Giáo án Lịch sử 10 - Bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của ấn độ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Biết được sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống của Ấn Độ.

- Hiểu rõ sự hình thành và phát triển, chính sách về chính trị, kinh tế, tôn giáo và sự phát triển của kiến trúc của các vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn.

2. Kỹ năng:

- Rèn các kỹ năng phân tích tổng hợp các sự kiện lịch sử của Ấn Độ qua các thời kỳ lịch sử.

- Kỹ năng khai thác tranh ảnh, lược đồ lịch sử.

3. Thái độ:

Trân trọng những tinh hoa văn hóa của nhân loại.

II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Tranh ảnh về đất nước và con người Ấn Độ thời phong kiến.

- Lược đồ về Ấn Độ.

- Các tài liệu có liên quan đến Ấn Độ thời phong kiến.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 6287Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 10 - Bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của ấn độ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7
SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ VÀ NỀN VĂN HÓA ĐA DẠNG CỦA ẤN ĐỘ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết được sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống của Ấn Độ.
- Hiểu rõ sự hình thành và phát triển, chính sách về chính trị, kinh tế, tôn giáo và sự phát triển của kiến trúc của các vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn.
2. Kỹ năng:
- Rèn các kỹ năng phân tích tổng hợp các sự kiện lịch sử của Ấn Độ qua các thời kỳ lịch sử.
- Kỹ năng khai thác tranh ảnh, lược đồ lịch sử.
3. Thái độ:
Trân trọng những tinh hoa văn hóa của nhân loại.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
- Tranh ảnh về đất nước và con người Ấn Độ thời phong kiến.
- Lược đồ về Ấn Độ.
- Các tài liệu có liên quan đến Ấn Độ thời phong kiến.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi 1: Sự phát triển của nền văn hóa truyền thống Ấn Độ?
- Câu hỏi 2: Những yếu tố văn hóa của truyền thống Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài như thế nào?
2. Giới thiệu bài mới:
Ấn Độ là quốc gia lớn trên thế giới có lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời, là nơi khởi nguồn của Hin-đu giáo. Lịch sử phát triển của Ấn Độ có những bước thăng trầm với nhiều thời kỳ lịch sử và các vương triều khác nhau. Để tìm hiểu sự phát triển của lịch sử văn hóa truyền thống Ấn Độ như thế nào? Ấn Độ đã trải qua các vương triều nào? Bài học sẽ trả lời câu hỏi nêu trên.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
- Mục giảm tải, GV hướng dẫn HS tự học biết được sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu Vương triều Hồi giáo Đê-li.
- GV nêu câu hỏi: Hoàn cảnh ra đời của Vương triều Hồi giáo Đê-li?
- HS trả lời.
- GV nhận xét và chốt ý: Do sự phân tán nên đã không đem lại sức mạnh thống nhất để người Ấn Độ chống lại được cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ.
- GV nêu câu hỏi: Quá trình người Thổ đánh chiếm Ấn Độ thiết lập Vương triều Đê-li diễn ra như thế nào?
- HS trả lời.
- GV trình bày và phân tích:
+ Năm 1055, người Thổ đánh chiếm Bát-đa lập nên Vương quốc Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà. Đạo Hồi được truyền bá đến I-ran và Trung Á, lập nên vương quốc Hồi giáo nữa trên vùng giáp Tây Bắc Ấn Độ.
+ Người Hồi giáo gốc Trung Á tiến hành đánh chiếm Ấn Độ, lập nên vương quốc Hồi giáo Ấn Độ gọi tên là Đê-li (đóng đô ở Đê-li bắc Ấn Độ) tồn taị hơn 300 năm từ 1206 – 1526.
- GV chia lớp thành 4 nhóm ,giao nhiệm vụ cho từng nhóm như sau:
+ Nhóm 1: Nêu chính sách thống trị của Vương quốc Hồi giáo Đê-li.
+ Nhóm 2: Nêu chính sách về tôn giáo.
+ Nhóm 3: Nêu chính sách về văn hóa.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu thành tựu về kiến trúc.
- HS hoạt động nhóm, thảo luận, cử đại diện trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:
+ Nhóm 1: Vương quốc Hồi giáo Đê-li đã truyền bá, áp đặt Hồi giáo trong cư dân có Phật giáo và đang theo Hin-đu giáo, tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại. Người không theo đạo Hồi ngoài thuế ruộng đất 1/5 thu hoạch còn phải nộp thuế ngoại đạo.
+ Nhóm 2: Về tôn giáo, thi hành chính sách mềm mỏng, song sự phân biệt tôn giáo đã dẫn đến sự bất bình của nhân dân.
+ Nhóm 3: Về văn hóa, Văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ.
+ Nhóm 4: Về kiến trúc, xây dựng một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo, xây dựng kinh đô Đê-li trở thành một trong những thành phố lớn nhất thế giới.
- GV nêu câu hỏi: Vị trí của Vương triều Đê-li trong lịch sử Ấn Độ?
- HS trả lời.
- GV chốt ý:
+ Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.
+ Dưới thời Vương triều Hồi giáo Đê-li, đạo Hồi được truyền bá đến một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu Vương triều Mô-gôn.
- GV trình bày và phân tích: Vương triều Hồi giáo Đê-li suy yếu. Năm 1398, thủ lĩnh người Mông Cổ là vua Ti-mua tấn công Ấn Độ, đến năm 1526 mới chiếm được Đê-li, lập ra Vương triều Mô-gôn (gốc Mông Cổ).
- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về Vương triều Mô-gôn?
- GV gợi ý: Chế độ phong kiến cuối cùng không? Thực hiện chính sách củng cố đất nước theo hướng nào?
- HS trả lời.
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Vương triều Mô-gôn là thời kỳ cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ.
+ Các ông vua đều ra sức củng cố theo hướng “Ấn Độ hóa” và xây dựng đất nước, đưa Ấn Độ phát triển dưới thời vua A-cơ-ba (1556 – 1605).
- HS đọc những chính sách tích cực của vua A-cơ-ba trong SGK.
- GV kết hợp với việc giới thiệu hình 18 “Cổng lăng A-cơ-ba ở Xi-can-dra” và hình 19 “Lăng Ta-giơ Ma-han” trong SGK.
- GV nêu câu hỏi: Tác động của những chính sách của vua A-cơ-ba đối với sự phát triển của Ấn Độ?
- HS trả lời.
- GV nhận xét và chốt ý: Làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng.
- GV trình bày và phân tích: Hầu hết các ông vua còn lại của vương triều đều dùng quyền chuyên chế, độc đoán để cai trị đất nước, một số còn dùng những biện pháp đàn áp quyết liệt.
- GV nêu câu hỏi: Hậu quả của những chính sách thống trị hà khắc đó?
- HS trả lời.
- GV nhận xét và chốt ý: Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng và chia rẽ.
- GV trình bày rõ: Sự suy yếu đó, đặt Ấn Độ trước sự xâm lược của thực dân phương Tây (Bồ Đào Nha và Anh).
1. Sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ.
2. Vương triều Hồi giáo Đê-li.
- Ấn Độ suy yếu, bị chia cắt. Người Hồi giáo Thổ Nhỉ Kỳ tấn công, lập ra Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206 – 1526) lấy kinh đô là Đê-li.
- Chính sách thống trị: truyền bá, áp đặt Hồi giáo, tự cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại; đàn áp dân tộc, đàn áp các tông giáo khác (đạo Phật, đạo Hin-đu).
- Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây: Đạo Hồi được truyền bá đến các nước trong khu vực Đông Nam Á.
3. Vương triều Mô-gôn.
- Thế kỷ XIV, Vương triều Hồi giáo Đê-li suy yếu. Năm 1398, thủ lĩnh – vua Ti-mua Leng thuộc dòng dõi Mông Cổ tấn công Ấn Độ. Đến năm 1526, người Mông Cổ hoàn thành xâm lược Ấn Độ, lập ra Vương triều Mô-gôn.
- Các ông vua đều ra sức củng cố theo hướng “Ấn Độ hóa” và xây dựng đất nước, đưa Ấn Độ phát triển nhất dưới thời vua A-cơ-ba (1556 – 1605).
- Giai đoạn cuối do những chính sách thống trị hà khắc của giai cấp thống trị, Ấn Độ lâm vào khủng hoảng. Đến thế kỷ XIX, Ấn Độ bị thực dân phương Tây xâm lược và rơi vào tay thực dân Anh.
4. Củng cố:
- Nêu sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ?
- Những nét chính của vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn?
- Vị trí của vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ?
5. Dặn dò, bài tập:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Bài tập:
+ Lập bảng thống kê các giai đoạn phát triển của lịch sử Ấn Độ.
+ So sánh Vương triều Hồi giáo Đê-li với Vương triều Mô-gôn.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_7_Su_phat_trien_lich_su_va_nen_Van_hoa_da_dang_cua_An_Do.doc