Giáo án Lịch sử 9 - Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học-Kỹ thuật

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức:

- HS biết: Biết được những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học – kĩ thuật.

+ Tích hợp: Nguồn gốc, thành tựu, ý nghĩa tác dụng của cách mạng KH-KT.

- HS hiểu: Hiểu và Đánh giá được ý nghĩa, những tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của cách mạng khoa học – kĩ thuật.

1.2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tư duy, phân tích, so sánh, đối chiếu.

1.3. Thái độ:

- Giúp HS nhận thức rõ ý chí vươn lên không ngừng, cố gắng không mệt mỏi, sự phát triển không giới hạn của trí tuệ con người nhằm phục vụ cuộc sống ngày đòi hỏi cao của con người qua các thế hệ.

- Giáo dục HS ý thức chăm chỉ học tập, có ý chí hoài bảo vươn lên chiếm lĩnh thành tựu khoa học đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Tích hợp: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, đấu tranh chống việc sử dụng thành tự KH-KT vào chiến tranh, phá hủy môi trường, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4164Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 9 - Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học-Kỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 12. Tiết: 14
ND:
Chương V
CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC –KỸ THUẬT
 TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Bài 12
NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ 
CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC-KỸ THUẬT
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- HS biết: Biết được những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học – kĩ thuật.
+ Tích hợp: Nguồn gốc, thành tựu, ý nghĩa tác dụng của cách mạng KH-KT.
- HS hiểu: Hiểu và Đánh giá được ý nghĩa, những tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của cách mạng khoa học – kĩ thuật.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tư duy, phân tích, so sánh, đối chiếu.
1.3. Thái độ:
- Giúp HS nhận thức rõ ý chí vươn lên không ngừng, cố gắng không mệt mỏi, sự phát triển không giới hạn của trí tuệ con người nhằm phục vụ cuộc sống ngày đòi hỏi cao của con người qua các thế hệ.
- Giáo dục HS ý thức chăm chỉ học tập, có ý chí hoài bảo vươn lên chiếm lĩnh thành tựu khoa học đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Tích hợp: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, đấu tranh chống việc sử dụng thành tự KH-KT vào chiến tranh, phá hủy môi trường, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
2. TRỌNG TÂM
- Ý nghĩa, tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của cách mạng khoa học – kĩ thuật.
3. CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên: Sưu tầm tranh, ảnh và tư liệu liên quan đến những thành tựu KH-KT.
3.2. Học sinh: Nghiên cứu trước tranh, ảnh và nội dung SGK.
4. TIẾN TRÌNH
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2. Kiểm tra miệng
Câu 1: “Chiến tranh lạnh” là gì? Nêu biểu hiện của Chiến tranh lạnh? (8đ)
- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong mối quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN. 2đ
- Biểu hiện:
+ Mĩ và các nước đế quốc chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự và xây dựng nhiều căn cứ quân sự, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược. (3 đ)
+ Liên Xô và các nước XHCN tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ. (3đ)
Câu 2: GV kiểm tra việc làm BTLS của HS (2đ)
4.3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Từ những năm 40 của thế kỉ XX, loài người đã bước vào cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật với những nội dung phong phú, tốc độ phát triển.
* Hoạt động 2:
(Mục tiêu cần đạt: Biết được những thành tựu chủ yếu của cách mạng KH-KT)
- HS: Đọc đoạn in nghiêng đầu bài SGK /48
GV: Nguồn gốc nào dẫn đến cách mạng khoa học-kĩ thuật?
HS: Trả lời theo nội dung SGK.
GV: Nhận xét và chốt ý cho HS nắm: Nhu cầu của con người, dân số tăng
? Quốc gia nào là nơi khởi đầu của cuộc cách mạng Khoa học-kĩ thuật?
HS: Mĩ là nước khởi đầu.
GV: Trong những thập niên qua loài người đã đạt những thành tựu chủ yếu nào trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật?
HS: Trả lời theo nội dung SGK.
GV: Nhận xét và chốt ý cho HS nắm: Khoa học cơ bản, công cụ sản xuất mới
? Con người đã ứng dụng những thành tựu khoa học cơ bản đó như thế nào?
HS: Trả lời theo nội dung SGK.
GV: Nhận xét và chốt ý cho HS nắm: Ứng dụng vào kĩ thuật, sản xuất
HS: Đọc đoạn chữ nhỏ “Tháng 3 – 1997 cho con người” SGK /48 và quan sát H24 SGK/48
GV: Trong việc chế tạo công cụ sản xuất mới con người đã đạt được những thành tựu gì?
HS: dựa vào đoạn chữ nhỏ SGK/ 49 để trả lời.
GV: Nhận xét và chốt ý cho HS nắm: Máy tính điện tử, máy tự động 
 ? Con người đã tìm ra được những nguồn năng lượng nào?
HS: Trả lời theo nội dung SGK.
GV: Nhận xét và chốt ý cho HS nắm: Năng lượng nguyên tử, năng lượng Mặt Trời 
GV: Hướng dẫn HS xem hình 25 SGK/ 50,tranh minh họa
? Con người đã tạo ra được những vật liệu mới nào?
HS: Trả lời theo nội dung SGK.
GV: Nhận xét và chốt ý cho HS nắm: 
 Pô-li-me
GV: Ngày nay con người sử dụng đến 80 loại kim loại
? Em biết gì về “Cách mạng xanh trong nông nghiệp”?
HS: Trả lời theo nội dung SGK.
GV: Nhận xét và chốt ý cho HS nắm: Cải tiến trong nông nghiệp
HS: Đọc đoạn chữ nhỏ “Ở nhiều nướctăng lên 56 người” SGK/ 50
GV: Nêu những thành tựu về giao thông vận tải và thông tin liên lạc?
HS: Trả lời theo nội dung SGK.
GV: Nhận xét và chốt ý cho HS nắm. 
HS: Xem lại hình 18 SGK/ 38
GV: Ô tô chạy bằng năng lượnggiảm ô nhiễm
? Em biết gì về những thành tựu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ?
HS: Trả lời theo nội dung SGK.
GV: Nhận xét và chốt ý cho HS nắm 
HS: xem hình 26 SGK/ 51
* Hoạt động 3:
( Mục tiêu cần đạt: HS đánh giá được ý nghĩa, tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của cách mạng KH-KT)
GV: Ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học – kĩ thuật là gì?
HS: Trả lời theo nội dung SGK.
GV: Nhận xét và chốt ý cho HS nắm: Có ý nghĩa vô cùng to lớn như một cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường 
? Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thật đã và đang tác động như thế nào đến cuộc sống của con người?
HS: Trả lời theo nội dung SGK.
GV: Nhận xét và chốt ý cho HS nắm: Tích cực: Cho phép con người thực hiện bước nhảy vọt trong cuộc sống;Tiêu cực: Xuất hiện hàng loạt các loại vũ khí hủy diệt cuộc sống
GV: Tích hợp:
? Em có suy nghĩ gì về tình trạng môi trường hiện nay?
-Ô nhiễm
- GD HS ý thức bảo vệ môi trường, khi mà công nghiệp phát triển, hậu quả của việc không xử lí tốt việc ô nhiễm môi trường, do sản xuất công nghiệp gây ra.
- Đấu tranh chống việc sử dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào mục đích chiến tranh, phá huỷ môi trường, ảnh hưởng đời sống của nhân dân.
I. Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học-kĩ thuật
- Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật,diễn ra từ giữa những năm 40 của thế kỉ XX.
- Khoa học cơ bản: Toán học, Vật lí, Hoá học, Sinh học.
- Công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động.
- Năng lượng mới: nguyên tử, Mặt Trời, gió
- Vật liệu mới: pôlime, những vật liệu siêu bền, siêu nhẹ, siêu dẫn, siêu cứng
- Cách mạng xanh trong nông nghiệp
- Giao thông vận tải và thông tin liên lạc: máy bay siêu âm khổng lồ,tàu hỏa siêu tốc,điện thoại
- Thành tựu trong chinh phục vũ trụ.
II. Ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa học-kỹ thuật
- Ý nghĩa: Cho phép thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.
- Tác động:
+ Tích cực: Thay đổi cơ cấu dân cư lao động, lao động các ngành dịch vụ tăng
+ Tiêu cực: Chế tạo các loại vũ khí hủy diệt, ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động và giao thống, các loại dịch bệnh mới
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố
Câu 1: Nguồn gốc nào đã dẫn đến cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật?
- Đáp án: Do nhu cầu con người tăng, dân số tăng, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt..
Câu 2: Nêu những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học kĩ thuật?
- Đáp án:
+ Khoa học cơ bản: Toán học, Vật lí, Hoá học, Sinh học.
+ Công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động.
+ Năng lượng mới: nguyên tử, Mặt Trời, gió
Câu 3: Đánh dấu X vào một trong hai cột trống bên phải để xác định mặt tích cực hoặc hạn chế của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hai.
STT
NỘI DUNG
TÍCH CỰC
HẠN CHẾ
1
Thực hiện bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động.
X
2
Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống
X
3
Ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông, hồ, và cả những “bãi rác” trong vũ trụ.
X
4
Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống cho con người với những hàng hóa và phương tiện sinh hoạt mới
X
5
Đem đến sự thay đổi lớn về cơ cấu dân cư trong lao động nông nghiệp, công nghiệp giảm
X
6
Việc nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai ann5 giao thông tăng nhanh.
X
7
Nhiều bệnh dịch mới xuất hiện.
X
8
Dân cư trong ngành dịch vụ ngày càng tăng, nhất là ở các nước phát triển cao.
x
9
Nhiều vấn đề về đạo đức xã hội bị thay đổi và vấn đề an ninh đe dọa cuộc sống con người.
x
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học
* Đối với bài học ở tiết học này:
- Học thuộc bài và trả lời các câu hỏi SGK.
- Tiếp tục hoàn thành các bài tập còn lại trong VBTLS.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: 
- Đọc và chuẩn bị trước bài 13: “Tổng kết lịch sử thế giới từ sau 1945 đến nay”
+ Tóm tắt những nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau 1945 đến nay
+ Xu thế phát triển hiện nay của thế giới
5. RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_12_Nhung_thanh_tuu_chu_yeu_va_y_nghia_lich_su_cua_cach_mang_khoa_hoc_ki_thuat.doc