Giáo án Lịch sử 6 - Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 * Nhận biết được:

 - Cách tính thời gian trong lịch sử.

 - Hiểu được các khái niệm “thập kỉ” “thế kỉ” “thiên niêm kỉ”, thời gian “trước Công nguyên”, “sau Công nguyên”; làm bài tập về tính thời gian.

2. Thái độ:

 - Giáo dục HS quý trọng thời gian, biết tiết kiệm thời gian; có ý thức về tính chính xác và tác phong khoa học trong mọi việc.

 3. Kỹ năng:

 - Bồi dưỡng cách ghi và tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỷ chính xác.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án, SGK, Lịch treo tường.

 2. Học sinh: Vở ghi, SGK, dụng cụ học tập.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1470Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 6 - Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 Ngày soạn: 03/09/2015
 Tiết: 2 Ngày dạy:./09/2015
Bài 2: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 * Nhận biết được: 
 - Cách tính thời gian trong lịch sử.
 - Hiểu được các khái niệm “thập kỉ” “thế kỉ” “thiên niêm kỉ”, thời gian “trước Công nguyên”, “sau Công nguyên”; làm bài tập về tính thời gian.
2. Thái độ:
 - Giáo dục HS quý trọng thời gian, biết tiết kiệm thời gian; có ý thức về tính chính xác và tác phong khoa học trong mọi việc.
 3. Kỹ năng:
 - Bồi dưỡng cách ghi và tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỷ chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, Lịch treo tường.
 2. Học sinh: Vở ghi, SGK, dụng cụ học tập.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
 - Lịch sử là gì ? Học lịch sử để làm gì ? 
 - Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ? 
 2. Giới thiệu bài mới: (1 phút)
 * Các em đã biết lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ theo thứ tự thời gian. Vậy muốn hiểu và dựng lại lịch sử phải sắp xếp các sự kiện đó theo thứ tự thời gian. Vậy cách tính thời gian trong lịch sử như thế nào? Thế giới đã dùng lịch ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu điều này.
 3. Bài mới: (34 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNGCẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu tại sao phải xác định thời gian. ( 10 phút)
HS: Quan sát hình 1,2.
? Xem lại hình 1 và 2, em có thể nhận biết được trường làng hay tấm bia đá được dựng lên cách đây bao nhiêu năm ? 
HS: (rất nhiều năm ).
? Vậy chúng ta có cần biết thời gian dựng một tấm bia tiến sĩ nào đó không ?
GV: sơ kết và giảng: không phải các tiến sĩ đều đỗ cùng một năm, phải có người trước, người sau, bia này có thể dựng trước bia kia rất lâu. 
-> Người xưa đã có cách tính và cách ghi thời gian .
? Muốn hiểu và dựng lại lịch sử chúng ta phải làm gì ?
HS: (sắp xếp các sự kiện )
? Dựa vào đâu và bằng cách nào con người tính được thời gian?
HS: đọc Sgk.
GV giảng :Con người thấy nhiều hiện tượng tự nhiên lặp đi lặp lại, hết sáng đến tối, trăng khuyết lại trăng tròn (tháng), thời gian nóng -> lạnh (mùa xuân đi, mùa xuân đến).
=> Có quan hệ mật thiết với đời sống của con người.
Hoạt động 2: Tìm hiểu người xưa đã tình thời gian như thế nào? (11 phút)
? Cuộc sống hàng ngày, em thấy có những hiện tượng nào cứ lặp đi lặp lại? 
HS: (sáng, tối, ngày đêm, mặt trăng mọc, lặn )
? Ngày, tháng, mùa, năm có quan hệ với đời sống của người nông dân như thế nào? 
HS: (mật thiết, dựa vào đó để trồng trọt và thu hoạch và phù hợp )
? Để đạt được kết qủa cao trong lao động, sản xuất con người đã làm gì ? 
HS: (làm ra lịch )
? Con người dựa trên cơ sở nào để làm ra lịch ?
GV: Người xưa cho rằng mặt trời, mặt trăng đều quay quanh trái đất, tuy nhiên họ tính khá chính xác: một tháng là một tuần trăng (29 ->30 ngày, một năm có 360 -> 365 ngày), Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
? Thế nào là âm lịch ? 
GV: (theo quan niệm của người phương đông căn cứ mặt trăng quay một vòng quanh trái đất hết 29 ngày – 12 giờ. Một năm có 12 tháng, năm nhuận có 13 tháng)
? Thế nào là dương lịch ? 
GV: (quan niệm của người phương Tây Trái đất quay quanh mặt trời, một vòng là một năm, chia ra tháng , ngày. Tháng có 30 ngày hoặc 31 ngày, tháng 2 có 28 ngày, bốn năm có một năm nhuận và thêm một ngày vào tháng 2).
Hoạt động 3: Tìm hiểu xem thế giới có cần một thứ lịch chung hay không? (13 phút)
GV: Gọi học sinh đọc “Những ngày lịch sử và kỉ niệm” Sgk trang 6.
? Em hãy cho biết có những loại lịch nào ? 
HS: ( Lịch âm và lịch dương )
GV: cho học sinh quan sát quyển lịch và khẳng định đó là lịch chung của thế giới => gọi là công lịch .
? Vì sao phải có công lịch ? 
GV: (xã hội loài người ngày càng phát triển, nhu cầu trao đổi. ).
? Công lịch được tính như thế nào ?
 + Một năm có 12 tháng hay 365 ngày
 + 100 năm là một thế kỷ.
 + 1000 năm là một thiên niên kỷ.
 + 10 năm là một thập kỷ.
 TCN CN SCN
 179 111 50 40 248 252
1. Tại sao phải xác định thời gian.
- Muốn hiểu và dựng lại lịch sử, phải sắp xếp các sự kiện theo thời gian => xác định thời gian là thực sự cần thiết và là một nguyên tắc cơ bản, quan trọng của lịch sử.
2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào ?
- Dựa vào quan sát và tính toán chu kỳ của mặt trăng, mặt trời => làm ra lịch.
- Có hai cách tính ra lịch:
+ Âm lịch: Chu kỳ vòng quay Mặt Trăng quanh Trái Đất.
+ Dương lịch: Chu kỳ vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.
3. Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không ?
-Lịch chung của thế giới tính là Công lịch (dương lịch).
- 1 năm = 12 tháng (năm nhuận thêm 1 ngày).
- 10 năm = 1 thập kỉ
- 100 năm = 1 thế kỉ
- 1000 năm = 1 thiên niên kỉ
4. Củng cố:( 4 phút) 
- GV cho HS làm bài sau: 
1 năm =  tháng 
100 năm = thế kỷ
10 năm =  thập kỷ 
1000 năm =  thiên niên kỷ 
- Hiện nay trên thế giới có mấy loại lịch ? 
- Lịch chung của thế giới là loại lịch nào ? gọi là lịch gì ? 
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút)
- Học bài cũ và trả lời câu hỏi SGK/ 7.
- Xem trước bài 3 và trả lời câu hỏi trong SGK /9,10.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet_2_Bai_2_Cach_tinh_thoi_gian_trong_lich_su.doc