Giáo án Lịch sử 12 - Bài 15: Phong trào dân chủ 1936 - 1939

A. Mục tiêu bài học

I. Về kiến thức

Giúp học sinh:

- Biết được những nét chính về tình hình Việt Nam trong những năm 1936–1939 có nhiều thay đổi đã ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung và tính chất của phong trào cách mạng Việt Nam trong thời kì này.

- Hiểu rõ những hình thức đấu tranh mới mẻ, phong phú được Đảng tiến hành trong phong trào dân chủ 1936-1939.

- Thấy được kết quả phong trào đạt được rất to lớn, chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách của quần chúng

- Hiểu và rút ra được những kinh nghiệm quý báu mà Đảng đã lãnh đạo trong phong trào dân chủ 1936–1939.

 

docx 9 trang Người đăng trung218 Lượt xem 13254Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 12 - Bài 15: Phong trào dân chủ 1936 - 1939", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 15:
PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936-1939
Mục tiêu bài học
Về kiến thức
Giúp học sinh:
Biết được những nét chính về tình hình Việt Nam trong những năm 1936–1939 có nhiều thay đổi đã ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung và tính chất của phong trào cách mạng Việt Nam trong thời kì này.
Hiểu rõ những hình thức đấu tranh mới mẻ, phong phú được Đảng tiến hành trong phong trào dân chủ 1936-1939.
Thấy được kết quả phong trào đạt được rất to lớn, chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách của quần chúng
Hiểu và rút ra được những kinh nghiệm quý báu mà Đảng đã lãnh đạo trong phong trào dân chủ 1936–1939.
Về thái độ, tư tưởng, tình cảm
Bồi dưỡng cho học sinh lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng.
Nâng cao nhiệt tình cách mạng, hăng hái tham gia phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Về kĩ năng
Rèn luyện học sinh kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử.
Thiết bị, tài liệu dạy học
Các tác phẩm lịch sử viết về giai đoạn 1936-1939.
Các tác phẩm hồi kí, văn học giai đoạn 1936-1939.
Kênh hình trong sách giáo khoa.
Tiến trình tổ chức hoạt động dạy-học (45 phút)
Ổn định lớp (1 phút): Nắm sĩ số lớp học.
Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Câu hỏi:
Nêu nhận xét về phong trào cách mạng 1930-1931.
Nêu nội dung cơ bản Luận cương chính trị của Đảng (tháng 10/1930).
Giảng bài mới (39 phút)
Dẫn nhập vào bài mới (1 phút)
Trong những năm 1929-1933, kinh tế Việt Nam phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước Pháp. Đời sống của các tầng lớp nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng trong cả nước, với đỉnh cao là là Xô Viết Nghệ-Tĩnh. Bước sang nửa cuối những năm 30 của thế kỉ XX, trước những biến chuyển của tình hình thế giới và trong nước, Đảng Cộng sản Đông Dương đã thay đổi chủ trương, chuyển sang hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, với mục tiêu đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay, bài 15: PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936-1939.
Tiến trình tổ chức hoạt động dạy-học (36 phút)
Thời gian
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản
7ph
Hoạt động 1: Cá nhân, cả lớp
Giáo viên hỏi: Tình hình thế giới những năm 1936-1939 có điểm gì nổi bật? Trước tình hình đó các lực lượng tiến bộ trên thế giới làm gì?
Học sinh trả lời.
Giáo viên chốt ý: Từ giữa những năm 30 của thế kỉ XX, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã kết thúc, nhưng hậu quả của nó vẫn tác động nặng nề đến nhiều nước tư bản chủ nghĩa. Trong bối cảnh như vậy, giới cầm quyền một số nước tư bản đã đối phó bằng cách đưa đất nước vào con đường phát xít hóa, tiêu biểu là ở Đức, Ý, Nhật.
Giáo viên gợi lại kiến thức cũ: Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít ở Đức, Ý, Nhật đã đe dọa nền dân chủ và hòa bình thế giới. Trong nước thiết lập nền chuyên chính độc tài phát xít, thủ tiêu dân chủ, đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân; đối với các dân tộc khác, chuẩn bị lực lượng gây chiến tranh xâm lược, phá hoại hòa bình thế giới.
Giáo viên giảng tiếp: 
Trước tình hình đó, tháng 7/1935, Quốc tế Cộng sản tiến hành Đại hội lần thứ VII tại Matxcova thông qua đường lối đấu tranh mới, bàn về vấn đề chống chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các nước thành lập mặt trận nhân dân chống phát xít. 
Đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu tham dự Đại hội.
Giáo viên hỏi: Vậy tình hình nước Pháp giai đoạn này có gì thay đổi? Sự thay đổi đó có tác động như thế nào đến tình hình nước ta?
Học sinh trả lời. 
Giáo viên chốt ý: Tháng 6/1936, chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền, thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa trong đó có Đông Dương.
Giáo viên mở rộng thêm:
 Ở Trung Quốc, cuối năm 1936, Tưởng Giới Thạch buộc phải bắt tay với Đảng Cộng sản để chống Nhật. Mặt trận dân tộc chống phát xít được hình thành. 
Ở Tây Ban Nha, Mặt trận Nhân dân giành thắng lợi trong kì tuyển cử đầu năm 1936. Chính phủ Mặt trận Nhân dân Tây Ban Nha được thành lập.
I.	Tình hình thế giới và trong nước
1.	Tình hình thế giới
Chính quyền phát xít ở Đức, Ý, Nhật ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
Tháng 7/1935, Quốc tế Cộng sản họp Đại hội VII tại Matxcơva bàn về vấn đề chống chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các nước thành lập mặt trận nhân dân chống phát xít.
Tháng 6/1936, Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.
8ph
Hoạt động 2: Cá nhân, cả lớp
Giáo viên giảng: Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp sau khi lên cầm quyền đã thi hành một số chính sách tiến bộ ở Đông Dương.
Giáo viên hỏi: Chính phủ Pháp đã thi hành những chính sách tiến bộ gì ở Đông Dương?
Học sinh trả lời.
Giáo viên chốt ý: 
Chính phủ Pháp đã cử phái viên sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, sửa đổi đôi chút về luật bầu cử vào Viện Dân biểu, ân xá một số tù chính trị, nới rộng quyền tự do báo chí, cho phép các đảng, phái chính trị được hoạt động 
Lúc này, trong nước có nhiều Đảng phái với xu hướng chính trị khác nhau cùng hoạt động, trong đó Đảng Cộng sản Đông Dương là mạnh nhất, có chủ trương rõ ràng, tổ chức chặt chẽ.
Giáo viên hỏi: Tình hình kinh tế nước ta trong những năm 1936-1939 như thế nào?
Học sinh trả lời.
Giáo viên chốt ý: Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), thực dân Pháp ở Đông Dương đã tăng cường bóc lột thuộc địa để bù đắp thiếu hụt kinh tế cho “chính quốc”. 
Giáo viên giảng theo sách giáo khoa, đồng thời làm rõ thêm: Nông nghiệp lạc hậu; công nghiệp đẩy mạnh phát triển khai thác mỏ, một số ngày công nghiệp nhẹ như dệt, xi măng...; thương nghiệp, chính quyền thực dân chiếm độc quyền những mặt hàng thiết yếu. 
Giáo viên hỏi: Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế nước ta trong những năm 1936-1939?
Học sinh trả lời.
Giáo viên chốt ý: Kinh tế nước ta trong những năm 1936-1939 có sự phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển chỉ tập trung vào những ngành đáp ứng cho nhu cầu chiến tranh. Nền kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu và bị phụ thuộc.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bảng sau, đồng thời kết hợp giảng giải để học sinh biết được tình hình xã hội nước ta trong những năm 1936-1939:
Giai cấp
Đời sống
Công nhân
Số công nhân thất nghiệp ngày càng nhiều.
Nông dân
Không đủ ruộng cày.
Mức địa tô cao.
Tiểu tư sản
Tiểu tư sản trí thức thất nghiệp.
Công chức lương thấp.
Tư sản
Tư sản dân tộc bị chèn ép.
Giáo viên hỏi: Em có nhận xét gì về đời sống của nhân dân ta lúc này?
Học sinh trả lời.
Giáo viên chốt ý: Đời sống của các tầng lớp nhân dân không được cải thiện, thất nghiệp, nợ nần, đói kém vẫn diễn ra ở cả thành thị lẫn nông thôn.
Giáo viên cung cấp thêm: Theo số liệu chính thức ở Bắc Kì thì giá sinh hoạt tháng 6/1939 tăng 40% so với tháng 9/1938 và so với năm 1914 thì tăng 177%. Trong khi đó, tiền lương chỉ tăng từ 10 đến 12%, vì vậy một làn sóng bãi công đã nổ ra. (Hồ Chí Minh, Tuyển tập, Tập 1, Sđd, tr.546).
Giáo viên giảng tiếp: Chính vì thế, họ đã hăng hái tham gia phong trào đấu tranh đòi tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
2. Tình hình trong nước
Chính trị: Chính phủ Pháp thi hành một số chính sách tiến bộ ở Đông Dương:
+ Nới rộng quyền tự do, dân chủ.
+ Cho phép các đảng, phái chính trị được hoạt động.
Kinh tế: Thực dân Pháp đã tăng cường bóc lột thuộc địa để bù đắp cho chính quốc, tạo ra những thay đổi nhưng kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế phụ thuộc vào Pháp.
Xã hội: Mọi tầng lớp nhân dân đều khốn cùng, vì vậy họ rất hăng hái đứng dậy đấu tranh đòi tự do, cơm áo, hoà bình dưới sự lãnh đạo của Đảng.
7ph
Hoạt động 3: Cá nhân, cả lớp
Giáo viên dẫn dắt: 
Trước tình hình mới, trong đó nổi bật là chủ nghĩa phát xít xuất hiện, Quốc tế Cộng sản đã đề ra chủ trương đúng đắn trong cuộc đấu tranh chống phát xít. Để có đường lối đấu tranh phù hợp, Đảng ta đã đề ra chủ trương mới. 
Tháng 7/1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, do Lê Hồng Phong làm chủ trì, họp ở Thượng Hải (Trung Quốc) đã diễn ra. 
Hội nghị dựa trên Nghị quyết Đại hội lần VII của Quốc tế Cộng sản và căn cứ vào tình hình cụ thể ở Việt Nam đã định ra chủ trương mới trong đường lối và phương pháp đấu tranh. 
Giáo viên hỏi: Đường lối chiến lược cách mạng và phương pháp đấu tranh trong thời kì này có gì khác với thời kì 1930-1931?
Học sinh trả lời.
Giáo viên chốt ý: Hội nghĩ đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương vẫn là chống đế quốc và phong kiến. Nhưng nhiệm vụ trực tiếp lúc này là tập trung vào việc đòi quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống, chống phát xít và bảo vệ hòa bình thế giới. Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương nhằm tập hợp mọi lực lượng tiến bộ, bảo vệ dân chủ và hòa bình.
Giáo viên hỏi: Em có nhận xét gì về sự thay đổi về đường lối chiến lược cách mạng và phương pháp đấu tranh của Đảng?
Học sinh suy nghĩ, trả lời.
Giáo viên chốt ý: Đó là sự thay đổi đúng đắn và kịp thời, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cũng như yêu cầu của cách mạng Việt Nam. Điều này cũng chứng tỏ Đảng đã trưởng thành hơn trong việc chỉ đạo sách lược đấu tranh.
Giáo viên giảng tiếp: 
Đảng Cộng sản Đông Dương còn kêu gọi các đảng phái chính trị, các tổ chức quần chúng và nhân dân Đông Dương hành đồng, đấu tranh cho dân chủ. 
Với những chủ trương đó, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tập hợp được lực lượng cách mạng đông đảo, kể cả những người tiến bộ trong giới cầm quyền đế quốc và phong kiến nước ta lúc đó. Phong trào quần chúng lan rộng trong cả nước.
Giáo viên giảng: Sau Hội nghị này, Hà Huy Tập được cử làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương. Tiếp đó, Hội nghị Trung ương các năm 1937 và 1938 đã bổ sung và phát triển nội dung cơ bản của Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 7/1936. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 3/1938, Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương đổi thành Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
Giáo viên chốt ý: Nghị quyết của các hội nghị trên là sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng.
II. Phong trào dân chủ 1936-1939
1. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7/1936
Tháng 7/1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, do Lê Hồng Phong làm chủ trì đã họp ở Thượng Hải (Trung Quốc).
Nội dung hội nghị: (PHỤ LỤC 1).
8ph
Hoạt động 4: Cá nhân, cả lớp
Giáo viên dẫn dắt: Hoạt động công khai, hợp pháp đầu tiên của Đảng là phong trào Đông Dương Đại hội.
Giáo viên giải thích “Đông Dương Đại hội”: Đây là cách viết theo lối “Hán-Việt” mà ở thời kì này người ta quen dùng. Hiện nay có một số cuốn sách viết là Đại hội Đông Dương. Về nghĩa không có gì khác nhau, nhưng ta nên dùng thuật ngữ đương thời.
Giáo viên giảng: Từ giữa năm 1936, được tin Quốc hội Pháp sẽ cử một phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, Đảng chủ trương vận động và tổ chức nhân dân họp bàn các yêu cầu tự do, dân chủ để thảo ra các bản “dân nguyện” gửi tới phái đoàn, tiến tới triệu tập Đông Dương Đại hội (8/1936). Các ủy ban hoạt động được thành lập khắp cả nước. Quần chúng sôi nổi tham gia mít tinh, hội họp. 
Giáo viên giảng tiếp: 
Đây là một phong trào được tổ chức hợp pháp, bề ngoài dường như hưởng ứng chủ trương của Quốc hội Pháp.
Khi phong trào diễn ra rầm rộ, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia thì giữa tháng 9/1936, chính quyền thực dân lo sợ đã ra lệnh giải tán các ủy ban hoạt động, cấm các cuộc hội họp của nhân dân.
Giáo viên hỏi: Phong trào Đông Dương Đại hội đã có tác động như thế nào đến cách mạng nước ta thời kì này?
Học sinh trả lời.
Giáo viên chốt ý: Mặc dù phái đoàn của Quốc hội Pháp không sang, phong trào Đông Dương Đại hội bị cấm hoạt động, nhưng nó đã dấy lên phong trào đòi quyền tự do, dân chủ, cải thiện đời sống. Chính quyền thực dân đã phải giải quyết một phần yêu sách của nhân dân.
Giáo viên giảng tiếp: 
Đầu năm 1937, phái viên của Chính phủ Pháp G.Gôđa sang điều tra tình hình Đông Dương và Brêviê nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. Lợi dụng sự kiện này, Đảng tổ chức quần chúng mít tinh “đón rước”, nhưng thực chất là biểu dương lực lượng. 
Ở Hà Nội có đến 3 vạn người xếp hàng từ ga Hàng Cỏ dọc theo lề đường Gămbêtta để đón Gôđa, đến đâu nhân dân cũng biểu tình đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 34 sách giáo khoa trang 101, hỏi: Em biết gì về sự kiện này? Qua bức ảnh em có nhận xét gì?
Học sinh trả lời.
Giáo viên nhận xét, chốt ý: 
Trong những năm 1937-1939, các cuộc mít tinh đòi quyền sống của các tầng lớp nhân dân vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động 1/5/1938. 
Ngày 1/5/1938, tất cả các đoàn thể quần chúng gồm trên 25.000 người, hàng ngũ chỉnh tề, có người phụ trách từng nhóm, từng đoạn, mỗi người đều có huy hiệu trên ngực và khẩu hiệu cài trên mũ nón. Trước lễ đài cuộc mít tinh, có các khẩu hiệu lớn: “Ủng hộ Mặt trận bình dân Pháp”, “Tự do nghiệp đoàn”, “Chống phát xít và đấu tranh chống nạn sinh hoạt đắt đỏ Đại biểu của Đảng Xã hội, công nhân, nông dân, tri thức, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lên công khai phát biểu trước quần chúng. 
Bọn thực dân Pháp rất căm tức, nhưng trước cuộc mít tinh lớn có hàng vạn người tham gia, có tổ chức, có kế hoạch, có chỉ đạo chặt chẽ, thực dân Pháp đành bất lực.
2. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu
a) Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ
Phong trào tiêu biểu: 
+ Giữa năm 1936: phong trào Đông Dương Đại hội.
+ Đầu năm 1937: phong trào đón rước G.Gôđa và Toàn quyền mới ở Đông Dương.
+ Mít tinh kỉ niệm Quốc tế Lao động 1/5/1938.
Hình thức đấu tranh: hội họp, mít tinh, biểu tình đưa yêu sách đòi tự do, dân chủ.
2ph
Giáo viên giảng về một số nét tiêu biểu về phong trào đấu tranh nghị trường và trên lĩnh vực báo chí để học sinh hiểu
b) Đấu tranh nghị trường (đọc thêm)
c) Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí (đọc thêm)
4ph
Hoạt động 5: Cá nhân, cả lớp
Giáo viên hỏi: Những kết quả mà phong trào này đạt được tác động như thế nào đến sự phát triển cách mạng?
Học sinh trả lời.
Giáo viên chốt ý.
Giáo viên hỏi: Em hãy nêu bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-1939.
Học sinh trả lời.
Giáo viên chốt ý.
3. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-1939
a) Ý nghĩa lịch sử
Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách cụ thể về dân sinh dân chủ. 
Quần chúng được giác ngộ và tham gia vào lực lượng chính trị hùng hậu.
b) Bài học kinh nghiệm
Kinh nghiệm xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, tổ chức lãnh đạo quần chúng, đấu tranh công khai, hợp pháp, đấu tranh nội bộ.
Nhận ra hạn chế của mình trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc.
Là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai của Đảng ta chuẩn bị lực lượng cho cách mạng Tháng tám 1945.
Củng cố kiến thức, dặn dò học sinh (2 phút)
Củng cố 
Vào nửa cuối những năm 30 của thế kỉ XX, trước những biến chuyển của tình hình thế giới và trong nước, Đảng Cộng sản Đông Dương đã thay đổi chủ trương, chuyển sang hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, với mục tiêu đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Phong trào dân chủ 1936-1939 đã có ý nghĩa to lớn và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào cách mạng nước ta. Đây được xem là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai của Đảng ta chuẩn bị lực lượng cho cách mạng Tháng tám 1945.
Dặn dò
Học bài cũ, chuẩn bị bài 16.
Hoàn thành bảng so sánh sau:
Tiêu chí so sánh
Phong trào 1930-1931
Phong trào 1936-1939
Kẻ thù
Nhiệm vụ
Hình thức đấu tranh
Lực lượng tham gia
Phạm vi
Ý nghĩa
Phụ lục
1. Nội dung Hội nghị tháng 7/1936:
Nhiệm vụ cách mạng
Nhiệm vụ chiến lược: Chống đế quốc, chống phong kiến.
Nhiệm vụ trực tiếp: Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
Phương pháp đấu tranh
Kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
Chủ trương
Thành lập Mặt trận Thống nhất Nhân dân phản đế Đông Dương.
Rút kinh nghiệm
Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động: 	
Nội dung: 	
Phương pháp: 	
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_15_Phong_trao_dan_chu_1936_1939.docx