Giáo án Lịch sử 9 - Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939

A. Mục tiêu bài học

I. Về kiến thức

- Những nét chính của tình hình thế giới và trong nước có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong những năm 1936-1939.

- Chủ trương của Đảng và phong trào đấu tranh trong những năm 1936-1939, ý nghĩa của phong trào.

II. Về thái độ, tư tưởng, tình cảm

- Giáo dục cho học sinh lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng.

III. Về kĩ năng

- Tập dượt cho học sinh so sánh các hình thức tổ chức đấu tranh trog những năm 1930-1931 với 1936-1939 để thấy được sự chuyển hướng của phong trào đấu tranh.

- Biết sử dụng tranh ảnh lịch sử.

 

docx 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3762Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 9 - Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 20:
CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ TRONG NHỮNG NĂM 1936-1939
Mục tiêu bài học
Về kiến thức
Những nét chính của tình hình thế giới và trong nước có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong những năm 1936-1939.
Chủ trương của Đảng và phong trào đấu tranh trong những năm 1936-1939, ý nghĩa của phong trào.
Về thái độ, tư tưởng, tình cảm
Giáo dục cho học sinh lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
Về kĩ năng
Tập dượt cho học sinh so sánh các hình thức tổ chức đấu tranh trog những năm 1930-1931 với 1936-1939 để thấy được sự chuyển hướng của phong trào đấu tranh.
Biết sử dụng tranh ảnh lịch sử.
Thiết bị, tài liệu dạy học
Các tác phẩm lịch sử viết về giai đoạn 1936-1939.
Các tác phẩm hồi kí, văn học giai đoạn 1936-1939.
Kênh hình trong sách giáo khoa.
Tiến trình tổ chức hoạt động dạy-học (45 phút)
Ổn định lớp (1 phút): Nắm sĩ số lớp học.
Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Câu hỏi: Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô Viết Nghệ-Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?
Giảng bài mới (39 phút)
Dẫn nhập vào bài mới (1 phút)
Ngay từ khi mới thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng trong cả nước, với đỉnh cao là là Xô Viết Nghệ-Tĩnh. Bước sang nửa cuối những năm 30 của thế kỉ XX, trước những biến chuyển của tình hình thế giới và trong nước, Đảng Cộng sản Đông Dương đã thay đổi chủ trương, chuyển sang hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, với mục tiêu đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay, bài 20: CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ TRONG NHỮNG NĂM 1936-1939.
Tiến trình tổ chức hoạt động dạy-học (34 phút)
Thời gian
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản
9ph
Hoạt động 1: Cá nhân, cả lớp
Giáo viên hỏi: Tình hình thế giới sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) có điểm gì nổi bật?
Học sinh trả lời.
Giáo viên chốt ý.
Giáo viên gợi lại kiến thức cũ: Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít ở Đức, Ý, Nhật đã đe dọa nền dân chủ và hòa bình thế giới. Trong nước thiết lập nền chuyên chính độc tài phát xít, thủ tiêu dân chủ, đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân; đối với các dân tộc khác, chuẩn bị lực lượng gây chiến tranh xâm lược, phá hoại hòa bình thế giới.
 Giáo viên hỏi: Trước tình hình đó, Quốc tế Cộng sản đã làm gì?
Học sinh trả lời.
Giáo viên chốt ý.
Giáo viên hỏi: Vậy tình hình nước Pháp giai đoạn này có gì thay đổi? Sự thay đổi đó có tác động như thế nào đến tình hình nước ta?
Học sinh trả lời. 
Giáo viên chốt ý.
Giáo viên hỏi: Tình hình nước ta lúc này như thế nào?
Học sinh trả lời.
Giáo viên chốt ý.
Giáo viên kết luận, chuyển ý: Tình hình lúc này có những nét mới, trong đó nổi bật là chủ nghĩa phát xít xuất hiện, Quốc tế Cộng sản đã đề ra chủ trương đúng đắn trong cuộc đấu tranh chống phát xít. Để có đường lối đấu tranh phù hợp, Đảng ta đã đề ra chủ trương mới. 
I.	Tình hình thế giới và trong nước
* Tình hình thế giới:
Chủ nghĩa phát xít hình thành, đe dọa nền dân chủ và hòa bình thế giới.
Tháng 7/1935, Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản đã kêu gọi các nước thành lập mặt trận nhân dân chống phát xít.
Năm 1936, Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, ban bố một vài chính sách tiến bộ cho cả thuộc địa.
* Tình hình trong nước:
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế cùng với những chính sách phản động của bọn cần quyền càng làm cho nhân dân ta đói khổ, ngột ngạt.
8ph
12ph
Hoạt động 2: Nhóm, cả lớp
Giáo viên giảng: Dựa trên Nghị quyết Đại hội lần VII của Quốc tế Cộng sản và căn cứ vào tình hình cụ thể ở Việt Nam, Đảng đã định ra chủ trương mới trong đường lối và phương pháp đấu tranh. 
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phát Phiếu học tập (PHỤ LỤC 1) cho từng nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận, hoàn thành bảng so sánh giữa phong trào 1930-1931 với phong trào 1936-1939 theo các tiêu chí.
Học sinh thảo luận, sau 3ph đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.
Giáo viên chốt ý.
Giáo viên hỏi: Em có nhận xét gì về sự thay đổi về đường lối chiến lược cách mạng và phương pháp đấu tranh của Đảng?
Học sinh suy nghĩ, trả lời.
Giáo viên chốt ý: Đó là sự thay đổi đúng đắn và kịp thời, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cũng như yêu cầu của cách mạng Việt Nam. Điều này cũng chứng tỏ Đảng đã trưởng thành hơn trong việc chỉ đạo sách lược đấu tranh.
Hoạt động 3: Cá nhân, cả lớp
Giáo viên hỏi: Em hãy nêu tên những phong trào đấu tranh tiêu biểu trong cao trào dân chủ 1936-1939.
Học sinh trả lời.
Giáo viên chốt ý về cuộc vận động Đông Dương Đại hội.
Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc đoạn chữ nhỏ trong sách giáo khoa trang 78.
Giáo viên giảng tiếp về phong trào đón rước phái viên của Chính phủ Pháp G.Gôđa sang điều tra tình hình Đông Dương và Brêviê nhậm chức Toàn quyền Đông Dương, mở rộng thêm: Ở Hà Nội có đến 3 vạn người xếp hàng từ ga Hàng Cỏ dọc theo lề đường Gămbêtta để đón Gôđa, đến đâu nhân dân cũng biểu tình đưa “dân nguyện”, trong đó công nhân và nông dân là lực lượng đông đảo và hăng hái nhất.
Giáo viên giảng tiếp: 
Một phong trào đấu tranh của quần chúng với các cuộc bãi công, bãi thị, bãi khóa, mít tinh, biểu tình đã nổ ra mạnh mẽ, nhất là ở các thành phố, khu mỏ và đồn điền cao su trong Nam, ngoài Bắc. 
Ngoài ra còn có phong trào đấu tranh của quần chúng công nông và các tầng lớp nhân dân. Tiêu biểu như cuộc tổng bãi công của công nhân Công ti than Hòn Gai (11/1936), cuộc bãi công của công nhân xe lửa Trường Thi (Vinh, tháng 7/1937).
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 33 sách giáo khoa trang 79, hỏi: Em biết gì về sự kiện này? Qua bức ảnh em có nhận xét gì?
Học sinh trả lời.
Giáo viên nhận xét, chốt ý.
Giáo viên giảng kết hợp cho học sinh xem hình ảnh: Trên lĩnh vực báo chí, Đảng xuất bản nhiều tờ báo công khai: Tiền phong, Dân Chúng Một số sách chính trị phổ thông giới thiệu chủ nghĩa Mác-Lê-nin và chính sách của Đảng cũng được lưu hành rộng rãi, trong đó có cuốn Vấn đề dân cày của Qua Ninh và Vân Đình.
Giáo viên hỏi: Phong trào báo chí tiến bộ có tác dụng như thế nào đối với cách mạng nước ta?
Học sinh suy nghĩ, trả lời.
Giáo viên chốt ý: Báo chí cách mạng trở thành mũi xung kích trong phong trào vận động dân chủ 1936-1939. Mặt khác tư tưởng Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh được truyền bá rộng rãi hơn trong nhân dân ta.
Giáo viên giảng tiếp: Từ cuối 1938, bọn thực dân Pháp phản động ngóc đầu dậy phản công lại Mặt trận Nhân dân Pháp, cấm những hoạt động cách mạng và khủng bố những chiến sĩ tham gia phong trào. Do đó, phong trào bị thu hẹp dần và 9/1939, khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ thì chấm dứt.
Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận, hỏi: Em có nhận xét gì về quy mô, lực lượng tham gia và hình thức đấu tranh trong phong trào dân chủ 1936-1939?
Học sinh suy nghĩ, trả lời.
Giáo viên chốt ý: Phong trào quần chúng rộng rãi, thu hút đông đảo nhân dân tham gia ở cả nông thôn lẫn thành thị, trên phạm vi cả nước, hình thức đấu tranh phong phú với mục đích đòi tự do, dân chủ.
II. Mặt trận Dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ
* Chủ trương của Đảng:
Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, phản động tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
Năm 1936, thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương vào năm 1936 (tháng 3/1938 đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương).
Hình thức, phương pháp đấu tranh: hợp pháp, nửa hợp pháp; công khai, nửa công khai.
* Phong trào đấu tranh: diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ:
Năm 1936, cuộc vận động Đông Dương Đại hội.
Năm 1937, phong trào đón phái viên Chính phủ Pháp và Toàn quyền mới của xứ Đông Dương.
Phong trào đấu tranh của quần chúng công nông và các tầng lớp nhân dân, tiêu biểu là: 
+ Tổng bãi công của công nhân Công ti than Hòn Gai (11/1936).
+ Cuộc mít tinh tại khu Đấu Xảo (Hà Nội, 1/5/1938).
Phong trào báo chí tiến bộ: Tiền Phong, Dân Chúng
Từ cuối năm 1938, phong trào bị thu hẹp dần và đến tháng 9/1939 thì chấm dứt.
5ph
Hoạt động 4: Cá nhân, cả lớp
Giáo viên hỏi: Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 đã ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng nước ta như thế nào?
Học sinh trả lời.
Giáo viên chốt ý.
Giáo viên nhấn mạnh: Nếu như phong trào cách mạng 1930-1931 là cuộc tổng diễn tập thứ nhất cho Cách mạng Tháng Tám thì phong trào dân chủ 1936-1939 là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
III. Ý nghĩa của phong trào 
Trình độ lãnh đạo chính trị của cán bộ và Đảng viên được nâng cao.
Đường lối chính sách của Đảng, của Quốc tế cộng sản, chủ nghãi Mác-Lê-nin được truyền bá sâu rộng.
Các tổ chức của Đảng được củng cố và phát triển.
Tập hợp được lực lượng quần chúng đông đảo.
Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cách mạng đông đảo có nhiều kinh nghiệm.
Củng cố kiến thức, dặn dò học sinh (4 phút)
Củng cố 
Giáo viên cho học sinh làm những bài tập sau để củng cố kiến thức:
Bài tập 1: Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Nét nổi bật của tình hình thế giới trong những năm 1936-1939 là:
Hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và sự thiết lập chủ nghĩa phát xít ở một số nước.
Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (1935) thông qua nhiều quyết định chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới.
Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp lên nắm quyền, thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Đông Dương là:
Đánh đổ đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc
Đánh đổ chế độ phong kiến, giành ruộng đất cho dân cày
Chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. 
Đánh đổ đế quốc Pháp và chế độ phong kiến, giành độc lập, dân chủ
Câu 3: Thời kì 1936-1939, quần chúng nhân dân được tập hợp, đoàn kết thống nhất trong:
Mặt trận Việt Minh
Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương (sau là Mặt trận Dân chủ Đông Dương)
Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương
Hội phản đế đồng minh Đông Dương
Câu 4: Hình thức và phương pháp đấu tranh chủ yếu trong thời kì 1936-1939 là:
Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang
Mít tinh, biểu tình kết hợp đấu tranh vũ trang
Hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai
Cả A, B, C đều đúng
Bài tập 2: Nối dữ liệu 2 cột với nhau sao cho phù hợp về phong trào dân chủ 1936-1939:
Phong trào
Nội dung chính
Vận động Đông Dương Đại hội
Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, học sinh diễn ra sôi nổi. Tiêu biểu là cuộc mít tinh ở khu Đấu Xảo (Hà Nội, 1/5/1938).
Đón tiếp phái viên Chính phủ Pháp và Toàn quyền mới của xứ Đông Dương
Nhiều tờ báo của Đảng và các tổ chức quần chúng ra đời: Tiền Phong, Dân Chúng, Lao Động
Đấu tranh của quần chúng
Năm 1937, nhân dịp đón tiếp phái viên Chính phủ Pháp và Toàn quyền mới của xứ Đông Dương, quần chúng mít tinh biểu dương lực lượng, đưa “dân nguyện”.
Báo chí tiến bộ
Thu thập nguyện vọng của nhân dân, đưa yêu sách đòi Pháp thực hiện quyền tự do, dân chủ.
Dặn dò
Học bài cũ.
Chuẩn bị bài 21.
Phụ lục
PHIẾU HỌC TẬP
Tiêu chí so sánh
Phong trào 1930-1931
Phong trào 1936-1939
Kẻ thù
Nhiệm vụ (khẩu hiệu)
Mặt trận
Hình thức, phương pháp đấu tranh
Đáp án:
Nội dung
Phong trào 1930-1931
Phong trào 1936-1939
Kẻ thù
Đế quốc, phong kiến.
Phản động Pháp và tay sai.
Nhiệm vụ (khẩu hiệu)
Chống đế quốc giành độc lập dân tộc, chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày. 
Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, phản động tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
Mặt trận
Chưa có mặt trận, Đảng chủ trương thành lập Hội phản đế đồng minh Đông Dương (chưa thực hiện được). 
Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương, sau đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
Hình thức, phương pháp đấu tranh
Bí mật, bất hợp pháp.
Bạo động vũ trang.
Hợp pháp, nửa hợp pháp.
Công khai, nửa công khai.
Rút kinh nghiệm
Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động: 	
Nội dung: 	
Phương pháp: 	
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_20_Cuoc_van_dong_dan_chu_trong_nhung_nam_1936_1939.docx