Giáo án Lịch sử 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Giải thích của sụp đổ của nhà Trần. Nhà Hồ được thành lập.

- Nêu các chính sách của Hồ Quý Ly: Cải tổ hành ngũ quan lại, hạn điền, hạn nô; bước đầu đánh giá tác động của các chính sách của Hồ Quý Ly.

3. Kĩ năng: Phân tích, đánh giá nhân vật lịch sử (Hồ Quý Ly)

2. Tư tưởng: Thấy được vai trò to lớn của quần chúng nhân dân.

GDMT: Những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly làm giải phóng sức lao động của nhân dân và phát triển sản xuất.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- Giáo viên: Ảnh di tích nhà Hồ

- Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

* Trình bày tình hình kinh tế – xã hội ở nước ta nửa sau thế kỉ XIV ?

* Kể tên địa danh, thời gian của các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì nửa sau thế kỉ XIV ?

3. Bài mới: Ở bài học trước, chúng ta biết được và cuối thế kỷ XIV, nhà Trần đã suy sụp, Xã hội Đại Việt lâm vào cảnh khủng hoảng trầm trọng. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, Hồ Quý Ly đã lật đổ nhà Trần, thành lập nhà Hồ và thực hiện nhiều cải cách. Vậy những cải cách của Hồ Quý Ly có nội dung gì ? Có những tiến bộ và hạn chế ra sao. Chúng ta cùng tìm hiểu phần còn lại của bài 16.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2299Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 
7A1
7A2
Vắng
Tuần 16
Tiết 31
Ngày dạy.........................
Bài 16
SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỶ XIV 
***
 II. NHÀ HỒ VÀ NHỮNG CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Giải thích của sụp đổ của nhà Trần. Nhà Hồ được thành lập.
- Nêu các chính sách của Hồ Quý Ly: Cải tổ hành ngũ quan lại, hạn điền, hạn nô; bước đầu đánh giá tác động của các chính sách của Hồ Quý Ly.
3. Kĩ năng: Phân tích, đánh giá nhân vật lịch sử (Hồ Quý Ly)
2. Tư tưởng: Thấy được vai trò to lớn của quần chúng nhân dân.
vGDMT: Những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly làm giải phóng sức lao động của nhân dân và phát triển sản xuất.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- Giáo viên: Ảnh di tích nhà Hồ
- Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
* Trình bày tình hình kinh tế – xã hội ở nước ta nửa sau thế kỉ XIV ?
* Kể tên địa danh, thời gian của các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì nửa sau thế kỉ XIV ?
3. Bài mới: Ở bài học trước, chúng ta biết được và cuối thế kỷ XIV, nhà Trần đã suy sụp, Xã hội Đại Việt lâm vào cảnh khủng hoảng trầm trọng. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, Hồ Quý Ly đã lật đổ nhà Trần, thành lập nhà Hồ và thực hiện nhiều cải cách. Vậy những cải cách của Hồ Quý Ly có nội dung gì ? Có những tiến bộ và hạn chế ra sao. Chúng ta cùng tìm hiểu phần còn lại của bài 16.
4. Các hoạt động :
	Hoạt động của GV+HS
Nội dung
Hoạt động 1: cả lớp, cá nhân
* GV: cho hs đọc đoạn đầu sgk
* Cuối thế kỉ XIV cuộc đấu tranh nổ ra rất nhiều rồi dẫn đến điều gì?
GV: Tạo biểu tượng Hồ Quý Ly.
* Nhà Hồ thành lập trong hoàn cảnh nào?
Hoạt động 2: cả lớp, cá nhân
* Về chính trị, Hồ Quý Ly thực hiện cải cách như thế nào? Cụ thể?
* Tại sao loại bỏ những quan lại Nhà Trần * Quan lại thăm hỏi đời sống nhân dân nói lên điều gì?
* GV: Cho Hs đọc phần in nghiêng SGK .
Giải thích chính sách hạn điền.
v GDMT: Xây dựng thành ở nơi hiểm yếu để phòng thủ đất nước đặc biệt là thành nhà HỒ.
* Về kinh tế Hồ Quý Ly có những cải cách ra sao?
* Cho Hs đọc phần in nghiêng SGK 
* Về mặt xã hội, Hồ Quý Ly đã làm gì ? Chính sách này có tác dụng như thế nào?
* Nhà Trần thực hiện chính sách hạn nô và hạn điền để làm gì ?
HS:
* Văn hoá- giáo dục Hồ Quý Ly có những việc làm nào? Tác dụng như thế nào?
* Về quốc phòng, Hồ Quý Ly thực hiện chính sách gì?
* GV: Miêu tả thành nhà Hồ 
* Nhận xét những chính sách đó?
* GV: Chốt lại vấn đề
Hoạt động 3: cá nhân
* Những cải cách trên có ý nghĩa như thế nào? Chứng tỏ HQL là con người như thế nào?
* Những hạn chế là gì?
GDMT: Có ý thức bảo vệ các di sản văn hoá của cha ông Ta để lại.
* Ca ngợi vai trò của quần chúng nhân dân.
1. NHÀ HỒ THÀNH LẬP:
- Các cuộc khởi nghĩa nông dân đã làm cho nhà Trần không còn đủ sức giữ vai trò của mình.
- Năm 1400, Hồ Quý Ly, một viên quan đã từng giữ chức vụ cao nhất trong triều, phế truất vua Trần và lên làm vua, lập ra nhà Hồ.
- Quốc hiệu Đại Việt đổi tên thành Đại Ngu.
2. NHỮNG BIỆN PHÁP CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY.
- Chính trị: 
+ Thay thế dần các võ quan cấp cao do quý tộc, tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần thân cận với mình.
+ Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp Trấn và quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
+ Các quan ở triều đình phải về các lộ để lộ để lộ để nắm sát tình hình.
- Kinh tế, tài chính: phát hành tiền giấy, ban hành các chính sách hạn điền, quy định lại thuế đinh, thuế ruộng
- XH: ban hành chính sách hạn nô năm đói kém bắt nhà giàu phải bán thóc cho dân
- Văn hoá-giáo dục: bắt nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàng tục, dịch chữ Hán thành chữ Nôm, yêu cầu mọi người phải học.
- Quân sự: Thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.
3. Ý NGHĨA, TÁC DỤNG VÀ HẠN CHẾ CỦA CẢI CÁCH HỒ QUÝ LY.
- Ý nghĩa: 
+ Góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của quý tộc, địa chủ làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần. 
+ Tăng cường nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Cải cách văn hoá- giáo dục có nhiều tiến bộ.
- Hạn chế:
+ Một số chính sách chưa triệt để( gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận) chưa phù hợp với tình hình thực tế.
+ Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ.
1. Củng cố: 
- Nhắc lại những cải cách tiến bộ của Hồ Quý Ly?
2. Hướng dẫn HS tự học ở nhà.
- Chuẩn bài lịch lịch sử địa phương nghiên cứu các tài liệu liên quan.
- Tìm hiểu tiểu sử của Nguyễn Trung Trực.
- Hãy cho biết bốn phong trào võ trang lớn nhất đã diễn ra trên đất Long An ki thực dân pháp xuống xâm lược ?
*** Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 16. Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV (2).doc