Giáo án Lịch sử 10 - Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu

I. MỤC TIỆU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Biết được các mốc thời gian và thành tựu chủ yếu cùa cách mạng công nghiệp ở các nước Anh, Pháp, Đức.

- Hiểu được hệ quả của cách mạng công nghiệp về kinh tế, xã hội và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Cùng với việc nâng cao năng xuất lao động, giai cấp tư sản bóc lột đối với công nhân ngày càng tinh vi và triệt để hơn. Đời sống của người lao động bị sa sút do đồng lương thấp kém, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng thêm sâu sắc.

- Hiểu được tác dụng của cuộc cách mạng công nhiệp đối với việc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích đánh giá bước phát triển của máy móc, tác động của cách mạng công nghiệp đối với kinh tế xã hội.

- Kỹ năng khai thác tranh ảnh trong SGK.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 17253Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 10 - Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 32
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở CHÂU ÂU
I. MỤC TIỆU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết được các mốc thời gian và thành tựu chủ yếu cùa cách mạng công nghiệp ở các nước Anh, Pháp, Đức.
- Hiểu được hệ quả của cách mạng công nghiệp về kinh tế, xã hội và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Cùng với việc nâng cao năng xuất lao động, giai cấp tư sản bóc lột đối với công nhân ngày càng tinh vi và triệt để hơn. Đời sống của người lao động bị sa sút do đồng lương thấp kém, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng thêm sâu sắc.
- Hiểu được tác dụng của cuộc cách mạng công nhiệp đối với việc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích đánh giá bước phát triển của máy móc, tác động của cách mạng công nghiệp đối với kinh tế xã hội.
- Kỹ năng khai thác tranh ảnh trong SGK.
3. Thái độ:
Có lòng ham mê, sáng tạo trong công việc; ý thức tìm tòi, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
- Tranh ảnh về những phát minh công nghiệp trong thời kỳ này.
- Lược đồ nước Anh.
- Tư liệu tham khảo về kinh tế, văn hóa phần lịch sử thế giới.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi 1: Lập niên biểu diễn biến Cách mạng tư sản Pháp qua các giai đoạn.
- Câu hỏi 2: Tại sao nói thời kỳ chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp?
2. Giới thiệu bài mới:
Cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, các nước châu Âu đã có bước phát triển nhảy vọt trong lĩnh vực sản xuất. Đó là cuộc cách mạng nhằm thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất thay thế cho lao động thủ công. Vì thực chất đây là cuộc cách mạng kỹ thuật nhằm tạo ra một năng suất lao động cao hơn cho chủ nghĩa tư bản, củng cố nền tảng của chế độ mới. Để nắm vững những thành tựu chủ yếu của cách mạng công nghiệp ở nước Anh, Pháp, Đức như thế nào? Hệ quả của cách mạng công nghiệp ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh.
- GV nêu câu hỏi: Vì sao cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt ý:
+ Anh có những điều kiện chuẩn bị cho cách mạng công nghiệp diễn ra sớm hơn các nước khác: Cách mạng tư sản nổ ra sớm, chính quyền do giai cấp tư sản nắm.
+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp.
+ Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn, tạo điều kiện cho giai cấp tư sản tích lũy vốn để đầu tư vào công nghiệp trong nước.
- GV nhấn mạnh: Yếu tố quan trọng hàng đầu của sự quá độ từ sản xuất thủ công sang sản xuất máy móc là sự tích lũy tư bản nguyên thủy (vốn ban đầu).
- GV chia HS thành các nhóm nêu nhiệm vụ như sau: Hãy cho biết mốc thời gian và những thành tựu chủ yếu của cách mạng công nghiệp Anh?
- HS hoạt động nhóm, cử đại diện trình bày kết quả. HS khác bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV nêu câu hỏi: Tại sao cách mạng công nghiệp lại bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ?
- GV gợi ý: Vốn? thị trường?công nhân?.
- HS trả lời.
- GV nhận xét, kết luận: Những ngành này có truyền thống và phát triển mạnh ở Anh, thu hồi vốn nhanh, sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng.
- GV trình bày: Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước và được đưa vào sử dụng (giới thiệu máy hơi nước của Giêm Oát).
- GV nêu câu hỏi: Việc phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng có ý nghĩa gì?
- HS trả lời.
- GV nhận xét và chốt ý.
- GV trình bày: Bên cạnh việc phát minh ra máy hơi nước, ngành luyện kim cũng có những tiến bộ về kỹ thuật: Năm 1735, phát minh phương pháp nấu than cốc. Năm 1784, lò luyện gang đầu tiên được xây dựng. Ngành giao thông vận tải cũng có bước tiến lớn. Đầu thế kỷ XIX, tàu thủy và xe lửa đã xuất hiện với đầu máy chạy bằng hơi nước.
- GV kết luận: Đến giữa thế kỷ XIX, Anh được mệnh danh là công xưởng của thế giới. Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân.
- GV giới thiệu cho HS trên lược đồ nước Anh để thấy được sự biến đổi của Anh về cơ cấu kinh tế và dân cư sau cách mạng công nghiệp.
- Mục giảm tải: GV hướng dẫn HS tự tìm hiểu những thành tựu trong cuộc cách mạng ở Pháp, Anh và Đức.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu hệ quả của cách mạng công nghiệp.
- GV nêu câu hỏi: Nêu hệ quả về kinh tế của cách mạng công nghiệp?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý.:
+ Nâng cao năng suất lao động, làm khối lượng sản phẩm cho xã hội càng nhiều.
+ Bộ mặt các nước tư bản thay đổi do nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.
- GV nêu câu hỏi: Ngoài hệ quả về mặt kinh tế, cách mạng công nghiệp còn đem lại hệ quả về xã hội như thế nào?
- HS đọc SGK trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý: Hình thành giai cấp mới đó là tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp:
+ Tư sản công nghiệp nắm mọi tư liệu sản xuất và nắm quyền thống trị nước ngoài.
+ Vô sản công nghiệp ngày càng đông đảo song đời sống của họ ngày càng cơ cực, dẫn đến mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản không ngừng tăng lên, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giai cấp.
1. Cách mạng công nghiệp ở Anh.
- Anh là nước đầu tiên tiến hành công nghiệp:
+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.
+ Cách mạng nổ ra sớm, chính quyền thuộc về ta giai cấp tư sản.
+ Có hệ thống thuộc địa lớn.
- Những phát minh về máy móc.
+ Năm 1764, Giêm-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni.
+ Năm 1769, Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.
+ Năm 1779, Crôm-tơn cải tiến máy kéo sợi tạo ra sản phẩm đẹp, bền hơn.
+ Năm 1785, Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước, năng suất tăng 40 lần.
+ Năm 1784, Giêm-Oát phát minh ra máy hơi nước và đưa và sử dụng.
- Luyện kim: Năm 1735, phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép, năm 1784 lò luyện gang đầu tiên được xây dựng.
- Giao thông vận tải: 1814 Xti-phen-xơ chế tạo thành công đầu máy xe lửa.
2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức.
3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp.
- Về kinh tế:
+ Nâng cao năng suất lao động làm ra khối lượng của cải lớn cho xã hội.
+ Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.
- Về xã hội:
+ Hình thành hai giai cấp mới là tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.
+ Tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.
+ Vô sản công nghiệp làm thuê đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản.
4. Củng cố:
Những thành tựu của cách mạng công nghiệp, hệ quả của cách mạng công nghiệp?
5. Dặn dò, bài tập ở nhà:
- Học bài cũ, đọc trước bài mới.
- Lập bảng thống kê về những phát minh của cách mạng công nghiệp Anh theo nội dung sau:
Thời gian
Người phát minh
Tên phát minh
Tác động kinh tế

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_32_Cach_mang_cong_nghiep_o_Chau_Au.doc