Giáo án Lịch sử 7 - Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII - Lò Thị Sơn - Trường THCS Nà Nhạn

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Sự khác nhau của kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.

- Thủ công nghiệp phát triển: Chợ phiên, thị tứ và sự xuất hiện thêm một số thành thị, sự phồn vinh của các thành thị.

2. Tư tưởng.

- Mặc dù chiến tranh phong kiến thường xuyên xảy ra và kéo dài, nhưng kinh tế có những bước tiến đáng kể đặc biệt là đàng trong.

- Thấy được sức sống tinh thần của dân tôc.

3. Kĩ năng.

- Nhận biết các địa danh trên bản đồ Việt Nam.

- Nhận xét được trình độ phát triển của lịch sử dân tộc thế kỉ XVI-XVIII.

II.Chuẩn bị:

1. Thầy: - Bản đồ Việt Nam

2. Trò: - SGK, phiếu học tập

III.Tiến trình tổ chức dạy học.

 

doc 9 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 5088Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII - Lò Thị Sơn - Trường THCS Nà Nhạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/02/2014
Ngày giảng: 7A1; 7A2: 25 /02/2014
Bài 23: Kinh tế - văn hóa XVI- XVIII.
Tiết 48: I. Kinh tế .
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Sự khác nhau của kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.
- Thủ công nghiệp phát triển: Chợ phiên, thị tứ và sự xuất hiện thêm một số thành thị, sự phồn vinh của các thành thị.
2. Tư tưởng.
- Mặc dù chiến tranh phong kiến thường xuyên xảy ra và kéo dài, nhưng kinh tế có những bước tiến đáng kể đặc biệt là đàng trong.
- Thấy được sức sống tinh thần của dân tôc.
3. Kĩ năng.
- Nhận biết các địa danh trên bản đồ Việt Nam.
- Nhận xét được trình độ phát triển của lịch sử dân tộc thế kỉ XVI-XVIII.
II.Chuẩn bị:
1. Thầy: - Bản đồ Việt Nam 
2. Trò: - SGK, phiếu học tập
III.Tiến trình tổ chức dạy học.
1. Ổn định tổ chức.
 Kiểm tra sĩ số: 7A17A2..........
2. Kiểm tra bài cũ.
?Hậu quả của hai cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều và chiến tranh Trịnh- Nguyễn.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới.
- Cuộc chiến tranh phong kiến liên miên giữa hai thế lực Trịnh- Nguyễn đã gây bao đau thương, tổn hại cho đất nước, đặc biệt gây ra sự phân chia, cát cứ kéo dài, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của đất nước, songnền kinh tế vẫn có những nét phát triển mới nhất là kinh tế đàng trong.
Để hiểu rõ hơn nền kinh tế đất nước trong giai đoạn lịch sử này.
-Hôm nay...
* Dạy- học bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
GV:Dẫn dắt... 
GV; Dùng bản đồ giúp học sinh xác định vị trí địa lí.
? Nền kinh tế nông nghiệp Đàng Ngoài khi chưa diễn ra chiến tranh Nam - Bắc triều như thế nào?
- Thời mạc Đăng Doanh.....
? vậy khi ctr xay ra thì nền kinh tế nông nghiệp ntn? 
 - HS đọc Phần in nghiêng SGK
? Nguyên nhân nào là cho nền kt bị tàn phá nghiêm trọng vậy ? 
- Chú Trịnh kg chăm lo khai hoang .....
- Cường hào .....
? Cường hào đem cầm bán ruộng đất công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân như thế nào?
- Nông dân kg có ruộng ...
- Nhiều người bỏ làng .....
? Em hãy kể tên một số vùng nhân dân gặp khó khăn?
? Qua trên, em có nhận xét gì về tình hình kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI-XVIII?
=> ....
? Tình hình kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong trong các thế kỉ XVI-XVIII như thế nào?
? Nhờ những biện pháp trên, công cuộc khai hoang đạt được kết quả như thế nào?
HS: Đọc phần chữ nhỏ SGK
-> Đây cũng chính là những kết quả của công cuộc ...
?Theo các em biết Phủ Gia Định gồm có mấy dinh, thuộc những tỉnh nào ngày nay?
- Máy Chiếu. (Xác định trên bản đồ.)
G:Phủ Gia Định 2 dinh.
- Dinh Trần biên- Đồng Nai, Bà rịa Vũng Tàu, Bình Dương- Bình Phước.
-Dinh Phiên Trấn tp. Hồ Chí Minh; Long An; Tây Ninh.
? Nông nghiệp Đàng Trong đạt được kết quả như thế nào?
? Vì sao nông nghiệp Đàng Trong lại phát triển?
?Vì sao kinh tế đàng trong phát triển hơn?
?Em hãy so sánh tình hình nông nghiệp Đàng Trong và Đàng Ngoài? Vì sao có sự khác nhau đó.
HS: Thảo luận nhóm khăn trải bàn-Trình bày.
=> Như vậy qua tìm hiểu ....
GV:Chuyển ý.
? Nhắc lại những nét nổi bật về tình hình thủ công nghiệp nước ta thời Lê Sơ thế kỉ XV?
(Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. Thăng Long là nơi tập trung nhiều nghành nghề thủ công nhất.
- Các xưởng thủ công do nhà nước quản lí gọi là cục Bách tác, sản xuất đồ dùng cho vua, quan.)
? Thế kỉ XVI-XVIII, tình hình thủ công nghiệp nước ta như thế nào?
? Em hãy kể tên những làng thủ công có tiếng ở nước ta thời xưa và hiện nay mà em biết?
Máy chiếu : Quan sát H51- Mô tả, nhận xét.
?Em có nhận xét gì về sản phẩm gốm Bát Tràng?
- Sản phẩm đẹp, hài hoà cân đối, gốm men trắng ngà được người nước ngoài ưa chuộng.
?Nghề thủ công phát triển kéo theo sự phát triển của nghề nào?
?Hoạt động thương nghiệp diễn ra như thế nào?
? Buôn bán phát triển đã tạo ra những thay đổi như thế nào?
Máy chiếu : Quan sát ảnh vẽ một cảnh ở Thăng Long thế kỉ XVII, (đọc đoạn tư liệu miêu tả các phố Kẻ Chợ.SGK T111)
? Em có nhận xét gì các phố phường thời bấy giờ.?
(Đẹp, rộng, lát gạch, xếp theo hàng buôn bán)
=> Thăng Long có 36 phố phường.
“Rủ nhau đi khắp phố phường
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai
Hàng buồm, hàng quạt, hàng gai
Hàng điều, hàng gió, hàng bè, hàng khay”.
?Quê em có chợ, phố nào?
H:Tự kể.
Máy chiếu: Cho H quan sát H52 sgk.
?Tại sao Hội An trở thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong.?
-Vì đây là trung tâm buôn bán, trao đổi hàng hóa.
- Gần biển
-Nơi đông dân phát triển hàng thủ công.
-Tàu bè ra vào thuận lợi, chính quyền khuyến khích buôn bán, trung tâm trao đổi hàng hoá.
“...Nhất Kinh Kì, nhì phố Hiến”.
?Thế nhưng về sau Chúa Trịnh – Chúa Nguyễn có thái độ như thế nào trong việc buôn bán với nước ngoài?
- Ban đầu tạo điều kiện về sau hạn chế ngoại thương
Vì sao đến giai đoạn sau chính quyền Trịnh – Nguyễn chủ trương hạn chế ngoại thương?
Sợ người phương Tây có ý đồ xâm chiếm nước ta.
 1. Nông nghiệp.
* Đàng Ngoài.
- Cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê-Trinh ít quan tâm đến công tác thủy lợi và tổ chức khai hoang.
- Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán
- Ruộng đất bị bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, 
nhất là - vùng Sơn Nam và Thanh-Nghệ, nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.
* Đàng Trong:
- Các chúa Nguyễn tổ chức dân đi khai hoang, cấp lương ăn, nông cụ, thành lập làng ấp mới ở khắp vùng Thuận-Quảng.
- Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lí phía Nam đã đặt phủ Gia Định
- Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi, nông nghiệp phát triển nhất là vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
2. Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán.
* Thủ công nghiệp.
- Thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng nghề thủ công, trong đó có nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng
+Gốm Thổ Hà (Bắc Giang).
Bát Tràng (Hà Nội).
+Dệt La Khê (Sơn Tây).
+Rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An)
+Đường mía Quảng Nam.
* Thương nghiệp:
- Buôn bán phát triển nhất là vùng Đồng bằng và ven biển, các thương nhân nước ngoài thường đến phố Hiến và Hội An buôn bán.
- Xuất hiện thêm một số đô thị: ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An, Gia Định.
- Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua bán vũ khí. 
- Sang thế kỉ XVIII, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, nên các thành thị suy tàn dần.
4. Củng cố- Dặn dò :
? Tình hình kinh tế nông nghiệp Đàng Trong và Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI-XVIII như thế nào?
?Tại sao trong thế kỉ XVII ở nước ta xuất hiện thêm một số thành thị?
Nơi tập trung trao đổi, buôn bán hàng hoá, dân khắp nơi đổ về 
HS:Đọc trước phần II.
Ngày soạn: 20/02/2014
Ngày giảng: 7A1; 7A2: 25 /02/2014
Bài 23: Kinh tế - văn hóa XVI- XVIII.(tiếp)
Tiết 49: II. Văn hóa 
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Những điểm mới về mặt tôn giáo, tư tưởng và văn học, nghệ thuật: sự du nhập của Thiên Chúa giáo; chữ Quốc ngữ ra đời; sự phát triển rực rỡ của văn học và nghệ thuật dân gian.
2.Tư tưởng.
- Hiểu rõ truyền thống văn hoá của dân tộc luôn phát triển dù ở bất kì hoàn cảnh nào.
- Bồi dưỡng ý thức bảo vệ văn hoá dân tộc.
II. Chuẩn bị
1. Thầy: -Tranh hình về lễ hội, tư liệu văn học.
2. Trò: - SGK, Phiếu học tập
III.Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định tổ chức.
 Kiểm tra sĩ số: 7A17A2......
2. Kiểm tra bài cũ.
?Tình hình kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nước ta thế kỉ XVI-XVIII như thế nào.
3. Bài mới
* Giới thiệu bài mới.
- Mặc dù thế kỉ XVI-XVII đất nước ta không ổn định về hính trị song nền kinh tế vẫn đạt sự phát triển nhất định. cùng với nó nền văn hoá nước ta ở giai đoạn này có nhiều khởi sắc so với trước.Để hiểu rõ hơn nền văn hoá giai đoạn này. 
Hôm nay...
* Dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy vàtrò
Kiến thức cần đạt
? Thế kỉ XVI, tình hình các tôn giáo ở nước ta như thế nào?
?Vì sao Nho giáo không còn giữ địa vị độc tôn?
-Sự tranh chấp quyền hành, vua không còn có ý nghĩa thiêng liêng
Bộ máy quan lại bị triều đình chi phối.
“Còn bạc, còn tiền, còn đề tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi”.
 -Nguyễn Bỉnh Khiêm-
GV:Vua, chúa, cung tần, quan lại đua nhau theo Phật, góp tiền, cúng ruộng cho các nhà chùa, nhiều chùa chiền được sửa chữa, xây dựng mới.
Chùa Tây Phương- Hà Nội.
Chùa Thiên Mụ- Huế 
Chùa Thiên Hựu, Bảo Phúc .
?Em hãy nêu nếp sinh hoạt văn hoá truyền thống của nhân dân ta.?
?Em hãy kể một số lễ hội mà em biết?
Hội làng Gióng, Làng Lim, chọi trâu Đồ Sơn( Hải Phòng).
H:Quan sát H53 em có nhận xét gì?
.
?Hình thức sinh hoạt văn hoá đó có ý nghĩa gì?
- Thắt chặt tình đoàn kết, yêu quê hương rèn võ nghệ.
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
? Câu ca dao trên nói lên điều gì?
Em hãy đọc thêm những câu khác tương tự:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng...”
“Một cây làm chẳng...”
“Một con ngựa đau cả tàu...”
“Thương nhau chia củ sắn lùi...”
? Ngoài các tôn giáo trên, đến thế kỉ XVI, nước ta còn có thêm tôn giáo nào?
?Đạo thiên chúa bắt nguồn từ đâu và vào nước ta theo con đường nào?
G:Đạo thiên chúa có từ thế kỉ I ở đế quốc Rô Ma cổ đại, ngày càng thịnh hành ở Châu âu giữ vai trò thống trị trong đời sống tâm linh người châu Âu từ thế kỉ XVI các giáo sĩ phương Tây theo thuyền buôn phương Tây truyền đạo vào nước ta.
?Thái độ của chính quyền Nguyễn- Trịnh với đạo này?
<Không ủng hộ, cấm đạo, trục xuất các giáo sĩ phương Tây, phá huỷ nhà thờ đạo.
Đầu thế kỉ XIX ở Bắc Kì có 300 000 con chiên, các vùng khác có 60 000 con chiên.
?Vì sao đạo thiên chúa không thịnh hành như nho giáo, phật giáo.
.
G:Sơ kết chuyển ý.
H:Đọc sgk.
?Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?
?Mục đích ban đầu của chữ quốc ngữ là gì?
?Vì sao trong một thời gian dài chữ quốc nhữ không được sử dụng.
- Lúc đầu chỉ dùng để truyền đạo.
?Vì sao chữ cái La Tinh lại ghi âm tiếng Việt và trở thành chữ quốc ngữ.
.
G:Nhân dân ta không ngừng sửa đổi, hoàn thiện lấy đó là công cụ thông tin, học tập và trở thành chữ phổ thông.
G:Sơ kết chuyển ý.
H:Đọc sgk.
?Em hãy kể tên những tác phẩm, tác giả. Văn học tiêu biểu thời gian này?
GV: Ngoài văn học chữ Hán và chữ Nôm thời kì này còn có văn học dân gian
? Tình hình văn học dân gian thời kì này như thế nào?
?Em hãy kể một câu chuyện mà em biết hoặc đọc bài ca dao, tục ngữ.
?Em có nhận xét gì về văn học dân gian thời kì này?
.
?Nội dung văn hoá dân gian thời gian này?
.
?Em hãy nêu những thành tựu của nghệ thuật dân gian.
H:Quan sát H54.
G:Đây là bức tượng phật nổi tiếng nhất.. 
 1.Tôn giáo.
- Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại.
- Phật giáo, đạo giáo phục hồi và phát triển ở thế kỉ XVI-XVII.
- Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hóa truyền thống.
- Qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và tinh thần yêu quê hương đất nước.
- Năm 1533, Một số giáo sĩ Bồ Đào Nha theo thuyền buôn Phương Tây đến nước ta để truyền đạo Thiên Chúa. Sang thế kỉ XVII-XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng.
- Thiên chúa giáo không phù hợp với cách trị nước của chúa Trịnh và chúa Nguyễn nên nhiều lần bị cấm, nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách để truyền đạo.
2. Sự ra đời của chữ quốc ngữ.
-Thế kỉ XVII, Tiếng Việt đã trong sáng, một số giáo sĩ Phương Tây trong đó có giáo sĩ Alếch Xăng Đơ Rết dùng chữ cái La tinh, ghi âm tiếng Việt -> Chữ quốc ngữ ra đời
- Là thứ chữ viết khoa học, tiện lợi, dễ sử dụng, dễ phổ biến-> Trở thành chữ quốc ngữ của dân tộc ta cho đến nay.
3. Văn học và nghệ thuật dân gian.
* Văn học.
- Bộ diễn ca lịch sử= thơ Nôm dài hơn 8000 câu thơ.
-Thế kỉ XVI-XVIII thơ ca dân gian phát triển rầm rộ: Ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện Nôm ... Trạng...
Trinh thử, trê cóc, Phạm Công- Cúc Hoa, Quan âm thị Kính, Tống Trân, Thạch Sanh, thơ lục bát, Trạng lợn, tiếu lâm...
* Nghệ thuật dân gian.
- Nghệ thuật sân khấu: Chèo, tuồng ả đào, múa trên dây, đu, võ...
- Nghệ thuật điêu khắc: 
4. Củng cố-Hướng dẫn về nhà.
? Thế kỉ XVI-XVIII, nước ta có những tôn giáo nào?
? Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? Vì sao lại trở thành chữ quốc ngữ của dân tộc ta cho đến nay?
Về nhà : Học bài, hiểu được những điểm nổi bật trong đời sống văn hóa của nhân dân ta ở các thế kỉ XVI-XVIII? So sánh để thấy điểm mới trong văn hóa nước ta thời kì này so với trước đây.
Chuẩn bị tiết 50: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài...

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 23. Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII - Lò Thị Sơn - Trường THCS Nà Nhạn.doc