Giáo án Lịch sử 10 - Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (Tiết 1)

BÀI 31:

 CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII ( Tiết 1)

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. KIẾN THỨC.

Học sinh cần nắm được:

+ Cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng tư sản điển hình nhất của lịch sử thế giới cận đại, đó là cuộc cách mạng sâu rộng. Nó đã tiêu diệt chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Pháp, góp phần đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống phong kiến ở Châu Âu.

+ Trong cuộc đấu tranh cách mạng này, quần chúng là động lực chủ yếu thúc đẩy cách mạng tiến lên.

+ Tuy nhiên, cách mạng tư sản Pháp cũng còn những hạn chế: đó là mới chỉ thay hình thức bóc lột phong kiến bằng hình thức bóc lột tư sản chủ nghĩa, không xóa bỏ mọi hình thức bóc lột người.

 

docx 12 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1265Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 10 - Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 31:
 CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII ( Tiết 1)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. KIẾN THỨC.
Học sinh cần nắm được:
+ Cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng tư sản điển hình nhất của lịch sử thế giới cận đại, đó là cuộc cách mạng sâu rộng. Nó đã tiêu diệt chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Pháp, góp phần đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống phong kiến ở Châu Âu.
+ Trong cuộc đấu tranh cách mạng này, quần chúng là động lực chủ yếu thúc đẩy cách mạng tiến lên.
+ Tuy nhiên, cách mạng tư sản Pháp cũng còn những hạn chế: đó là mới chỉ thay hình thức bóc lột phong kiến bằng hình thức bóc lột tư sản chủ nghĩa, không xóa bỏ mọi hình thức bóc lột người.
2. TƯ TƯỞNG.
+ Học sinh thấy rõ được vai trò to lớn của quần chúng trong cách mạng, họ là nhưng người thúc đẩy cách mạng tiến lên, quần chúng là những người sáng tạo ra lịch sử và quyết định sự phát triển của lịch sử.
+ Các em biết chân trọng những quan điểm tiến bộ của triết học ánh sáng trong cuộc tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, dọn đường cho cách mạng tư sản Pháp bùng nổ.
3. KỸ NĂNG.
+ Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng bản đồ, lập sơ đồ và kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp đánh giá các sự kiện lịch sử.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC.
-Bản đồ nước Pháp trước cách mạng
- Một số tranh ảnh lịch sử: (tranh tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng; phá ngục Baxti.)
- Biểu đồ thu nhập của nông dân Pháp trước cách mạng.
- Một vài câu thơ nói về cuộc cách mạng Pháp.
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1.Ổn định lớp(1P)
( kiểm tra sĩ số).
2. Kiểm tra bài cũ(4P)
+ Trình bày diễn biến cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc đại Anh ở Bắc Mỹ?
3. Giới thiệu bài mới(1P)
4. Tiến trình tổ chức dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nước Pháp
 trước cách mạng(cả lớp-cá nhân). 15 phút
GV: Như bài trước ta đã học về cách mạng TS Anh, vậy 1 bạn cho cô biết trước khi bùng nổ cuộc cách mạng nước Anh có nền kinh tế như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét: 
Trước khi bùng nổ cuộc cách mạng, nước Anh có nền kinh tế phát triển về cả 3 mặt công-nông-thương nghiệp.
-Vậy theo em trước khi bùng nổ cách mạng, nước Pháp, một nước láng giềng với Anh đồng thời còn là 1 nước nằm ở trung tâm Châu Âu liệu nền kinh tế của Pháp có được phát triển giống như nước Anh? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kinh tế của Pháp.
GV: Theo dõi sách giáo khoa ,đồng thời quan sát lên bức tranh tình cảnh người nông dân pháp trước cách mạng em có nhận xét gì về tình hình kinh tế nước Pháp trứơc cách mạng? 
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, sử dụng biểu đồ thu nhập của người nông dân Pháp trước cách mạng
GV: Em có nhận xét gì về đời sống của người nông dân thời kỳ này?
HS:Trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Cho biết tình hình công-thương nghiệp của Pháp lúc này?
HS: Trả lời
GV:Nhận xét. Em hãy cho biết công nghiệp phát triển kéo theo điều gì?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét: Với sự phát triển của công nghiệp đã dẫn đến sự ra đời của các thành thị như Havro, Bóc đôtuy nhiên mặc dù công nghiệp phát triển như vậy nhưng CN lúc này cũng bị kìm hãm do chế độ thuế khóa nặng nề, quy trình sản xuất khắt khe, sản phẩm lảm ra phải tuân theo 1 khuôn mẫu nhất định.
Không chỉ có CN mà thương nghiệp cũng bị kìm hãm.Tuy nhiên mặc dù bị kìm hãm nhưng cả công nghiệp và nông nghiệp đều có điều kiện để phát triển đó là những dấu hiệu của hình thức TBCN đang phát triển và lớn mạnh dần lên trong lòng nước Pháp hay nói cách khác đó là biểu hiện của LLSX mới TBCN. Vậy còn cái cản trở sự phát triển công- thương nghiệp ở đây là gì?
Đó là chế độ thuế khóa nội địa nhiều tầng, thị trường dân tộc không thống nhất => tất cả những điều đó đã cản trở nền kinh tế mới phát triển và đây là những xiềng xích cần phải đập tan.
GV dẫn dắt: Từ sự mâu thuẫn về kinh tế đã dẫn đến sự mâu thuẫn về chính trị xã hội như thế nào ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp.
GV: Cho biết chế độ chính trị nước Pháp trước CM?
HS:Trả lời?
GV: Nhận xét, bổ sung thông tin về vua Lu-i XVI .
Nói tiếp: Chúng ta có thể thấy được chế độ QCCC thể hiện qua sự cai trị hà khắc cũng như ăn chơi xa đọa của triều đình.
Và cùng với chế độ quân chủ chuyên chế lúc này thì xã hội cũng có sự phân chia.
 GV: Cho học sinh theo dõi sơ đồ 3 đẳng cấp từ đó cho biết xã hội Pháp trước CM chia thành mấy đẳng cấp?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét: giải thích 1 số khái niệm: +Tăng lữ
+ Quý tộc
+ Đẳng cấp
+ Giai cấp
( cho học quan sát bức tranh).
Đặc biệt lưu ý thêm lúc này trong xã hội có giai cấp tư sản bao gồm:( đại tư sản, trung tư sản, tiểu tư sản) họ là giai cấp giàu có nhưng họ không có quyền lợi chính trị..vì vậy họ muốn đứng lên đấu tranh để nắm quyền lời về chính trị=> họ đại diện cho phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn tấn công vào phương thức sản xuất cũ đã lỗi thời lạc hậu đang tồn tại lúc bấy giờ=> Tạo điều kiện cho kinh tế Pháp phát triển theo hướng tư bản chủ nghiã. Nguyện vọng của họ phù hợp với nguyện vọngcủa quần chúng nhân dân nên rất được quần chúng nhân dân ủng hộ.
=>Họ sớm trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.
Ta cũng thấy rõ chế độ xã hội ở Pháp lúc này ĐC thứ nhất và ĐC thứ 2 có đặc quyền đặc lợi, không phải đóng thuế. Đẳng cấp thứ 3 không có đặc quyền, phải đóng thuế.
Mà lúc này:
-Tư sản giàu có về kinh tế, họ muốn có quyền lực về xã hội nhưng họ có không? 
- Nông dân muốn có ruộng đất, nhưng họ có không?
- Công nhân muốn được tăng lương, giảm giờ làm nhưng họ có được tăng lương giảm giờ làm không?
=> Với thực trạng như vậy thì xã hội Pháp có nảy sinh điều gì không?
HS:Trả lời.
GV: Nhận xét, hỏi thêm: Vậy theo em yêu cầu đặt ra lúc này là gì?
GV chuyển ý: Với những mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị giữa ĐC thứ 3 với 2 đẳng cấp trên đã diễn ra rất nhiều cuộc đấu tranh và có 1cuộc đấu tranh nổ ra sớm nhất và có ảnh hưởng rất lớn đến quần chúng nhân dân đó là cuộc tấn công đầu tiên vào chế độ QCCC diễn ra trên lĩnh lực tư tưởng.
Hoạt động 2: Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng( cá nhân-cả lớp).8 phút
- Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng hay còn gọi là thế kỷ ánh sáng xuất hiện từ thế kỉ XV-XVIII bởi những nhà tư tưởng tiến bộ có tư tưởng chống lại chế độ QCCC và giáo hội .
GV: Theo em tại sao lại diễn ra các cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng? Kể tên các đại diện tiêu biểu?
+ Mông-te-xki-ơ: “ Để có được tự do chính phủ phải được tổ chức để không một ai có thể đe dọa người khác” .
+ Vôn te: “Hãy đập tan tòa nhà của sự dối trá, xéo nát bọn đê tiện”
+ Rút-xô: “ Mọi người sinh ra đều tự do nhưng ở khắp nơi họ đều mang xiềng xích, tự do là quyền tự nhiên của con người”.
GV: Nội dung của những tư tưởng này là gì?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung:
+ Phê phán sự thối nát của chế độ phong kiến và giáo hội.
+ Đưa ra lý thuyết về iệc xây dựng một nha nước mới.
GV: Trong lúc tình hình nước Pháp đang tràn ngập trong những mâu thuẫn, việc có những tư tưởng tiến bộ xuất hiện như vậy nó có tác dụng gì không?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung:
+ Tấn công vào hệ tư tưởng phong kiến
+ Dọn đường cho cách mạng bùng nổ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tiến trình cách mạng(cả lớp-cá nhân). 14 phút
GV: Em hãy cho biết đâu là nguyên nhân trực tiếp thổi bùng ngọn lửa cách mạng?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
-Năm 1789 ở Pháp diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính, để giải quyết khó khăn ngày 5/5/1789 vua Lui XVI triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp đề xuất vấn đề vay tiền và ban hành thuế mới.
GV: Thái độ của đẳng cấp thứ 3 như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung:
Đẳng cấp thứ 3 kịch liệt phản đối. Ngày 17/6 đẳng cấp thứ ba tuyên bố là QH . Xem đây là cơ quan duy nhất để thông qua các đạo luật về thuế và tài chính. Tiếp đó quốc hội đổi tên thành quốc hội lập hiến để lập ra chế độ mới và soạn thảo hiến pháp.
Trước tình hình đó vua Lui XVI và các quý tộc ráo riết chuẩn bị tấn công đẳng cấp thứ 3Ngày 12/7 vua thuê 1 trung đoàn lính đánh thuê của Đức tấn công dã man vào quần chúng nhân dân => cuộc cách mạng bùng nổ.
GV: Trình bày diễn biến cuộc cách mạng.
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung.
Giới thiệu về ngục Baxti.
GV: Ý nghĩa sự kiện 14/7?
GV: Sau ngày 14/7, bùng nổ các cuộc cách mạng ở đô thị và phong trào nổi dậy ở nông thôn. Chính quyền mới được lập nằm trong tay đại tư sản tài chính gọi là phái lập hiến
Tháng 8/1789 thông qua bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.
GV: Nội dung cơ bản của bản tuyên ngôn?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung
-Gồm 17 điều, thừa nhận quyền tự do bình đẳng của con người, khẳng định chủ quyền của nhân dân, đồng thời tuyên bố quyền tư hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
GV: Liên hệ với bản tuyên ngôn của Việt Nam.
GV: Quốc hội lập hiến đã đưa ra những biện pháp và chính sách gì?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung:
QHLH ban hành nhiều chính sách: bãi bỏ quy chế phường hội, tự do buôn bán, tổ chứ hành chính theo qui chế mới.nhằm khuyến khích công thương nghiệp phát triển.
GV: 9/1791 hiến pháp được thông qua xác lập chế độ quân chủ lập hiến.
Hạn chế trong các chính sách này?
HS:Trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung:
+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nhân dân
+ Họ không kiên quyết làm cách mạng đến cùng.
GV: Trước những việc làm của phái lập hiến, vua Lui có thái độ và hành động gì?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét. Bổ sung
Lu-i tìm mọi cách để chống phá cách mạng, xúi giục các lực lượng phản động trong nước nổi loạn và câu kết với các thế lượng phong kiến bên ngoài( Aó; Phổ) chuẩn bị tấn công Pháp, nhằm khôi phục chế độ phong kiến.
-4/1792 chiến tranh giữa Pháp với liên quân Áo- Phổ bùng nổ.
GV: Trước tình hình đó, 11/7/1792, quốc hội tuyên bố “ tổ quốc lâm nguy” ra sắc lệnh tổng động viên quân tình nguyện, hàng vận quần chúng nhân dân hưởng ứng, tiến về Pari hát vang bài ca “ Macxay”.
I.Nước Pháp trước cách mạng
1.Tình hình kinh tế- xã hội.
a. Kinh tế:
* Nông nghiệp:
- Cuối thế kỉ XVIII, Pháp là nước nông nghiệp lạc hậu:
+ Công cụ, phương thức canh tác thô sơ, lạc hậu.
+ Năng suất thấp.
+ Tô thuế lao dịch nặng nề.
=>Đời sống nông dân khổ cực.
* Công thương nghiệp:
- Có điều kiện phát triển nhưng bị kìm hãm.
=>Lực lượng sx mới TBCN mâu thuẫn với quan hệ sx phong kiến lỗi thời.
b. Chính trị- xã hội:
*Chính trị:
- Trước CM Pháp là nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua Lu-i XVI.
*Xã hội: 
- chia thành 3 đăng cấp:
+ Tăng lữ
+ Qúy tộc
=>Được hưởng đặc quyền đặc lợi, không phải đóng thuế.
+ Đẳng cấp thứ 3 bao gồm: nông dân, bình dân thành thị và tư sản( đại tư sản, trung tư sản, tiểu tư sản).
=>Không được hưởng quyền lợi, phải đóng thuế.
-Sự mâu thuẫn giữa đẳng cấp quý tộc, đẳng cấp tăng lữ và đẳng cấp thứ 3.
=>Lật đổ chế độ phong kiến tạo điều kiện cho CNTN phát triển.
2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng.
-Mâu thuẫn gay gắt trong xã hội Pháp cũng được phản ánh trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa.
- Tiêu biểu là :Mông-te-xki-ơ; Vôn te; Rút –xô.
-Nội dung:
+ Lên án chế độ phong kiến và giáo hội
+ Xây dựng một xã hội tốt đẹp.
-Tác dụng:
+ Tấn công vào hệ tư tưởng phong kiến.
+ Dọn đường cho cách mạng bùng nổ
II. Tiến trình của cách mạng.
1.Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến.
a. Nguyên nhân trưc tiếp: 
-5/5/1789: vua Lui XVI triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp đề xuất vấn đề vay tiền và ban hành thuế mới.
-17/6/1789: đẳng cấp thứ 3 tuyên bố là quốc hội.
-Vua Lui XVI chuẩn bị đàn áp bằng quân đội => cuộc cách mạng bùng nổ.
b. Diễn biến.
- 14/07/1789 quần chúng nhân dân tấn công ngục Baxti.
*Ý nghĩa sk 14/7:
+ Giáng đòn đầu tiên vào chế độ quân chủ chuyên chế
+ Hạn chế quyền của vua, thủ tiêu chế độ đẳng cấp.
+ Ngày mở đầu cho cuộc cách mạng
c.Nền quân chủ lập hiến.
-Quần chúng nổi dậy khắp nơi, chính quyền của đại tư sản tài chính đực thiết lập.
- Tháng 8/1789 thông qua bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.
-Ban hành chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển.
-9/1791 hiến pháp được thông qua xác lập chế độ quân chủ lập hiến.
-Lui tìm mọi cách chống phá cách mạng, khôi phục chế độ phong kiến.
-4/1792 chiến tranh giữa Pháp với liên quân Áo- Phổ bùng nổ.
-11/7/1792 quốc hội tuyên bố “ tổ quốc lâm nguy”..quần chúng nhân dân xuống đường đấu tranh. 
=> Cách mạng tư sản Pháp bước sang một giai đoạn mới.
5. Củng cố, dặn dò(2P)
* Củng cố: bằng cách cho học sinh trả lời câu hỏi sau:
+ Nguyên nhân dẫn tới bùng nổ cách mạng tư sản pháp?
+ Điểm tích cự và hạn chế trong chính sách của phái lập hiến?
*Dặn dò:
+ Về học bài cũ
+ Chuẩn bị cho tiết 2 của bài 

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 31 Cach mang tu san Phap cuoi the ky XVIII_12234408.docx