I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Cuối thế kỉ XIV nền kinh tế Đại việt bước vào giai đoạn suy thoái, đời sống của các tầng lớp nhân dân nhất là nông dân, nông nô, nô tì rất đói khổ, xã hội rối loạn.
- Phong trào nông dân, nô tì nổ ra ở khắp nơi.
-> Điều đó chứng tỏ vương triều Trần đã bước vào thời kì suy sụp.
2. Tư tưởng:
- Thấy được sự sa đọa của tầng lớp vương hầu quý tộc cuối thời Trần đã gây nhiều hậu quả tai hại cho đất nước, xã hội.
- Có thái độ đúng đắn về phong trào nông dân nô tì cuối thế kỉ XIV.
3. Kĩ năng :
- Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp so sánh, đối chiếu, kĩ năng hệ thống
hóa, khái quát hóa,. các sự kiện lịch sử.
- Biết trình bày diễn biến các cuộc khởi nghĩa theo lược đồ.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU :
- Lược đồ “ Khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV”.
- Bảng thống kê tóm tắt diễn biến các cuộc KN nông dân và nô tì.
Ngày soạn: 01/12/2013. Tiết 29. Bài 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV I. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Cuối thế kỉ XIV nền kinh tế Đại việt bước vào giai đoạn suy thoái, đời sống của các tầng lớp nhân dân nhất là nông dân, nông nô, nô tì rất đói khổ, xã hội rối loạn. - Phong trào nông dân, nô tì nổ ra ở khắp nơi. -> Điều đó chứng tỏ vương triều Trần đã bước vào thời kì suy sụp. 2. Tư tưởng: - Thấy được sự sa đọa của tầng lớp vương hầu quý tộc cuối thời Trần đã gây nhiều hậu quả tai hại cho đất nước, xã hội. - Có thái độ đúng đắn về phong trào nông dân nô tì cuối thế kỉ XIV. 3. Kĩ năng : - Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp so sánh, đối chiếu, kĩ năng hệ thống hóa, khái quát hóa,.. các sự kiện lịch sử. - Biết trình bày diễn biến các cuộc khởi nghĩa theo lược đồ. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU : - Lược đồ “ Khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV”. - Bảng thống kê tóm tắt diễn biến các cuộc KN nông dân và nô tì. III.THỰC HIỆN BÀI GIẢNG: 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ: *HS làm một số bài tập trên máy chiếu. 3. Dạy và học bài mới : * Giới thiệu bài: Vương triều Trần được thành lập từ năm 1226, sau một thời gian dài rất vững mạnh, đưa đất nước phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhưng từ cuối thế kỉ XIV đã bước vào thời kì suy sụp. Vậy những biểu hiện của sự suy sụp đó là gì và những nguyên nhân nào dẫn đến sự suy sụp đó của nhà Trần? Đó là nội dung chính của bài học hôm nay. * Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung - Tình hình kinh tế nước ta ở cuối thế kỉ XIV như thế nào? - Tại sao có tình trạng đó? + Nhà nước có quan tâm đến sản xuất nông nghiệp không? - Tình hình ruộng đất của nông dân như thế nào? + Giai cấp thống trị bóc lột dân chúng ra sao? - Em hãy nhận xét về đời sống nhân dân ta thời kì đó như thế nào? - Em hãy khái quát tình hình kinh tế thời Trần cuối thế kỉ XIV? - Em có nhận xét gì về cuộc sống của vua quan nhà Trần nửa cuối thế kỉ XIV? - Tình hình triều đình nhà Trần sau khi Trần Dụ Tông chết như thế nào? - Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì ? - Trình bày diễn biến của các cuộc KN của nông dân và nô tì nửa cuối thế kỉ XIV? ( HS hoạt động theo nhóm). + Cuộc KN của Ngô Bệ ở Hải Dương? . Thời gian? . Địa bàn hoạt động ? + Cuộc KN của Nguyễn Thanh, Nguyễn Kỵ ở Thanh Hóa? . Thời gian ? . Địa bàn hoạt động? + Cuộc KN của Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai - Hà Nội? . Thời gian? . Địa bàn hoạt động? + Cuộc KN của Nguyễn Nhữ Cái ở Sơn Tây: . Thời gian ? . Địa bàn hoạt động ? - Nêu kết quả của các cuộc khởi nghĩa nông dân trên? - Nêu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa trên? - Sự bùng nổ các cuộc KN nông dân, nô tì nửa cuối TK XIV nói lên điều gì? Tại sao? - Từ sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa trên em có suy nghĩ gì? 1. Tình hình kinh tế. - Nhiều năm mất mùa, đói kém. - Nguyên nhân: + Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp. + Đất của nông dân bị thu hẹp. + Tô thuế nặng nề. -> Đời sống nhân dân bấp bênh, cực khổ, => Kinh tế suy thoái trầm trọng 2. Tình hình xã hội. - Vua quan, quý tộc nhà Trần ăn chơi sa đọa. - Kỉ cương, phép nước bị rối loạn. - Sau khi Trần Dụ Tông chết: càng suy sụp nhanh. * Các cuộc khởi nghĩa: - Nguyên nhân: nông dân, nô tì mâu thuẫn sâu sắc với giai cấp thống trị. - Diễn biến: + Cuộc khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương: . Năm 1344 - 1360 . Yên Phụ, Hải Dương + Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thanh, Nguyễn Kỵ ở Thanh Hóa: . Năm 1379. . Sông Chu, Nông Cống, Thanh Hoá. + Cuộc khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai – Hà Nội: . Năm 1390. . Quốc Oai, Sơn Tây + Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Nhữ Cái ở Sơn Tây: . Năm 1399 - 1400. . Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang. - Kết quả: Thất bại - Ý nghĩa: + Thể hiện sự bất bình, phản kháng của của nhân dân. + Làm cho vương triều Trần suy yếu. - HS tự liên hệ. 4. Củng cố: - Trình bày tóm tắt tình hình kinh tế, xã hội nước ta ở nửa sau thế kỉ XIV? - Nêu nhận xét của em về Vương triều Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV? - Sự bùng nổ các cuộc KN nông dân, nô tì ở nửa sau thế kỉ XIV nói lên điều gì? Tại sao? - Học sinh chơi trò chơi lịch sử. 5. HDVN: - Học bài. Trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK/ 77 - Đọc, tìm hiểu Bài 16: Phần II: NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY . + Nhà Hồ thành lập. + Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly. + Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly.
Tài liệu đính kèm: