Giáo án Lịch sử 8 - Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận biết những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các nước Anh, Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Sự phát triển không đồng đều giữa các nước.

- Hiểu được chính sách bành trướng, xâm lược và tranh giành thuộc địa của các nước đế quốc.

 2. Thái độ:

- Nâng cao nhận thức về bản chất của chủ nghĩa tư bản.

- Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các thế lực hiếu chiến bảo vệ hoà bình.

3. Kỹ năng:

- Bồi dưỡng kỹ năng phân tích sự kiện lịch sử để hiểu đặc điểm và vị trí lịch sử của chủ nghĩa đế quốc.

- Sưu tầm tài liệu liên quan đến các nước đế quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: - Bản đồ thế giới. Phóng to lược đồ các nước đế quốc đầu thế kỷ XX.

2. Học sinh: - Vở ghi, vở soạn, sách giáo khoa, sách bài tập.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 12133Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 8 - Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5	Ngày soạn: 24/09/2015
Tiết: 10	Ngày dạy: ./09/2015
Bài 6: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MỸ CUỐI THẾ KỶ XIX
 ĐẦU THẾ KỶ XX (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nhận biết những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các nước Anh, Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Sự phát triển không đồng đều giữa các nước.
- Hiểu được chính sách bành trướng, xâm lược và tranh giành thuộc địa của các nước đế quốc.
 2. Thái độ:
- Nâng cao nhận thức về bản chất của chủ nghĩa tư bản.
- Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các thế lực hiếu chiến bảo vệ hoà bình.
3. Kỹ năng:
- Bồi dưỡng kỹ năng phân tích sự kiện lịch sử để hiểu đặc điểm và vị trí lịch sử của chủ nghĩa đế quốc.
- Sưu tầm tài liệu liên quan đến các nước đế quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Bản đồ thế giới. Phóng to lược đồ các nước đế quốc đầu thế kỷ XX.
2. Học sinh: - Vở ghi, vở soạn, sách giáo khoa, sách bài tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra 15 phút: 
Câu 1. Trình bày hoàn cảnh ra đời của Công xã Pa-ri. (5đ)
Câu 2. Phân tích ý nghĩa lịch sử của công xã Pa-ri? Công xã Pa-ri để lại những bài học kinh nghiệm gì cho phong trào cách mạng thế giới? (5đ)
* Đáp án:
Câu 1.* Hoàn cảnh: (5đ)
- 1870 chiến tranh Pháp – Phổ bùng nổ.
 ® 2/9/1870 Na-pô-lê-ông III cùng 10 vạn quân bị bắt.
- 4/9/1870 Nhân dân Pa-ri lật dổ chính quyền Na-pô-lê-ông III, giai cấp tư sản thành lập “chính phủ vệ quốc”.
- Quân Phổ bao vây Pa-ri, chính quyền tư sản đầu hàng, nhân dân Pa - ri kiên quyết bảo vệ tổ quốc.
Câu 2. * Ý nghĩa lịch sử: (2.5đ)
- Công xã Pa-ri đã lật đổ chính quyền tư sản, xây dựng nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản.
- Nêu cao tinh thần yêu nước đấu tranh kiên cường của nhân dân, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh vì tương lai tốt đẹp.
* Bài học kinh nghiệm: (2.5đ)
 - Cần có Đảng chân chính lãnh đạo.
 - Thực hiện liên minh công - nông.
 - Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù.
2. Giới thiệu bài mới: (1 phút) Cách mạng công nghiệp đã đẩy nhanh sự phát triển kinh tế ở các nước tư bản. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn tư bản độc quyền. Vậy về đối nội và đối ngoại các nước này có gì thay đổi? ® Bài 6
3. Bài mới: (26 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Đế quốc Anh. (13 phút)
GV: Nhắc lại tình hình ở Anh những năm 60 – 70 của thế kỷ XVIII.
? Tình hình kinh tế nước Anh cuối thế kỉ XIX như thế nào?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
? Vì sao cuối thế kỷ XIX công nghiệp ở Anh phát triển chậm hơn, Đức, Mĩ?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
GV: Trang thiết bị lạc hậu, chú trọng đầu tư vào thuộc địa
? Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
? Đặc điểm về tình hình chính trị ở Anh ntn?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
* HS thảo luận nhóm 3’:
? Vì sao gọi nước Anh là “Đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn”?
HS: các nhóm dựa vào sgk trả lời.
GV: Xác định trên bản đồ hệ thống thuộc địa của Anh. Đến năm 1914 S thuộc địa anh với 33 triệu km2 và 400 triệu dân, gấp 50 lần S và dân số nước Anh, gấp 12 lần S thuộc địa nước Đức.
? Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh là gì?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Đế quốc Pháp. (13 phút)
? Tình hình kinh tế nước Pháp cuối thế kỉ XIX như thế nào?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
? Vì sao công nghiệp Pháp chậm lại?
HS: Bồi thường chiến tranh, cách mạng vô sản, nghèo tài nguyên
? Công nghiệp Pháp đứng sau nước nào?
HS: đọc đoạn chữ nhỏ SGK/ 40.
? Pháp đầu tư tư bản vào những nơi nào?
GV: 1880 – 1914 số tiền cho vay từ 15 tỷ Phờ-răng lên đến 60 tỷ.
? Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là gì?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
* HS thảo luận nhóm 2’: (cặp đôi)
? Vì sao gọi Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
GV: Vì Pháp cho các nước chậm tiến vay với lãi suất cao, nên lê nin gọi CNĐQ Pháp là...
? Chính sách đối nội và đối ngoại của Pháp ntn?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
GV: Xác định trên bản đồ hệ thống thuộc địa của Pháp 
HS: Quan sát.
I. TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ.
1. Anh: 
a. Kinh tế: 
- Công nghiệp: trước 1870 đứng đầu thế giới, sau 1870 công nghiêp tụt xuống hàng thứ 3 thế giới. (sau Mĩ, Đức) 
- Dẫn đầu xuất khẩu tư bản, thương mại và hệ thống thuộc địa. 
- Nhiều công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời.
b. Chính trị: 
* Đối nội:
 - Anh là nước quân chủ lập hiến.
 - Đảng Tự Do và Bảo Thủ thay nhau cầm quyền.
* Đối ngoại: 
- Đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa.
® 1914 diện tích thuộc địa Anh với 33 triệu km2.
* Đặc điểm: “Chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
2. Pháp: 
a. Kinh tế:
- Trước 1870 công nghiệp đứng thứ 2 thế giới, từ 1870 tụt xuống hàng thứ tư thế giới. 
- Phát triển các ngành khai mỏ, luyện kim, đường sắt, chế tạo ô tô...
- Xuất hiện các công ty độc quyền về ngân hàng chi phối nền kinh tế. 
* Đặc điểm: “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”. 
b. Chính trị: 
* Đối nội:
- Chế độ Cộng hòa. 
- Thi hành chính sách đàn áp nhân dân.
* Đối ngoại: 
- Tăng cường chạy đua vũ trang và xâm lược thuộc địa.
4. Củng cố: (1 phút)
 - GV khái quát toàn bộ nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút)
- Học bài cũ theo nội dung vở ghi.
- Chuẩn bị mục 3,4 phần II.
- Tìm hiểu về sự hình thành các công ty độc quyền của Đức và Mỹ. 
- Ghi tên các thuộc địa của Anh, Pháp, Đức và Mỹ vào lược đồ H33/44. - Phô tô lược đồ SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_5_Tiet_10_Bai_6_Cac_nuoc_Anh_Phap_Duc_Mi_cuoi_TK_XIX_dau_TK_XX_2015_2016.doc