Giáo án Lịch sử 7 - Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV

I . Mục tiêu :

1. Kiến thức : Thấy rõ những âm mưu và những hành động bành trướng của nhà Minh đối với các nước xung quanh, trước hết là đối với Đại Việt.

2. Tư tưởng : Giiáo dục truyền thống yêu nước, ý chí anh hùng bất khuất của nhân dân ta.

3. Kĩ năng : - Lược thuật sự kiện lịch sử

 - Đánh giá công lao nhân vật lịch sử.

 II . Thiết bị : Lược đồ các cuộc khởi nghĩa.

III . Thiết kế bài dạy :

1. KTBC :

2. Vào bài :

3. Bài mới :

 

doc 8 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1971Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương IV : Đại Việt từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI 
Tiết 33 : Bài 18 : Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân minh đầu thế kỷ XV
I . Mục tiêu :
1. Kiến thức : Thấy rõ những âm mưu và những hành động bành trướng của nhà Minh đối với các nước xung quanh, trước hết là đối với Đại Việt.
2. Tư tưởng : Giiáo dục truyền thống yêu nước, ý chí anh hùng bất khuất của nhân dân ta.
3. Kĩ năng : - Lược thuật sự kiện lịch sử
 - Đánh giá công lao nhân vật lịch sử.
 II . Thiết bị : Lược đồ các cuộc khởi nghĩa.
III . Thiết kế bài dạy :
KTBC :
Vào bài :
Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 :
- Giới thiệu ảnh thành Tây Đô : chu vi 4 
km, xây bằng đá, các khối đá nặng 10 -> 
16 tấn.
- 1405, nạn đói xảy ra, nhà Hồ gặp nhiều 
khó khăn. Nhân cơ hội đó, nhà Minh cho 
quân xâm lược nước ta.
? Vì sao nhà Minh xâm lược nước ta?
* Sử dụng lược đồ :
Quân Minh đánh nhà Hồ ở một số địa 
điểm ở Lạng Sơn, quân nhà Hồ phải rút về
Bắc sông Hồng, lấy thành Đa Bang làm 
nơi cố thủ. Ngày 22 tháng 1 năm 1407, 
quân Minh đánh tan quân nhà Hồ ở Đa
Bang và đánh chiếm Đông Đô. Quân nhà 
Hồ do sức yếu phải rút lui cố thủ thành 
Tây Đô ( Thanh Hoá )Tháng 4 năm 1407,
quân Minh tấn công thàh Tây Đô.Tháng 6
năm 1407, cha con Hồ Quý Ly bị bắt.
Cuộc kháng chiến thất bại.
? Vì sao cuộc kháng chiến nhà Hồ 
nhanh chóng bị thất bại ?
* Trích câu nói của Hồ Nguyên 
Trừng : " Tôi không sợ đánh mà 
chỉ sợ lòng dân không theo "
Hoạt động 2 :
? Hãy nêu chính sách cai trị của nhà
 minh trên đất nước ta?
? Nhận xét về các chính sách của 
nhà Minh đối với nước ta?
? Tất cả các chính sách cai trị đó của
 nhà Minh nhằm mục đích gì ?
Hoạt động 3 :
* Sử dụng lược đồ :
- Trần Ngỗi là con cháu của vua Trần 
Nghệ Tông được đưa lên làm minh chủ,
tháng 10 năm 1407 và tự xưng là Giản 
Định hoàng đế. Năm 1408, Trần Ngỗi kéo
quân vào Nghệ An, được Đặng Tất và 
Nguyễn Cảnh Chân hướng ứng. Tháng 12 
năm 1408, 1 trận chiến quyết liệt diễn ra 
ở Bô Cô ( Nam Định ). Nghĩa quân đã 
tiêu diệt được 4 vạn quân Minh.thanh thế của nghĩa quân vang xa. Sau chiến thắng Bô 
Cô, do có kẻ dèm pha, Trần Ngỗi sinh 
nghi ngờ và đã giết hai vị tướg giỏi Đặng 
Tất và NguyễnCảnh Chân. Lợi dụng cơ 
hội đó, tướng giặc chỉ huy 5 vạn quân tấn 
công đại bản doanh của Trần Ngỗi, Trần 
Ngỗi chạy đến Ninh Bình thì bị bắt.
- Sau khi Trần Ngỗi nghe lời dèm pha giết
hai vị tướng giỏi, con trai của 2 ông là 
Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị đưa Trần 
Quý Khoáng lên ngôi lấy hiệu Trùng 
Quang đế. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng 
phát triển từ Thanh Hoá- > Hoá Châu. 
Giữa năm 1411, quân Minh tăng viện binh. 
1413, quân Minh vào Thuận Hoá, Trần 
Quý Khoáng, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh 
Dị, đều bị bắt. Cuộc khởi nghĩa thất bại.
? Các cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa gì?
Quân Minh mượn cớ khôi phục lại nhà Trần để đô hộ nước ta.
- Vì : + Không thu hút được toàn dân tham gia.
+ Không phát huy sức mạnh toàn dân.
- Xoá bỏ quốc hiệu nước ta, đổi thành quận Giao Chỉ.
- Thi hành chính sách đồng hoá, ngu dân, bóc lột tàn bạo.
- Đặt hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ trẻ em làm nô tỳ.
- Bắt nhân dân phải bỏ phong tục tập quán của mình.
- Thiêu huỷ và mang về Trung quốc những bộ sách có giá trị.
* Đọc phần in chữ nhỏ.
- Các chính sách đó vô cùng thâm độc, tàn bạo.
- Chúng muốn dân ta phải lệ thuộc vào chúng ( Đồng hoá, nô dịch )
Được coi là ngọn lửa nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
1. Cuộc xâm lược 
của quân Minh và sự
thất bại của nhà Hồ.
- Quân Minh mượn 
cớ khôi phục nhà 
Trần để xâm chiếm 
và đô hộ nước ta.
- Tháng1 năm 1407, 
quân Minh chiếm 
Đông Đô và thành 
Tây Đô. 
- Tháng 6 năm 1407,
cha con Hồ Quý Ly 
bị bắt. 
2. Chính sách cai trị 
của nhà Minh. 
a. Chính trị : Xoá bỏ 
quốc hiệu nước ta, 
sáp nhập vào Trung 
Quốc.
b. Kinh tế : 
Đặt ra hàng trăm thứ 
thuế. 
Bắt phụ nữ và trẻ em
về Trung Quốc làm 
nô tỳ.
c. Văn hoá : 
Thi hành chính sách 
đồng hoá ngu dân.
Bắt nhân dân phải bỏ
phong tục tập quán 
của mình.
3. Cuộc đấu tranh của quý tộc Trần .
a. Khởi nghĩa Trần Ngỗi :
- 10- 1407, Trần Ngỗi lên làm minh chủ.
- 12- 1408, nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở Bô Cô.
-1409, cuộc khởi nghĩa thất bại.
b. Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng :
- 1409, trần Quý Khoáng lên ngôi, lấy hiệu là Trùng Quang đế.
- Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng từ Thanh Hoá -> Hoá Châu.
-1413 : Thất bại.
4. Củng cố- Dặn dò : - Trình bày cuộc khởi nghĩa của nhà Hồ chống Minh ?
	- Chính sách cai trị của quân Minh ?
 - Tóm tắt hai cuộc khởi nghĩa ?
 - Làm bài 4, 5 .
Tiết 34 : Làm bài tập lịch sử ( phần chương II )
I. Mục tiêu : - Củng cố kiến thức cơ bản chương III.
	-Rèn kĩ năng so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử. 
 -Giáo dục ý thức ham học hỏi, tìm hiểu.
II.Thiết kế bài:
Bài1(Phiếu học tập)
Dưới đây là nội dung về pháp luật thời Trần. Em hãy cho biết có điểm nào giống pháp luật thời Lý, điểm nào khác và cho biết ý kiến nhận xét?
a. Ban hành bộ luật Quốc triều hình luật.
b. Nhà vua sai đặt chuông ở thềm điện Long Trì, ai có gì oan ức thì đánh để xin xét xử.
c. Nhà nước ra các điều luật nhằm bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
d. Luật pháp xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản.
e. Luật pháp mang tính chất đẳng cấp rõ rệt.
 * Giống : b,c
 * Khác : a, d, e.
 * Nhận xét chung : Pháp luật thời Trần được sửa sang hoàn thiện hơn, có thêm cơ quan thi hành luật pháp. 
Bài 2 (Phiếu học tập)
Dưới đây là các chủ trương phát triển kinh tế thời Trần. Hãy cho biết chủ trương nào giống và khác thời Lý. Cho nhận xét. 
Đẩy mạnh khẩn hoang. 
Chú trọng công việc thuỷ lợi. 
Phát triển điền trang.
Lập các xưởng thủ công nhà nước. 
đ. Phát triển nhiều làng nghề thủ công.
Buôn bán tấp nập ở các điạ phương với thương nhân nước ngoài.
g. Kinh thành Thăng Long có 61 phường.
 * Giống : a, b, d, đ, e.
 * Khác : c, g.
 * Nhận xét : Ngoại thương thời Trần phát triển hơn.
Bài 3(Phiếu học tập)
Dưới đây là các biện pháp xây dựng quân đội thời Trần. Tìm điểm giống và khác với thời Lý và cho ý kiến nhận xét :
Quân đội thời Trần có cấm quân và quân ở các lộ.
Quân đội thời Trần được tuyển dụng theo chính sách " ngụ binh ư nông "
Quân đội thời Trần được tổ chức theo chủ trương " Quân lính cốt tinh nhiuệ không cốt đông ".
Quân đội thời Trần thường xuyên luyện tập võ nghệ, binh pháp.
Vua Trần chú trọng kiểm tra việc phòng bị các nơi hiểm yếu.
 * Giống : a, b, d.
 * Khác : c, e.
 * Nhận xét : Nhà Trần xây dựng quân đội vững mạnh, chú ý tới chất lượng là quân phải tinh nhuệ.
Bài 4 ( Hoạt động nhóm )
Hãy tóm tắt những sự kiện chính trong cuộc kháng chiến lần thứ 3 đã diễn ra tại các địa điểm Vân Đồn, sông Bạch Đằng.
 ( Học sinh tóm tắt theo sách giáo khoa những sự kiện quan trọng -> Giáo viên đưa ra đáp án đối chiếu ).
Bài 5. Hãy nêu nhận xét về cách đánh giặc của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Mông- Nguyên.
* Đây là cuộc kháng chiến dựa vào sức mạnh của toàn dân, phát động toàn dân tham gia kháng chiến : 
 + Thực hiện chủ trương " Vườn không nhà trống ".
 + Đánh du kích tiêu hao dần lực lượng địch.
 + Đánh truy kích.
 + Đánh tập kích.
 + Mai phục chờ giặc đánh ... 
 + Đánh trận lớn phủ đầu...
4. Củng cố- Dặn dò : + Củng cố, bổ sung cho hoàn thiện bài tập.
 + Đọc bài 19 phần I.
(Tiết 35) Bài 19 cuộc KHởI NGHĩA lam sơn (1418- 1423)
 Tiết 35 I. thời kì ở miền tây thanh hoá (1418- 1423 )
IMục tiêu : 
1. Kiến thức : - Là cuộc đấu tranh giải phóng đất nước . Từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ ở rừng núi Thanh Hoá dần phát triển trong cả nước.
 - Tầng lớp quý tộc nhà Trần, Hồ đã suy yếu không đủ sức lãnh đạo khởi nghĩa, chỉ có tầng lớp địa chủ mới do Lê Lợi lãnh đạo có đủ uy tín tập hợp các tầng lớp nhân dân kháng chiến.
2. Tư tưởng : Giáo dục lòng yêu nước, biết ơn những người có công với đất nước như Lê Lợi, Nguyễn Trãi ... 
3. Kĩ năng : Nhận xét nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa Lạng Sơn.
II.Thiết bị : - Lược đồ khởi nghĩa Lạng Sơn. 
 - ảnh Nguyễn Trãi, tư liệu cần thiết.
III. Thiết kế bài dạy :
Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
Vào bài :
Bài mới :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
Hoạt động 1 
? Nêu những nét cơ bản 
về Lê lợi ?
* Ông từng nói : " ta dấy quân 
quân đánh giặc không vì 
ham phú quý mà vì muốn
ngàn đời sau biết rằng ta 
không chịu thần phục 
quân giặc tàn ngược."
? Câu nói của ông thể 
hiện điều gì ?
? Lê Lợi chọn nơi nào 
làm căn cứ ?Vì sao?
* Ta đây núi lam Sơn 
dấy nghĩa chốn hoang dã
nương mình...
? Cho học sinh đọc phần in chữ nhỏ. Em hiểu điều gì ?
? Em hiểu Nguyễn Trãi 
là người như thế nào ?
? Lời thề thể hiện điều gì
? Vì sao hào kiệt khắp 
nơi tìm về Lam Sơn ?
Hoạt động 2 :
? Tình hình nghĩa quân 
thời kì đầu của cuộc khởi
nghĩa?
" Vừa khi cờ nghĩa dấy 
lên 
Chính lúc quân thù 
đương mạnh ...
Khi Linh Sơn ... "
? Em có nhận xét gì về 
hành động của Lê Lai ?
* Để ghi nhớ công lao 
của Lê Lai, Lê Lợi đã 
phong ông làm công 
thần hạng nhất.
"Hăm mốt Lê lai
Hăm hai Lê Lợi... "
- Đọc 2 câu trong " Bình 
Ngô ..."
? Em hiểu ý nghĩa của 
câu này như thế nào ?
? Trong lần rút quân này,
nghĩa quân gặp khó khăn
gì ?
? Trước tình hình đó, Lê 
Lợ có quyết định như thế
nào ?
? tại sao Lê Lợi lại quyết
định hoà hoãn với quân 
Minh ?
* Đọc phần giới thiệu về Lê Lợi
- Sinh 1385, là hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn. Nuôi chí lớn đánh giặc cứu nước.
- ý thức tự chủ của người dân Đại Việt.
- Nằm bên tả ngạn sông Chu nối liền đồng bằng với miền núi, địa thế hiểm trở, nơi giao tiếp của các dân tộc Việt- Mường- Thái.
- Người không ham danh vọng, chức tước.
- Học rộng, tài cao, có lòng yêu nước thương dân.
* Đọc phần trích trong lời thề.
- Quyết tâm đánh giặc, đoàn kết một lòng.
- Có sức thu hút, thu phục lòng người.
Học sinh trao đổi.
- Lực lượng còn yếu
- Khó khăn về lương thực, vũ khí.
- Hành động quả cảm của người nghĩa quân cảm tử.
+ Khích động tinh thần nghĩa quân.
+ Nêu cao gương hi sinh anh hùng.
- Thiếu lương thực, đói rét, phải giết ngựa chiến, voi chiến nuôi quân.
- tránh các cuộc bao vây của quân thù.
- Có thời gian để củng cố lực lượng.
1. Lê Lợi dựng cờ khởi 
nghĩa
- Lê Lợi là một người yêu
nước, thương dân, có uy 
tín lớn.
Chọn Lam Sơn làm căn cứ.
Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa, dâng bản " Bình Ngô sách ".
- 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy tổ chức lời thề Lũng Nhai.
- 7/2/1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định vương.
2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn.
- Khó khăn : 
+ Lực lượng còn yếu.
+ Lương thực thiếu thốn.
- 1418, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh.
+Quân Minh bao vây nhằm bắt Lê Lợi.
+ Lê Lai phải cải trang liều chết cứu chủ.
+ Quân Minh rút quân.
- 1412, quân Minh mở cuộc càn quét Lam Sơn, nghĩa quân lại phải rút lên Chí Linh.
- 1423, hoà hoãn với quân Minh.
- 1424, quân Minh trở mặt tấn công ta.
=> Cuộc kháng chiến bước sang giai đoạn mới.
 4. Củng cố- Dặn dò : - Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa giai đoạn từ 1418- 1423 ?
	 - Tại sao Lê Lợi quyết định hoà hoãn với quân Minh ?
	 - Làm bài tập 3, 4 /54/ Vở bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 18. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV (2).doc