Giáo án Lịch sử 7 - Trường THCS tt Định An

I/ Mục tiêu

 1.Kiến thức

- Trình bày sự ra đời xã hội phong kiến ở châu Âu.

- Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến”, đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến.

- Hiểu biết sơ giản về thành thị trung đại : sự ra đời, các quan hệ kinh tế , sự hình thành tầng lớp thị dân .

 2. Tư tưởng

- Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

 3 .Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng chỉ bản đồ , biết vận dụng phương pháp so sánh , đối chiếu.

II/ Thiết bị , đồ dùng dạy học và tài liệu dạy học

- GV: Gíao án , SGK,SGV ,bản đồ châu Âu thời phong kiến .

- HS: soạn và học bài.

III/ Tiến trình dạy - học.

 1/ Ổn định.

 2/ Kiểm tra bài cũ.

 3/ Bài mới.

 

doc 219 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1568Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Trường THCS tt Định An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, phát hành tiền giấy, quy định lại thuế.
- Xã hội: thực hiện chính sách hạn nô.
- Văn hoá, giáo dục: dịch chữ Hán ra chữ Nôm, sửa đổi quy chế học tập, thi cử.
- Quốc phòng: làm tăng quân số, chế tạo nhiều vũ khí mới.
3. Tác dung của cải cách Hồ Quý Ly.
- Hạn chế ruộng đất tập trung vào tay giai cấp quý tộc, địa chủ.
- Làm suy yếu thế lực của nhà Trần.
- Tăng nguồn thu nhập cho đất nước.
 4/ Củng cố
 - Nhà Hồ thành lập trong hoàn cảnh nào?
 - Trình bày ngắn gọn các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly?
 - Nêu tác dụng và hạn chế của các chính sách đó?
 5/ Dặn dò.
 Học bài, xem bài mới.
IV/ Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 25/11/09
Ngày dạy: /12/09 
Tiết 32 – LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
I/ Mục tiêu.
- Giúp HS hiểu rõ ràng hơn truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm và sự hi sinh anh dũng của quân và dân ta nói chung, của xã Long Điền Đông A nói riêng.
- Bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương đất nước và lòng căm thù giặc ngoại xâm.
II/ Chuẩn bị.
- GV: địa điểm học ngoại khoá.
- HS: tập, viết.
III/ Tiến trình dạy - học.
 1/ Ổn định.
2/ Kiểm tra bài cũ. 
3/ Bài mới: thực hiện học ngoại khoá “Viếng thăm bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ xã Long Điền Đông A”.
 - GV có thể tường thuật lại quá trình lịch sử đấu tranh của địa phương trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân địa phương.
 - Yêu cầu HS ghi tên và ngày hi sinh của các anh hùng liệt sĩ xã nhà.
 - GV nên giáo dục tư tưởng cho HS khi kết thúc buổi ngoại khoá.
4/ Đánh giá.
 GV đánh giá tinh thần, thái độ học tập của HS.
5/ Dặn dò.
 Yêu cầu HS về nhà xem lại toàn bộ các kiến thức đã học.
LĐĐA, /11/2009
Duyệt của tổ trưởng
.
.
..
..
 IV/ Rút kinh nghiệm.
Tuần 17 _ Tiết 33 – 34
Ngày soạn: 03/12/09 
Ngày dạy : /12/09 
Tiết 33 – Bài 17: ÔN TẬP CHƯƠNG II VÀ CHƯƠNG III
I/ Mục tiêu.
 - Củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc thời Lý, Trần, Hồ.
- Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá của Đại Việt ở thời Lý, Trần, Hồ.
II/ Chuẩn bị.
- GV: lược đồ Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ, lược đồ kháng chiến chống Tống,
- HS: soạn bài và học bài.
III/ Tiến trình dạy - học.
 1/ Ổn định.
 2/ Kiểm tra bài cũ. 
 - Nêu những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly?
 - Tác dụng của những cải cách đó?
 3/ Bài mới.
HĐGV
HĐHS
Ghi bảng
? Dưới thời Lý - Trần nhân dân ta đối đầu với cuộc xâm lược nào?
- Sử dụng bảng phụ thống kê các cuộc kháng chiến và gọi từng HS lên hoàn thành.
? Thời gian bắt đầu và kết thúc của các cuộc chống Tống thời Lý, chống Mông - Nguyên thời Trần
? Đường lối chống giặc trong mỗi cuộc kháng chiến thể hiện như thế nào?
? Những tấm gương tiêu biểu qua các cuộc kháng chiến? Tấm gương chỉ huy nào em nhớ nhất? Công lao đóng góp của các vị anh hùng tiêu biểu.
? Em có nhận xét gì về tinh thần đoàn kết đánh giặc trong mỗi cuộc kháng chiến của dân tộc?
? Nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến?
- Xem phụ lục.
- Kháng chiến chống Tống: tháng 10/1075 đến tháng 3/1077
- Kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất: đầu tháng 1/1258 – 29/1/1528.
- Kháng chiến chống quân Nguyên lần 2: 1/1285 – 6/1285.
- Chống quân Nguyên lần thứ 3: 12/1287 – 4/1288
- Kháng chiến chống Tống:
+ Đường lối chung: chủ động đánh giặc, buộc giặc đánh theo cách của ta.
+ Giai đoạn 1: “ tiến công để tự vệ”
+ Giai đoạn 2: chủ động xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt, không cho giặc tiến vào Thăng Long, tìm cách phản công tiêu hao lực lượng địch.
- Kháng chiến chống Mông - Nguyên.
+ Đường lối chung: thực hiện chủ trương “ vườn không nhà trống”, tạm rút khỏi kinh thành Thăng Long.
+ Lần thứ nhất: nhân dân rút khỏi thành, quân Mông Cổ thiếu lực lượng trầm trọng, quân nhà Trần phản công mạnh vào Thăng Long.
+ Lần thứ hai: làm tiêu hao sinh lực địch rồi tổ chức phản công, đánh giặc ở nhiều nơi và tiến vào giải phóng Thăng Long.
+ Lần thứ ba: chủ động mai phục tiêu diệt đoàn thuyền lương, mở cuộc phản công tiêu diệt giặc trên sông Bạch Đằng.
- Thời Lý: Lý Thường Kiệt, Lý Kế Nguyên, Tông Đản, hoàng tử Hoằng Chân.
 - Thời Trần: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Toản, Trần Quốc Tuấn
Vai trò:
- Tập họp quần chúng nhân dân, đoàn kết chống giặc.
- Chỉ huy nghĩa quân tài tình, sáng suốt.
- Kháng chiến chống Tống: sự đoàn kết chiến đấu giữa quân đội triều đình với đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng núi
 - Kháng chiến chống Mông – Nguyên: dân nhân theo lệnh triều đình thực hiện “ vườn không nhà trống”, tự xây dựng làng chiến đấu, phối hợp với quân triều đình để tiêu diệt giặc.
- HS trình bày như SGK.
Gv chốt lại: 
- Các tầng lớp nhân đoàn kết, chiến đấu anh dũng.
- Sự đóng góp của các vị anh hùng tiêu biểu với đường lối chiến lượt, chiến thuật đúng đắn, kịp thời, sáng tạo.
- Đường lối chống giặc: 
+ Kháng chiến chống Tống: chủ động đánh giặc, buộc giặc đánh theo cách của ta.
+ Kháng chiến chống Mông- Nguyên: “vườn không nhà trống”
- Tấm gương tiêu biểu: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn
- Nguyên nhân thắng lợi: 
+ Sư ủng hộ của nnhân dân.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của các tướng lĩnh.
 4/ Củng cố
 - Các triều đại phong kiến Việt Nam từ 1009 - 1407?
 - Những chiến thắng tiêu biểu trong sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc ta ở thế kỉ XI; thế kỉ XIII?
 - Dựa vào đâu có thể nhận định: thời Lý - Trần dân tộc ta xây dựng được nền văn minh rực rỡ, gọi là văn minh Đại Việt?
- Theo em, trách nhiệm của chúng ta đối với những thành quả mà ông cha ta đã làm là gì?
 5/ Dặn dò.
 Học bài, xem bài mới.
IV/ Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 04/12/09 Chương IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (XV – XVI)
Ngày dạy: /12/09 
Tiết 34 – Bài 18: CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH ĐẦU THẾ KỈ XV
I/ Mục tiêu.
- Thấy rõ âm mưu và những hoạt động bành trướng của nhà Minh đối với Đại Việt.
- Nắm được diễn biến, kết quả, ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng.
- Giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí bất khuất anh hùng của nhân dân ta.
II/ Chuẩn bị.
- GV: lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV.
- HS: soạn và học bài.
III/ Tiến trình dạy - học.
 1/ Ổn định.
 2/ Kiểm tra bài cũ. 
 3/ Bài mới.
HĐGV
HĐHS
Ghi bảng
? Vì sao nhà Minh kéo vào xâm lược nước ta?
- Giảng: quân Minh đánh nhà Hồ 1 số điểm ở Lạng Sơn, nhà Hồ rút về bờ bắc sông Hồng, lấy thành Đa Bang làm cố thủ. 22/1/1407, quân Minh đánh tan nhà Hồ ở Đa Bang → nhà Hồ cố thủ ở Tây Đô → 6/1407 cha con Hồ Quý Ly bị bắt, cuộc kháng chiến thất bại.
? Vì sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ nhanh chóng thất bại?
- Giảng: sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh đã thiết lập chính quyền thống trị ở nước ta.
? Hãy nêu chính sách thống trị của nhà Minh đối với nước ta?
? Nhận xét các chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta?
? Các chính sách sách đó nhằm mục đích gì?
- Giảng: ngay sau khi cha con họ Hồ bị bắt, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra khắp nơi
? Em hãy trình bày các cuộc khởi nghĩa trên lược đồ.
? Các cuộc khởi nghĩa diễn ra có ý nghĩa gì?
- Quân Minh mượn cớ khôi phục nhà Trần để đô hộ nước ta.
- Chú ý theo dõi.
- Vì cuộc kháng chiến của nhà Hồ không thu hút được nhân dân tham gia, không phát huy được sức mạnh toàn dân.
- Chú ý lắng nghe.
- Xoá bỏ quốc hiệu nước ta, đổi thành quận Giao Chỉ
- Thi hành chính sách đồng hoá, ngu dân, bóc lột tàn bạo.
- Đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ, trẻ em làm nô tì.
- Thiêu huỷ và mang về Trung Quốc những bộ sách có giá trị.
- Các chính sách đó vô cùng thâm độc, táo bạo.
- Chúng muốn dân ta phải lệ thuộc vào chúng(đồng hoá, nô dịch)
- Theo dõi
- Khởi nghĩa Trần Ngỗi: Trần Ngỗi là con cháu của vua Trần Nghệ Tông được đưa lên làm minh chủ vào 10 - 1407 và tự xưng Giản Định hoàng đế. Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng. 12 - 1408, một trận quyết liệt diễn ra ở Bô Cô, nghĩa quân đã tiêu diệt 4 vạn quân Minh, thanh thế nghĩa quân vang xa. Lợi dụng cơ hội Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân bị giết Trương Phụ cho 5 vạn quân tấn công đại bản doanh của Trần Ngỗi
- Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng từ Thanh Hoá đến Hoá Châu, giữa 1411 quân Minh tăng viện binh → 1413 Nguyễn Cảnh Dị, Đặng Dung, Trần Quý Khoáng bị bắt→ khởi nghĩa thất bại.
- Được coi là ngọn lửa nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
1/ Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ.
- Quân Minh mượn cớ khôi phục lại nhà Trần để xâm chiếm, đô hộ nước ta.
- 1/1047, quân Minh chiếm Đông Đô và thành Tây Đô → 6/1407 cha con Hồ Quý Ly bị bắt → cuộc kháng chiến thất bại.
2/ Chính sách cai trị của nhà Minh.
- Chính trị: xoá bỏ quốc hiệu nước ta, sáp nhập vào Trung Quốc.
- Kinh tế: đặt ra hàng trăm thứ thuế; bắt trẻ em, phụ nữ làm nô tì.
- Văn hoá: thi hành chính sách đồng hoá, ngu dân, bắt nhân dân phải bỏ phong tục tập quán của mình.
3. Cuộc đấu tranh của quý tộc Trần.
a/ Khởi nghĩa Trần Ngỗi.
- 10 - 1407 Trần Ngỗi làm minh chủ
- 12 - 1408, nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân ở Bô Cô
- 1409 cuộc khởi nghĩa thất bại.
b. Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng.
- Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng, từ Thanh Hoá đến Hoá Châu
- 1413 cuộc khởi nghĩa thất bại.
 4/ củng cố
 - Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh xâm lược?
 - Nêu các chính sách cai trị của quân Minh đối với nước ta?
 - Trình bày diễn biến các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV?
5/ Dặn dò.
 Yêu cầu HS về nhà xem lại toàn bộ các kiến thức đã học.
LĐĐA, /12/2009
Duyệt của tổ trưởng
.
.
..
..
 IV/ Rút kinh nghiệm.
Tuần 18 _ Tiết 35
Ngày soạn: 08/12/09 
Ngày dạy : /12/09 
Tiết 35 – LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
I/ Mục tiêu.
 Giúp HS nắm vững chắc các kiến thức đã học, hệ thống hoá toàn bộ kiến thức chuẩn bị kiểm tra học kì I.
II/ Chuẩn bị.
- GV: hệ thống bài tập.
- HS: xem lại các bài đã học.
III/ Tiến trình dạy - học.
 1/ Ổn định.
 2/ Kiểm tra bài cũ. 
 - Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh xâm lược?
 - Nêu các chính sách cai trị của quân Minh đối với nước ta?
 - Trình bày diễn biến các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV?
 3/ Bài mới.
HĐGV
HĐHS
Ghi bảng
? Như thế nào là chế độ phong kiến tập quyền và phân quyền?
? Em hãy nhận xét về quá trình hình thành, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến phương Đông và chế độ phong kiến châu Âu?
? Cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược của quân dân Đại Việt có ý nghĩa gì?
? Nguyên thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (TKXII)? 
? Sau chiến tranh, nhà Trần đã làm gì để khuyến khích nông nghiệp phục hồi và phát triển?
? Vì sao nói nhà nước phong kiến thời Trần là nhà nước quân chủ quý tộc?
- Phong kiến phân quyền là chế độ phong kiến trong đó tập trung mọi quyền lực vào tay vua.
- Phong kiến phân quyền là chế độ phong kiến trong đó nhà vua chỉ có danh không có thực quyền cai trị toàn quốc, quyền lực bị phân tán cho các lãnh chúa ở các địa phương.
- Xã hội phong kiến ở phương Đông hình thành sớm, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng và suy vong kéo dài, khi các nước này rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
- Chế độ phong kiến châu Âu xuất hiện muộn, phát triển nhanh, kết thúc sớm, bước nhanh sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản.
- Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh chống quân Tống, bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc, trong đó có sự tham gia của các dân tộc ít người.
- Kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trên dưới 1 lòng, dưới sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiệt, chiến công của ông xứng đáng được sử sách dân tộc muôn đời lưu mãi.
- Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc ngoại xâm, buộc nhà Tống từ bỏ hoàn toàn mộng xâm lược Đại Việt, đất nước bước vào thời kì thái bình.
- Toàn dân tham gia kháng chiến.
- Công cuộc chuẩn bị chu đáo, toàn diện, nổi lên hội nghị Bình Than – Diên Hồng với mục tiêu: đoàn kết đánh giặc, bảo vệ Tổ quốc.
- Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài Trần Quốc Tuấn, vua tôi nhà Trần có những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
- Cách đánh giặc đúng đắn đó là thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của kẻ thù, biết phát huy chỗ mạnh, lợi thế của đất nước, buộc địch từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động sang bị động để tiêu diệt chúng.
- Các vương hầu, quý tộc vẫn tiếp tục chiêu lập dân nghèo khai hoang, lập điền trang.
- Nhà Trần còn ban thái ấp cho các vương hầu quý tộc.
- Ruộng đất công làng xã chia cho nông dân cày cấy và thu thu thuế.
- Bởi vì sau kháng chiến chống Mông – Nguyên xã hội ngày càng phân hoá mạnh mẽ, sự phân biệt đẳng cấp ngày càng sâu sắc, nhất là tầng lớp quý tộc, vương hầu nhà Trần có nhiều đặc quyền, đặc lợi, trong khi đó tầng lớp nông nô, nô tì đông đảo nhưng họ là tầng lớp thấp kém nhất xã hội, họ bị lệ thuộc.
Bài tập 1.
Bài tập 2.
Bài tập 3.
Bài tập 4.
Bài tập 5.
Bài tập 6.
 4/ Củng cố
 GV yêu cầu HS học lại các kiến thức đã học để chuẩn bị cho kiểm tra học kì I.
 5/ Dặn dò.
 Học tất cả các kiến thức đã học.
IV/ Rút kinh nghiệm.
LĐĐA, /12/2009
Duyệt của tổ trưởng
.
.
..
..
Tuần 18 _ Tiết 36
Ngày soạn: 14/12/09 
Ngày dạy : /12/09 
Tiết 36 – KIỂM TRA HỌC KÌ I
I/ Mục tiêu.
 Đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của HS trong học kì I làm cơ sở để tìm ra các phương pháp kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS trong học kì II.
II/ Chuẩn bị.
- GV: đề kiểm tra và đáp án.
- HS: học các bài đã học.
III/ Tiến trình kiểm tra.
 1/ Ổn định.
 2/ Kiểm tra. HS làm bài theo đề của Sở giáo dục.
 3/ Kết quả giữa các lớp.
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A
7B
7C
 4/ Rút kinh nghiệm.
LĐĐA, /12/2009
Duyệt của tổ trưởng
..................
..
..
..
..
..
..
..
..
...
Tuần 20 _ Tiết 37 – 38
 HỌC KÌ II
Ngày soạn: 29/12/09 
Ngày dạy : /01/10 
Tiết 37 – Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427)
I/ Mục tiêu.
 - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, từ 1 cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền núi rừng Thanh Hoá, dần dần phát triển trong cả nước..
- Tầng lớp quý tộc Trần, Hồ đã suy yếu không đủ sức cuộc khởi nghĩa, chỉ có tầng lớp địa chủ mới do Lê Lợi lãnh đạo có đủ uy tín tập hợp các tầng lớp nhân dân.
- Tích hợp môi trường qua các điểm: địa bàn hoạt động của nghĩa quân, những nơi chiến thắng.
II/ Chuẩn bị.
- GV: lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn
- HS: soạn bài và học bài.
III/ Tiến trình dạy - học.
 1/ Ổn định.
 2/ Kiểm tra bài cũ. 
 3/ Bài mới. I. THỜI KÌ Ở MIỀN TÂY THANH HOÁ.
HĐGV
HĐHS
Ghi bảng
- Giới thiệu bia Vĩnh Lăng trên bia những lời do Nguyễn Trãi soạn thảo ghi tiểu sử và sự nghiệp của Lê Lợi.
? Cho biết vài nét về LêLợi?
- Giảng; ông đã từng nói “ta dấy quân đánh giặc không vì ham phú quý mà vì muốn cho đời sau biết rằng ta không chịu thần phục giặc tàn ngược.
? câu nói của ông thể hiện điều gì?
? Lê Lợi chọn nơi nào làm căn cứ?
? Cho biết một vài nét về căn cứ Lam Sơn?
- Giảng: nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi hưởng ứng trong đó có Nguyễn Trãi.
? Nguyễn Trãi là người như thế nào?
- Mở rộng: Nguyễn Trãi là con trai của Nguyễn Phi Khanh, đổ tiến sĩ thời Trần, làm quan dưới triều Hồ, khi triều hồ sụp đổ, ông bị giam lỏng ở Đông Quan và đã bỏ trốn theo nghĩa quân Lam Sơn; đầu năm 1416 Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy tổ chức hội thề ở Lũng Nhai, tại đây Lê Lợi đã đọc lời thề quyết cùng nhau sống chết chống giặc Minh → 2 – 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tự xưng Bình Định Vương
? Thời kì đầu của cuộc khởi nghĩa nghĩa quân Lam Sơn đã gặp những - Giảng: tình hình khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn trong những ngày đầu đã được Nguyễn Trãi nhận xét “ cơm ăn thì sớm tối không được 2 bữa, áo mặc đông hè chỉ có một manh, quân lính độ vài nghìn, khí giới thì thật tay không”. 1418 nghĩa quân rút lên núi Chí Linh, đường tiếp tế bị cắt đứt, nghĩa quân gặp nhiều khó khăn. Lúc đó quân Minh huy động 1 lực lượng mạnh nhằm bắt và giết Lê Lợi.
? Trước tình hình đó nghĩa quân đã nghĩ ra cách gì để giải vây?
? Em có suy nghĩ gì về gương hy sinh của LêLai?
khó khăn gì?
? Trong lần rút quân này nghĩa quân đã gặp những khó khăn gì?
- Giảng: trước tình hình đó bộ chỉ huy đã quyết định hoà hoản với quân Minh và chuyển về căn cứ Lam Sơn.
? Tại sao Lê Lợi đề nghị tạm hoà hoạn với quân minh
- Theo dõi.
- Là một hào trướng có uy tín ở vùng Lam Sơn, là người yêu nước, cương trữc khảng khái. Trước cảnh nước mất nhà tan, ông đã nuôi chí giết giặc cứu nước.
- Lắng nghe.
- Thể hiện ý chí tự chủ của người dân Đại Việt - Lam Sơn.
- Là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa và là quê hương của Lê Lợi, đó là một vùng đồi núi thấp xen kẽ những dãy rừng thưa và thung lũng nằm bên tả ngạn sông Chu , nơi có hniều dân tộc Mường ,Thái có địa thế hiểm trở. 
- Chú ý lắng nghe.
- Nguyễn Trãi là người học rộng tài cao có lòng yêu nước thương dân hết mực.
- Chú ý theo dõi.
- Lực lượng của nghĩa quân còn yếu, lương thực còn thiếu thốn.
- Chú ý theo dõi.
 - Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, dẫn 1 toán quân liều chết phá vòng vây giặc.
- Đó là tấm gương hy sinh anh dũng, nhận lấy cái chết cho mình để cứu thoát cho minh chủ.
- Thiếu lương thực trầm trọng, đói rét, phải giết cả ngựa, voi chiến để nuôi quân.
- Tránh cuộc bao vây của quân Minh, có thời gian để củng cố lực lượng.
1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa.
Lê Lợi là người yêy nước, thương dân ,có uy tín lớn.
- Nguyễn Trãi là người học rộng, tài cao, giàu lòng yêu nuớc.
- 1416 , Lê Lợi cùng bộ chỉ huy tổ chức hội thề ở Lũng Nhai
- 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn tự xưng Bình Định Vương.
2.Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn.
- 1914 nghĩa quân đã rút lên núi Chí Linh.
- 1421, quân Minh mở couộc càng quét buộc quân ta rút lên núi Chí Linh.
- 1423, Lê Lợi quyết định hoà hoản với quân Minh.
- 1424, quân Minh trở mặt tấn công ta.
 4/ Củng cố
 - Trình bày tóm tắt diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 1418- 1423
 - Tại sao Lê Lợi hoà hoản với quân Minh?
 5/ Dặn dò.
 Học bài, xem bài mới.
IV/ Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 30/12/09 
Ngày dạy: /01/10 
Tiết41 – Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418- 1427) (tt)
I/ Mục tiêu.
- Những nét chủ yếu về hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm cuối 1424-1425.
- Qua đó thấy sự phát triển lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong thời gian này từ chỗ bị động đối phó với quân Minh ở miến Tây Thanh Hoá tiến đến làm chủ một vùng rộng lớn ở miền Trung và bao vây được Đông Quan.
- Giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất kiên cường và lòng tự hào dân tộc.
- Tích hợp môi trường qua các điểm: địa bàn hoạt động của nghĩa quân, những nơi chiến thắng.
II/ Chuẩn bị.
- GV: lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn.
- HS: soạn và học bài.
III/ Tiến trình dạy - học.
 1/ Ổn định.
 2/ Kiểm tra bài cũ. 
 - Trình bày diễn biến giai đoạn 1418- 1423 của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
 - Tại sao quân Minh chấp nhận hoà hoản với Lê Lợi?
 3/ Bài mới. II/ GIẢI PHÓNG NGHỆ AN - TÂN BÌNH - THUẬN HOÁ VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC (1424 – 1426).
HĐGV
HĐHS
Ghi bảng
- Giảng: Nguyễn Chích đề nghị chuyển hướng hoạt động của nghĩa quân vào Nghệ An.
? Tại sao Nguyễn Chích đề nghị chuyển quân vào Nghệ An?
? Cho biết một vài nét về Nguyễn Chích?
? Việc thực hiện đó đem lại kết quả gì?
- HS dựa vào lược đồ trình bày đường tiến quân và những trận đánh lớn của nghĩa quân Lam Sơn.
? Nhận xét kế hoạch Nguyễn Chích?
- Giảng: 8/1425, Lê Lợi cử Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy lực lượng từ Nghệ An đến Thuận Hoá và nhanh chóng giải phóng vùng đất đó trong 10 tháng. Quân minh ở trong một số thành luỹ bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.
- Gọi HS đọc kênh chữ
- Yêu cầu HS dựa vào H41 trình bày cuộc tiến công này.
- Giảng: được sự ủng hộ của nhân dân, nghĩa quân đã đánh thắng nhiều trận buộc địch cố thủ ở thành Đông Quan. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới.
- Lắng nghe.
- Nghệ An là một vùng đất rộng, người đông, địa hình hiểm trở, xa trung tâm địch.
- Là nông dân nghèo, có tinh thần yêu nước, từng lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa chống quân minh ở Nghệ An, Thanh Hoá.
- Thoát khỏi thế bao vây, mở rổng địa bàn hoạt động trên toàn Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá.
- 12/10/1424, quân ta bất ngờ tập kích đồ Đa Căng và hạ thành Trà Lân sau 2 tháng bao vây.
- Sau khi thất bại thành Trà Lân, địch tập trung ở ải Khả Lưu, ta bằng kế hoạch nghi binh đã tiêu diệt địch ở đó.
- Được sự ủng hộ của nhân dân quân ta tiến vào Nghệ An, đánh Diễn Châu, Thanh Hoá.
- Kế hoạch phù hợp với tình hình thiời đó nên đã thu được nhiều thắng lợi.
- Đọc phần 3.
- 9/1426, Lê Lợi chia quân làm 3 đạo tiến ra Bắc.
+ Đạo 1: giải phóng miền tây bắc.
+ Đạo 2: giải phóng vùng hạ lưu sông nhị hà.
+ Đạo 3: tiến thẳng ra Đông Quan.
- Nhiệm vụ của 3 đạo: đánh vào vùng địch chiếm đóng, cùng nhân dân bao vây đồn địch, giải phóng đất đai thành lập chính quyền mới.
- Chú ý lắng nghe.
1/ Giải phóng Nghệ An 1424.
- Nguyễn Chích đưa ra kế hoạch chuyển địa bàn vào Nghệ An.
- Quân ta đánh và tiêu diệt địch ở nhiều nơi: Khả Lưu, hạ thành Trà Lân, Bồ Ải.
=> Giải phóng Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hoá.
2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá 1425.
- 8-1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy lực lượng ở nghệ An.
- Trong 10 tháng nghĩa quân giải phóng từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân.
3.Tiến ra Bắc mở rộng phạm vi hoạt động (cuối 1426).
- 9/1426, Lê Lợi chia quân làm 3 đạo tiến ra Bắc.
- Kết quả: quân ta thắng nhiều trận lớn, địch cố thủ ở thành Đông Quan.
 4/ củng cố
 - Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1424 – 1426?
 - Nêu dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong giai đoạn này?
5/ Dặn dò.
 Học bài và soạn bài mới.
 IV/ Rút kinh nghiệm.
LĐĐA, /01/2010
Duyệt của tổ trưởng
Tuần 21 _ Tiết 39 – 40
Ngày soạn: 06/01/10 
Ngày dạy : /01/10 
Tiết 39 – Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427) (tt)
I/ Mục tiêu.
- Những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn cuối của khởi nghĩa Lam Sơn: chiến thắng Tốt Động – Chúc Động và chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang.
- Ý nghĩa của những sự kiện đó đối với việc kết thúc thắng lợi của cuộc 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu - Trường THCS tt Định An.doc