Giáo án Lịch sử 7 - Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở Châu Âu

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu

- Nguyên nhân xuất hiện và nội dung của phong trào văn hoá phục hưng.

- Nguyên nhân dẫn tới phong trào cải cách tôn giáo và những tác động trực tiếp đến xã hội phong kiến Châu Âu.

2. Kĩ năng:- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích cơ cấu giai cấp để thấy được nguyên nhân sâu xa cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến.

3. Thái độ:- Giáo dục cho HS biết nhận thức về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người.

B. Phương pháp:

Phát vấn, phân tích, nêu vến đề, thảo luận nhóm, trực quan.

C. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: - Bản đồ thế giới.

- Tranh ảnh về thời kì văn hoá phục hưng.

- Tư liệu về nhân vật lịch sử và danh nhân văn hoá tiêu biểu thời phục hưng

- Giáo án, SGK, tài liệu liên quan.

2. Học sinh:- Học bài củ, vở ghi, SGK, vở soạn, vở bài tập.

D. Tiến trình lên lớp:

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 7082Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở Châu Âu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3: 	
 Bài 3
Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến
thời hậu kì trung đại ở Châu ÂU
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu
- Nguyên nhân xuất hiện và nội dung của phong trào văn hoá phục hưng.
- Nguyên nhân dẫn tới phong trào cải cách tôn giáo và những tác động trực tiếp đến xã hội phong kiến Châu Âu.
2. Kĩ năng:- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích cơ cấu giai cấp để thấy được nguyên nhân sâu xa cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến.
3. Thái độ:- Giáo dục cho HS biết nhận thức về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người.
B. Phương pháp: 
Phát vấn, phân tích, nêu vến đề, thảo luận nhóm, trực quan.
C. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Bản đồ thế giới.
- Tranh ảnh về thời kì văn hoá phục hưng.
- Tư liệu về nhân vật lịch sử và danh nhân văn hoá tiêu biểu thời phục hưng
- Giáo án, SGK, tài liệu liên quan.
2. Học sinh:- Học bài củ, vở ghi, SGK, vở soạn, vở bài tập.
D. Tiến trình lên lớp:
I. ổn định:
II. Kiểm tra bài củ:
Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động như thế nào đến xã hội phong kiến Châu Âu?
III. Bài mới:1. Đặt vấn đề:
Sau những cuộc phát kiến địa lí, thế lực kinh tế của giai cấp tư sản ngày càng giàu có, mâu thuẫn với địa vị của giai cấp phong kiến nên họ đã đấu tranh để giành lại địa vị cho tương xứng...
2. Triển khai bài:
a. hoạt động 1: 	1. Phong trào văn hoá phục hưng (thế kỉ XIV - XVII):
Hoạt động của Giáo viên & Học sinh
Nội dung kiến thức
GV: Vì sao giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống quý tộc phong kiến?
HS: GCTS có thế lực nhưng không có địa vị xã hội đ đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá
GV: Em Hãy kể tên nhũng nhân vật tiêu biểu trong phong trào văn hoá phục hưng, em biết gì về những nhân vật đó? 
HS chia nhóm ra thảo luận (6 nhóm)
GV kết luận và phân tích thêm (dựa vào tài liệu lịch sử thế giới tập II )
GV: Qua các tác phẩm của mình tác giả thời phục hưng muốn nói lên điều gì?
HS: đ
GV: ý nghĩa của phong trào văn hoá phục hưng?
HS: Phong trào đóng vai trò tích cực chống lại XHPK, mở đường cho sự phát triển cao hơn nền văn hoá nhân loại.
a. Nguyên nhân:
- Giai cấp tư sản có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị xã hội 
b. Nội dung:
- Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội.
- Đề cao giá trị con người
b. hoạt động 2: 	2. Phong trào cải cách tôn giáo:
GV: gọi HS đọc mục 2 sgk
GV: Vì sao xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo?
HS: đ
GV: Phân tích thêm dựa vào sách lịch sử thế giới trung đại 
GV: Ai là người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo?
HS: Lu-thơ (Đức), Can- vanh (Pháp).
GV: Nội dung tư tưởng cải cách của Lu-thơ, Can-vanh
HS: đ
GV phân tích thêm dựa vào SGV
GV: Phong trào cải cách tôn giáo nó tác động như thế nào đến xã hội Châu Âu thời bấy giờ?
HS: Thúc đẩy châm ngòi nổ cho các cuộc khởi nghĩa nông dân
a. Nguyên nhân:
- Giáo hội tang cường bóc lột nhân dân.
- Giáo hội cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản
b. Nội dung:
- Phủ nhận vai trò thống trị của giáo hội, bãi bỏ những lễ nghi phiền toái
- Đòi quay về với ki tô giáo nguyên thuỷ.
c. ý nghĩa:
Thúc đẩy, châm ngòi nổ cho các cuộc khởi nghĩa nông dân chống phong kiến ở Châu Âu
3. Củng cố: Gọi HS trả lời các câu hỏi sau:
- Vì sao xuất hiện phong trào văn hoá phục hưng?
- ý nghĩa của phong trào cải cách tôn giáo?
IV. Dặn dò:
- Học bài củ theo nội dung câu hỏi SGK
- Làm các bài tập 1,2 ở SBT
- Tìm hiểu trước nội dung bài 4 và trả lời các câu hỏi sau:
? Sự xác lập của chế độ phong kiến ở Trung Quốc.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 3. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu.doc