhân dân ta vẫn xây dựng cho mình nền kinh tế đa dạng và hoàn thiện.

- Hiểu được nền kinh tế Việt Nam thời phong kiến chủ yếu là nông nghiệp, tuy có nhiều mâu thuẫn trong vấn đề ruộng đất nhưng những yếu tố cần thiết đề phát triển nông nghiệp vẫn được phát triển như: Thủy lợi, mở rộng ruộng đất, tăng các loại cây trồng phục vụ đời sống ngày càng nâng cao.

- Trình bày được thủ công nghiệp ngày càng phát triển, đa dạng, phong phú, chất lượng được nâng cao không chỉ phục vụ trong nước mà còn góp phần trao đổi với bên ngoài. Thương nghiệp phát triển.

- Chứng minh được xã hội nước ta trong thế kỉ XIV ở trong tình trạng phân hóa sâu sắc.

 

doc 9 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1338Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 10 - Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X - XV", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN ĐẠI NGHĨA
-----š›&š›-----
GIÁO ÁN
 Bài18
CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG CÁC THẾ KỈ X – XV
 Giáo viên hướng dẫn: Trương Thị Thanh Thịnh
 Giáo sinh thực hiện: Thành Kim Lãm
 MSSV: K40.602.035
Thành phố Hồ Chí Minh tháng1/2018
Ngày soạn: 16/1/2018.
Tiết:
Bài 18
CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT RIỂN KINH TẾ
TRONG CÁC THẾ KỶ X – XV
I MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ:
1. Về Kiến thức:
- Biết được trải qua 5 thế kỷ độc lập, mặc dù đôi lúc còn cáo nhiều biến động, khó khăn nhưng nhân dân ta vẫn xây dựng cho mình nền kinh tế đa dạng và hoàn thiện.
- Hiểu được nền kinh tế Việt Nam thời phong kiến chủ yếu là nông nghiệp, tuy có nhiều mâu thuẫn trong vấn đề ruộng đất nhưng những yếu tố cần thiết đề phát triển nông nghiệp vẫn được phát triển như: Thủy lợi, mở rộng ruộng đất, tăng các loại cây trồng phục vụ đời sống ngày càng nâng cao.
- Trình bày được thủ công nghiệp ngày càng phát triển, đa dạng, phong phú, chất lượng được nâng cao không chỉ phục vụ trong nước mà còn góp phần trao đổi với bên ngoài. Thương nghiệp phát triển.
- Chứng minh được xã hội nước ta trong thế kỉ XIV ở trong tình trạng phân hóa sâu sắc.
2. Về Kỹ năng:
- Xác định được trên bản đồ tên các làng nghề thủ công, những vùng cảng quan trọng của nước ta trong các thế kỉ X-XV.
- Đánh giá được sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp của nước ta trong thế kỉ X-XV.
3. Về Thái độ-tình cảm:
- Tự hào về những thành tựu kinh tế mà dân tộc ta đã đạt được.
- Thấy được những hạn chế trong nền kinh tế phong kiến ngay trong giai đoạn phát triển của nó. Từ đó liên hệ với thực tế hiện nay.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Tài liệu tham khảo:
- Sách Lịch sử lớp 10 (cơ bản).
- Sách giáo viên Lịch sử lớp 10 (cơ bản).
- Giáo trình Lịch sử Việt Nam tập 1.
2.Các phương tiện sử dụng:
 - Máy chiếu, máy tính.
- hình ảnh, lược đồ.
- Những câu ca dao về kinh tế; một số nhận xét của người nước ngoài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định lớp ( 1 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút).
- Câu 1: Nêu các giai đoạn hình thành, phát triển, hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam.
- Câu 2: Vẽ sơ đồ nhà nước thời Lê sơ và cho nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới:( 2 phút)
Với niềm tự hào và khí thế sau khi đã thoát khỏi ách đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Quốc và ý thức vươn lên của dân tộc ta , từ thế kỷ X cho đến thế kỷ XV, nhân dân ta đã nhiệt tình lao động xây dựng và phát triển một nền kinh tế tự chủ, toàn diện. Để hiểu được công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của nhân dân Đại Việt trong thế kỷ X – XV, thì trong tiết học này thầy và trò minh sẽ cùng tìm hiểu bài 18.
4. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phát triển của nông nghiệp.
- GV phát vấn: Thế kỉ X-XV tương ứng với các triều đại nào trong lịch sử phong kiến Việt Nam ?
- HS theo dõi đoạn đầu tiên của mục I trong SGK, dựa vào kiến thức đã học để trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận. Bối Cảnh lịch sử ( giới thiệu)
-Thế kỉ X-XV là thời kì tồn tại của các triều đại: Ngô, Đinh-Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ
- Đây là giai đoạn đầu của thời kì phong kiến độc lập, đất nước thống nhất.
- Các triều đại phong kiến lên nắm quyền đều ban hành nhiều chính sách tiến bộ
=> Thuận lợi cho phát triển kinh tế
- GV yêu cầu HS đọc SGK, trả lời câu hỏi: Những chính sách nào được các vua thời Tiền Lê, Lý, Trần, Lê Sơ áp dụng để thúc đẩy việc mở rộng diện tích đất trong nông nghiệp?
- GV gợi ý: Ở thời kỳ đầu phong kiến độc lập, sự mở rộng và phát triển nông nghiệp được biểu hiện qua các lĩnh vực:
+ Mở rộng diện tích ruộng đất.
+ Mở mang hệ thống đê điều.
+ Phát triển sức kéo và gia tăng các loại cây nông nghiệp.
- HS theo dõi SGK, thực hiện những yêu cầu của giáo viên, phát biểu ý kiến.
- GV giới thiệu cho học sinh về Lễ cày Tịch điền: theo sử cũ thì nghi lễ cày Tịch điền ở nước ta có từ thời vua Lê Hoàn. Sang thời Lý nghi lễ cày Tịch điền vẫn được duy trì. Đây là nghi thức chịu ảnh hưởng của các triều đại cổ xưa ở bên Trung Quốc. Nghi thức cày Tịch ruộng Tịch điền là hoạt động khuyến khích sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, kể cho học sinh nghe câu chuyện sau: Vào mùa xuân năm 1038, vua Lý Thái Tông ngự ra Bố Hải Khẩu cày ruộng Tịch điền, sai hữa ti dọn cỏ đắp đàn. Vua thân tế thần nông, tế xong tự cầm cày. Khi thấy như vậy,các quan tả hữu có người can rằng: “ Đó là việc của nông phu, bệ hạ việc gì làm thế”. Vua nói “ Trẫm không tự mình cày cấy thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì cho thiên hạ noi theo”. Nói xong, cày 3 lần rồi thôi” 
- GV giải thích thêm về phép quân điền: vào thời Lê sơ để thống nhất việc phân chia ruộng công trong phạm vị cả nước, vua Lê Thánh Tông cho ban hành phép quân điền. Theo phép quân điền, cứ 6 năm ruộng công làng xã được chia lại một lần cho các thành viên trong xã, bao gồm các quan chức cấp thấp (từ ngũ phẩm trở xuống), chức dịch của làng, quân lính, dân đinh, vợ các quan, phụ nữ góa chồng, trẻ mồ côi. Bậc cao nhất: 11, 10 phần dành cho quan tam, tứ phẩm chưa được cấp ruộng lộc, ngủ phẩm được 9 phẩm chưa được cấp ruộng lộc, ngũ phẩm được 9,5 phần, lục phẩm được 9 phần, binh sĩ được cấp ruộng từ 5 – 8,5 phần Hãng lão được 3,5 phần, mồ côi, tàn phế được 3 phần. các quan phủ, huyện có nhiệm vụ phối hợp với các xã trưởng, già làng đo đạc ruội đất , tính số người được chia và thực hiện việc quan điền. Phép quân điền vừa giúp cho mọi người dân nông thôn có mảnh đất cày cấy, sinh sống vừa giúp cho nhà nước thu thuế , lấy lao dịch, lấy lính và nuôi lính. Thực chất của phép quân điền đó là sợi dây vô hình trói buộc người nông dân vào ruộng đất.
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về sự phát triển nông nghiệp TK X – XV? Do đâu nông nghiệp phát triển? tác dụng cua sự phát triển đó? Vai trò cảu nhà nước?
- HS trả lời.
- GV kết luận: Trong các thế kỉ X-XV nông nghiệp nước ta phát triển ổn định, đời sống của những người nông dân được ấm no, hạnh phúc. Do nhà nước phong kiến rất quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp làm cho người nông dân hăng hái sản xuất, với lại do là thời kì độc lập được củng cố, trật tự xã hội ổn định giúp cho những người nông dân yên tâm sản xuất nông nghiệp. 
* Hoạt động 2: Trình bày sự phát triển thủ công nghiệp và tìm hiểu tình hình thương nghiệp.
GV cho HS :
+ Thảo luận nóm: Trình bày Biểu hiện sự phát triển thủ công nghiệp trong nhân dân?
- GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được sự phát triển của thủ công nghiệp trong nhân dân theo các gợi ý sau;
+ Biểu hiện của sự phát triển.
+ Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thủ công nghiệp đương thời.
- HS theo dõi SGK phát biểu.
- GV nhận xét bổ sung, kết luận về sự phát triển thủ công nghiệp trong nhân dân.
- GV khẳng định sự ra đời của các làng nghề thủ công có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của thủ công nghiệp thể hiện ổn định nghề nghiệp và nâng cao trình độ kỹ thuật.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận về những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp.
+ Thảo luận nhóm: Tình hình thủ công nghiệp nhà nước thời kì này như thế nào?
- GV yêu cầu HS tiếp tục theo dõi SGK để thấy được sự phát triển thủ công nghiệp nhà nước.
- HS theo dõi SGK, phát biểu ý kiến.
- GV bổ sung, kết luận về sự phát triển của thủ công nghiệp nhà nước.
- HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung.
Nhóm3: Tìm hiểu tình hình nội thương của nước ta trong thế kỉ X-XV.
- HS làm việc nhóm,theo dõi SGK phát biểu.
- GV bổ sung, kết luận về sự phát triển mở rộng nộithương.
- GV minh họa bằng lời nhận xét của sứ giả nhà Nguyễn (SGK-Trang 94).
- GV dùng tư liệu SGK để minh họa, kết hợp tranh ảnh sưu tầm về sự sầm uất của bến cảng đương thời.
- Nhóm 4: tìm hiểu tình hình ngoại thương ngoại nước ta đương thời ?
- HS làm việc nhóm. GV bổ sung, kết luận.
Mở rộng, phát triển nông nghiệp.( 10 phút)
Biểu hiện:
- Diện tích đất ngày càng mở rộng nhờ:
+ Nhân dân tích cự khai hoang vùng châu thổ sông lớn và ven biển.
+ Các vua thời Tiền Lê, Lý hằng năm làm lễ cày ruộng ( Lễ cày Tịch điền) để khuyến khích nhân dân sản xuất. các vua Trần khuyến khích các vương hầu quý tộc khai hoang lập điền trang.
+ Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại; đặt phép quân điền.
- Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang:
+ Nhà Lý đã cho xây đắp những con đê đầu tiên.
+ Năm 1248, nhà Trần cho đắp hệ thống đê quai vạc dọc các sông lớn từ đầu nguồn đến cửa biển; đặt cơ quan hà đê sứ trông coi đê điều.
- Các nhà nước Lý, Trần, Lê đều quan tâm bảo vệ sức kéo, phát triển của giống cây nông nghiệp.
® Đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố.
2.Phát triển thủ công nghiệp.( 10 phút)
a. Thủ công nghiệp trong nhân dân:
- Các nghề thủ công cổ truyền như: Đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển. Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.
- Các làng nghề thủ công ra đời như: Thổ Hà, Bát Tràng, Chu Đậu, Huê Cầu
b. Thủ công nghiệp nhà nước:
- Nhà nước thành lập các quan xưởng (Cục bách tác) tập trung hợ giỏi trong nước sản xuất: Tiền, vũ khí, áo mũ cho vua quan, thuyền chiến.
- Sản xuất được một số sản phẩm kỹ thuật cao.
- Thế kỷ XV, Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo được súng thần cơ.
- Nhận xét:Các ngành nghề thủ công phong phú. Bên cạnh các nghề cổ truyền đã phát triển những nghề mới, kỹ thuật cao, chất lượng tốt.
3. Mở rộng thương nghiệp.( 10 phút)
* Nội thương:
- Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi, là nơi nhân dân trao đổi sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp.
- Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn (36 phố phường) trung tâm buôn bán và làm nghề thủ công.
- Các cảng lớn: Lạch Trường (Thanh Hóa), Càn Hải (Nghệ An), Hội Thống (Hà Tĩnh), Thi Nại (Bình Định).
* Ngoại thương:
- Thời Lý - Trần, ngoại thương khá phát triển. Nhà nước cho xây dựng cảng Vân Đồn để buôn bán với nước ngoài.
- Vùng biên giới Việt – Trung cũng hình thành các điểm buôn bán.
- Thời Lê: Ngoại thương bị thu hẹp.
.
-
4. Củng cố: ( 6 phút)
- Tổ chức một trò chơi nhỏ cho học sinh: trò chơi có tên “ giải mã ô chữ” với luật chơi như sau: cả lớp sẽ được chia thành 4 nhóm và mỗi nhóm sẽ lần lượt, chọn một ô hàng bất kì để giải ô chữ. Nhóm trả lời đúng sẽ được cộng 10 điểm, trả lời sai thì bị trừ 5 điểm. Nhóm chỉ được quyền đoán từ khóa sau gợi ý thứ 5, nhóm nào đoán được nhanh nhất và đúng nhất từ khóa thì sẽ được công 50 điểm.
Câu hỏi:
1. Triều đại kế tiếp triều Đinh tồn tại từ năm 980 đến năm 1009? ( Tiền Lê).
2. Tên dòng song- nơi mà Ngô Quyền tán tan quân Nam Hán? ( Bạch Đằng).
3. Đây là một trong 3 ban của chính quyền trung ương thời Đình, Tiền Lê? ( Văn).
4. Đây là vị vua đầu tiên của triều Lý, người viết “chiếu dời đô”? ( Lý Công Uẩn)
5. Làng nghề truyền thống Bát Tràng là nơi nổi tiếng về sản phẩm này? ( Gốm).
6. Tên vị anh hùng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? ( Lê Lợi).
7. Đây là nơi đóng đô của nhà Đinh và Tiền Lê? ( Hoa Lư).
8. Làng gốm truyền thống chu đậu nằm ở tỉnh này? ( Hải Dương).
9. con vật tượng tưng cho vương quyền của vua, thường được sử dụng để trang trí trên các sản phẩm thủ công? ( Rồng)
T
I
Ề
N
L
Ê
 1
C
H
B
Đ
Ằ
Ạ
N
G
2
V
Ă
N
L
Ý
C
Ô
N
G
U
Ẩ
N
3
4
M
Ố
G
L
Ê
L
Ợ
I
5
6
H
O
A
L
Ư
H
Ả
I
D
Ư
Ơ
N
G
7
8
R
Ồ
N
G
9
Từ khóa : Thăng Long
5. Dặn dò: ( 1 phút)
Học bài, làm bài tập, đọc trước bài 19. Tìm hiểu tư liệu về các vị anh hùng dân tộc: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi
Duyệt của giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực hiện
 Thành Kim Lãm
 Cô Trương Thị Thanh Thịnh 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 18 Giao an hoc ki 1_12260994.doc