Giáo án Lịch sử 7 - Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu - Nguyễn Thị Thu Quý - Trường THCS Long Thành Bắc

1/Mục tiêu:

a.Kiến thức:Giúp học sinh hiểu nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào văn hoá Phục hưng(thế kỉ XIV-XVII).

Hiểu rõ nguyên nhân dẫn tới phong trào cải cách tôn giáo và những tác động trực tiếp của phong trào này đối với chế độ phong kiến Châu Au lúc bấy giờ.

b.Kĩ năng:Rèn kĩ năng phân tích cơ cấu giai cấp để chỉ ra mâu thuẫn xã hội từ đó thấy được nguyên nhân sâu xa của cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến .

c.Thái độ:tiếp tục bồi dưỡng cho HS nhận thức về sự phát triển hợp qui luật của xã hội loài người, về giai trò của giai cấp tư sản.

-Giúp HS thấy được loài người đang đứng trước một bước ngoặt lớn: Sự sụp đổ của chế độ PK –một chế độ lạc hậu, lỗi thời.

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1696Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu - Nguyễn Thị Thu Quý - Trường THCS Long Thành Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy
Tiết 3
Bài 3:	 CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG 
 	PHONG KIẾN THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI 
	Ở CHÂU ÂU
1/Mục tiêu:
a.Kiến thức:Giúp học sinh hiểu nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào văn hoá Phục hưng(thế kỉ XIV-XVII).
Hiểu rõ nguyên nhân dẫn tới phong trào cải cách tôn giáo và những tác động trực tiếp của phong trào này đối với chế độ phong kiến Châu Aâu lúc bấy giờ.
b.Kĩ năng:Rèn kĩ năng phân tích cơ cấu giai cấp để chỉ ra mâu thuẫn xã hội từ đó thấy được nguyên nhân sâu xa của cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến .
c.Thái độ:tiếp tục bồi dưỡng cho HS nhận thức về sự phát triển hợp qui luật của xã hội loài người, về giai trò của giai cấp tư sản.
-Giúp HS thấy được loài người đang đứng trước một bước ngoặt lớn: Sự sụp đổ của chế độ PK –một chế độ lạc hậu, lỗi thời.
2/Chuẩn bị:
a.GV:Bản đồ Châu Aâu hoặc bản đồ thế giới, tư liệu nói về Can-vanh và Lu-thơ
b.HS:SGK, bảng phụ.
3/Phương pháp dạy học:Diễn giảng, trực quan, kể chuyện, thảo luận nhóm.
.4/ Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện
4.2 Kiểm tra bài cũ:
Câu 1(10đ):
Ai là người đi vòng quanh trái đất?(3đ)
A.Cô-lôm-bô
B.Ma-gien-lan	(chọn)
C.Va-xcô-đơ Ga-ma
D.Đi-a-xơ
b.Nêu nguyên nhân và tác dụng của các cuộc phát kiến địa lí?(7đ)
(TL:Nguyên nhân:Do sản xuất phát triển cần nhu cầu về thị trường, vốn, nguyên liệu (2đ)
-Tìm ra những con đường mới, những vùng đất mới, những cư dân mới(3đ)
-Thúc đẩy công thương nghiệp Châu Aâu phát triển, mang lại cho giai cấp tư sản nguồn nguyên liệu quý giá(2đ))
Câu 2(10đ);
a.Phong trào rào đất cướp ruộng xuất hiện đầu tiên ở đâu?
A.Anh (chọn)
B.Pháp
C.Đức
D.Ý
b.Quan hệ sản xuất tư bản hình thành như thế nào?
(TL:Bọn quý tộc và thương nhân Châu Aâu ra sức cướp bóc của cải buôn bán nô lệ, rào đất cướp ruộng để mở rộng kinh doanh (lập các công ty thương mại, các công trường thủ công, đồn điền)(5đ)
-Xã hội có 2 giai cấp chính tư sản và vô sản.2 giai cấp này luôn mâu thuẫn với PK(2đ)
Họ tìm cách đấu tranh chống PK tạo tiền đề cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển
4.3 Giảng bài mới:
- Giới thiệu :Chế độ PK Châu Aâu hình thành và phát triển cực thịnh sau đó bị khủng hoảng trầm trọng.Những mầm mống tư bản chủ nghĩa và chuẩn bị cho sự thắng lợi của nó trên phạm vi thế giới bằng cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống PK thời hậu kì trung đại, mở đầu là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá.
GV ghi tựa bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV &HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Giáo viên giải thích:Văn hoá Phục hưng đó là sự khôi phục lại giá trị của nền văn hoá cổ Hy lạp và Rô Ma cổ Đại, sáng tạo nền văn hoá mới của giai cấp tư sản.Hay nói cách khác là sự phục hồi và phát triển của nền văn hoá Hy-La do các tri thức tư sản và các nhà hoạt động văn hoá thời bấy giờ thực hiện
? Nguyên nhân nào dẫn tới phong trào văn hoá phục hưng ?
HS trả lời GV chốt ý ghi bảng
?Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá diễn ra đầu tiên ở đâu?(Quê hương của phong trào văn hoá Phục hưng ?)
HS:Nước Y,Ù lan sang các khu vực khác trở thành phong trào lớn
¦Thảo luận nhóm:Nêu tên các nhà thiên tài, các danh nhân khoa học lớn ở thế kỉ XIV-XVII ?
(có thể cho các nhóm thi đua lên bảng ghi )
GV nhận xét cho điểm nhóm, sau đó GV giảng thêm về các danh nhân:
Ra-bơ-le(1494-1553) người Pháp, vừa là nhà văn vừa là nhà y học
Đê-cac-tơ:là nhà toán học, triết học xuất sắc.
-Lê-ô-na-đơ Vanh-xi là nhà hoạ sĩ, kĩ sư nổi tiếng
-Cô-pec-ních:nhà thiên văn học.
-Ga-li-lê(I-ta-li-a) nhà toán học
Đan-tê:nhà văn học
Sếch-xpia (Anh) nhà soạn kịch vĩ đại với tác phẩm nổi tiếng Rô-mi-ô và Ju-li-et.
-Mô-da(Aùo) nhà soạn nhạc nổi bật.
? Thành tựu nổi bật của phong trào văn hóa phục hưng là gì( khoa học kĩ thuật tiến bộ vượt bậc, sự phong phú về văn học, thành công trong các lĩnh vực nghệ thuật)
? Qua các tác phẩm của mình, các tác giả thời phục hưng muốn nói điều gì
-GV mở rộng thêm về nhân vật lịch sử danh nhân văn hoá để thấy được tinh thần và khả năng độc lập sáng tạo của họ 
HS quan sát hình 6/8: Bức tranh của nhà danh hoạ Lê-ô-na-đơ Vanh-xi(1452-1519).
GV kể về ông: Ôâng là một nhà nghệ sĩ lớn của nền văn hoá Phục hưng là nhà điêu khắc kiến trúc đại tài, nhà văn, nhạc sĩ, toán học, địa lí học, hoá học, vật lí học, giải phẩu học, kĩ sư cơ khí. Các tác phẩm của ông đạt đến trình độ hoàn thiện, hoàn mỹ, tiêu biểu nhất là bức tranh Ma-đô-na bên cửa sổ.
Nhà thiên văn học Cô-pec-ních đã chứng minh trung tâm hệ thống hành tinh của chúng ta là hệ mặt trời.Trái đất tự quay xung quanh trục của nó và quay quanh mặt trời. Học thuyết của ông thực sự là một cuộc cách mạng.
Sau đó,Ga-li-lê chứng minh tính khoa học vững chắc của thuyết nhật tâm của Cô-pec-ních.
GV giới thiệu về đại văn hào Đan-tê như SGV.
*Chốt ý: Các tác phẩm văn học nghệ thuật thời văn hoá Phục hưng mang tư tưởng mới đó là chủ nghĩa nhân văn. Tức là con người là trung tâm của vũ trụ chứ kh6ng phải là thượng đế. Chủ nghĩa nhân văn đòi trả con người về với tự nhiên coi tự nhiên như khuôn vàng thước ngọc của thời hưng.coi trọng và yêu mến con người, chăm lo cho con người, tin tưởng vào sức mạnh và nguồn sống con người
-Tác dụng của phong trào văn hoá Phục hưng?
? HS khá giỏi: Vì sao họ lại đấu tranh chống PK ?
HS:Vì chế độ PK kìm hãm sự phát triển của xã hội, nhất là hạn chế quyền của tư sản nên họ đấu tranh.
HS đọc đoạn”Trong suốt.giáo hội đó”.
? Vì sao xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo?
GV giảng:Trong suốt 1000 năm giai cấp phong kiến dùng kinh thánh của đoạo Ki-tô làm hệ tư tưởng chính thống để thống trị nhân dân về mặt tinh thần.
? Ai đã khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo?
HS quan sát hình 7/9
GV kể tóm tắt về Lu-thơ (Đức) (1483-1556) 63 tuổi ông là một tu sĩ .Ôâng chủ trương cứu vớt con ngưlời bằng lòng tin, tức là phủ nhận vai trò thống trị của tôn giáo, giáo hội.Tư tưởng cải cách của ông nhanh chóng lan rộng sang Thuỵ Sĩ, Anh, Pháp. Tại Thuỵ Sĩ một giáo phái khác ra đời đó là đạo Tin lành do Can-vanh sáng lập được đông đảo nhân dân tin theo.
Nhưng phái Ki-tô >< Tin lành.
? Phong trào cải cách tôn giáo có tác động như thế nào đối với xã hội PK Châu Aâu?
GV giải thích thêm:Đạo Ki-tô còn gọi là đạo Cơ đốc do chúa Giê-su sáng lập. Phong trào cải cách tôn giáo bùng nổ dẫn đến cuộc chiến tranh của nông dân Đức rất lớn. Đây được coi là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nhân dân dưới ngọn cờ của tư sản chống PK Châu Aâu.
Hạn chế của phong trào cải cách tôn giáo ?
HS:Tư sản không xoá bỏ tôn giáo mà chỉ thay thế cho phù hợp với quyền lợi của tư sản
5 Phong trào văn hoá Phục hưng có vai trò quan trọng:lên án nghiêm khắc giáo hội Thiên chúa, tấn công vào trật tự xã hội PK, đề cao giá trị chân chính của con người. Thực chất của phong trào văn hoá Phục hưng là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của tư sản với PK đã suy tàn. Nó có vai trò tích cực trong việc phát động quần chúng chống lại chế độ cũ.
Các tư tưởng cải cách tôn giáo gắn liền với cải cách xã hội và tư tưởng nhân văn của phong trào văn hoá Phục hưng, tấn công trực tiếp vào giáo hội Thiên chúa và PK. Nó châm ngòi cho các cuộc chiến tranh bùng nổ mở đầu là chiến tranh nông dân.
1/Phong trào văn hoá phục hưng(thế kỉ XIV-XVII)
Nguyên nhân:Giai cấp tư sản có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị xã hội =>họ đấu tranh giành địa vị xã hội, mở đầu bằng cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá.
-Nội dung:Phê phán xã hội PK và giáo hội, đả phá trật tự PK.
Đề cao giá trị con người, đề cao khoa học tự nhiên.
-Tác dụng:Phát động quần chúng đấu tranh chống PK.
-Là cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại mở đường cho sự phát triển văn hoá Châu Aâu và văn hoá nhân loại.
2/ Phong trào Cải cách tôn giáo:
-Nguyên nhân: Giáo hội tăng cường bóc lột nhân dân, cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản
-Nội dung: Phủ nhận vai trò thống trị của giáo hội, đòi bãi bỏ những lễ nghi phiền toái, đòi quay về với giáo lý Ki-tô nguyên thuỷ.
-Can-vanh lập tôn giáo mới đó là đạo Tin lành.
-Tác động:Thúc đẩy châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa, tôn giáo bị phân hoá thành 2 phái: đạo Ki-tô và đạo Tin lành.
4.4 Củng cố và luỵên tập:
-Gọi 4 HS của 4 tổ lên thi đua lên ghi tên các nhà bác học trong phong trào văn hoá Phục hưng.
GV nhận xét, tuyên dương
-Nêu nội dung của phong trào văn hoá Phục hưng?
4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 Về học bài và làm bài tập
	Xem trước bài 4:”Trung Quốc thời phong kiến”(mục 1,2,3).
	Soạn :-Xã hội Trung Quốc hình thành như thế nào?
	-Nêu chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường	
	-Đọc trước bảng niên đại TQ.
5/RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 3. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu - Nguyễn.doc