Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 22 Bài 14 - Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỷ XVI đến năm 1917)

Bài 14: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

(Từ giữa thế kỷ XVI đến năm 1917)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức cơ bản một cách có hệ thống từ giữa thế kỷ XVI đến năm 1917.

2. Thái độ: - Nhận thức rõ quy luật phát triển của lịch sử, quy luật phát triển của CNTB.

3. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phân tích sự kiện, khái quát, lập bảng thống kê.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án, bảng nhóm

2. Học sinh: - Vở ghi, sách giáo khoa. Học bài theo hướng dẫn.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: (1 phút)

Kiểm tra sĩ số lớp học:

Lớp 8A1 Lớp 8A2 .

2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

- Tính chất, kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào?

3. Giới thiệu bài: (1 phút) chúng ta từ đầu năm học tới giờ tìm hiểu về lịch sử thế giới cận đại qua 4 chương. Hôm nay thầy trò chúng ta cùng nhau ôn tập lại toàn bộ lịch sử thế giới cận đại. Vào bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 801Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 22 Bài 14 - Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỷ XVI đến năm 1917)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11	Ngày soạn: 29/10/2017
Tiết: 22	 Ngày dạy: 02/11/2017
Bài 14: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
(Từ giữa thế kỷ XVI đến năm 1917)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức cơ bản một cách có hệ thống từ giữa thế kỷ XVI đến năm 1917.
2. Thái độ: - Nhận thức rõ quy luật phát triển của lịch sử, quy luật phát triển của CNTB.
3. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phân tích sự kiện, khái quát, lập bảng thống kê.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, bảng nhóm
2. Học sinh: - Vở ghi, sách giáo khoa. Học bài theo hướng dẫn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút)
Kiểm tra sĩ số lớp học:
Lớp 8A1Lớp 8A2..
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Tính chất, kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào?
3. Giới thiệu bài: (1 phút) chúng ta từ đầu năm học tới giờ tìm hiểu về lịch sử thế giới cận đại qua 4 chương. Hôm nay thầy trò chúng ta cùng nhau ôn tập lại toàn bộ lịch sử thế giới cận đại. Vào bài mới...
4. Bài mới: (36 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Lập bảng niên biểu về những sự kiện lịch sử chính. (13 phút)
GV: hướng dẫn HS lập bảng niên biểu về những sự kiện lịch sử chính.
I. Những sự kiện lịch sử chính
BẢNG THỐNG KÊ NHỮNG SỰ KIỆN CHÍNH CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (THẾ KỈ XVI ĐẾN NĂM 1917)
Thời gian
Sự kiện
Kết quả
8/1566
Cách mạng Hà Lan
Lật đổ ách thống trị của vương quốc Tây Ban nha
1640 – 1688
Cách mạng tư sản Anh
Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triễn.
1775
Chiến tranh giành độc lập 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa thành lập hợp chủng quốc Mĩ (USA).
1789 - 1794.
Cách mạng tư sản Pháp.
Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới.
1868
Minh Trị Duy tân
Đưa Nhật chuyển sang chủ nghĩa tư bản và chuyển nhanh sang chủ nghĩa đế quốc.
1871
Công xã Pa-ri
Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản.
1911
Cách mạng Tân Hợi
Là cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến ở Trung Quốc. Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.
1914 – 1918
Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình thế giới sau chiến tranh.
10/1917
Cách mạng tháng Mười Nga.
Là cuộc cách mạng vô sản thắng lợi đầu tiên trên thế giới. Mở đầu thời kì lịch sử thế giới hiện đại.
HS: Chọn các sự kiện tiêu biểu nhất của lịch sử thế giới cận đại và giải thích vì sao em chọn sự kiện đó?
Hoạt động 2: Ôn lại những nội dung chủ yếu về lịch sử thế giới cận đại từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917. (10 phút)
? Những sự kiện nào chứng tỏ nền sản xuất mới ra đời trong lòng xã hội phong kiến?
HS trả lời:
? Vì sao nông dân, tư sản mâu thuẫn với phong kiến ® Kết quả?
HS trả lời:
HS: Xác định các thực dân cai trị ở phương Đông (Tên các thuộc địa)
? Thái độ của nhân dân thuộc địa đối với thực dân phương Tây?
HS trả lời:
? Kể tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu?
HS trả lời:
? Vai trò, ý nghĩa của chủ nghĩa xã hội khoa học?
 HS trả lời:
? Kể những thành tựu tiêu biểu về văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật thời cận đại?
HS: Liên hệ kiến thức cũ và sgk trả lời.
GV: Chuẩn xác.
Hoạt động 3: Các bài tập ôn tập (13 phút)
GV: Đọc các câu hỏi để HS trả lời nhanh
HS: Hoạt động cả lớp (trả lời nhanh)
1. Cuộc cách mạng được coi là triệt để nhất?
2. Dấu hiệu cơ bản của chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc là:
3. Nước duy nhất ở Châu Á thoát khỏi thân phận là thuộc địa của tư bản phương Tây là 
4. Ba nước ở khu vực Đông Nam Á trở thành thuộc địa của thực dân Pháp thời cận đại là:
GV: Hướng dẫn học sinh lần lượt giải quyết bài tập SGK/74 (Lưu ý cho HS chọn 5 sự kiện tiêu biểu theo nhận thức của các em)
HS: Hoạt động cá nhân, làm vào vở bài tập
GV: chấm, ghi điểm miệng đối với những bài làm tốt.
II. Những nội dung chủ yếu
- Sự ra đời và phát triển sản xuất mới - tư bản chủ nghĩa.
- Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân,® cách mạng tư sản bùng nổ.
- Những cuộc CMTS đầu tiên, CMTS Hà Lan TK XVI, CMTS Anh TK XVII, CT của 13 thuộc địa anh ở BM TK XVIII.
- CMTS Pháp TK cuối TK XVIII là CMTS triệt để nhất, song có hạn chế (GV giải thích hiện tượng này). 
- TK XIX CMTS diễn ra dưới nhiều hình thức tuy kết quả ko giống nhau nhưng CNTB thắng lợi trên phạm vi thế giới® CNTB chuyển sang CNĐQ.
- Sự xâm lược của thực dân phương Tây với các nước phương Đông.
- Phong trào đấu tranh của nhân dân thuộc địa diễn ra sôi nổi.
- Phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước TB phát triển mạnh mẽ.
® Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời, các tổ chức quốc tế của công nhân được thành lập.
- Văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật phát triển.
III. Luyện tập
1. Trắc nghiệm
CMTS Pháp
Xuất hiện các công ti độc quyền
Nhật Bản
Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia
2. Tự luận
5. Củng cố: (2 phút)
- GV tóm tắt lại những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại từ giữa thế kỷ XVI đến năm 1917.
6. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút)
- Ôn tập lại toàn bộ lịch sử thế giới cận đại.
- Chuẩn bị bài 15 phần I:
- Vì sao năm 1917 nước Nga lại có 2 cuộc cách mạng.
- Diễn biến chính của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
IV RÚT KINH NGHIỆM
..

Tài liệu đính kèm:

  • docLich su 8 Bai 14 On tap lich su the gioi can dai Tu giua the ki XVI den nam 1917_12186257.doc