I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận biết những nét về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội, đấu tranh tư tưởng ở nước Pháp trước cách mạng bùng nổ:
- Nắm được việc chiếm ngục Ba-xti (14/7/1789) - mở đầu cách mạng.
- Trình bày được nguyên nhân trực tiếp và diễn biến cuộc cách mạng:
2. Thái độ:
- Nhận thức được vai trò của nhân dân trong cuộc cách mạng.
- Bài học kinh nghiệm rút ra từ cách mạng tư sản Pháp 1789.
Tuần: 2 Ngày soạn: 2/9/2015 Tiết: 3 Ngày dạy: 4/9/2015 Bài 2: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789 – 1794) (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận biết những nét về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội, đấu tranh tư tưởng ở nước Pháp trước cách mạng bùng nổ: - Nắm được việc chiếm ngục Ba-xti (14/7/1789) - mở đầu cách mạng. - Trình bày được nguyên nhân trực tiếp và diễn biến cuộc cách mạng: 2. Thái độ: - Nhận thức được vai trò của nhân dân trong cuộc cách mạng. - Bài học kinh nghiệm rút ra từ cách mạng tư sản Pháp 1789. 3. Kĩ năng: - Lập niên biểu, thống kê, biết so sánh các sự kiện lịch sử, liên hệ thực tế. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu tìm hiểu ND hình vẽ SGK, chân dung của các nhà tư tưởng trào lưu Triết học ánh sáng. 2. Học sinh: - Vở ghi bài, vở soạn bài, sách giáo khoa. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Nêu kết quả, ý nghĩa của chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ? 2. Giới thiệu bài mới: (1 phút) Cách mạng tư sản đã thành công ở Anh, Bắc Mĩ và tiếp tục nổ ra ở Pháp. Vì sao cách mạng lại nổ ra ở Pháp? Cách mạng trải qua những giai đoạn nào? Kết quả? Ý nghĩa của CM ra sao? Vào bài mới. 3. Bài mới: (37 phút) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình kinh tế nước Pháp trước cách mạng.(9 phút) - GV yêu cầu học sinh tìm hiểu nền nông nghiệp Pháp. ? Tính chất lạc hậu của nông nghiệp nước Pháp thể hiện ở những điểm nào? - HS: Dựa vào sgk trả lời. - GV: Phân tích. ? Nguyên nhân của sự lạc hậu đó? - HS: Dựa vào sgk trả lời. - Tích hợp: Dựa vào hình 5 nêu được tình cảnh nông dân Pháp trước các mạng là 1 cổ 2 tròng. ? Công thương nghiệp có đặc điểm gì? - HS: Dựa vào sgk trả lời. - GV: Phân tích. ? Chế độ phong kiến Pháp đã kìm hãm sự phát triển của công - thương nghiệp như thế nào? - HS: Dựa vào sgk trả lời. - GV: Phân tích. Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình chính trị nước Pháp trước cách mạng. (9 phút) - HS: quan sát H5 /10 ® Nhận xét. - GV: Phân tích hình 5/10. ? Xã hội Pháp có những đẳng cấp nào ? - HS: Dựa vào sgk trả lời. ? Đẳng cấp thứ 3 gồm có những giai cấp nào ? - HS: Dựa vào sgk trả lời. - GV: Phân tích. ? Vì sao tư sản đứng đầu đẳng cấp thứ 3 ? * HS thảo luận cặp 2’: ? Vai trò, vị trí quyền lợi của các đẳng cấp khác nhau như thế nào ? - HS: Đại diện các cặp nhóm trả lời. - GV: Nhận xét. ? Sự chênh lệch về quyền lợi giữa các đẳng cấp đã dẫn tới hệ quả gì? - HS: Dựa vào sgk trả lời. - GV: Phân tích. Hoạt động 3: Tìm hiểu cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng. (7 phút) - GV: giới thiệu về 3 nhà tư tưởng tiêu biểu của trào lưu triết học Ánh sáng. - HS: xem chân dung SGK/11 - HS: đọc các câu nói của 3 nhà tư tưởng trên. ? Nêu tư tưởng chủ yếu của họ là gì? - HS: Dựa vào sgk trả lời. GV: Phân tích. Hoạt động 4: Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế. (giáo viên tóm tắt cho học sinh hiểu) (3 phút) ? Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến thể hiện ở những điểm nào ? - HS: Dựa vào sgk trả lời. - GV: Phân tích. - Chế độ phong kiến ngày càng suy yếu. + Nợ không trả được (5 tỉ livrơ). + Công thương - nghiệp đình đốn. + Tăng thuế. ®Mâu thuẫn giữa nông dân với chế độ phong kiến sâu sắc. Hoạt động 5: Tìm hiểu những thắng lợi mở đầu của cách mạng Pháp. ( 9 phút) ? Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cách mạng? - GV: tóm tắt về hội nghị 3 đẳng cấp ® mâu thuẫn tột đỉnh (vua >< đẳng cấp thứ ba). - 5/5/1789 vua triệu tập hội nghị ba đẳng cấp. - 17/6 đẳng cấp thứ ba lập quốc hội lập hiến. ® vua + quý tộc uy hiếp. ? CMTS Pháp mở đầu bằng sự kiện nào? - HS: quan sát H9/13 ® mô tả cuộc tấn công pháo đài Ba-xti. - HS: Dựa vào sgk trả lời. - GV: Phân tích. *HS thảo luận nhóm 2’: ? Vì sao việc đánh chiếm pháo đài Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng TS Pháp ? - HS: Đại diện các cặp nhóm trả lời. - GV: Nhận xét. chế độ quân chủ chuyên chế bị giáng một đòn quan trọng đầu tiên, cách mạng bước đầu thắng lợi và tiếp tục phát triển.) I. Nước Pháp trước cách mạng 1. Tình hình kinh tế: a. Nông nghiệp: - Giữa TK XVIII nền nông nghiệp lạc hậu: + Công cụ canh tác thô sơ, năng suất thấp. + Nạn mất mùa đói kém xẩy ra, đời sống nhân dân khổ cực. b.Công thương nghiệp: - Kinh tế TBCN phát triển nhưng bị chế độ Phong kiến cản trở, kìm hãm. - Chưa có sự thống nhất về đơn vị đo lường và tiền tệ. 2. Tình hình chính trị - xã hội: * Pháp là nước quân chủ chuyên chế, tồn tại 3 đẳng cấp. Tăng lữ Quý tộc - Có mọi quyền lợi - Không phải đóng thuế. Đẳng cấp thứ ba - Tư sản. - Nông dân - Các tầng lớp khác (tư sản, nông dân và dân nghèo): + Phải đóng thuế. + Không có quyền chính trị. → Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ 3 với Tăng lữ và Quí tộc gay gắt. 3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng: - Đại diện cho trào lưu triết học ánh sáng Pháp là S.L Mông-te-xkiơ, Vôn-te, Giăng Giắc Rút-xô. - Nội dung: tố cáo, lên án chế độ quân chủ chuyên chế. II. Cách mạng bùng nổ 1. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế: (giáo viên tóm tắt cho học sinh hiểu) 2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng: - 14/7/1789 quần chúng tấn công pháo đài Ba-xti: + Đốt các văn tự, khế ước. + Làm chủ các cơ quan quan trọng của thành phố. ® mở đầu thắng lợi của CMTS. 4. Củng cố: ( 3 phút) Học sinh trả lời: ? Nguyên nhân bùng nổ của cách mạng tư sản pháp? * Bài tập: Hãy chọn ý đúng và đủ nhất nói về tác dụng của những tư tưởng tiên tiến trong lĩnh vực văn hoá, tư tưởng TK XVIII ở Pháp: A. Chống thiên chúa giáo và truyền bá văn hoá mới. B. Có tác dụng thức tỉnh mọi người đứng lên chống chế độ quân chủ chuyên chế. C. Đề cao quyền tự do, bình đẳng của con người. 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: ( 1 phút) - Học bài cũ theo nội dung vở ghi, làm bài tập: - Lập niên biểu những sự kiện chính của cách mạng tư sản Pháp năm 1789 – 1794. - Chuẩn bị phần sau tìm hiểu trước phần III. Tìm hiểu về phái Ghi-rông-đanh và phái Gia- cô - banh. IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: