I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Một số nét về tình hình kinh tế nước ta sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên. Những biện pháp, chính sách tích cực của vương triều Trần và tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân ta, nền kinh tế được phục hồi và phát triển nhanh chóng
2. Tư tưởn g: Giáo dục lòng tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.
3. Kĩ năng: Làm quên với phương pháp sánh, đối chiếu với các sự kiện lịch sử.
II. Thiết bị dạy - học: - Tranh ảnh, tư liêu liên quan.
III. Các hoạt động dạy – học ;
1. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông-Nguyên?
? Ý nghĩa ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên?
2. Bài mới:
Ngày soạn: 05/12/2014 Tiết 28. Bài 15 SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ -VĂN HÓA THỜI TRẦN I. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Một số nét về tình hình kinh tế nước ta sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên. Những biện pháp, chính sách tích cực của vương triều Trần và tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân ta, nền kinh tế được phục hồi và phát triển nhanh chóng 2. Tư tưởn g: Giáo dục lòng tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên... 3. Kĩ năng: Làm quên với phương pháp sánh, đối chiếu với các sự kiện lịch sử. II. Thiết bị dạy - học: - Tranh ảnh, tư liêu liên quan.. III. Các hoạt động dạy – học ; 1. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông-Nguyên? ? Ý nghĩa ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên? 2. Bài mới: ? Nền tảng của xã hội phong kiến là gì? ? Sau những năm bị chiến tranh tàn phá, nhà Trần đã có những biện pháp việc làm gì để khôi phục, phát triển nền kinh tế nông nghiệp? ? Kết quả của những việc làm trên? GV: Trong nông nghiệp nhà Trần khuyến khích khai hoang, tu sủa và đắp đê điều... ngoài điền trang các vương hầu còn có các thái ấp. ? Thái ấp là gì? GV: Nhà Trần còn lấy ruộng công bán cho dân làm ruộng tư vì vậy số địa chủ dưới thời Trần tăng hơn so với trước. ? So với thời Lý tình hình ruộng đất dưới thời Trần có gì thay đổi?( ruộng đất tư ngày càng nhiều: các điền trang, thái ấp, ruộng tư của địa chủ...) GV: Tuy ruộng tư ngày càng nhiều nhưng bộ phận ruộng công làng xã vẫn chiếm ưu thế, là nguồn thu nhập chính của nhà nước. ? Tình hình thủ công nghiệp sau chiến tranh? ? Kể tên các ngành nghề thủ công thời Trần? ? Quan sát hình 35,36 SGK, em có nhận xét gì về kĩ thuật làm gốm?(đạt trình độ cao, tinh xão...) GV: Ngoài những ngành nghề thủ công cổ truyền, thời Trần còn có những nghề thủ công đặc sắc đó là đóng thuyền lớn để đi biển, chiến đấu và chế tạo các loại súng lớn. ? Em có nhận xét gì về thủ công nghiệp? ? Thương nghiệp sau chiến tranh có gì mới? Nhận xét? * Sơ kết: Em có nhận xét gì về nền kinh tế nước ta sau chiến tranh? * GV: Giáo dục tinh thần lao động sự sáng tạo của nhân dân ta trong xây dựng kinh tế, liên hệ với công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Vương hầu, quí tộc ? Hãy nhắc lại xã hội nước ta dưới thời Lý có những tầng lớp, giai cấp nào? ? Dưới thời Trần có những giai cấp, tầng lớp nào, hãy lập sơ đồ? Thảo luận ? Các tấng lớp, giai cấp có gì thay đổi so với truớc? (tầng lớp vương hầu quí tộc ngày càng có nhiều ruộng đất, nắm mọi quyền hành. tầng lớp địa chủ đông đảo hơn trước. Nông dân làng xã, đặc biệt TK XIV trở thành tá điền ngày càng nhiều, nông nô, nô tì ngày càng đông.) GV: Phân tích thêm cho HS thấy xã hội thời Trần mang tính đẵng cấp sâu sắc... là nhà nước quân chủ quí tộc. 1. Tình hình kinh tế sau chiến tranh: a. Nông nghiệp: - Nhà Trần thực hiện nhiều chính sách khuyến khích sản xuất. - Công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng xã... * Nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển. b. Thủ công nghiệp: - Rất phát triển, gồm có nhiều ngành nghề khác nhau... c. Thương nghiệp: - Chợ búa hình thành khắp nơi, buôn bán tấp nập, sầm uất đặc biệt là ở Thăng Long, Vân Đồn (sau chiến tranh do chính sách khuyến khích sản xuất của nhà Trần cùng với sự lao động cần cù của nhân dân ta, nền kinh tế nhanh chóng được phục hồi và phát triển.) 2. Tình hình xã hội sau chiến tranh * Sơ đồ các tầng lớp xã hội: Quan lại, địa chủ Thống trị Thợ thủ công Thương nhân Nông dân Bị Nông nô, nô tì trị * Sự phân hóa xã hội sâu sắc 3 . Củng cố: - So sánh các tầng lớp xã hội giữa thời Lý và thời Trần ? ( các tầng lớp xã hội như nhau nhưng mức độ tài sản và cách thức bóc lột có khác) - Phân hoá các tầng lớp xã hội thời Trần có gì khác so với thời Lý ? (phân hoá sâu sắc hơn, địa chủ ngày càng đông, nông nô, nô tì ngày càng nhiều ) - GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ phân hoá các tầng lớp trong xã hội thời Trần. - Cho HS chơi trò chơi rung chuông vàng 1. Nhà Trần có chính sách gì để mở rộng đất trồng trọt ? (khai hoang) 2. Ruộng đất của vương hầu, quí tộc do Vua Trần ban cấp gọi là gì ? (thái ấp) 3. Ruộng đất của vương hầu, quí tộc do khai hoang mà có gọi gì ? (điền trang) 4. Nhà Trần đặt ra chức quan gì để chăm lo việc sửa đắp đê điều ?(Hà đê sứ) 5. Một số thợ thủ công cùng nghề tụ họp lại lập thành gì ?(làng nghề ) 6. Dưới thời Trần TTC tập trung về đâu để lập ra các phường nghề ? (Thăng Long ) 7. Việc buôn bán với nước ngoài được đẩy mạnh ở vùng nào ?(Vân Đồn ) 8. Tầng lớp nào ở thời Trần có nhiều ruộng đất lập điền trang, thái ấp ?(Vương hầu, quí tộc) 9. Tầng lớp nào đông đảo nhất trong xã hôi thời Trần ?(nông dân ) 10. Những người giàu có trong xã hội thời Trần có nhiều ruộng đất nhưng không thuộc tầng lớp quí tộc, gọi là gì ? (địa chủ) 4. Dặn dò: - Về học bài cũ theo câu hỏi SGK. - Xem trước bài mới : Bài 15/ II. Sự phát triển văn hoá. - HS sưu tầm tranh ảnh các thành tựu văn hoá thời Trần . Ngày soạn: 05/12/2014 Tiết 29. Bài 15(tt) SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-VĂN HÓA THỜI TRẦN II. SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Đời sống văn hóa của nhân dân ta dưới thời Trần rất phong phú, đa dạng, mang đậm bản sắc dân tộc. Giáo dục, khoa học-kĩ thuật đạt trình độ cao, nhiều công trình nghệ thuật tiêu biểu. 2. Tư tưởng: Bồi dưỡng ý thức dân tộc và niềm tự hào về một thời lịch sử có nền văn hóa riêng mang đậm bản sắc dân tộc 3. Kĩ năng: Giúp HS nhìn nhận lịch sử, phát triẻn về xã hội văn hóa qua đó so sánh với các thời kì trước. II. Thiết bị dạy - học: Tranh ảnh, tư liệu liên quan... III. Các hoạt động dạy – học ; 1. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu đặc điểm tình hình kinh tế thời Trần sau chiến tranh? ? Xã hội thời Trần gồm có các giai cấp, tầng lớp nào? 2. Bài mới: ? Nhân dân ta thời Trần có các tín ngưởng cổ truyền nào? ? Sự phát triển của đạo Phật như thế nào so vối thời Lý?( đạo Phật không còn là quốc giáo, không ảnh hưởng tới chính trị, chùa chiền không còn là nơi dạy học như trước đây mà trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa. ? Nho giáo?Vì sao Nho giáo thời bây giờ phát triển mạnh?( do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước...) GV: Các nhà nho giữ vị trí cao trong bộ máy nhà nước, được triều đình trọng dụng như Trương Hán Siêu, Chu Văn An.... ? Trong nhân dân có các hình thức thức sinh hoạt văn hóa nào? ? Tập quán sinh của nhân dân ta?( giản dị, giàu lòng yêu nước có tinh thần thượng võ...) ? Em có nhận xét gì về các hoạt động sinh hoạt văn hóa của nhân dân ta? * GV: Giáo dục tinh thần lao động sự sáng tạo của nhân dân ta trong xây dựng kinh tế, văn hoá. - Liên hệ với công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. ? Văn học thời Trần có đặc điểm gì? ? Kể tên một số tác phẩm mà em biết? GV: dùng một vài câu trong tác phẩm Hịch tướng sĩ hoặc Phú sông Bạch Đằng để dẫn chứng đặc điểm thơ văn thời bấy giờ. Thảo luận ? Tại sao văn học phát triển mạnh và mạng đậm tính dân tộc lòng yêu nước sâu sắc.? ? Nhà Trần có những việc làm nào để phát triển giáo dục, khuyến khích học tập?( mở rộng Quốc tử giám, các lộ phủ đều có trường công...) ? Tại sao giáo dục được quan tâm? (Nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và nhu cầu tăng cường đội ngũ trí thức cho dân tộc...) ? Em có nhận xét gì về giáo dục thời trần so với thời Lý. ? Khoa học-kĩ thuật thời Trần như thế nào? ? kể tên các nhà khoa học-kĩ thuật thời Trần mà em biết? ? Em có nhận xét gì về khoa học-kĩ thuật thời Trần? * Hoạt động 4 ? Nêu các thành tựu kiến trúc tiêu biểu thời Trần? ?Quan sát hình 37 38 40, Em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Trần? ? Quan sát hình 38, em có nhận xét gì về hình tượng rồng thời Trần so với thời Lý? 1. Đời sống văn hóa: - Các tín ngưỡng cổ truyền phổ biến. - Đạo Phật phát triển nhưng không còn là quốc giáo như thời Lý. - Nho giáo thời bây giờ phát triển mạnh. - Các hình thức sinh hoạt văn hóa như ca hát, nhảy múa được phổ biến. * Các hoạt động văn hóa phong phú đa dạng, mang đậm bản sắc dân tộc. - Liên hệ:15-2-2004 tại núi Phượng Hoàng( nơi ông mất) xã Văn An, huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương đã tiến hành lễ khởi công tôn tạo, tu bổ công trình đền thờ Chu Văn An. - Qua các hoạt động sinh hoạt văn hóa của nhân dân ta giáo dục tinh thần lao động sự sáng tạo của nhân dân ta trong xây dựng kinh tế, văn hoá. - Liên hệ với công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. 2. Văn học: - Nội dung phong phú - Đậm đà bản sắc dân tộc, lòng yêu nước sâu sắc. 3. Giáo dục và khoa học kĩ thuật: a. Giáo dục: - Trường học được mở nhiều - Thi cữ được tổ chức qui cũ, nền nếp. b. Khoa học-kĩ thuật: - Phát triển mạnh. -Có nhiều đóng góp cho nền văn hóa dân tộc. * Sử học: - Lập ra Quốc sử viện. - Năm 1272 bộ “Đại Việt sử kí” ra đời. * Quân sự: có “Binh thư yếu lược” của Trần Hưng Đạo. * Y học:có thầy thuốc nổi tiếng Tuệ Tĩnh * Thiên văn học: có Đặng Lộ và Trần Nguyên Đáng. 4. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: - Nhiều công trình có giá trị.(Tháp Phổ Minh, thành Tây Đô...) - Nghệ thuật điêu khắc trau chuốt, tinh tế. - Qua hình tượng rồng thể hiện uy quyền của giai cấp thống trị đã phát triển cao hơn thời Lý. 3 . Củng cố: làm bài tập trắc nghiệm * Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng: Văn học và giáo dục thời Trần: Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển . Văn học chữ Nôm chưa phát triển. Văn học có nội dung yêu nước sâu sắc và niềm tự hào dân tộc. Các kì thi được tổ chức thường xuyên. Em hãy nối ý ở côt I với ý ở cột II sao cho đúng. Cột I Cột II Sử học Lê Văn Hưu Quân sự Tuệ Tĩnh Y học Đặng Lộ , Trần Nguyên Đán. Thiên văn học Trần Hưng Đạo. Kĩ thuật Hồ Nguyên Trừng. 4. Dặn dò: - Về học bài cũ theo câu hỏi SGK - Xem trước bài mới: Bài 16 ,I/ Tình hình kinh tế - xã hội. - HS xem trước lược đồ Khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV trang 76 SGK. Ngày soạn: 05/12/2014 Tiết 30; Bài 16 SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ Kỉ XIV I. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Tình hình kinh tế-xã hội cuối thời Trần. Sự sa đọa của vua quan, không quan tâm đến đất nước, sản xuất làm cho đời sống nhân dân lâm vào cảnh khốn khổ. Các cuộc nổi dậy đấu tranh của nông nô, nô tì diễn ra rầm rộ. 2. Tư tưởng: Bồi dưỡng tình cảm yêu thương người lao động, thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử. 3. Kĩ năng: Phân tích đánh giá nhận xét các sự kiện lịch sử... II. Thiết bị dạy - học: Lược đồ khởi nghĩa nông dân cuối thế kỉ XIV III. Các hoạt động dạy – học ; 1. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày một số nét chính về văn hóa, giáo dục khoa học thời Trần? ? Những nguyên nhân nào làm cho văn hóa giáo dục khoa học thời Trần phát triển? 2. Bài mới: GV: Đầu thế kỉ XIV nền kinh tế, xã hội ổn định, các vương hầu quí tộc tìm cách gia tăng tài sản của mình bẳng nhiều biện pháp để phục vụ cho cuộc sống hưởng thụ... ? Những việc làm trên của vua quan nhà Trần dẫn đến hậu quả gì ? - HS đọc đoạn in nghiêng SGK. - GV: ? Tình hình kinh tế nước ta cuối thế kỉ XIV như thế nào? đời sống nhân dân như thế nào ? Tại sao có tình trạng đó? ? Trước tình hình đời sống nhân dân cơ cực như vậy, Vua quan nhà Trần đã làm gì ?( vẫn lao vào ăn chơi sa đoạ ) - HS đọc đoạn in nghiêng SGK - GV: Lợi dụng cơ hội đó,nhiều kẻ nịnh thần trong triều làm rối loạn kỉ cương phép nước. Chu Văn An đã dâng sớ lên Vua xin chém 7 tên nịnh thần nhưng Dụ Tông không nghe, ông từ quan về dạy học, viết sách làm thơ. - Việc làm của Chu Văn An nói lên điều gì ?( ông là một vị quan thanh liêm không vụ lợi, đặt lợi ích dân tộc lên trên...) Nhà Trần càng suy sụp hơn từ sau khi Trần Dụ Tông chết, Dương Nhật Lễ lên nắm quyền(1369- 1370) - HS đọc về Dương Nhật Lễ ( SGK) - Tình hình trong nước như vậy, còn đối với âm mưu xâm lược của nước ngoài, nhà Trần đối phó ntn ?(bất lực) - Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì.? - GV: trình bày các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu SGK * HS thảo luận nhóm: Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì ở nửa sau thế kỉ XIV nói lên điều gì ? Tại sao ? 1. Tình hình kinh tế: - Cuối thế kỉ XIV nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất như trước. ->Nhiều năm mất mùa, đói kém, nông dân phải bán ruộng đất, vợ con -> thành nô tì + Vua Trần Dụ Tông bắt dân đào hồ lớn trong hoàng thành, chất đá giữa hồ làm núi, bắt dân chở nước mặn từ biển đổ vào hồ nhỏ để nuôi hải sản. + Tướng Trần Khánh Dư nói: “Tướng là chim ưng , dân là vịt , lấy vịt mà nuôi chim ưng có gì là lạ” + Vương hầu, quí tộc, địa chủ chiếm nhiều ruộng đất , ruộng đất công làng xã bị lấn chiếm, ruộng đất của nông dân bị thu hẹp, tô thuế nặng nề. - Kinh tế sa sút. - Đời sống nhân dân khó khăn, làng xóm xơ xác tiêu điều.. 2. Tình hình xã hội: - Vua quan sa đọa - Nhà Trần bất lực trong việc đối phó với các cuộc tấn công của ChamPa và yêu sách ngang ngược của nhà Minh. - Bị áp bức bóc lột nặng nề nên nông dân, nô tì nổi dậy khởi nghĩa. - 4 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: + Khởi nghĩa của Ngô Bệ năm 1344 ở Hải Dương. + Khởi nghĩa của Nguyễn Thanh , Nguyễn Kỵ năm 1379 ở Thanh Hoá. + Khởi nghĩa Phạm Sư Ôn năm 1390 ở Sơn Tây. + Khởi nghĩa Nguyễn Nhữ Cái năm 1399 ở Sơn Tây. - Các cuộc khởi nghĩa cuối cùng bị thất bại (Do nhà nước không còn quan tâm đến SX nông nghiiệp, đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp thống trị với nông dân, nô tì. Báo hiệu sự sụp đổ không thể tránh khỏi của nhà Trần) 3.Củng cố: ? Trình bày tóm tắt tình hình kinh tế xã hội nước ta nữa cuối thế kỉ XIV? * Vì sao cuối thế kỉ XIV kinh tế nước ta suy yếu, đời sống nhân dân ta sa sút, xã hội rối loạn? Em hãy đánh dấu x vào ô trống những nguyên nhân c Nông dân bị bóc lột nặng nề. c Nhà nước không quan tâm đến sản xuất. c Giặc ngoại xâm nhiều lần đến cướp phá. c Vương hầu, quí tộc Trần bao chiếm ruộng đất. c Ruộng đất bị bỏ hoang nhiều. c Chính sách thuế khóa hà khắc. 4. Dặn dò: + Học bài cũ + Làm bài tập: Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa nông dân theo mẫu sau: Các cuộc khởi nghĩa nông dân cuối thế kỉ XIV Năm Địa điểm Người khởi xướng Diễn biến, kết quả - Chuẩn bị bài sau: Soạn phần II. Tìm hiểu thêm về Hồ Quí Ly Ngày soạn: 05/12/2014 Tiết 31 ; Bài 16 (TT) SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV II. NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÍ LY I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nhà Hồ lên thay nhà Trần trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn. Sau khi lên ngôi Hồ Quí Ly thi hành nhiều chính sách để chấn hưng đất nước. 2. Tư tưởng: Thấy được vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong lịch sử. 3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá nhân vật lịch sử. II. Thiết bị dạy - học: Tranh ảnh, tư liệu liên quan đến Hồ Quí Ly... III. Các hoạt động dạy – học ; 1. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày tóm tắt tình hình kinh tế nước ta nữa sau thế kỉ XIV? 2. Bài mới: ? Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào? - GV: Giới thiệu thêm vài nét về Hồ Quí Ly. ? Việc nhà Hồ lên thay có phù hợp với hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ không? - GV: đó là một sự cần thiết, nhằm cứu vãn tình hìh đất nước, đưa xã hội thoát khỏi tình trạng khủng hoảng... GV: cho HS nắm rõ những cải cách này được thực hiện cả trong thời kì nhà Hồ chưa được thành lập. ? Tại sao Hồ Quí Ly tiến hành một cuộc cải cách lớn?(đất nước gặp nhiều khó khăn, ruộng đất tập trung quá nhiều trong tay của quí tộc địa chủ; nông dân khổ cực, số lượng nông nô ngày càng tăng. Muốn ổn định xã hội, giải quyết cuộc sống cho nhân dân ...) ? Hồ Quí Ly tiến hành cải cách ở những lĩnh vực nào? ? Về chính trị Hồ Quí Ly có những cải cách nào? ? Tại sao Hồ Quí Ly loại bỏ dần các võ quan cao cấp thuộc dòng họ Trần? ? Về kinh tế Hồ Quí Ly có những cải cách gì? Thảo luận ? Các chính sách về kinh tế của Hồ Quí Ly có tác dụng như thế nào?( sung công được nhiều ruộng đất, nguồn thu của nhà nước tăng; hạn chế được phần nào quyền hành và tệ bóc lột của quí tộc dịa chủ... ? về mặt xã hội Hồ Quí Ly có những cải cách gì? ? Hồ Quí Ly ban hành chính sách hạn nô để làm gì? Tác dụng của chính sách này ra sao(làm giảm số lượng nô tì, giảm bớt quyền lực của quí tộc Trần, tăng thêm lực lượng sản xuất cho xã hội.) ? Hồ Quí Ly thực hiện những chính sách gì để cải cách văn hóa giáo dục?(dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm...) ? Về quân sự Hồ Quí Ly có những cải cách gì?(tăng quân số, chế tạo một số vũ khí mới có hiệu quả, xây dựng một số thành...) - HS: Quan sát tranh thành Tây Đô - kiên cố. ? Em có nhận xét gì về chính sách quân sự quốc phòng của Hồ Quí Ly ?(thể hiện sự quyết tâm bảo vệ vững chắc đất nước) * GV: các chính sách và biện pháp cải cách của Hồ Quí Ly khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực -Hồ Quí Ly là một nhà cải cách lớn. Tthảo luận nhóm : - N1,2,3 : Những cải cách của HQL có tác dụng như thếnào ? - N4,5,6 : Những cải cách của HQL có hạn chế gì - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV: Nhận xét , chốt ý: Mặc dù có nhiều hạn chế nhưng những cải cách của HQL đã đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là một người yêu nước thiết tha. 1. Nhà Hồ thành lập: - Cuối thế kỉ XIV nhà trần suy yếu. - Xã hội khủng hoảng sâu sắc. - Nguy cơ ngoại xâm đe dọa. * Hồ Quí Ly phế truất vua Trần, lập nên nhà Hồ(1400) 2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quí Ly a. Chính trị: - Cải tổ hàng ngũ võ quan. - Đổi tên một số đơn vị hành chính. - Đặt lệ cử quan triều đình về các lộ. b. Kinh tế, tài chính: - Phát hành tiền giấy. - Ban hành chính sách hạn điền - Qui định lại thuế đinh, thuế ruộng đất. c. Xã hội: - Ban hành chính sách hạn nô. - Bắt nhà giàu thừa thóc bán cho dân đói. - Tổ chức nơi chữa bệnh cho dân. d. Văn hóa,giáo dục: - Đề cao chữ Nôm. - Sửa đổi chế độ thi cử, học tập e. Quân sự: - Làm lại sổ đinh. - Chế tạo súng, xây thành kiên cố. * Kiên quyết bảo vệ tổ quốc. 3. Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quí Ly a/ Tác dụng : - Hạn chế tập trung ruộng đất vào tay quí tộc địa chủ. - Làm suy yếu thế lực họ Trần. - Tăng nguồn thu nhập cho nhà nước. b/ Hạn chế: - Các chính sách đó chưa triệt để, chưa phù hơp với tình hình thực tế, chưa giải quyết được nhu cầu bức thiết của nhân dân. 3.Củng cố: ? Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào sau đây: A. Nhà Trần suy yếu, xã hội khủng hoảng. B. Làng xã tiêu điều, dân đinh giảm sút, đời sống nhân dân khó khăn C. Ngoại xâm đe dọa. D. Tất cả các ý trên. 4 Dặn dò: - Học hài cũ, trả lời các câu hỏi SGK.
Tài liệu đính kèm: