I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Hiểu rằng, cuộc đấu tranh của nhân dân Hà Lan lật đổ Vương triều Tây Ban Nha từ giữa thế kỷ XVI là một cuộc cách mạng tư sản đầu tiên thời kỳ lịch sử cận đại thế giới.
- Nhận thấy rằng cuộc cách mạng tư sản Hà Lan (thế kỷ XVIII) là sự kế tục cuộc ấn công vào chế độ phong kiến châu Âu, mở đường cho lực lượng ssản xuất tư bản phát triển.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng phân tích, khái quát, tổng hợp, đánh giá sự kiện.
3. Thái độ:
Cách mạng tư sản trong buổi đầu thời cận đại thể hiện mặt tích cực ở việc loại bỏ chế độ phong kiến ở một số quốc gia châu Âu, song chỉ là thay đổi hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác mà thôi. Một chế độ bóc lột mới, tinh vi và tàn bạo đang hình thành.
II. THIẾT B Ị ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ thế giới, bản đồ câm vùng ây Âu.
Bài 29 CÁCH MẠNG HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu rằng, cuộc đấu tranh của nhân dân Hà Lan lật đổ Vương triều Tây Ban Nha từ giữa thế kỷ XVI là một cuộc cách mạng tư sản đầu tiên thời kỳ lịch sử cận đại thế giới. - Nhận thấy rằng cuộc cách mạng tư sản Hà Lan (thế kỷ XVIII) là sự kế tục cuộc ấn công vào chế độ phong kiến châu Âu, mở đường cho lực lượng ssản xuất tư bản phát triển. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, khái quát, tổng hợp, đánh giá sự kiện. 3. Thái độ: Cách mạng tư sản trong buổi đầu thời cận đại thể hiện mặt tích cực ở việc loại bỏ chế độ phong kiến ở một số quốc gia châu Âu, song chỉ là thay đổi hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác mà thôi. Một chế độ bóc lột mới, tinh vi và tàn bạo đang hình thành. II. THIẾT BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ thế giới, bản đồ câm vùng ây Âu. - Ảnh Ô-li-vơ Crôm-oen. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC: 1. Giới thiệu bài mới: Giai đoạn hậu kỳ trung đại (thế kỷ XV – XVII), chế độ phong kiến khủng hoảng, suy vong. Giai cấp tư sản tuy mới ra dời nhưng đã nhanh chóng khẳng định thế lực kinh tế ngày càng lớn mạnh của mình. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến thể hiện trước hết trên lĩnh vực tôn giáo, văn hó, nghệ thuật là bước dọn đường cho những cuộc cách mạng tư sản không thể tránh khỏi ở Tây Âu. Nhưng vì sao, những cuộc cách mạng tư sản sớm nổ ra ở “vùng đất thấp” và xứ sở “sương mù”? Ý nghĩa cả những sự kiện đó đối với tiến trình của lịch sử nhân loại ra sao? Chúng ta sẽ ngiên cứu làm sáng tỏ vấn đề trong bài học hôm nay. 2. Tổ chức các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản - Mục giảm tải: GV hướng dẫn HS tự tìm hiểu để biết được nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cách mạng Hà Lan. * Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân cuộc cách mạng tư sản Hà Lan. - GV nêu câu hỏi: Sự phát triển của nền kinh tế Anh được thể hiện như thế nào? - HS trả lời; GV nhận xét, chốt ý. - GV miêu tả cảnh “Rào đất cướp ruộng” (Hình ảnh “cừu ăn thịt người” của nhà văn Tomat Morơ), sau đó hướng dẫn HS lý giải vì sao tư sản, quý tộc mới ở Anh giàu lên nhanh chóng. - GV hỏi: Sự bảo thủ, lạc hậu và phản động của chế độ phong kiến Anh thể hiện như thế nào? - HS rả lời. - GV tiếp tục dẫn dắt HS giải quyết vấn đề: mâu thuẫn trong lòng xã hội Anh biểu hiện như thế nào? Hướng giải quyết mâu thuẫn đó? * Hoạt động 2: Tìm hiểu diễn biến chính của Cách mạng tư sản Anh. - GV hướng dẫn HS theo dõi những diễn biến chính của cách mạng, lập bảng niên biểu sự kiện theo dữ liệu sau: + Năm 1642 – 1648: Nội chiến (Vua - Quốc hội). + Năm 1649: Xử tử vua thành lập nước cộng hòa. + Năm 1653: Lập nền độc tài. + Năm 1688: Quốc hội gây chính biến, xác lập chế độ quân chủ lập hiến. - GV dựa vào niên biểu, hướng dẫn HS nắm được hướng phát triển của Cách mạng tư sản Anh qua các mốc chính, sau đó lý giải vấn đề: + Vì sau cách mạng Ah có sự thỏa hiệp giữa Quốc hội với lực lượng phong kiến cũ? + Vì sao nói Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng bảo thủ? - GV khắc họa để HS nhận thức là thái độ hai mặt của giai cấp tư sản Anh. Khi chưa đủ mạnh, vì lợi ích của giai cấp mình, chúng không chỉ lừa phỉnh quần chúng đứng lên tranh đấu chống chế độ phong kiến, mà còn lôi kéo cả một bộ phận quý tộc mới (từng là kẻ thù của mình trước đó) tạo nên một liên minh chính trị mới. Khi cách mạng thành công, giai cấp tư sản phản bội lại quần chúng cách mạng, đồng thời củng cố liên minh quý tộc – tư sản bằng việc thiết lập một thể chế chính trị quân chủ lập hiến. Nhà vua “trị vì” mà không “cai trị” vì không có thực quyền. Quyền lực chính trị tập trung trong tay Quốc hội lập hiến của giai cấp tư sản. * Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh. - GV hỏi: Ý nghĩa của Cách mạng tư sản Anh? - HS trả lời. - GV nhận xét, chốt ý và nhấn mạnh: Dù có những hạn chế nhất định song Cách mạng tư sản Anh vẫn có ý nghĩa trọng đại đối với lịch sử thế giới. 1. Cách mạng Hà Lan. 2. Cách mạng tư sản Anh. a. Tình hình nước Anh trước cách mạng: - Kinh tế: Đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện và phát triển nhất châu Âu, bị quan hệ sản xuất phong kiến kìm hãm. - Xã hội: Tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng nhưng không có quyền lợi chính trị. ® Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản, quý tộc mới và các giai cấp trong xã hội với giai cấp phong kiến ngày càng gay gắt. b. Diễn biến của cách mạng: - Năm 1642 – 1648: nội chiến giữa Quốc hội và nhà vua. + Năm 1649: xử tử vua Sác-lơ I, nước cộng hòa ra đời, cách mạng đạt đỉnh cao. - Năm 1653: nền độc tài được thiết lập (một bước thụt lùi). - Năm 1688: Quốc hội tiến hành chính biến,chế độ quân chủ lập hiến được xác lập. c. Ý nghĩa: - lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển. - Mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản 3. Củng cố: GV hướng dẫn HS nhận thức vấn đề chủ yếu sau: Vì sau cuộc cách mạng tư sản Anh nổ ra dưới hình thức một cuộc nội chiến? GV giúp HS hiểu rõ khái niệm cách mạng tư sản. Cách mạng tư sản có mục tiêu là lật đổ chế độ phong kiến đang tồn tại, thống trị trong nước, để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, mở đầu cho một thời kỳ đấu tranh quyết liệt để giải quyết vấn đề “ai thắng ai” của chủ nghĩa tư bản đang lên với chế độ phong kiến đã già nua, suy tàn, song chưa dễ từ bỏ vũ đài chính trị. 4. Dặn dò: - Học bài, đọc bài mới. - Trả lời câu hỏi, bài tập trong SGK.
Tài liệu đính kèm: