Giáo án Lịch sử 7 - Bài 30: Tổng kết - Dương Thị Oanh - Trường THCS Lê Hồng Phong

I. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:

 - Phần lịch sử Việt Nam.

Học sinh thấy rõ quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X- nửa đầu XIX với nhiều biến cố lịch sử quan trọng.

Tình hình kinh tế văn hóa nước ta từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX.

2.Tư tưởng:

 - Giáo dục ý thức trân trọng những thành tựu mà cha ông ta đã đạt được trong thời phong kiến.

 - Giáo dục về công lao của cha ông trong quá trình dựng nước, giữ nước của dân tộc ta.

3.Kĩ năng:

 - Sử dụng sgk để tham khảo và nắm nội dung kiến thức.

 - Sử dụng lược đồ, tranh ảnh phân tích một số sự kiện đã học.

II. Chuẩn bị:

1.GV: Bảng phụ, hệ thống nội dung LS lớp 7

2.HS: Ôn tập ND kiến thức theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức các HĐ dạy học:

1.Ổn định tổ chức: KT sĩ số

2.KT bài cũ: Không KT

3.Bài mới: Chúng ta đã học xong toàn bộ nội dung chương trình lịch sử lớp 7, hôm nay cô sẽ tiếp tục cùng các em hệ thống lại những nội dung kiến thức chính trong chương trình.

 

doc 2 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3936Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 30: Tổng kết - Dương Thị Oanh - Trường THCS Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35 	 NS: 4/5/2013
Tiết 68 	 NG: /5/2013
Bài 30: TỔNG KẾT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS cần nắm:
a. Về lịch sử thế giới trung đại:
- Củng cố những hiểu biết đơn giản và đặc điểm chính của chế độ PK phương Đông – Tây.
- Thấy sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây.
b. Về lịch sử Việt Nam: Quá trình phát triển (TK X -> nửa đầu XIX) có nhiều biến cố lịch sử.
2. Tư tưởng: Giáo dục HS:
- Ý thức trân trọng những thành tựu mà nhân loại đạt được ở thời trung đại.
- Tự hào về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta 
3. Kỹ năng: Rèn cho HS biết:
- Sử dụng SGK (đọc, phát triển mối liên hệ giữa các bài và chương).
- Trình bày các sự kiện đã học.
- Phân tích sự kiện và rút ra kết luận.
II. CHUẨN BỊ :1. GV: Lược đồ thế giới thời trung đại.
 Lược đồ Việt Nam thời trung đại.
 Lược đồ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
 2. HS: Tranh ảnh và tư liệu 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Bài cũ: Nhắc lại các bài và chương đã học ở chương trình sử 7?
 2. Giới thiệu bài: Tổng kết lại chương trình lịch sử lớp 7 có 2 phần: 
 - Lịch sử thế giới trung đại 
 - Lịch sử Việt Nam (TK X -> nửa đầu TK XIX).
 =>Chúng ta sẽ tổng kết lại theo hệ thống câu hỏi.
3. Bài mới
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Ôn lại về chế độ phong kiến.
*GV cho HS (2’) xem lại phần lịch sử thế giới trung đại, sau đó đặt câu hỏi cho HS trả lời trực tiếp:
-H: Xã hội phong kiến hình thành trên cơ sở nào?
-H: Xã hội phong kiến trải qua các giai đoạn nào?
-HS: Hình thành -> phát triển -> suy vong.
-H: Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là gì?
=>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức và chốt lại: Nông nghiệp là nền tảng, kết hợp chăn nuôi và một số nghề thủ công và nhắc lại: Sản xuất nông nghiệp bó hẹp và đóng kín trong công xã nông thôn và lãnh địa với kĩ thuật canh tác lạc hậu ...
-H: Cho biết các giai cấp cơ bản của xã hội PK?
-H: Thể chế chính trị của chế độ phong kiến?
-H: Hình thức bóc lột chủ yếu của xã hội PK?
=>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS trao đổi cặp (1’) để lập bảng so sánh về 2 xã hội trên các mặt (thời gian hình thành, cơ sở kinh tế, nhà nước) ..
Hoạt động 2: Tìm hiểu các anh hùng dân tộc.
*GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học của phần lịch sử Việt Nam và cho HS kể theo hình thức trò chơi “đối mặt” (2 HS lên bảng, thời gian 2’ – HS nào kể được nhiều và chính xác thì thắng).
-H: Kể tên các vị anh hùng có công và giương cao ngọn cờ đấu tranh chống ngoại xâm và bảo vệ độc lập?
=>Hết thời gian, cả lớp nhận xét - bổ sung, GV chốt lại và cho điểm.
Hoạt động 3: Tổng kết thành tựu kinh tế và văn hoá.
*GV chia nhóm (2 bàn / nhóm) yêu cầu HS thảo luận (3’) để lập bảng thống kê, cụ thể:
-N1,3: Lập bảng thống kê các thành tựu về kinh tế?
-N2,4: Lập bảng thống kê các thành tựu về văn hoá?
=>Đại diện nhóm HS trình bày và các nhóm bổ sung, GV nhận xét (có tuyên dương và động viên các nhóm HS) và chốt lại phần thảo luận.
1. Những nét lớn về chế độ phong kiến
-Xã hội PK hình thành trên sự tan rã của xã hội cổ đại.
-Cơ sở kinh tế: nông nghiệp.
-Cơ sở xã hội (2 giai cấp cơ bản):
+Phương Đông: ĐC >< nông dân
+Phương Tây: LC >< nông nô
-Thể chế quân chủ (vua đứng đầu)
-Phương thức bóc lột: địa tô.
2. Các anh hùng có công với Tổ quốc:
-Ngô Quyền.
-Đinh Bộ Lĩnh.
-Lê Hoàn.
-Lý Thường Kiệt.
-Vua Trần (Trần Quốc Tuấn).
-Lê Lợi.
-Anh em Tây Sơn.
3. Sự phát triển kinh tế - văn hoá.
-Kinh tế (nông – công – thương)
-Văn hoá (văn học - nghệ thuật – giáo dục và KHKT) ...
4. Củng cố: - GV giúp HS giải đáp thắc mắc
 - Chốt lại phần tổng kết.
5. Hướng dẫn về nhà: - Xem các nội dung đã học.
 - Làm bài tập /148.
* Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 30. Tổng kết - Dương Thị Oanh - Trường THCS Lê Hồng Phong.doc