Giáo án Lịch sử 9 - Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939

I/Mục tiêu bài học:

 1. Về hình thức: Học sinh hiểu được:

- Những nét chính của tình hình thế giới và trong nước có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam

(1936 – 1939).

- Chủ trương của Đảng và phong trào đấu tranh thời kỳ 1936 – 1939, ý nghĩa của phong trào.

 2. Về tư tưởng: Giáo dục học sinh lòng tin yêu sự lãnh đạo của Đảng.

 3. Về kỹ năng:

 -Biết sử dụng tranh ảnh lịch sử.

 - So sánh các hình thức thời kỳ 1930 – 1931 và 1936 – 1939.

II/Chuẩn bị:

1/ Giáo viên: Giáo án, kết hợp với bài giảng điện tử.

 2/ Học sinh: Sách giáo khoa.Vở bài soạn, vở bài học.

III/Tiến trình dạy và học:

 1/Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài mới.

 2/ Giới thiệu bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2268Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 9 - Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 20: CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ TRONG NHỮNG NĂM 
1936 - 1939
I/Mục tiêu bài học:
	1. Về hình thức: Học sinh hiểu được:
- Những nét chính của tình hình thế giới và trong nước có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam 
(1936 – 1939).
- Chủ trương của Đảng và phong trào đấu tranh thời kỳ 1936 – 1939, ý nghĩa của phong trào.
	2. Về tư tưởng: Giáo dục học sinh lòng tin yêu sự lãnh đạo của Đảng.
	3. Về kỹ năng: 
	-Biết sử dụng tranh ảnh lịch sử.
	- So sánh các hình thức thời kỳ 1930 – 1931 và 1936 – 1939.
II/Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Giáo án, kết hợp với bài giảng điện tử.
	2/ Học sinh: Sách giáo khoa.Vở bài soạn, vở bài học.
III/Tiến trình dạy và học:
	1/Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài mới.
	2/ Giới thiệu bài mới: 
Từ những năm 1936 tình hình thế giới có sự đổi thay -> ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam . Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh của nước ta từ 1936 – 1939 như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 20.
	3/Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình thế giới và trong nước.
HS: Đọc SGK 
GV: Nêu lại cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
? Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 đã tác động ra sao đến tình hình thế giới?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
GV:Phân tích thêm. 
? Quốc tế Cộng sản đã có chủ trương gì để đối phó tình hình trên?
? Mặt trận nhân dân Pháp lên nắm quyền ảnh hưởng như thế nào đến cách mạng Việt Nam?
GV: Phân tích thêm.
? Khủng hoảng kinh tế thế giới tác động đến nước ta như thế nào ? 
HS: suy nghỉ và trả lời.
GV kết luận: Tình hình lúc này có những nét mới, trong đó nổi bật là chủ nghĩa phát xít xuất hiện,QTCS đã đề ra những chủ trương đúng đắn nhằm tập hợp lực lượng dân chủ trên thế giới chống CNPX. Để có đường lối phù hợp Đảng ta có chủ trương mới- > chuyển sang mục II.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ.
HS thảo luận nhóm 3 phút: Hoàn thành bảng biểu dưới đây, so sánh chủ trương của Đảng 1930 – 1931 và 1936 – 1939.
Nội dung
 1930 -1931
 1936 - 1939
Kẻ thù
Đế quốc, phong kiến 
 Nhóm 1
Nhiệm vụ
(Khẩu hiệu)
Chống ĐQ giành độc lập dân tộc, chống PK giành ruộng đất cho dân cày
 Nhóm 2
Mặt trận
Chưa có mặt trận
 Nhóm 3
Hình thức, PP đấu tranh
- Bí mật, bất hợp pháp.
- Bạo động vũ trang
 Nhóm 4
HS: Điền thông tin vào bảng nhóm.
GV: Nhận xét, bổ sung và ghi bảng.
GV kết luận: Như vậy tình hình thế giới thay đổi -> chủ trương của Đảng phải thay đổi để thích ứng phù hợp, nó có quan hệ nhân quả. Vậy thời kì 1936- 1939 có những phong trào đấu tranh tiểu biểu nào -> mục II.2
HS: Đọc SGK : “ Từ giữa năm 1936  đến hết mục”
? Em hãy cho biết những sự kiện tiêu biểu trong cao trào dân chủ 1936 – 1939 ?
HS: Dựa vào SGK trả lời.
GV: Kết luận, ghi bảng.
GV: Trình chiếu hình ảnh về các phong trào tiêu biểu.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của phong trào.
? Cuộc vận động dân tộc, dân chủ có ý nghĩa như thế nào đến cách mạng Việt Nam?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
GV: Giáo dục tư tưởng 
I. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 
1/ Thế giới:
Xuất hiện
chủ nghĩa
phát xít
Khủng hoảng
kinh tế 
1929 -1933
Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền.
Đại hội Quốc tế cộng sản lần VII
(7 – 1935)
Đại hội Quốc tế cộng sản lần VII
(7 – 1935). Chủ trương thành lập MTND chống PX
Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền.
Mặt trận:
Đổi Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương thành mặt trận dân chủ Đông Dương 
Hình thức đấu tranh: Hợp pháp, bán hợp pháp, công khai, bán công khai 
2/ Trong nước:
- Khủng hoảng kinh tế tác động sâu sắc đến xã hội Việt Nam.
- Cùng với chính sách phản động của thực dân Pháp ở thuộc địa đã làm cho đời sống nhân dân càng đói khổ.
II. MẶT TRẬN DÂN CHỦ ĐÔNG DƯƠNG VÀ PHONG TRAÒ ĐẤU TRANH ĐÒI TỰ DO DÂN CHỦ
1/ Chủ trương của Đảng:
- Xác định kẻ thù: Bọn phản động và bè lũ tay sai ở thuộc địa.
- Nhiệm vụ: “Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình”.
- Chủ trương: Lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương (1936) đến tháng 3-1938 đổi tên Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
- Hình thức đấu tranh: hợp pháp, nữa hợp pháp, công khai, nữa công khai.
2/Phong trào đấu tranh:
- Phong trào Đông Dương Đại hội (8/1936) 
- Phong trào “ đón rước” phái viên chính phủ Pháp và Toàn quyền mới.
- Phong trào đấu tranh của quần chúng với các cuộc bãi công, bãi thị mít  Tiêu biểu là cuộc mít tinh tại đấu xảo (Hà Nội) nhân ngày Quốc tế lao động.
- Phong trào báo chí công khai, nhiều tờ báo, mặt trận ra đời nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin và đường lối của Đảng.
III. Ý NGHĨA CỦA PHONG TRÀO
- Trình độ chính trị, công tác của cán bộ, đảng viên được nâng cao, uy tín ảnh hường của Đảng được mở rộng.
- Quần chúng được tập dượt đấu tranh, một đội quân chính trị hùng hậu được hình thành.
- Phong trào là cuộc tập dượt lần thứ hai cho cách mạng tháng Tám.
	4. Củng cố: Bài tập
	 Qua bài học hôm nay em vẽ sơ đồ chỉ quan hệ nhân quả giữa tình hình thế giới tác động chủ trương của Đảng phong trào dân chủ 1936 – 1939.
Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền.
Đại hội Quốc tế cộng sản lần VII
(7 – 1935)
Xuất hiện
chủ nghĩa
phát xít
Khủng hoảng
kinh tế 
1929 -1933
Kẻ thù:
Bọn phản động thuộc địa và tay sai bán nước
Nhiệm vụ :
Chống phát xít, Chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa.
Hình thức đấu tranh: Hợp pháp, nữa hợp pháp, công khai, nữa công khai 
Mặt trận: Thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương, sau đổi thành Mặt trận Dân Chủ Đônmg Dương
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: 
 	- Về nhà hoàn thành bảng so sánh phong trào 1930 – 1931, 1936 – 1939 theo hướng dẫn:
NỘI DUNG
1930 - 1931
1936 - 1939
KẺ THÙ
NHIỆM VỤ
MẶT TRẬN
HÌNH THỨC ĐẤU TRANH
	- Học bài theo vở ghi.
- Đọc SGK trước bài 21. Việt Nam trong những năm 1939 – 1945.
IV. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_20_Cuoc_van_dong_dan_chu_trong_nhung_nam_1936_1939.doc