Giáo án môn Lịch sử lớp 8 - Trường THCS Thạnh Đông

 1/ MỤC TIÊU :

 1.1/ Kiến thức :

 - HS biết được nguyên nhân, diễn biến,tính chất, ý nghĩa lịch sử của cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, cách mạng Anh giữa thế lỉ XVII, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập Hợp chúng quốc Mĩ ( Hoa Kì ).

 - Hiểu được các khái niệm trong bài, chủ yếu là khái niệm “ CMTS”.

 1.2/ Kĩ năng :

 - HS thực hiện được : bản đồ, tranh ảnh.

 - HS thực hiện thành thạo :trình bày được diễn biến của cuộc cách mạng Hà Lan

 1.3/ Thái độ :

 - Thói quen : nhận thức đúng đắn về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.

 -Tính cách : Nhận thấy CNTB có mặt tiến bộ song vẫn là chế độ bóc lột thay thế cho chế độ phong kiến.

 

doc 185 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1111Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 8 - Trường THCS Thạnh Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u Aâu trong những năm 1918-1939.
 - Hiểu sự phát triển của phong trào cách mạng 1918-1923 ở châu Aâu và sự thành lập quốc tế công sản, Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và tác động của nó đối với Châu Aâu.
 1.2/ Kĩ năng:
 - HS thực hiện được : nhận thức và so sánh các sự kiện lịch sử để lí giải sự khác biệt trong hệ quả của các cuộc cách mạng đó.
 - HS thực hiện thành thạo : Sử dụng bản đồ để hiểu những biến động lịch sử đã tác động lên lãnh thổ quốc gia như thế nào?
 1. 3/Thái độ :
 -Thói quen : Giúp học sinh thấy rõ tính chất phản động và nguy hiểm của chủ nghĩa phát xít.
 - Tính cách : căm thù chế độ phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.
2)NỘI DUNG HỌC TẬP :
- CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1918-1929.
- CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1929-1939
3)CHUẨN BỊ :
3.1)Giáoviên : Bản đồ châu Aâu, biểu đồ sản lượng thép của Anh và Liên Xô.
3.2)Học sinh : Học bài và chuẩn bị các nội dung đã dặn 
4)TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 
 4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện :
 4.2/ Kiểm tra miệng :
 1) Nêu nội dung của chính sách kinh tế mới ? Chính sách này do ai đề xướng?(7đ)
 2)Nêu những nét chung của châu Âu trong những năm 1918-1929?(3đ)
ĐÁP ÁN :
1) Nội dung quan trọng nhất của chính sách kinh tế mới là thay thế chế độ trưng thu lương thực bằng chế độ thu thuế lương thực (hiện vật )đồng thời thực hiện tự do buôn bán ,cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ . Chính sách kinh tế mới đã thu được kết quả tốt đẹp : nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được phục hồi và phát triển , đời sống nhân dân được cải thiện .
2) Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình châu Aâu có nhiều biến đổi :
+ Một số quốc gia mới đã ra đời từ sự tan vỡ của đế quốc Aùo-Hung và bại trận của nước Đức .
+ Hầu hết các nước châu Aâu, kể cả thắng trận và thua trận ,đều bị suy sụp về kinh tế 
+ Một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở các nước châu Aâu, nền thống trị của giai cấp tư sản bị chấn động dữ dội, có nơi khủng hoảng trầm trọng.
+ Trong những năm 1924-1929, các nước tư bản châu Aâu trở lại sự ổn định về chính trị, phục hồi và phát triển kinh tế .
 4. 3/ Bài mới:
*Giới thiệu bài : Trong những năm 1918-1939, ở các nước tư bản châu Âu nổi lên một số sự kiện : cao trào cách mạng 1918-1923, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít ở một số nước .Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu bài 17
Hoạt động của Thầy-Trò
Nội dung
Hoạt động 1:Tìm hiểu về châu Ââu trong những năm 1918-1929, 15 phút :
?Bản đồ chính trị của châu Aâu sau chiến tranh thế giới thứ nhất có gì thay đổi?
-Hs quan sát bản đồ xác định một số quốc gia mới: Aùo, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Phần Lan
?Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại những hậu quả cho các nước châu Aâu?
-Cả nước thua trận và bại trận đều bị thiệt hại nặng nề, kinh tế suy sụp.
?Các cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra như thế nào?
-Cao trào cách mạng nổ ra ở khắp các nước châu Aâu.
?Tình hình các nước châu Aâu từ 1924-1929 có chuyển biến gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và hậu quả của nó, 15 phút :
?Nguyên nhân nào dẫn đến khủng hoảng?
->Đây là cuộc khủng hoảng lớn nhất, kéo dài nhất và gây thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử,
Hs quan sát H 26 sgk.
?Hậu của cuộc khủng hoảng đối với các nước tư bản chủ nghĩa?
?Các nước tư bản đã làm gì để thoát ra khỏi khủng hoảng?
- Gv: Đức là quê hương của quân phiệt Phổ bị bại trận trong chiến tranh tế giới thứ nhất, khủng hoảng diễn ra tư sản dung túng cho chủ nghĩa phát xít, phong trào cách mạng không đủ sức đẩy lùi chủ nghĩa phát xít.
I/ CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1918-1929:
1)Những nét chung :
-Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình châu Aâu có nhiều biến đổi :
+ Một số quốc gia mới đã ra đời từ sự tan vỡ của đế quốc Aùo-Hung và bại trận của nước Đức .
+ Hầu hết các nước châu Aâu, kể cả thắng trận và thua trận ,đều bị suy sụp về kinh tế 
+ Một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở các nước châu Aâu, nền thống trị của giai cấp tư sản bị chấn động dữ dội, có nơi khủng hoảng trầm trọng.
+ Trong những năm 1924-1929, các nước tư bản châu Aâu trở lại sự ổn định về chính trị, phục hồi và phát triển kinh tế .
2/ Cao trào cách mạng 1918-1923. Quốc tế cộng sản thành lập.
ĐỌC THÊM
II/ CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1929-1939:
1/ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và hậu quả của nó:
-Tháng 10/ 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản. Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng, kéo dài, có sức tàn phá chưa từng thấy đã đẩy lùi mức sản xuất hàng chục năm, hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, hàng trăm triệu người đói khổ.
- Để thoát khỏi khủng hoảng, một số nước tư bản như Anh, Pháptiến hành những cải cách kinh tế,xã hội ; một số nước khác như Đức, Italia,Nhật bản tiến hành phát xít hóa chế độ thống trị
2/ Phong trào mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh 1929-1939.
KHƠNG DẠY 
 4. 4/ Tổng kết ::
 1)Bản đồ chính trị châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất có gì thay đổi ?
+ Một số quốc gia mới đã ra đời từ sự tan vỡ của đế quốc Aùo-Hung và bại trận của nước Đức .
+ Hầu hết các nước châu Aâu, kể cả thắng trận và thua trận ,đều bị suy sụp về kinh tế 
+ Một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở các nước châu Aâu, nền thống trị của giai cấp tư sản bị chấn động dữ dội, có nơi khủng hoảng trầm trọng.
+ Trong những năm 1924-1929, các nước tư bản châu Aâu trở lại sự ổn định về chính trị, phục hồi và phát triển kinh tế .
2) Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diển ra như thế nào ?
-Tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản. Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng, kéo dài, có sức tàn phá chưa từng thấy đã đẩy lùi mức sản xuất hàng chục năm, hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, hàng trăm triệu người đói khổ.
3)Hướng dẫn học sinh làm vở bài tập bài 1,2,3
4.5/ Hướng dẫn học tập :
 *Đối với bài học này :Học bài, và hoàn thành các bài tập còn lại vào vở bài tập. 
 *Đối với bài học sau :Chuẩn bị bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
+ Tình hình kinh tế của Mĩ sau chiến tranh?
+- Hs quan sát H67 SGK/ 94, cho biết đời sống của nhân dân lao động Mĩ?
+ Tình hình của nước Mĩ trong những năm 1919-1933? Cuộc khủng hoảng có tác động gì đến đời sống của nhân dân Mĩ?
5)PHỤ LỤC :
Tuần 14
Tiết 27
Ngày dạy : NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918-1939)
1)MỤC TIÊU :
 1. 1/ Kiến thức:
 - HS biết những nét khái quát về châu Aâu trong những năm 1918-1939.
 - Hiểu cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven nhằm đưa nước Mĩ ra khỏi cuộc khủng hoảng
 1.2/ Kĩ năng:
 - HS thực hiện được : khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề kinh tế xã hội.
 - HS thực hiện thành thạo :Bước đầu biết tư duy so sánh để rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện lịch sử.
 1.3/ Thái độ :
 - Thói quen : Giúp học sinh nhận thức được bản chất của chủ nghĩa tư bản Mĩ, Những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội tư bản Mĩ.
- Tính cách : 
2)NỘI DUNG HỌC TẬP :
- NƯỚC MĨ TRONG THẬP NIÊN 20 CỦA THẾ KỈ XX
- NƯỚC MĨ TRONG NHỮNG NĂM 1929-1939
 3)CHUẨN BỊ :
3.1.)Giáo viên: -Bản đồ châu Mĩ, biểu đồ sản lượng thép của Anh và Liên Xô.
3.2)Học sinh : Học bài , chuẩn bị nội dung bài mới như đã dặn ở tiết trước.
4)TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 
 4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện :
 4.2/ Kiểm tra miệng :
1)Nguyên nhân nào dẫn đến khủng hoảng kinh tế thế giới1929-1933 ? Các nước tư bản đã làm gì để thoát ra khỏi khủng hoảng?(7đ)
2) Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Mĩ như thế nào?(3đ)
ĐÁP ÁN :
1)-Sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, hàng hóa ế thừa, ngươiø dân không có tiền mua
-Bằng chính sách cải cách kinh tế, còn các nước Đức, Italia tìm cách phát xít hóa chế độ thống trị, chuẩn bị chiến tranh phân chia lại thế giới.
2) Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, trong những năm 20 nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính số một của thế giới.
- Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép và nắm 60% trữ lượng vàng của thế giới .
 4.3/ Bài mới:
*Giới thiệu bài : Kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX phát triển mạnh nhưng không tránh khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 .Tổng thống Rudơven áp dụng chính sách mới để giải quyết những khó khăn của nước Mĩ như thế nào ? Để hiểu rõ ,chúng ta cùng tìm hiểu bài 18.
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung bài học 
Hoạt động 1: nhóm ,kĩ thuật khăn trải bàn ,10phút 
?Tình hình kinh tế của Mĩ sau chiến tranh?
?Nguyên nhân nào dẫn đến sự thát triển vượt bậc của nước Mĩ?
- Bước 1: học sinh làm việc cá nhân 
- Bước 2 : học sinh thảo luận nhóm 
- Bước 3: đại diện một số nhóm trình bày ý kiến 
- Bước 4: giáo viên chuẩn xác kiến thức
- Hs quan sát H65- 66/ 93 sgk. Nhận xét?
-H65 những dòng xe ôtô dài vô tận đậu trên bãi biển trong ngày nghỉ cuối tuần, phía xa là những tòa nhà sầm uất. Điều đó cho thấy sự phát triển của ngành chế taọ ôtô, luyện thép, xăng dầu, mủ cao su, đường xá, cầu cốngĐồng thời các baiõ đỗ xe mọc lên cùng với việc giải quyết việc làm cho hàng ngàn người lao động.
-H66 phía xa có một tòa nhà chọc trời cho thấy sự phồn vinh của nuớc Mĩ.
- Hs quan sát H67 SGK/ 94.
?Đời sống của nhân dân lao động Mĩ?
-Công nhân làm thuê, dân nghèo thành thị.phải sông chui rúc trong cá ngội nhà ổ chuột,lán trại tạm bợ ở ngoại ô thành phố, không có những điều kiện tối thiểu để sinh sống, Ngoài ra ở Mĩ còn có nạn phân biệt chủng tộc.
Như vậy sự giàu có của nước Mĩ chỉ nằm trong tay của một số người giàu. Đó là sự phân phối không công bằng của nước Mĩ.
Hoạt động2:
?Tình hình của nước Mĩ trong những năm 1919-1933?
Hoạt động2: Tìm hiểu về nước Mĩ trong những năm 1929-1939, 20 phút 
?Cuộc khủng hoảng có tác động gì đến đời sống của nhân dân Mĩ?
-Công ty công nghiệp và thương mại, ngân hàng phỉa phá sản, công nhân thất nghiệp, nghèo đói tràn lan.
Hs quan sát H68 Sgk. Nhận xét?
-Hàng ngàn người công nhân, lao động làm thuê thất nghiệp, tham gia các cuộc đi bộ vì đói, đòi trợ cấp thất nghiệp.
?Đứng trước thực trạng đó chính phủ Mĩ đã làm gì?
Hs quan sát H69/ 95.Nhận xét.
-Hình ảnh người khổng lồ tượng trưng cho vai trò của nhà nước trong việc kiểm soát đời sống kinh tế của đất nước, can thiệp vào tất cả các lĩnh vực của sản xuất. Lưu thông phân phối để đưa nước Mĩ ra khỏi cuộc khủng hoảng.
? Trình bày nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế mới?
Phần chữ nhỏ Sgk/95.
I/ NƯỚC MĨ TRONG THẬP NIÊN 20 CỦA THẾ KỈ XX:
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất,trong những năm 20 nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính số một của thế giới.
- Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép và nắm 60% trữ lượng vàng của thế giới .
- Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng suất và tăng cường độ lao động của công nhân.
-
 Do bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. Tháng 5/1921, Đảng cộng sản Mĩ thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ 
II/ NƯỚC MĨ TRONG NHỮNG NĂM 1929-1939:
- Cuối tháng 10/ 1929, nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy . Nền kinh tế- tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.
- Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 2 lần so với năm 1929, khoảng 75% dân trại bị phá sản .Hàng chục triệu người thất nghiệp 
- Các mâu thuẩn xã hội trở nên hết sức gay gắt đã đưa tới các cuộc biểu tình ,tuần hành diễn ra sôi nổi trong cả nước .
- Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, tổng thống Rudơven đưa ra chính sách kinh tế mới .Chính sách mới bao gồm các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng nhằm giải quyết nạn thất nghiệp ,phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế- tài chính và đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước .
- Các biện pháp của chính sách mới đã góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế, đưa nước Mĩ thoát dần cuộc khủng hoảng .
 4.4/ Tổng kết :
 1) Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Mĩ như thế nào?
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất,trong những năm 20 nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính số một của thế giới.
- Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép và nắm 60% trữ lượng vàng của thế giới .
2)Tổng thống Rudơven làm gì để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng ?
-Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, tổng thống Rudơven đưa ra chính sách kinh tế mới .Chính sách mới bao gồm các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng nhằm giải quyết nạn thất nghiệp ,phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế- tài chính và đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước .
4.5/ Hướng dẫn học tập ::
 *Đối với bài học này: Học thuộc bài, và hoàn thành các bài tập còn lại vào vở bài tập. 
 *Đối với bài học sau: Chuẩn bị bài 19:Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 
+Tình hình kinh tế của Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
+Những khó khăn của nước Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?
+Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 có tác động như thế nào đế Nhật Bản?
5)PHỤ LỤC :
 Tuần 14 
Tiết 28	
Ngày dạy :	
NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918-1939)
 1)MỤC TIÊU:
 1. 1/ Kiến thức:
 -HS biết những nét khái quát về tình hình kinh tế- xã hội của Nhật Bản trong những năm 1918-1939.
 -Hiểu những nguyên nhân chính dẫn tới quá trình phát xít hóa ở Nhật và hậu quả của quá trình này đối với lịch sử Nhật bản cũng như đối với thế giới.
 1.2./ Kĩ năng:
 -Bồi dưỡng khả năng sử dụng, khai thác tư liệu, tranh ảnh lịch sử. Biết so sánh, liên hệ và tu duy lôgic, kết nối các sự kiện hiện tượng diễn ra trong lịch sử.
 1.3/ Thái độ :
 - Thói quen : Giúp học sinh nhận thức rõ bản chất phản động hiếu chiến tàn bạo của chủ nghĩa phát xít Nhật.
 -Tính cách :Giúp học sinh thấy rõ tính chất phản động và nguy hiểm của chủ nghĩa phát xít, bồi dưỡng ý thức căm thù chế độ phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.
2)NỘI DUNG HỌC TẬP :
 - Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
 - Nhật Bản trong những năm 1929-1939.
3)CHUẨN BỊ :
3.1)Giáo viên : Bản đồ châu Á.
3.2)Học sinh : Học bài, xem trước bài 19 và chuẩn bị những nội dung đã dặn ở tiết trước 
4)TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 
 4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện :
 4. 2/ Kiểm tra miệng :
 1) Tình hình nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX? Cuộc khủng hoảng có tác động gì đến đời sông của nhân dân Mĩ?(7đ)
2)Nêu tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?(3đ)
ĐÁP ÁN :
1) -Kinh tế: Phát triển mạnh Mĩ trở thành trung tâm công thương mại và tài chính quốc tế.
 -Xã hội: Phong trào đấu tranh của công nhân, những người lao động phát triển rộng khắp.
Đảng cộng sản Mĩ được thành lập.
 -Công ty công nghiệp và thương mại, ngân hàng phải phá sản, công nhân thất nghiệp, nghèo đói tràn lan.
2) Nhật Bản hầu như không tham gia chiến trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng đã thu được nhiều lợi, nhất là về kinh tế. Nhưng ngay sau chiến tranh, kinh tế Nhật Bản ngày càng gặp khó khăn, nông nghiệp vẫn lạc hậu, không có gì thay đổi so với công nghiệp.
 4.3/Tiến trình bài học :
*Giới thiệu bài : Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Nhật Bản phát triển nhưng không ổn định .Để tìm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng, Nhật Bản làm gì?chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung bài học 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất: 15 phút 
- Hs quan sát bản đồ châu Á, xác định vị trí của nước Nhật.
?Tình hình kinh tế của Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
-Thu đước nhiiều lợi nhuận sau chiến tranh mà không mất mát gì nhiều. Nhâït trở thành cường quốc ở châu Aù.
?Nhận xét về sự phát triển của nền kinh tế Nhật?
-Kinh tế tăng trưởng không đều, không ổn định, mất cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp.
HS quan sát H 70/Sgk / 97.Nhận xét? 
-Thủ đô Tô-ki-ô hâu như sụp đổ hoàn toàn.
?Những khó khăn của nước Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?
-Giá sinh hoạt đắt đỏ, giá gạo tăng hàng ngày, động đất diễn ra
?Phong trào cách mang Nhật có gì phát triển?
?Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến nước nhật?
-Kinh tế khủng hoảng, ngân hàng đóng cửa, nhân dân mất lòng tin vào chính phủ. Chấm dứt sự phục hồi kinh tế ngắn ngủi của nước Nhật.
Thảo luận: kĩ thuật khăn trải bàn ,5phút 
?So sánh sự giống và khác nhau về sự phát triển của Nhật và Mĩ trong những thập niên 20 của thế kỉ XX?
Nhật
Mĩ
-Giống:Cùng là nước thắng trận thu được nhiều lợi nhuận không mất mát gì nhiều.
-Khác:
+Chỉ phát triển trong một vài năm đầu rồi lâm vào kủng hoảng, công nghiệp không có sự cải thiện đáng kể, nông nghiệp lạc hậu. Kinh tế bấp bênh.
+Phát triển cực kì nhanh chóng do cải tiến kĩ thuật, thực hiên phương pháp sản xuất dây chuyên, tăng cường bóc lột công nhân.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Nhật Bản trong những năm 1929-1939, 15 phút :
?Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 có tác động như thế nào đế Nhật Bản?
?Nhật đã làm gì để đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng ?
Hs quan sát lược đồ châu Á, để thấy rõ âm mưu bành trướng của nước Nhật.
->Nhật Bản thiếu nguyên liệu, lương thựcnên chịu ảnh hưởng trầm trọng của cuộc khủng hoảng. Một trong những biện pháp giải quyết của quân phiệt Nhật là đẩy mạnh chiến tranh xâm lược,bành trướng thuộc địa-> giáo dục tư tưởng cho học sinh 
* Liên hệ đến Việt Nam trong thời gian Nhật chiếm đóng.
?Thái độ của nhân dân Nhật trước tình hình này?
-Đấu tranh chống phát xít hóa, cuộc đấu tranh không những lan rộng trong trong quần chúng nhân dân mà còn lôi cuốn cả sĩ quan và binh lính Nhật tham gia.
?Các phong trào đấu tranh này có tác dụng như thế nào?
-Góp phần làm chậm lại quá trinh phát xít hóa ở Nhật.
I/ Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất:
- Nhật Bản hầu như không tham gia chiến trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng đã thu được nhiều lợi, nhất là về kinh tế. Nhưng ngay sau chiến tranh, kinh tế Nhật Bản ngày càng gặp khó khăn, nông nghiệp vẫn lạc hậu, không có gì thay đổi so với công nghiệp.
- Giá gạo tăng cao, đời sống nông dân rất khó khăn.Vì vậy, năm 1918 cuộc bạo động lúa gạo đã nổ ra, lôi cuốn tới 10 triệu người tham gia.
-Phong trào bãi công diễn ra sôi nổi; tháng 7/1922 Đảng cộng sản Nhật Bản thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân.
- Năm 1927, Nhật Bản lại lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính, chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của nền kinh tế nước này.
II/ Nhật Bản trong những năm 1929-1939.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản (sản lượng công nghiệp giảm tới 1/3). Giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân sự hóa đất nước, phát động chiến tranh xâm lược để thoát khỏi khủng hoảng.
- Tháng 9/1931, Nhật Bản tấn công vùng Đông Bắc Trung Quốc dẫn tới việc hình thành lò lửa chiến tranh đầu tiên trên thế giới.
- Trong thập niên 30, ở Nhật Bản đã diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát xít với việc sử dụng triệt để bộ máy quân sự và ca

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_8.doc