Giáo án Lịch sử 7 - Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần - Nguyễn Thị Lệ Hằng - Trường THCS Lê Thiện

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: nông nghiệp (đắp đê, khai hoang), thủ công nghiệp (hình thành các phường hội ở Thăng Long), thương nghiệp (hình thành nhiều chợ và trung tâm buôn bán).

2. Kĩ năng: rèn kĩ năng động não, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử.

3. Tư tưởng: Hình thành thói quen biết khắc phục khó khăn, biện pháp; hình thành nhân cách tốt biết yêu lao động để phát triển kinh tế.

A. CHUẨN BỊ

1. Thầy: Soạn bài (chế bản bằng vi tính và giáo án điện tử); máy chiếu đa năng.

- Sách giáo khoa Lịch sử 7 + sách giáo viên + chuẩn kiến thức kĩ năng + hướng dẫn tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường;

- Phương pháp: động não, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử, kĩ năng sống .

2. Trò: Học bài cũ, đọc – soạn bài mới theo sự hướng dẫn của giáo viên từ tiết trước: tư liệu về kinh tế và xã hội thời Trần sau chiến tranh,.

B. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ. (kiểm tra đầu giờ). ( 2 phút) GV soạn trình chiếu trên phần mềm Powe Point.

Em hãy chọn những đáp án đúng.

 

doc 12 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2776Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần - Nguyễn Thị Lệ Hằng - Trường THCS Lê Thiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06 – 11 – 2013 
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Tiến độ
Ghi chú
14 – 11 – 2013
4
7D2
27
Thi GV giỏi
 BÀI 15. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HÓA THỜI TRẦN
	 TIẾT 27. I. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
MỤC TIÊU
Kiến thức: nông nghiệp (đắp đê, khai hoang), thủ công nghiệp (hình thành các phường hội ở Thăng Long), thương nghiệp (hình thành nhiều chợ và trung tâm buôn bán).
Kĩ năng: rèn kĩ năng động não, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử.
Tư tưởng: Hình thành thói quen biết khắc phục khó khăn, biện pháp; hình thành nhân cách tốt biết yêu lao động để phát triển kinh tế.
CHUẨN BỊ
Thầy: Soạn bài (chế bản bằng vi tính và giáo án điện tử); máy chiếu đa năng.
- Sách giáo khoa Lịch sử 7 + sách giáo viên + chuẩn kiến thức kĩ năng + hướng dẫn tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường; 
- Phương pháp: động não, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử, kĩ năng sống ...
Trò: Học bài cũ, đọc – soạn bài mới theo sự hướng dẫn của giáo viên từ tiết trước: tư liệu về kinh tế và xã hội thời Trần sau chiến tranh,...
B. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Kiểm tra bài cũ. (kiểm tra đầu giờ). ( 2 phút) GV soạn trình chiếu trên phần mềm Powe Point. 
Em hãy chọn những đáp án đúng.
 Câu 1. Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên:
A
 . Sự tham gia tích cực, chủ động của tất cả các tầng lớp nhân dân.
B
 . Sự chuẩn bị chu đáo về tiềm lực mọi mặt.
C
 . Đường lối chiến lược chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
Quân đôi Đại Việt mạnh hơn quân Mông – Nguyên.
 Câu 2. Ý nào không đúng về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên:
 A. đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên
 B. bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ
C
 C. . động viên tinh thần của quân Nguyên
 D. thắng lợi đó góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam.
* Giới thiệu bài mới (1 phút)
 - Nền kinh tế nước ta dưới triều Trần rất phát triển nhưng do cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên kéo dài nên đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho quốc gia Đại Việt. Sau các cuộc kháng chiến thắng lợi, nhà Trần đã làm gì để khắc phục hậu quả của chiến tranh và kết quả các chính sách đó đối với tình hình kinh tế - xã hội ra sao. Đó là nội dung của bài mới.
2. Dạy học bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
(Chuẩn kĩ năng cơ bản cần đạt)
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
(Chuẩn kiến thức cơ bản cần đạt – ghi bảng)
Hoạt động 1. HS tìm hiểu tình hình nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp thời Trần. ( 24 phút)
* Cách tiến hành
 GV khái quát: nói đến kinh tế là ta nói đến những mặt sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
 H. Em hãy cho biết tình hình kinh tế nước ta sau cuộc kháng chiến xâm lược Mông – Nguyên.
Trả lời: Kinh tế không phát triển, làng mạc tiêu điều, ruộng đồng bị bỏ hoang, dân phiêu tán khắp nơi.
H. Theo em, yêu cầu đặt ra lúc này đối với nhà Trần là gì?
Trả lời: Nhà nước phải có biện pháp phục hồi và phát triển kinh tế nông nghiệp.
H. Theo em, nhà Trần có biện pháp gì để phục hồi và phát triển kinh tế nông nghiệp.
 + Nhà Trần đã có những biện pháp để khuyến khích sản xuất:
- Công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng xã được mở rộng, đê điều được củng cố.
- Các vương hầu, quý tộc mộ người 
đi khai hoang lập điền trang.
- Nhà Trần ban thái ấp cho quý tộc.
- Ruộng đất tư hữu của địa chủ ngày càng nhiều.
H. Hãy cho biết khai khẩn đất hoang và củng cố đê điều có tác dụng gì.
Trả lời: 
- khai khẩn đất hoang để mở rộng diện tích canh tác, làng, xã được mở rộng.
 - củng cố đê điều để dễ tưới tiêu vào đồng ruộng. Làm thủy lợi rất cần thiết đối với nghề nông trồng lúa nước.
Giảng:
- Năm 1266, do nhu cầu khẩn trương mở rộng thêm diện tích canh tác và thực hiện chủ trương củng cố thêm thế lực của quý tộc Trần, vua Trần cho các vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập những người phiêu tán không có sản nghiệp làm nô tì để khai khẩn ruộng hoang lập điền trang.
- Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thắng lợi vua Trần ban thưởng ruộng đất cho người có công làm bổng lộc gọi là thái ấp.
- Ruộng đất tư hữu: ruộng đất thuộc sở hữu của cá nhân.
H. Qua đó em hiểu thế nào là vương hầu, quý tộc và điền trang, thái ấp.
(SGK tr 151, 154) – Gọi 2 HS trả lời.
HS trả lời – GV trình chiếu:
- vương hầu: tầng lớp quý tộc bậc cao nhất xã hội phong kiến nói chung.
- quý tộc: người thuộc tầng lớp trên có nhiều quyền lực, bổng lộc trong xã hội phong kiến.
 - điền trang: ruộng đất tư của quý tộc, vương hầu thời Trần do khai hoang mà có. 
- thái ấp: số ruộng đất của quý tộc, vương hầu, quan lại được nhà vua cấp hẳn làm bổng lộc, thuộc quyền sở hữu của người được cấp thái ấp làm của riêng.
Gv: Ngoài ra còn có ruộng đất do nhà nước trực tiếp (sơn lăng, tịch điền, quốc khố) và ruộng đất của thôn làng (công làng xã chiếm phần lớn diện tích ruộng đất trong nước và là nguồn thu nhập chính của nhà nước. Các làng, xã chia ruộng cho nông dân cày cấy và thu thuế. 
H. Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế nông nghiệp của Đại Việt sau chiến tranh.
GV chốt: Nông nghiệp được phục hồi và phát triển..
H. Theo em nguyên nhân nào khiến nền kinh tế nông nghiệp phát triến như vậy.
Gợi ý: Nhà nước đã có các biện pháp khuyến nông: đắp đê, khai hoang, lập ấp,...).
GV: Nhờ có những chính sách khuyến nông phù hợp và nhân dân hăng hái tham gia sản xuất mà nông nghiệp đã phát triển và kéo theo sự phát triển của thủ công nghiệp. Vậy thủ công nghiệp như thế nào --> TCN.
H. Tình hình thủ công nghiệp thời Trần sau chiến tranh như thế nào.
Trả lời:
- Thủ công nghiệp do nhà nước trực tiếp quản lí rất phát triển: làm đồ gốm tráng men, dệt vải, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển...
- Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển, nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đông, làm giấy và khắc bản in, nghề mộc và xây dựng, khai khoáng.
+ Một số thợ thủ công tụ họp lại lập thành làng nghề. Một số người tới Thăng Long lập ra phường nghề.
GV giảng: Làng nghề: sản xuất các sản phẩm cùng chủng loại, không chỉ có tính chất kinh tế mà còn bao gồm cả tính văn hóa. 
GV: Thời nhà Trần có các làng nghề gốm: Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng (Bắc Ninh); rèn sắt chuyên nghiệp có Tùng Lâm, Hoa Chàng (Nghệ An); đúc đồng có làng Đại Bái – Gia Bình – Bắc Ninh; nghề mộc và xây dựng: Thăng Long, Tức Mặc, Vạn Kiếp; nghề Khai khoáng: khai thác vàng, bạc, đồng, chì, thiếc ở Thái Nguyên, Lạng Sơn,... 
H. Em hãy kể tên làng nghề mà em biết còn được lưu truyền đến ngày nay.
 Trả lời: nghề gốm: Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng (Bắc Ninh),...
GV chiếu 1 vài hình ảnh làng nghề ngày nay: đồ gốm (Bát Tràng); đúc đồng (Đại Bái – Băc Ninh).
GV chiếu: H 35 ( Thạp gốm hoa nâu thế kỉ XIII – XIV), H 36 ( gạch đất nung chạm khắc nổi TK XIII – XIV) – cho HS quan sát.
H.Quan sát miêu tả vài nét về hình dáng, hoa văn,... 
GV chốt: 
- H 35 ( Thạp gốm hoa nâu thế kỉ XIII – XIV) được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam: Dáng thạp to, vững chắc, cốt gốm dày dặn; tráng men ngọc. Quanh miệng thạp trang trí một vòng cánh sen dày dặn, bốn góc vai thạp gắn bốn núm tai cách đều nhau.Thân thạp trang trí hoa văn theo lối khắc họa tô nâu, giản dị, thoáng đạt. Quanh phần chân thạp, khắc vẽ những đường cong đơn giản hình móc câu nối tiếp, uốn lượn nhấp nhô. Thạp gốm hoa nâu nói riêng, đồ gốm hoa nâu nói chung sản xuất ra chủ yếu phục vụ nhân dân trong nước chứ không bán ra nước ngoài. Gốm hoa nâu không chỉ có giá trị sử dụng mà về nghệ thuật độc đáo tạo nên phong cách rất Việt Nam và mang đậm nét nghệ thuật dân gian.
- H 36 ( gạch đất nung chạm khắc nổi TK XIII – XIV) được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam: Những viên gạch này được tìm thấy rất nhiều ở khu Thiên Trường (Nam Định), Quần Ngựa (Thăng Long), chùa Hoa Yên (Uông Bí – Quảng Ninh). Loại gạch này có nhiều hình dáng, kích thước khác nhau, hoa văn trang trí phong phú, gồm hình rồng, phượng, hoa lá (sen, cúc... – biểu tượng của Phật giáo) được khắc chìm nổi hoặc nổi trên mặt gạch. Bố cục trang trí rất linh hoạt. Có những bố cục trọn vẹn trong một viên gạch như những viên gạch vuông mỗi cạnh dài 35 – 40 cm. Phần lớn các bộ phần trang trí này làm bằng đất nung già để mộc, có màu đỏ tươi, ít khi phủ men. Gạch dùng để lát nền nhà hoặc ốp trang trí mặt tường.
 H, Em có nhận xét gì về thủ công nghiệp thời Trần.
GV chốt: ’ Thợ thủ công có tay nghề cao tạo ra các mặt hàng ngày càng tốt, đẹp hơn đạt trình độ kĩ thuật cao.
 GV chốt – dẫn dắt: thủ công nghiệp phát triển và đạt trình độ kĩ thuật cao kéo theo sự phát triển của thương nghiệp. 
H. Tại sao thủ công nghiệp phát triển lại kéo theo sự phát triển của thương nghiệp.
Trả lời: Vì các mặt hàng sản xuất ra cần tiêu thụ và do nhu cầu trao đổi hàng hóa trong và ngoài khu vực.
H. Theo em, tình hình thương nghiệp thời Trần sau chiến tranh như thế nào.
Trả lời: + Nội thương:
- Buôn bán tấp nập, chợ mọc lên ở nhiều nơi, xuất hiện 1 số thương nhân, thường tập trung ở đô thị, thương cảng.
- Thăng Long: trung tâm kinh tế sầm uất của cả nước.
+ Ngoại thương:
- cảng Vân Đồn: nơi trao đổi buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh..
GV nhấn mạnh: Thăng Long (Hà Nội ngày nay) vẫn là trung tâm kinh tế sầm uất trong cả nước.
GV cho Hs thảo luận – 5 phút
H. So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa kinh tế thời Trần với kinh tế thời Lý theo bảng sau:
- GV phát phiếu học tập cho HS.
- Cử đại diện nhóm trình bày – các nhóm khác nhận xét (bổ sung).
- GV nhận xét – đánh giá – chốt kiến thức.
 Bảng so sánh kinh tế thời Trần với kinh tế thời Lý
KINH TẾ
THỜI TRẦN
THỜI LÝ 
Nông nghiệp
Thủ công nghiệp
Thương nghiệp
* Giống nhau:......................................
...............................................................
* Khác nhau:......................................
.............................................................
Gv chiếu:
 Bảng so sánh kinh tế thời Trần với kinh tế thời Lý
KINH TẾ
THỜI TRẦN
THỜI LÝ
Nông nghiệp
- ruộng đất: của nhà nước, vương hầu, quý tộc, địa chủ
 khai khẩn đất hoang
- đắp đê
- ruộng đất thuộc quyền tối cao của nhà vua
- khai khẩn đất hoang
- đắp đê
Thủ công nghiệp
- Nhà nước trực tiếp quản lí, mở rộng: dệt lụa, đồ gốm,...
- Trong nhân dân rất phổ biến và phát triển.
Trong dân gian: dệt lụa, xây nhà,...
Thương nghiệp
- Buôn bán trong và ngoài nước: Thăng Long, vân Đồn
Buôn bán trong và ngoài nước: Vân Đồn tấp nập, sầm uất
* Giống nhau: đều quan tâm để phát triển kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp
* Khác nhau: Thời Trần:
- Về nông nghiệp: ruộng đất tư hữu dưới thời Trần chiếm diện tích nhiều hơn: điền trang, thái ấp, địa chủ.
- Về thủ công nghiệp: nhà nước trực tiếp quản lí được mở rộng và nhiều nghề khác nhau.
==> Đây chính là điểm mới về kinh tế thời Trần.
* Kết luận: mặc dù bị chiến tranh tàn phá nhưng nền kinh tế dưới thời Trần luôn được chăm lo – kinh tế nhanh chóng được phục hồi và phát triển rực rỡ. Kinh tế có sự chuyển biến kéo theo những chuyển biến về mặt xã hội --> 2.
Hoạt động 2. HS tìm hiểu các tầng lớp xã hội thời Trần và đặc điểm (10 phút)
* Cách tiến hành
GV dẫn dắt: Ở bài trước các em đã biết về các tầng lớp trong xã hội Lý.
H. Nhắc lại các tầng lớp trong xã hội thời Lý.
Gợi ý: - Vua; quan lại, hoàng tử, công chúa. - Nông dân
 - Thợ thủ công, thương nhân
 - Nô tì.
GV chuyển: xã hội thời Trần có những tầng lớp nào chúng ta cùng tìm hiểu.
H. Xã hội thời Trần có những tầng lớp nào? Đặc điểm các giai cấp đó?
GV chiếu sơ đồ câm – HS điền (GV chốt)
Gv kết hợp với sơ đồ trình chiếu sơ đồ để giảng (phụ lục)
 * Đặc điểm của các giai cấp: - vương hầu, quý tộc có nhiều ruộng đất (điền trang, thái ấp), có nhiều đặc quyền đặc lợi, nắm trong tay các chức vụ chủ yếu trong triều đình.
 - địa chủ: có nhiều ruộng đất tư – giàu có
- nông dân: nông dân cày ruộng của nhà nước ở các làng xã là tầng lớp bị trị, đông đảo nhất trong xã hội. TK XIV, mất mùa bán ruộng trở thành nông dân tá điền lĩnh canh ruộng đất và nộp tô cho địa chủ.
- thợ thủ công và thương nhân: sản xuất và buôn bán.
- nông nô, nô tì: bị bóc lột nặng nề.
H So sánh các tầng lớp xã hội thời Lý và thời Trần.
Gợi ý: các tầng lớp x· héi t­¬ng ®èi như nhau nhưng cách thức bóc lột khác và mức ®ộ tài sản cũng khác nhau.
H. Nhận xét của em về tình hình xã hội thời Trần sau chiến tranh.
Gợi ý: ®ịa chủ ngày càng t¨ng, nông nô nô tì ngày càng nhiều (con cái của nôi tì cũng là nô tì) --> Xã hội phân hoá mạnh mẽ và ngày càng sâu sắc.
GV kết luận: Xã hội phân hoá mạnh mẽ và ngày càng sâu sắc, đưa đến đặc điểm của bộ máy nhà nước thời Trần là mang tính đẳng cấp sâu sắc và là nhà nước quân chủ quý tộc.
- nhận biết tình hình kinh tế nước ta sau cuộc kháng chiến xâm lược Mông – Nguyên.
- giải thích yêu cầu cấp bách đặt ra là phải có biện pháp để phục hồi và phát triển kinh tế đất nước.
 - Nhận biết những biện pháp để phục hồi và phát triển kinh tế.
- phân tích tác dụng của việc khai hoang và củng cố đắp đê trong nông nghiệp.
- rèn kĩ năng hình thành khái niệm lịch sử: 
điền trang,
 thái ấp, 
vương hầu,
 quý tộc.
- rèn kĩ năng nhận xét về tình hình kinh tế nông nghiệp của Đại Việt sau chiến tranh.
- rèn kĩ năng phân tích nguyên nhân sự phát triển nông nghiệp.
- nhận biết về tình hình thủ công nghiệp thời Trần sau chiến tranh
- rèn kĩ năng liên hệ thực tế
- quan sát liên hệ thực tế 
- rèn kĩ năng quan sát miêu tả tranh ảnh lịch sử 
- rèn kĩ năng nhận xét về sự phát triển của thủ công nghiệp thời Trần.
- giải thích mối liên quan giữa thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Nhận biết về thương nghiệp thời Trần: nội thương, ngoại thương
- làm việc hợp tác nhóm: so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa kinh tế thời Trần với kinh tế thời Lý
+ Đại diện trình bày 
+ nhận xét chéo giữa các nhóm
+ đối chiếu kết quả
 + ghi nhớ lịch sử
- Nhớ lại kiến thức cũ về các tầng lớp trong xã hội thời Lý.
- nhận biết các tầng lớp xã hội
- rèn kĩ năng vẽ sơ đồ
- hiểu đặc điểm các từng tầng lớp trong xã hội.
- rèn kĩ năng so sánh
- kĩ năng nhận xét về tình hình xã hội thời Trần sau chiến tranh.
1. TÌNH HÌNH KINH TẾ SAU CHIẾN TRANH
a. Nông nghiệp
- khai khẩn đất hoang
- làng xã được mở rộng
- đê điều được củng cố
- vương hầu, quý tộc mộ người lập điền trang.
- ruộng đất tư hữu của địa chủ
’ Nông nghiệp được phục hồi và phát triển 
b. Thủ công nghiệp
- TCN nhà nước trực tiếp quản lí rất phát triển và mở rộng nhiều ngành nghề.
- TCN trong nhân dân rất phổ biến và phát triển
+ làng nghề
 + Thăng Long: phường nghề.
’ thủ công nghiệp phát triển và đạt trình độ kĩ thuật cao.
c. Thương nghiệp 
+ Nội thương:
- chợ mọc lên nhiều --> buôn bán tấp nập 
 - Thăng Long: trung tâm kinh tế sầm uất
+ Ngoại thương:
- cảng Vân Đồn: buôn bán được đẩy mạnh.
2. TÌNH HÌNH XÃ HỘI SAU CHIẾN TRANH
* Các tầng lớp xã hội (sơ đồ)
(bảng phụ lục)
* Đặc điểm giai cấp
(bảng phụ lục)
 ’ Xã hội phân hoá mạnh mẽ và ngày càng sâu sắc
 Phụ lục
 Sơ đồ và đặc điểm các tầng lớp xã hội thời Trần
Vua, vương hầu, quý tộc
Tầng nhiều ruộng đất, nhiều đặc quyền đặc lợi
lớp 
 Địa chủ
thống
trị
 nhiều ruộng đất tư, giàu có
 Nông dân
 chiếm số đông trong xã hội, cày ruộng của
 nhà nước và nộp tô thuế. 
Tầng 
 Thợ thủ công, thương nhân
lớp 
bị chiếm số ít, làm nghề thủ công và buôn bán 
trị
 Nông nô, nô tì
 tầng lớp thấp kém nhất XH, bị lệ thuộc
 và bóc lột nặng nề
--> Xã hội phân hoá mạnh mẽ và ngày càng sâu sắc.
 * Sơ kết bài học:
Bài học hôm nay các em cần ghi nhớ các nội dung chính sau:
+ Tình hình kinh tế sau chiến tranh: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.
+ Tình hình xã hội sau chiến tranh: các tầng xã hội và đặc điểm của từng tầng lớp.
D. CỦNG CỐ
* Tự luận: ? Em có suy nghĩ gì về sự phát triển kinh tế thời trần sau chiến tranh (rèn kĩ năng sống).
* Bài tập trắc nghiệm: (soạn trên phần mềm ViOlet)
Bài tập 1. Khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng nhất.
 a) Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển của nông nghiệp nước ta ở thời Trần là do:
đất nước hòa bình, không còn chiến tranh.
C
 nhân dân hăng hái tăng gia sản xuất.
nhà nước có chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt.
kĩ thuật canh tác tiên tiến.
 D
b) Dưới thời Trần, các phường nghề được lập ra chủ yếu ở:
A. Vân Đồn B. Phố Hiến C. Hội An D. Thăng Long
Bài tập 2. (thả kéo chữ) Em hãy chọn những từ, cụm từ cho sẵn để điền vào chỗ (....) thể hiện sự phát triển của thương nghiệp và thành thị thời Trần.
1) Nơi diễn ra hoạt động buôn bán tấp nập ||chợ||
(2) Trung tâm kinh tế sầm uất ||Thăng Long||
(3) Trung tâm buôn bán với nước ngoài ||cảng Vân Đồn||
 ĐỊA CHỦ
2).. nhiều ruộng đất tư, giàu có
........
Bài tập 3. Hoàn thành sơ đồ sau để thấy rõ đặc điểm của các giai cấp và các tầng lớp xã hội thời Trần.
 VƯƠNG HẦU, QUÝ TỘC 
1) nhiều ruộng đất, nhiều đặc quyền đặc lợi.
 NÔNG DÂN
3) chiếm số đông trong xã hội, cày ruộng công và nộp thuế..
 Các giai cấp, tầng lớp
 NÔNG NÔ, NÔ TÌ
4) tầng lớp thấp kém nhất XH, bị lệ thuộc và bóc lột nặng nề
E. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ VÀ CHUẨN BỊ BÀI TIẾP THEO
* Bài vừa học:
1. Trình bày một vài nét kinh tế dưới thời Trần sau chiến tranh?
2. Tình hình xã hội thời Trần sau chiến tranh?
- Làm bài tập còn lại trong vở bài tập tr 41, 42,43
 * Bài tiếp theo: 
 Đọc – soạn tiếp Bài 15: II - Tình hình văn hoá.
 - Tranh ảnh các thành tựu văn hóa thời Trần. 
- Tư liệu về các thành tựu văn hóa thời Trần.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 15. Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần - Nguyễn Thị Lệ Hằng - Trường THCS Lê Thiện.doc