Giáo án Lịch sử 11 - Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (năm 1918 - 1939)

A. Mục tiêu bài học

I. Về kiến thức

- Một số nội dung chủ yếu về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Đức trong 10 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt là cao trào cách mạng 1918-1923 ở Đức.

- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với nước Đức, quá trình chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền và chuẩn bị phát động chiến tranh thế giới.

II. Về thái độ, tư tưởng, tình cảm

- Hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa phàn động, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít nói chung và phát xít Đức nói riêng.

- Nâng cao tinh thần chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, cảnh giác và góp phần ngăn chặn mọi biểu hiện của chủ nghĩa phát xít mới.

 

docx 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 13332Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 11 - Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (năm 1918 - 1939)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 12:
NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918-1939)
Mục tiêu bài học
Về kiến thức
Một số nội dung chủ yếu về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Đức trong 10 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt là cao trào cách mạng 1918-1923 ở Đức.
Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với nước Đức, quá trình chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền và chuẩn bị phát động chiến tranh thế giới.
Về thái độ, tư tưởng, tình cảm
Hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa phàn động, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít nói chung và phát xít Đức nói riêng.
Nâng cao tinh thần chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, cảnh giác và góp phần ngăn chặn mọi biểu hiện của chủ nghĩa phát xít mới.
Về kĩ năng
Bồi dưỡng khả năng khai thác tư liệu để hiểu những vấn đề lịch sử.
Rèn luyện tư duy độc lập, khả năng so sánh các sự kiện lịch sử khác nhau để tìm ra bản chất của chúng.
Thiết bị, tài liệu dạy học
Lược đồ châu Âu hoặc lược đồ nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Một số tranh, ảnh lịch sử, tài liệu liên quan đến bài học: đoạn phim tài liệu về nước Đức thời kì phát xít Hitle.
Một số bảng thống kê, biểu đồ liên quan đến bài học.
Tiến trình tổ chức hoạt động dạy-học (45 phút)
Ổn định lớp (1 phút): Nắm sĩ số lớp học.
Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Câu hỏi:
Vì sao với trật tự Vécxai-Oasinhtơn, quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản chỉ là tạm thời và mong manh?
Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?
Giảng bài mới (39 phút)
Dẫn nhập vào bài mới (1 phút)
Qua bài 11, chúng ta thấy: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, hệ thống tư bản chủ nghĩa có những biến động to lớn, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. Hậu quả của nó đã đưa đến việc chủ nghĩa phát xít ra đời ở một số nước, trong đó có nước Đức. Cũng bắt đầu từ đây, nước Đức bước vào một thời kì lịch sử đen tối. Để hiểu rõ bước thăng trầm của nước Đức, sự ra đời của chủ nghĩa phát xít Đức và lò lửa chiến tranh thế giới được nóng dần lên như thế nào, chúng ta tìm hiểu bài 12: NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939).
Tiến trình tổ chức hoạt động dạy-học (34 phút)
Thời gian
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản
4ph
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thêm về tình hình nước Đức trong những năm 1918-1929.
Giáo viên trình bày những nét chính nước Đức (1924-1929).
I. Nước Đức trong những năm 1918-1929 (đọc thêm)
1. Nước Đức và cao trào cách mạng 1913-1923
2. Những năm ổn định tạm thời (1924-1929)
17ph
Hoạt động 1: Cá nhân, cả lớp
Giáo viên hỏi: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động đến tình hình kinh tế, xã hội, chính trị ở Đức như thế nào?
Học sinh trả lời.
Giáo viên chốt ý: 
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929-1933 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế nước Đức. 
Về chính trị-xã hội, số người thất nghiệp lên tới 5 triệu người (kết hợp phân tích bảng sau):
SỐ NGƯỜI THẤT NGHIỆP Ở ĐỨC
(1928-1932)
Năm
1928
1930
1932
Số người
1.368.000
3.076.000
5.250.000
Mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. Phong trào đấu tranh của quần chúng lao động dâng cao. Điều này đã khiến cho nền chính trị cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
Giáo viên hỏi: Để đối phó với cuộc khủng hoảng, giai cấp tư sản Đức đã làm gì?
Học sinh trả lời.
Giáo viên chốt ý: Đảng Quốc Xã là một trong các thế lực phản động, hiếu chiến ở Đức lúc này, ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng. Đứng đầu Đảng Quốc xã là Hitle, ra sức tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, chống cộng sản và phân biệt chủng tộc, chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà nước, thoát khỏi khủng hoảng bằng cách thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai (phát xít hóa chế độ).
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sau dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà: Em biết gì về Hitle và thuyết “Không gian sinh tồn” của Hitle?
Học sinh trả lời.
Giáo viên chốt ý.
Giáo viên hỏi: Vì sao chủ nghĩa phát xít lại thắng thế ở Đức?
Học sinh suy nghĩ, trả lời.
Giáo viên nhận xét, chốt ý: 
Giai cấp tư sản cầm quyền không đủ sức mạnh để duy trì nền Cộng hòa Vaima (nền cộng hòa tư sản) vượt qua khủng hoảng. Trong bối cảnh đó, Đảng Quốc xã, đứng đầu là Hitle đã tăng cường hoạt động, mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng, công khai tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, chống cộng sản và phân biệt chủng tộc Đảng Xã hội dân chủ đã từ chối hợp tác với những người cộng sản trong chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân thống nhất chống chủ nghĩa phát xít. Truyền thống quân phiệt Đức (giáo viên gợi lại cho học sinh nhớ về truyền thống quân phiệt Phổ). Do gánh nặng của Hòa ước Vecxai với nước Đức. 
Những điều đó đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức.
Giáo viên hướng học sinh rút ra bài học về vai trò của quần chúng nhân dân và liên hệ với Việt Nam trong thời gian này.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 33: Tổng thống Hin-đen-bua trao quyền Thủ tướng cho Hitle ngày 30/1/1933 trong sách giáo khoa trang 66, giảng: Ngày 30/1/1933, Hitle nhậm chức Thủ tướng và thành lập Chính phủ phát xít. Nước Đức bước vào thời kì đe tối nhất trong lịch sử. Tại sao lại nói như vậy? Chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó ở mục 2.
II. Nước Đức trong những năm 1929-1939
1. Khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền
Cuộc khủng hoảng 1929-1933 đã làm cho Đức khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội.
Đảng Quốc xã mở rộng hoạt động, gây ảnh hưởng trong quần chúng.
Đảng Cộng sản Đức kiên quyết đấu tranh song không giành được thắng lợi.
Ngày 30/1/1933, Hitle lên làm Thủ tướng. Chính phủ phát xít được thành lập. 
12ph
2ph
Hoạt động 2: Nhóm, cả lớp
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, tìm hiểu các vấn đề sau:
+ Nhóm 1: Những chính sách về chính trị của chính quyền Hitle.
+ Nhóm 2: Những chính sách về kinh tế của chính quyền Hitle.
+ Nhóm 3: Những chính sách về đối ngoại của chính quyền Hitle.
+ Nhóm 4: Rút ra nhận xét về các chính sách đối nội, đối ngoại của chính quyền Hitle.
Các nhóm thảo luận trong 3ph, đại diện mỗi phát phát biểu, bổ sung.
Giáo viên nhận xét, chốt ý: 
Về chính trị.
Về kinh tế: Giáo viên kết hợp hướng dẫn học sinh khai thác Bảng thống kê trong sách giáo khoa trang 67 để thấy được sự vươn lên nhanh chóng về kinh tế của nước Đức phát xít, chuẩn bị cơ sở vật chất cho cuộc chiến tranh xâm lược sắp tới.
Về đối ngoại, chính quyền Hitle ráo riết các hoạt động chuẩn bị cho chiến tranh. 
Như vậy, trong những năm 1933-1939, chính quyền Hitle đã thực hiện các chính sách đối nội phản động, chính sách đối ngoại hiếu chiến, đe dọa nền hòa bình, an ninh của châu Âu và thế giới.
Hoạt động 3: Cá nhân, cả lớp
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 34: Cuộc duyệt binh kỉ niệm 5 năm ngày Hitle lên cầm quyền (Béc-lin, tháng 1/1938) trong sách giáo khoa trang 68, hỏi: Em có nhận xét gì qua bức ảnh này?
Học sinh trả lời.
Giáo viên chốt ý: Thực chất đây còn là một cuộc biểu dương lực lượng của chủ nghĩa phát xít. Qua đó còn phản ánh không khí chiến tranh đã nóng lên trên toàn nước Đức-quốc gia đã từng châm ngòi cho cuộc chiến tranh thế giới đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Hòa bình, an ninh của châu Âu và toàn thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu thêm về lá cờ “chữ thập ngoặc” của phát xít Đức.
2. Nước Đức trong những năm 1933-1939
Về chính trị: 
+ Thiết lập nền chuyên chính độc tài và khủng bố công khai. 
+ Đàn áp các đảng phái dân chủ, nhất là Đảng Cộng sản Đức. 
+ Hủy bỏ Hiến pháp Vaima. 
+ Năm 1934: Hitle tự xưng là Quốc trưởng suốt đời.
Về kinh tế: 
+ Xây dựng nền kinh tế tập trung, mệnh lệnh, phụ vụ cho nhu cầu quân sự. 
+ Thành lập Tổng hội đồng kinh tế (7/1933). 
+ Kết quả: Nền kinh tế phục hồi và phát triển nhanh chóng, nhất là công nghiệp.
Về đối ngoại: tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh: 
+ Rút khỏi Hội Quốc liên (1933). 
+ Ban hành lệnh tổng động viên, triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu (1935).
Nước Đức bị biến thành trại lính khổng lồ. Hòa bình ở châu Âu và toàn thế giới bị đe dọa nghiêm trọng.
Củng cố kiến thức, dặn dò học sinh (3 phút)
Củng cố 
Giáo viên cho học sinh làm 2 bài tập sau để củng cố kiến thức đã học:
Bài tập 1: Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Tình hình nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào?
A. Bị suy sụp về kinh tế, chính trị, quân sự.
B. Là nước thắng trận, tình hình trong nước ổn định .
C. Chủ nghĩa phát xít đã được hình thành.
D. Mâu thuẫn xã hội lên cao, nhưng chưa xuất hiện tình thế cách mạng vô sản.
Câu 2: Đặc điểm nổi bật của Đức trong những năm 1918-1923 là:
A. Chế độ quân chủ còn tồn tại.
B. Nền kinh tế khủng hoảng, đồng Mác mất giá trầm trọng.
C. Phong trào cách mạng tạm lắng do sự đàn áp của giai cấp tư sản.
D. Mâu thuẫn xã hội dịu dần do Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
Câu 3: Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Đức là: 
A. Sản xuất công nghiệp giảm 47% so với trước khủng hoảng.
B. Làm 5 triệu người thất nghiệp.
C. Nền Cộng hòa Vaima bị đe dọa.
D. Uy tín của Hitle và Đảng Quốc xã ngày càng được nâng cao, tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức.
Bài tập 2: Chọn ý đúng, sai về chính sách đối nội, đối ngoại của chính quyền Hitle trong những năm 1933-1939.
Nội dung
Đúng
Sai
1. Mục tiêu chính trị của Hitle là thiết lập nền độc tài khủng bố công khai.
X
2. Chính sách đối nội chủ yếu của Đảng Quốc xã là chống Cộng sản và thực hiện các chính sách phân biệt chủng tộc.
X
3. Mục tiêu phát triển kinh tế của Hitle là giải quyết khủng hoảng, cải thiện đời sống nhân dân.
X
4. Trong công nghiệp, Hitle tập trung phát triển ngành công nghiệp quân sự nhất.
X
5. Chính sách đối ngoại chủ yếu của Hitle là ra sức chống phá Liên Xô.
X
Dặn dò
Học bài cũ, chuẩn bị bài 13.
Sưu tầm hình ảnh, tiểu sử Ru-dơ-ven và Chính sách mới của ông.
Rút kinh nghiệm
Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động: 	
Nội dung: 	
Phương pháp: 	
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_12_Nuoc_Duc_giua_hai_cuoc_chien_tranh_the_gioi_1918_1939.docx