Giáo án Lịch sử 7 - Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)

I. Mục tiêu bài học

1.Kiến thức: Giúp cho học sinh hiểu được:

- Sự sa đọa của triều đình phong kiền nhà Lê Sơ , những phe phái dẫn đến xung đột về chính trị, tranh giành quyền lợi trong 20 năm.

- Phong trào đấu tranh của nông dân diễn ra mạnh mẽ ỡ thế kỷ XVI.

2.Tư duy: Phân tích ,tổng hợp ,so sánh.

3.Kỹ năng:- Đánh giá nguyên nhân suy yếu của triều đình nhà Lê.

4. Thái độ:- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân, hiểu đựơc nước nhà thịnh trị hay suy vong là ở lòng dân.

II. Phương tiện :- Lược đồ phong trào khởi nghĩa của nông dân ở thế kỉ XVI.

III/Phương pháp: - Hái ®¸p, Ph©n tÝch,So s¸nh,§¸nh gi¸,Miªu t¶, KÓ chuyÖn,Th¶o luËn.

IV.Tiến trình giảng dạy –giáo dục:

1.Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các tác phẩm văn học nổi tiếng thời Lý Trần và thời Lê Sơ?

3. Bài mới

 

doc 29 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3357Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 và điêu kiện tự nhiên nên nông nghiệp phát triển nhanh, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long
3. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HĐ2: Tìm hiểu về tôn giáo
? Ở thế kỉ XVI-XVII, nước ta đã có những tôn giáo nào?
? Nói rõ sự phát triển của các tôn giáo đó?
? Vì sao Nho giáo không còn chiếm địa vị độc tôn?
? Ở thôn quê có những hình thức sinh hoạt nào? Trong Hội Làng, người ta thường làm gì?
? Quan sát H53, bức tranh miêu tả cái gì?
? Hình thức sinh hoạt văn hoá có tác dụng gì?
- Câu ca dao 'Nhiễu điều.' nối lên điều gì?
? Đọc một vài câu ca dao có nội dung tương tự?
? Đạo Thiên Chúa bắt nguồn từ đâu?
- Vì sao lại xuất hiện ở nước ta?
? Thái độ của chính quyền Trịnh-Nguyễn đối với đạo Thiên Chúa?
+ Nho giáo, phật giáo, đạo giáo.
+ Nho giáo vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.
+ Phật giáo, Đạo giáo được phục hồi.
+ Các thế lực phong kiến tranh giành địa vị vua Lê trở thành bù nhìn.
+ Hội làng là hình thức sinh hoạt phổ biến, tổ chức ở đình hoặc Chùa, thường tổ chức theo kiểu diễn chèo, tuồng, múa rối nước hoặc các trò chơi: đánh vật, đua thuyền.
+ Buổi biểu diễn võ nghệ ở hội làng.
- Hình thức phong phú, nhiều thể loại: đấu kiếm, thi bắn cung tên, đua ngựa 
+ Biểu diễn nghệ thuật: 3 người bên trái thổi kèn, đánh trống.
+ Thắt chặt tình đoàn kết trong thôn xóm.
+ Bồi đắp tinh thần yêu quê hương, đất nước.
+ Lời dạy người dân trong một nước phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.
+ 'Bầu ơi ..'
+ 'Một cây .'
+ Bắt nguồn từ Châu Âu (Rô Ma-Ý).
+ Từ thế kỉ XVI, các giáo sĩ theo thuyền buôn đến nước ta truyền đạo.
+ Đã nhiều lần ngăn cấm, vì không phù hợp với cách trị dân.
1. Tôn giáo
a) Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo.
- Nho giáo vẫn được duy trì, phật giáo và đạo giáo được phục hồi.
- Hội làng là hình thức sinh hoạt phổ biến được tổ chức ở đình, chùa.
b) Thiên chúa giáo:
- Từ thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên chúa.
HĐ3: Tìm hiểu sự ra đời của chữ quốc ngữ
? Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Vì sao chữ La tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc Ngữ?
+ Mục đích là truyền đạo, A- lêch- Xan- Đờ- Rốt xuất bản từ điển Việt-La-Bồ năm 1651.
+ Vì đây là chữ tiện lợi, khoa học dễ phổ biến.
2. Sự ra đời chữ quốc ngữ
- Thế kỉ XVII, một số giáo sĩ ở phương Tây dùng chữ cái la tinh ghi âm Tiếng Việt.
HĐ4: Văn học nghệ thuật phát triển như thế nào?
? Kể những thành tựu văn học?
? Các tác phẩm chữ Nôm có nội dung gì?
? Những nhà văn nhà thơ nổi tiếng?
? Em biết gì về Nguyễn Bĩnh Khiêm?
+ Văn học chữ Nôm phát triển hơn trước, có bộ hơn 8000 câu: Thiên Nam Ngữ lục.
+ Viết về hạnh phúc của con người, tố cáo những bất công của xã hội và bộ máy quan lại thối nát.
+ Nguyễn Bĩnh Khiêm, Đào Duy Từ.
+ Đỗ trạng nguyên làm quan rồi từ quan về quê dạy học, là người trọng tình có tấm lòng cao
3. Văn học và nghệ thuật dân gian
- Văn học chữ Nôm phát triển.
- Nhiều nhà văn. Nhà thơ nổi tiếng: Đào Duy Từ, Nguyễn Bĩnh Khiêm.
- Nghệ thuật dân gian:
+ Nghệ thuật điêu khắc: Tượng phât Bà Quan Âm nghìn tay, nghìn mắt.
+ Nghệ thuật sân khấu: Chèo, Tuồng
4. Củng cố - Hệ thống kiến thức 
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi
5. Dặn dò: - Học bài
- Chuẩn bị bài mới.
V.RKN: 
- Thời gian giảng toàn bài, từng phần và từng hoạt động: ...........................................
	- Nội dung kiến thức: ........................................................................................
	- Phương pháp giảng dạy: ....................................................................................
	- Hình thức tổ chức lớp: ........................................................................................
	- Thiết bị dạy học: ...................................................................................................
**************************************************************************
Ngày soạn:. Tiết 50 - Bài 24
Ngày dạy: 
 KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp cho học sinh hiểu được:
- Sự suy tàn mục nát của chế độ phong kiến Đàng Ngoài, đã kìm hãm sự phát triển của sản xuất, đời sống nhân dân khổ cực, đói kém, lưu vong.
- Phong trào nông dân khởi nghĩa chống lại nhà nước phong kiến, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất.
2.Tư duy: Phân tích ,tổng hợp ,so sánh.
3. K ỹ năng:- Đánh giá hiện tượng đấu tranh giai cấp thông qua các tư liệu về phong trào đấu tranh.
4.Thái độ- Thấy rõ sức mạnh quật khởi của nông dân Đàng Ngoài, thể hiện ý chí đấu tranh chống lại áp bức, bóc lột của nhân dân ta.
II . Phương tiện
- Lược đồ về nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài TK XVIII.
III.Trực quan , phân tích dữ liệu, đàm thoại, kể chuyện lịch sử.
IV. Tiến trình lên lớp –giáo dục: 
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ : 
	- Câu ca dao ' Nhiễu điều .' Nói lên điều gì ? Đọc vài câu ca dao có nội dung tương tự?
	 - Ở thế kỉ XVI - XVII, nước ta có những tôn giáo nào?
3. Bài mới : 	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HĐ2: Tìm hiểu tình hình chính trị
? Nhận xét về chính quyền phong kiến Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII ?
- Gọi HS đọc phần chữ nghiêng ?
? Chính quyền phong kiến mục nát dẫn đến hậu quả gì?
? Đời sống nhân dân như thế nào?
+ Mục nát đến cực độ:
- Vua Lê chỉ là bù nhìn.
- Chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc.
- Quan lại hoành hành, đục khoét nhân dân.
+ Sản xuất nông nghiệp đình đốn.
- Lụt lội, mất mùa liên tiếp xảy ra.
- Đê điều vỡ liên tục.
- Nhà nước đánh thuế nặng.
+ Hàng chục vạn nông dân chết đói.
+ Nhân dân phải bỏ làng phiêu tán khắp nơi.
1. Tình hình chính trị
- Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài mục nát đến cục độ.
- Sản xuất nông nghiệp đình đốn.
- Đời sống nhân dân khổ cực, nạn đói liên tiếp xảy ra nhân dân phải bỏ làng đi phiêu tán.
HĐ3: Tìm hiểu các cuộc khởi nghĩa lớn
? Trước cuộc sống cực khổ đó nhân dân có thái độ như thế nào ?
- GV: Giới thiệu các cuộc khởi nghĩa Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
- Yêu cầu HS nêu: thời gian, tên thủ lĩnh, nơi hoạt động của các cuộc khởi nghĩa?
+ Vùng lên đấu tranh, các cuộc khởi nghĩa liên tiếp xảy ra.
+ Năm 1740-1751, Nguyễn Danh Phương Tam Đảo-Sơn Tây-Tuyên Quang.
+ Năm 1741-1751, Nguyễn Hầu Cầu-Hải Phòng-Kinh Bắc-Sơn Nam-Thanh Hoá-Nghệ An.
+ Các cuộc khởi nghĩa nổ ra rời rạc, không liên kết thành một phong trào lớn.
+ Nêu cao ý chí đấu tranh chống áp bức.
+ Làm cho chính quyền họ Trịnh lung lay.
2. Những cuộc khởi nghĩa lớn
- Các cuộc khởi nghĩa nổ ra trên một địa bàn rộng lớn từ đồng bằng đến miền núi.
+ Năm 1737, Nguyễn Dương Hưng-Sơn Tây.
+ Năm 1738 - 1770, Lê Duy Mật-Thanh Hoá-Nghệ An.
 Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu
- Hoàng Công Chất: Năm 1739-1769, Hoàng Công Chất-Sơn Nam-Tây Bắc.
- Ý nghĩa:
+ Nêu cao ý chí đấu tranh chống áp bức của nhân dân.
+ Làm cho chính qyuền họ Trịnh lung lay
4. Củng cố - Nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Ngoài nửa sau thế kỉ XVIII ?
- Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa của nông dân tiêu biểu ?
- Ý nghĩa của phong trào ?
5. Dặn dò:
- Học bài
- Chuẩn bị bài mới ( Bài 25)
E.RKN: 
- Thời gian giảng toàn bài, từng phần và từng hoạt động: ...........................................
	- Nội dung kiến thức: ........................................................................................
	- Phương pháp giảng dạy: ....................................................................................
	- Hình thức tổ chức lớp: ........................................................................................
	- Thiết bị dạy học: ...................................................................................................
*************************************************************************
Ngày soạn: 	Tiết: 51 - Bài 25	
Ngày dạy: 	
 PHONG TRÀO TÂY SƠN
 I.KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN.
 ( Tiết 1)
I/ Mục tiêu.
1/Kiến thức: Học sinh nắm được
 	 - Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh ở Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII, từ đó dẫn tới phong trào nông dân ở Đàng Trong mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
 	- Anh em Nguyễn Nhạc lập căn cứ Tây Sơn và sự ủng hộ của đồng bào Tây Nguyên.
2.Tư duy: Phân tích ,tổng hợp ,so sánh.
3/Tư tưởng:
 - Thấy được sức mạnh quật khởi, ý chí kiên cường của nhân dân chống lại ách áp bức.
3/Kĩ năng: - Sử dụng lược đồ kết hợp với tường thuật sự kiện.
II/ Chuẩn bị.
 	 - GV: lược đồ căn cứ địa Tây Sơn.
 	- HS: học bài, soạn bài mới. 
III/ - Hái ®¸p, Ph©n tÝch,So s¸nh,§¸nh gi¸,Miªu t¶, KÓ chuyÖn,Th¶o luËn.
IV. Tiến trình dạy – học.
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
 	 - Vì sao thế kỉ XVI – XVII diễn ra nhiều cuộc nổi dậy của nông dân?
 	 - Chỉ địa điểm các cuộc khởi nghĩa trên lược đồ?
 	 - Các cuộc khởi nghĩa đó có tác động như thế nào tơi xã hội nước ta?
3. Bài mới. 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
Hoạt động 1
 ? Những biểu hiện nào chứng tỏ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong đi vào con đường suy yếu và mục nát?
? Còn đời sống nông dân thì sao?
? Đời sống của nông dân Đàng Trong có gì khác với nông dân Đàng Ngoài? Vì sao?
? Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến hậu quả gì đối với nông dân và các tầng lớp khác?
*Giảng: Phong trào nông dân Đàng Trong ở giai đoạn này phát triển mạnh, có nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra (cuộc khởi nghĩa do 1 người tên Lành cầm đầu nổ ra 1695 ở Quãng Ngãi); cuộc khởi nghĩa của Lý Văn Quang ở Đông Phố (Gia Định 1747). Nổi bật là cuộc khởi nghĩa của Chàng Lía.
? Nêu một vài nét tiêu biều về Chàng Lía?
? Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng có ý nghĩa như thế nào?
Hoạt động 2
? Trình bày hiểu biết của em về lãnh đạo khởi nghĩa Tây Sơn?
? Anh em Nguyễn Nhạc đã chuẩn bị những gì?
GV giới thiệu về căc cứ Tây Sơn.
? Vì sao anh em Nguyễn Nhạc lại đưa đại bản doanh xuống Tây Sơn hạ đạo?
? Những lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa?
? Em có nhận xét gì về lực lượng nghĩa quân Tây Sơn?
- Chính quyền nặng nề phức tạp vì số lượng quan lại tăng quá mức; quan lại tuyển dụng bằng mua bán (tiền + lễ vật).
+Tập đoàn Trương Phúc Loan lũng đoạn triều đình, nắm mọi quyền hành. 
-HS:
+ Bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất.
+Nhân dân phải nộp thuế, nộp lâm thổ sản quý .
Học sinh thảo luận:
- Nông dân Đàng Trong sống cơ cực như nông dân Đàng Ngoài.
- Vì nông dân 2 miền đều bị giai cấp phong kiến bóc lột thậm tệ.
- Nỗi bất bình ngày càng nâng cao. Họ sẽ vùng dậy đấu tranh. 
=>Nổ ra ở Truông Mây ( Bình Định).
- Chủ trương:
“Lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo”.
-HS:
- Giáo viên đọc những câu ca, lời vè ca tụng chàng Lía.
- HS:
+Tinh thần đấu tranh quật cường của nông dân chống chính quyền họ Nguyễn.
+Báo trước cơn bão táp đấu tranh giai cấp sẽ giáng vào chính quyền phong kiến nhà Nguyễn.
Học sinh thảo luận:
- HS trả lời theo SGK.
-HS
+ Xây thành luỹ, lập kho tàng, luyện nghĩa quân.
+Khẩu hiệu “Lấy của người giàu chia cho người nghèo” 
- Lực lượng lớn mạnh, mở rộng căn cứ khởi nghĩa .
- Địa bàn gần vùng đồng bằng.
-HS:
+ Đồng bào Chăm, đồng bào Ba Na .
+Nông dân nghèo, thợ thủ công, thương nhân .
Học sinh thảo luận:
Lực lượng đông, trang bị vũ khí, bênh vực quyền lợi cho người nghèo.
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau TK XVIII.
-Từ giữa TKXVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần.
-Ở triều đình, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng “Quốc phó”....
-Ở địa phương, quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân....
=> khởi nghĩa của chàng Lía.
2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.
 Mùa xuân năm 1771 ba anh em nhà Tây Sơn (Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc,Nguyễn Lữ.
)lập căn cứ ở Tây Sơn thượng đạo => Tây Sơn hạ đạo.
4. Củng cố.- Tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII như thế nào?
 - Theo em cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra có những thuận lợi gì?
5. Dặn dò. Học bài, soạn phần tiếp theo.
E.RKN: 
- Thời gian giảng toàn bài, từng phần và từng hoạt động: ...........................................
	- Nội dung kiến thức: ........................................................................................
	- Phương pháp giảng dạy: ....................................................................................
	- Hình thức tổ chức lớp: ........................................................................................
	- Thiết bị dạy học: ...................................................................................................
**************************************************************************
Ngày soạn: 	 Tiết 52 - Bài 24
Ngày dạy : 
PHONG TRÀO TÂY SƠN 
 II. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN 
 VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM. (T2)
I/ Mục tiêu.
1.Kiến thức: - HS nắm được mốc quan trọng của phong trào Tây Sơn nhằm đánh đổ tập đoàn phong kiến đánh động, tiêu diệt quân Xiêm, từng bước thống nhất đất nước.
2.Tư duy: Phân tích ,tổng hợp ,so sánh.
3.Tư tưởng: - HS thấy được sức mạnh quật khởi, ý chí kiên cường của nhân dân chống lại ách áp bức, bóc lột
- Tài chỉ huy quân sự của Nguyễn Huệ.
- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Tây Sơn.
3.Kĩ năng: - Trình bày diễn biến phong trào Tây Sơn trên lược đồ.
- Trình bày chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút trên lược đồ.
- Giáo dục tích hợp môi trường qua chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.
II/ Chuẩn bị.
- GV: Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài, lược đồ chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.
- HS: học bài, soạn bài mới. 
III/ Phương pháp: Trực quan , phân tích dữ liệu, đàm thoại, kể chuyện lịch sử.
IV. Các bước lên lớp: 
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: - Tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII như thế nào?
 - Theo em cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra có những thuận lợi gì?
3. Bài mới.	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
Hoạt động 1
- GV chỉ bản đồ: thành Quy Nhơn (huyện An Khê tỉnh Bình Định).
- GV kể chuyện: Nguyễn Nhạc giả vở bị bắt, bị nhốt vào cũi, rồi sai nghĩa quân khiêng vào thành nộp cho quân Nguyễn. Nửa đêm ông phá cũi đánh từ trong ra, phối hợp với quân Tây Sơn đánh từ ngoài vào. Chỉ trong một đêm, nghĩa quân đã hạ được thành Quy Nhơn.
- GV đính niên đại 1773 trên địa danh Qui Nhơn ở bản đồ.
? Nhận xét cách hạ thành Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc?
?Thành Quy Nhơn thuộc về tay nghĩa quân đã có ý nghĩa gì?
*GV chỉ vùng từ Quãng Ngãi đến Bình Thuận, nghĩa quân đã làm chủ sau khi chiếm được thành Qui Nhơn.
? Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh có hành động gì?
? Tại sao Nguyễn Nhạc lại hoà hoãn với quân Trịnh?
- GV nêu bật tình huống rất hiểm nghèo của quân Tây Sơn theo bản đồ: quân Trịnh vượt sông Gianh đánh Phú Xuân ® quân Nguyễn chạy vào Gia Định. Nghĩa quân Tây Sơn ở giữa nên có nguy cơ bị bao vây và tiêu diệt. Vì vậy kế sách tạm thời là hoà Trịnh - diệt Nguyễn.
- Từ năm 1776-1783, nghĩa quân 4 lần đánh vào Gia Định. Trong lần tiến quân thứ 2 (năm 1777) Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn, chỉ có Nguyễn Ánh chạy thoát.
- GV đính niên đại 1783 vào Gia Định trên bản đồ.
HĐ 2
? Vì sao quân Xiêm xâm lược nước ta. 
- GV sử dụng lược đồ H.57 phóng to chỉ đường tiến quân của quân Xiêm kéo vào Gia Định theo 2 hướng mũi tên: 2 vạn quân thủy đổ bộ lên Rạch Giá (Kiên Giang), 3 vạn quân bộ xuyên qua Chân Lạp tiến vào Cần Thơ.
? Thái độ của quân Xiêm như thế nào khi vào nước ta?
- GV chỉ bản đồ địa danh Mỹ Tho (đại bản doanh của nghĩa quân), chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.
? Vì sao Nguyễn Huệ chọn đoạn sông này?
- GV giới thiệu các kí hiệu chỉ thuỷ quân, bộ binh Tây Sơn, trình bày các thế trận của Nguyễn Huệ theo bản đồ: chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.
- Thủy quân dấu quân trong các nhánh sông Rạch Gầm – Xoài Mút và sau các ngách của cù lao.
- Bộ binh mai phục trên bờ và trên cù lao giữa sông.
- Ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận mai phục. Từ Mỹ Tho và ở các ngách của cù lao, các nhánh sông đổ ra đánh phía trước mặt và vào bên sườn địch. Trong khi đó, phục binh ở hai bắn xả vào đoàn thuyền chiến.
- GV đính niên đại 1785 vào lược đồ H.57 phóng to.
? Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
-HS theo dõi
- HS quan sát
- HS: Táo bạo, dũng cảm, thông minh, bất ngờ
- HS: Lần đầu tiên nghĩa quân đã hạ được thành luỹ dinh thự của bọn quan lại, uy thế chính trị của chúng suy sụp; trái lại, uy thế của nghĩa quân tăng lên nhanh chóng.
- HS: Phái mấy vạn quân vào đánh chiếm Phú Xuân (Huế).
- Họ Nguyễn không chống nổi quân Trịnh phải vượt biển vào Gia Định.
- HS: Nghĩa quân Tây Sơn ở vào tình thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn.
- Chú ý theo dõi.
-HS: Nguyễn Ánh sang cầu cứu quân Xiêm, năm 1785, hơn 5 vạn quân thuỷ, bộ Xiêm.......
- HS quan sát
-HS: Kiêu căng, hung bạo, cướp bóc, giết người, cướp của....
- HS theo dõi
- Học sinh trả lời theo SGK. GV nói thêm các cù lao: Thới Sơn, Bốn Thôn, Bà Kiểu và hai bên bờ cây cỏ rậm rạp.
-HS theo dõi
- HS quan sát
- Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất.
- Khẳng định sức mạnh to lớn của nghĩa quân, thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ.
- Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến nhà Xiêm 
1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn.
* Hạ thành Quy Nhơn.
- Tháng 9-1773 nghiã quân hạ thành Quy Nhơn.
- Giữa năm 1774, mở rộng vùng kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
* Hoà hoãn với quân Trịnh.
*Tiêu diệt quân Nguyễn.
-Năm 1777,Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn, Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ.
2. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoàt Mút (1785).
a. Nguyên nhân.
Nguyễn Ánh sang cầu cứu quân Xiêm.
b. Diễn biến.
- Năm 1784, quân Xiêm chiếm được miền Tây Gia Định.
- Tháng 1 – 1785 Nguyễn Huệ chọn khúc sông Rạch Gầm – Xoài Mút (Châu Thành – Tiền Giang) làm trận địa.
c.Kết quả: 
Quân Xiêm bị đánh tan.Nguyễn Ánh thoát chết lưu vong sang Xiêm
d. Ý nghĩa:
- Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.
- Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất, lừng lẫy nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta 
4. Củng cố.- Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến?
 - Trình bày diễn biến của trận Rạch Gầm – Xoài Mút?
 - Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
5. Dặn dò. Học thuộc bài học, xem bài mới. ( mục III )
V.RKN: 
- Thời gian giảng toàn bài, từng phần và từng hoạt động: ...........................................
	- Nội dung kiến thức: ........................................................................................
	- Phương pháp giảng dạy: ....................................................................................
	- Hình thức tổ chức lớp: ........................................................................................
	- Thiết bị dạy học: ...................................................................................................
**************************************************************************
Ngày soạn: 	 
Ngày dạy : Tiết 53 - Bài 25
 PHONG TRÀO TÂY SƠN (tt)
III. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH.
I/ Mục tiêu.
1.Kiến thức:
 - Mốc niên đại gắn liền với hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn đánh đổ chính quyền vua Lê, chúa Trịnh.
- Nắm được tài thao lược quân sự của Quang Trung, tướng Ngô Thì Nhậm
2.Tư tưởng:
 - Tự hào về truyền thống tranh anh dũng của dân tộc, những chiến công anh dũng của nghĩa quân Tây Sơn.
 - Giáo dục tích hợp môi trường qua việc lật đổ chính quyền họ Trịnh.
3.Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích lược đồ, mối quan hệ lịch sử và trình bày diễn biến trên lược đồ
II/ Chuẩn bị. - GV: Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài.
 - HS: học bài, soạn bài mới. 
III/ Tiến trình dạy – học.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ.
 	- Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến?
- Trình bày diễn biến của trận Rạch Gầm – Xoài Mút?
- Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
3. Bài mới. 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
Hoạt động 1
? Tình hình Đàng Ngoài như thế nào?
- GV chỉ lược đồ: Năm 1786, Nguyễn Huệ cho quân đánh thành Phú Xuân. GV kể cho HS: Thủy quân Tây Sơn đã lợi dụng lúc nước thủy triều lên cao về đêm rồi cho chiến thuyền tiến sát vào thành, đại bác ở các chiến thuyền bắn phá kịch liệt vào thành, bộ binh xông lên giáp chiến với quân Trịnh.
- GV nêu kềt quả.
GV đính niên đại 1786 vào địa danh Phú Xuân trên lược đồ và nhấn mạnh: toàn bộ Đàng Trong đã thuộc về Tây Sơn .
- Nhân cơ hội này, Nguyễn Huệ tiến thẳng ra Bắc.
? Vì sao Nguyễn Huệ lại nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”?
- GV chỉ bản đồ: Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ cho quân từ Phú Xuân đánh ra Thăng Long. Chúa Trịnh bị bắt. Chính quyền phong kiến họ Trịnh tồn tại hơn 200 năm đã bị sụp đổ, Nguyễn Huệ giao quyền cho nhà Lê, rút về Nam.
? Vì sao Tây Sơn tiêu diệt họ Trịnh nhanh chóng như vậy?
-GV đính niên đại 1786 vào địa danh Thăng Long trên lược đồ.
?Việc Tây Sơn tiêu diệt họ Nguyễn ở Đàng Trong và lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài có ý nghĩa gì?
Hoạt động 2
? Tình hình Bắc Hà sau khi quân Tây Sơn rút về Nam ?
- GV chỉ lược đồ 3 vùng ba anh em Tây Sơn chiếm giữ.
+ Nguyễn Nhạc (Trung ương Hoàng đế) – Quy Nhơn.
+ Nguyễn Huệ (Bắc Bình Vương) – Phú Xuân.
+ Nguyễn Lữ (Đông Định Vương)- Gia Định.
? Trước tình hình đó, Nguyễn Huệ đã có biện pháp gì?
- GV nhấn mạnh việc tiến quân ra Bắc lần II được nhiều sĩ phu nổi tiếng giúp đỡ.
- GV đính niên đại 1788 vào địa danh Thăng Long trên lược đồ.
? Vì sao Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà?
? Việc lật đổ các tập đoàn phong kiến họ Lê, họ Trịnh có ý nghĩa gì?
- Quân Trịnh đang đóng ở Phú Xuân kiêu căng, sách nhiễu dân chúng.
- Chú ý theo dõi.
- Chú ý theo dõi.
- Học sinh thảo luận:
Nhằm tập hợp dân chúng hưởng ứng, ủng hộ mình và nhiều người còn tưởng nhớ nhà Lê.
- Nhân dân chán ghét nhà Trịnh, ủng hộ Tây Sơn.
- Thế lực quân Tây Sơn đang mạnh.
-HS:
+Tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước.
+Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước
- HS: Con cháu họ Trịnh nổi loạn.
- Lê Chiêu Thống bạc nhược.
- Nguyễn Hữu Chỉnh lộng quyền chống Tây Sơn.
- HS theo dõi
HS: - Cử Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Chỉnh...

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII) (4).doc