Giáo án Lịch sử 10 - Bài 3: Xã hội cổ đại phương đông

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Biết được những đặc điểm của điều kiện tự nhiên của các quốc gia phương Đông và sự phát triển ban đầu của các ngành kinh tế; từ đó thấy được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và nền tảng kinh tế đến quá trình hình thành nhà nước, cơ cấu xã hội, thể chế chính trị ở khu vực này.

- Hiểu được đặc điểm của quá trình hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước, cơ cấu xã hội của xã hội cổ đại phương Đông.

- Thông qua việc tìm hiểu về cơ cấu bộ máy nhà nước và quyền lực của nhà vua, HS còn hiểu rõ thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại.

- Trình bày những thành tựu lớn về văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông.

2. Kỹ năng:

Biết sử dụng bản đồ để phân tích những thuận lợi, khó khăn và vai trò của các điều kiện địa lý ở các quốc gia cổ đại phương Đông.

3. Thái độ:

Thông qua bài học bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của các dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 28350Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 10 - Bài 3: Xã hội cổ đại phương đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3
XÃ HỘI CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết được những đặc điểm của điều kiện tự nhiên của các quốc gia phương Đông và sự phát triển ban đầu của các ngành kinh tế; từ đó thấy được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và nền tảng kinh tế đến quá trình hình thành nhà nước, cơ cấu xã hội, thể chế chính trịở khu vực này.
- Hiểu được đặc điểm của quá trình hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước, cơ cấu xã hội của xã hội cổ đại phương Đông.
- Thông qua việc tìm hiểu về cơ cấu bộ máy nhà nước và quyền lực của nhà vua, HS còn hiểu rõ thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại.
- Trình bày những thành tựu lớn về văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông.
2. Kỹ năng:
Biết sử dụng bản đồ để phân tích những thuận lợi, khó khăn và vai trò của các điều kiện địa lý ở các quốc gia cổ đại phương Đông.
3. Thái độ:
Thông qua bài học bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của các dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
- Bản đồ các quốc gia cổ đại.
- Bản đồ thế giới hiện nay.
- Tranh ảnh nói về những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: Nguyên nhân tan rã của xã hội nguyên thủy? Biểu hiện?
2. Giới thiệu bài mới:
Trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi từ thiên niên kỷ IV TCN, cư dân phương Đông đã biết đến nghề luyện kim, làm nông nghiệp và chăn nuôi gia súc. Họ đã xây dựng các quốc gia đầu tiên của mình, đó là xã hội có giai cấp đầu tiên mà trong đó thiểu số quý tộc thống trị đa số nông dân công xã và nô lệ. Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Đông không giống nhau nhưng thể chế chung là chế độ quân chủ chuyên chế, mà trong đó vua là người nắm mọi quyền hành và được cha truyền con nối. Qua bài học này chúng ta còn biết được phương Đông là cái nôi của văn minh nhân loại, mà đầu tiên con người đã biết sáng tạo ra chữ viết, văn học, nghệ thuật và nhiều tri thức khoa học khác.
3. Tổ chức hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1:Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông.
- GV treo bản đồ “Các quốc gia cổ đại” trên bảng, yêu cầu HS quan sát, kết hợp với kiến thức phần 1 trong SGK trả lời câu hỏi: Các quốc gia cổ đại phương Đông nằm ở đâu, có những thuận lợi gì?
- GV gọi 1 HS trả lời, các HS khác bổ sung.
- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Bên cạnh những thuận lợi thì có gì khó khăn? Muốn khắc phục khó khăn cư dân phương Đông đã phải làm gì?
- GV gọi 1 HS trả lời, các HS khác bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV đặt câu hỏi: Nển kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông như thế nào?
- HS trả lời.
- GV chốt ý: Nông nghiệp tưới nước, chăn nuôi và thủ công nghiệp, trao dổi hàng hóatrong đónông nghiệp tưới nước là ngành kinh tế chính, chủ đạo đã tạo ra sản phẩm dư thừa thường xuyên.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự hình thành các quốc gia cổ đại.
- GV đặt câu hỏi: Tại sao chỉ bằng công cụ chủ yếu bằng gỗ và đá, cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi đã sớm xây dựng nhà nước của mình?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, phân tích: Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản xuất phát triển mà không cần đợi đến khi xuất hiện công cụ bằng sắt, trong xã hội đã xuất hiện của cải dư thừa dẫn đến sự phân hóa xã hội kẻ giàu, người nghèo, tầng lớp quý tộc và bình dân. Trên cơ sở đó nhà nước đã ra đời.
- GV hỏi: Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành sớm nhất ở đâu? Trong khoảng thời gian nào?
- HS trả lời.
-GV chỉ trên bản đồ địa bàn của các quốc gia cổ và liên hệ ở Việt Nam bên lưu vực sông Hồng, sông Cả đã sớm xuất hiện nhà nước cổ đại.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu xã hội có giai cấp đầu tiên.
- GV cho HS xem sơ đồ sau và nhận xét trong xã hội cổ đại phương Đông có những tầng lớp nào:
Giai cấp thống trị
Vua
Quý tộc, quan lại, tăng lữ, chủ đất
Giai cấp thống trị
Nông dân công xã
Nô lệ
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
+ Nhóm 1: Nguồn gốc và vai trò của nông dân công xã trong xã hội cổ đại phương Đông?
+ Nhóm 2: Nguồn gốc của quý tộc? Địa vị của quý tộc?
+ Nhóm 3: Nguồn gốc của nô lệ? Nô lệ có vai trò gì?
- HS làm việc theo nhóm.
- GV nhận xét, chốt ý.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu chế độ chuyên chế cổ đại.
- GV gọi HS đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi: Nhà nước phương Đông hình thành như thế nào? Thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại? Thế nào là vua chuyên chế? Vua dựa vào đâu để trở thành chuyên chế?
- HS trả lời.
- GV nhận xét và chốt ý: Quá trình hình thành nhà nước là từ các liên minh bộ lạc, do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi các liên minh bộ lạc liên kết với nhau ® Nhà nước ra đời để điều hành quản lý xã hội. Quyền hành tập trung vào tay nhà vua. Vua dựa và bộ máy quý tộc và tôn giáo để bắt mọi người phải phục tùng.
Chế độ nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao (tự coi mình là thần thánh dưới trần gian, người chủ tối cao của đất nước, tự quyết định mọi chính sách và công việc) và giúp việc cho nhà vua được gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.
- GV khai thác hình 3 SGK để thấy được cuộc sống sung sướng của vua ngay cả khi chết(quách vàng tạc hình vua).
* Hoạt động 5: Tìm hiểu những thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông.
- GV cho HS trình bày theo nhóm những kiến thức đã sưu tầm trước.
+ Nhóm 1: Cách tính lịch của cư dân phương Đông? Tại sao hai ngành lịch và thiên văn lại ra đời sớm nhất ở phương Đông?
+ Nhóm 2: Vì sao chữ viết ra đời? Tác dụng của chữ viết?
+ Nhóm 3: Nguyên nhân ra đời của toán học? Những thành tựu của toán học phương Đông và tác dụng của nó?
+ Nhóm 4: Hãy giới thiệu những công trình kiến trúc cổ đại phương Đông? Những công trình nào còn tồn tại đến ngày nay?
+ Nhóm 1,2: nêu sự ra đời của lịch thiên văn v2 chữ viết. Nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV cho HS xem tranh ảnh nói về cách viết chữ tượng hình của cư dân phương Đông xưa và hiện nay trên thế giới vẫn còn một số quốc gia viết chữ tượng hình như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc
- GV nhận xét: Chữ viết là phát minh quan trọng nhất của loài người, nhờ đó mà các nhà nghiên cứu ngày nay hiểu được phần nào cuộc sống của cư dân cổ đại xưa.
+ Nhóm 3: Do nhu cầu tính lại diện tích ruộng đất sau khi bị ngập nước, tính toán vật liệu và kích thước khi xây dựng các công trình xây dựng, tính các khoản nợ nần nên toán học sớm xuất hiện ở phương Đông. Người Ai Cập giỏi về tính hình học, họ đã biết cách tính diện tích hình tam giác, hình thangHọ còn tính được số pi=3,16(tương đối)Người Lượng Hà hay đi buôn xa giỏi về số học. Họ có thể làm các phép tính nhân, chia cho tới hàng triệu. Người Ấn Độ phát minh ra số 0
- GV nhận xét: Mặc dù toán học còn sơ lược nhưng đã có tác dụng ngay trong cuộc sống lúc bấy giờ và nó cũng để lại nhiều kinh nghiệm quý chuẩn bị cho bước phá triển cao hơn ở giai đoạn sau.
+ Nhóm 4: Các công trình kiến trúc cổ đại: Do uy quyền của các hoàng đế, do chiến tranh giữa các nước, do muốn tôn vinh các vương triều của mình mà ở các quốc gia cổ đại phương Đông đã xây dựng nhiều công trình đồ sộ như Kim tự tháp Ai Cập, Vạn lý trường thành, Khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bo-lon ở Lưỡng Hà.. Những công rình này là những kỳ tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người (chưa có khoa học, công cụ cao nhất chỉ bằng đồng mà đã tạo ra những công trình khổng lồ còn lại mãi với thời gian). Hiện nay còn tồn ại một số công trình như: Kim tự tháp Ai Cập, Vạn lý trường thành, Cổng thành I-sơ-ta thành Ba-bi-lon (SGK hình 3).
1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế.
- Khu vực ven các con sông lớn:Sông Nin(Ai Cập), sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ(Lưỡng Hà), sông Ấn và sông hằng(Ấn Độ), sông Hoàng Hà và Trướng Giang(Trung Quốc): đất đai phù sa màu mỡ, gần nguồn nước tưới, thuận lợi cho sản xuất và sinh sống.
- Khoảng 3.500 – 2.000 năm TCN, cư dân quần tụ ven các con sống lớn, dùng công cụ đồng, làm thủy lợi, làm gốm, dệt vải. Trong đó nông nghiệp tưới nước là ngành kinh tế chính.
2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại.
- Sự phát triển của sản xuất dẫn tới sự phân hóa giai cấp, từ đó nhà nước ra đời.
- Các quốc gia cổ đại đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốcvào khoảng thiên niên kỷ thứ IV – III TCN.
3. Xã hội có giai cấp đầu tiên.
- Giai cấp thống trị:
+ Vua: có quyền lực tối cao.
+ Quý tộc, quan lại, chủ đất, tăng lữ: giàu có, có nhiều quyền hành.
- Giai cấp bị trị:
+ Nông dân công xã: Chiếm số đông trong xã hội, là lực lượng sản xuất chủ yếu. Họ tự nuôi sống bản thân và gia đình, nộp thuế cho nhà nước và làm các nghĩa vụ khác.
+ Nô lệ: Chủ yếu là tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ hoặc bị phạm tội. Họ là tầng lớp bị bóc lột, thấp nhất trong xã hội.
4. Chế độ chuyên chế cổ đại.
- Chế độ nhà nước do Vua: đứng đầu đất nước, có quyền lực tối cao, quyết định mọi vấn đề trong nước, dựa trên sự bóc lột của vua quan đối với nông dân công xã và nô lệ gọi là chế độ chuyên chế cổ đại hay chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
5. Văn hóa cổ đại phương Đông.
a. Sự ra đời của lịch và thiên văn học.
- Thiên văn học và lịch gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp; chia một năm có 365 ngày, 12 tháng; một ngày có 24 giờ.
- Việc tính lịch chỉ đúng tương đối, nhưng nông lịch thì có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng.
b. Chữ viết.
- Nguyên nhân ra đời của chữ viết: do nhu cầu trao đổi, lưu giữ kinh nghiệm mà chữ viết sớm hình thành từ thiên niên kỷ IV TCN.
- Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là tượng ý, tượng thanh.
c. Toán học.
- Nguyên nhân ra đời: Do nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu xây dựng
- Thành tựu:
+ Sáng tạo ra số tự nhiên 1,2,3 và số 0.
+ Tính số p = 3,16
+ Giải nhiều toán hình học phẳng phức tạp.
d. Kiến trúc.
- Do uy quyền của các vua mà hàng loạt các công trình kiến trúc đã ra đời: Kim tự tháp Ai Cập, Vườn treo Ba-bi-lon, Vạn lý trường thành
- Các công trình này thường đồ sộ thể hiện chi uy quyền của vua chuyên chế.
4. Củng cố:
- Điều kiện tự nhiên, nền kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông? Thể chế chính trị và các tầng lớp chính trong xã hội, vai trò của nông dân công xã? Những thành tựu văn hóa mà cư dân phương Đông để lại cho loài người.
5. Dặn dò, bài tập ở nhà:
- Yêu cầu HS đọc trước bài 4.
- Bài tập về nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_3_Cac_quoc_gia_co_dai_phuong_Dong.doc