Giáo án Lịch sử 7 - Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) - Nguyễn Thị Thu Hà

Lê Lợi ( 1385 – 1433)là một hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn ( Thanh Hóa). Ông có lòng yêu nước, ý chí đánh đuổi quân Minh để giải phóng dân tộc. Là người khởi xướng, tổ chức, người lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Lê Lợi chọn Lam sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa

 

pptx 14 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2313Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) - Nguyễn Thị Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP CỤM CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ LỚP 7 GV: Nguyễn Thị Thu Hà Năm học : 2013-2014KIỂM TRA BÀI CŨ:?Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta?Đáp án: + Chính trị: - Xóa bỏ quốc hiệu nước ta, sáp nhập nước ta vào Trung Quốc+ Kinh tế: - Đặt ra hàng trăm thứ thuế	- Bắt trẻ em và phụ nữ về Trung Quốc làm nô tì+ Văn hóa: - Thi hành chính sách đồng hóa ngu dân	- Bắt nhân dân phải bỏ phong tập quán của mình - Các chính sách đó vô cùng thâm độc và tàn bạo- Chúng muốn dân tộc ta phải lệ thuộc vào chúngTiết 39: Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 1418 - 1427I. Thời kì ở miền Tây Thanh Hóa ( 1418 – 1423)BIA VĨNH LĂNG (LAM SƠN THANH HÓA)1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa: ? Em hãy cho biết một vài nét về Lê Lợi?- Lê Lợi ( 1385 – 1433)là một hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn ( Thanh Hóa). Ông có lòng yêu nước, ý chí đánh đuổi quân Minh để giải phóng dân tộc. Là người khởi xướng, tổ chức, người lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam SơnÔng thường nói với mọi người: “Bậc trượng phu sinh ở đời phải cứu nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm hàng nghìn thuở, chứ đâu lại xun xoe đi phục dịch kẻ khác”(Khâm định Việt sử thông giám cương mục)? Câu nói của ông thể hiện điều gì??Trước cảnh nước mất nhân dân lầm than, Lê Lợi đã làm gì?? Lê Lợi đã chọn nơi nào làm căn cứ?- Lê Lợi chọn Lam sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩaLam Sơnsông Chu? Tại sao Lê Lợi lại chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa?5Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu, nối liên giữa đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở. Ở Lam sơn nghĩa quân có thể xuống đồng bằng khi lực lượng mạnh, mặt khác khi địch bao vây có thể rút lên núi. ? Khi nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa ở Lam Sơn thái độ của người dân ra sao?- Nhiều người yêu nước từ các địa phương đã tìm về hội tụ, trong đó có Nguyễn TrãiNGUYỄN TRÃI (1380-1442)“Bình Ngô sách”“Bình Ngô đại cáo” Thảo luận nhóm ( 2 phút)? Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn tham gia cuộc khởi nghĩa?- Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa)	 ?Qua đoạn trích em có nhận xét gì về tinh thần đấu tranh của các hào kiệt? “Tôi là phụ đạo Lê Lợi cùng Lê Lai, , Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lưu Nhân Chú. 19 người tuy họ hàng, quê quán khác nhau, nhưng kết nghĩa thân nhau như một tổ liền cành. Phận vinh hiển có khác nhau mong có tình như một họ chung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước làm cho xóm làng được ăn ở yên lành. Thề sống chết cùng nhau, không dám quên lời thế son sắt Kính xin có lời thề!”(Lam Sơn thực lục)Tranh minh họa Hội thề Lũng Nhai (1416)- Ngày 2/1 năm Mậu Tuất ( 7/2/1418) Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương7? Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa vào thời gian nào?2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn? Trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn đã gặp những khó khăn gì?- Lực lượng yếu, thiếu lương thực, quân Minh nhiều lần tấn công bao vây căn cứ Lam Sơn, nghĩa quân ba lần phải rút lên núi Chí Linh (Lang Chánh, Thanh Hóa)Tiết 39: Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 1418 - 1427I. Thời kì ở miền Tây Thanh Hóa ( 1418 – 1423)1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa: Giữa năm1418Lê Lai liều mình cứu chúaCuối năm 142110 vạn? Trong lần rút lui này quân ta đã gặp khó khăn gì?? Trước tình hình đó bộ chỉ huy nghĩa quân đã làm gì để đối phó với quân Minh?Thảo luận nhóm (2 phút)- Năm 1423 Lê Lợi đề nghị tạm hòa và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5-1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.? Tại sao Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh?? Tại sao lực lượng quân Minh rất mạnh nhưng không tiêu diệt được nghĩa quân mà phải chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi?? Lời đề nghị tạm hòa của Lê Lợi có giống lời đề nghị tạm hòa của Lý Thường Kiệt đánh quân Tống không?? Sau khi chấp thuận tạm hòa, quân Minh có giữ lời hứa của mình không? Chúng đã làm gì?- Cuối năm 1424, quân Minh trở mặt tấn công nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chuyển sang giai đoạn mới.?Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm (1418-1423) ?Đáp án:Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh để có thời gian củng cố lực lượng, khẩn hoang tích trữ lương thực, chờ thời cơ mới- Quân Minh chấp nhận tạm hòa với quân ta mục đích để mua chuộc Lê Lợi, hòng làm tan dã hàng ngũ của nghĩa quânSo sánh với lời đề nghị tạm hòa của Lý Thường Kiệt+ Giống: Cả 2 lần quân ta đều chủ động tạm hòa+ Khác: Thời Lý thường Kiệt đánh quân Tống , quân ta đang ở thế thắng, chủ động tạm hòa để mở cho địch một lối thoát, giữ quan hệ hòa hiếu về sau	Thời Lê Lợi đánh quân Minh ta chủ động tạm hòa để có thời gian củng cố lực lượng, tăng gia sản xuất, chờ thời cơ mớia) Bị thất bại trong âm mưu mua chuộc Lê Lợi, quân Minh trở mặt tấn công nghĩa quân.b) Nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơnc) Quân Minh huy động 10 vạn lính vây quét căn cứ nghĩa quân, Lê Lợi rút lên núi Chí Linhd) Quân Minh bao vây căn cứ Chí Linhe) Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.g) Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy tổ chức hội thề ở Lũng Nhai1) Đầu năm 1416 .2) 7-2-1418 3) Giữa năm 14184) Cuối năm 14215) 5-14236) Cuối 1424Củng cố: Nối các sự kiện lịch sử vào các niên đại thích hợpHƯỚNG DẪN VỀ NHÀ BÀI VỪA HỌC:Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1418-1423?B. ĐỌC BÀI MỚI: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (TT)II. GIẢI PHÓNG NGHỆ AN, TÂN BÌNH, THUẬN HÓA VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC (1424 - 1426)- Nêu nội dung và tác dụng kế hoạch của Nguyễn Chích?- Trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi?TIẾT HỌC ĐẾN ĐÂY KẾT THÚC, TRÂN TRỌNG CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH !

Tài liệu đính kèm:

  • pptxBài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) - Nguyễn Thị Thu Hà.pptx