Giáo án Lịch sử 9 - Bài 9: Nhật Bản

I. Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức: Giúp HS

- Biết được tình hình và những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau chiến tranh TG thứ hai.

- Trình bày được sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh TG thứ hai và những nguyên nhân phát triển đó.

2. Về kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc bản đồ, tiếp thu kiến thức qua phần kênh hình trong SGK.

- Kĩ năng tổng hợp, tư duy, phân tích so sánh và liên hệ.

3. Về thái độ, tình cảm:

- Giáo dục HS biết nguyên nhân đưa nước Nhật có sự phát triển “thần kì” trong đó có ý chí vươn lên, lao động hết mình và tôn trọng kỉ luật của người Nhật Bản là một trong những nguyên nhân có ý nghĩa quyết định.

- Từ năm 1993 đến nay nước ta và Nhật Bản có mối quan hệ ngày càng mở rộng và phát triển trên cơ sở của phương châm: “Hợp tác lâu dài, đối tác tin cậy” giữa hai nước.

- Lồng ghép GDBV môi trường: Vị trí địa lí của nước Nhật qua lược đồ về điều kiện tự nhiên.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 5468Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 9 - Bài 9: Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 GIÁO ÁN SỐ 11 
Ngày soạn: 02/11/2015 
Ngày dạy : 04/11/2015
Tiết 11
Bài 9: NHẬT BẢN
(Mục III: Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh-Không học). 
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: Giúp HS
- Biết được tình hình và những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau chiến tranh TG thứ hai. 
- Trình bày được sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh TG thứ hai và những nguyên nhân phát triển đó. 
2. Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc bản đồ, tiếp thu kiến thức qua phần kênh hình trong SGK.
- Kĩ năng tổng hợp, tư duy, phân tích so sánh và liên hệ. 
3. Về thái độ, tình cảm:
- Giáo dục HS biết nguyên nhân đưa nước Nhật có sự phát triển “thần kì” trong đó có ý chí vươn lên, lao động hết mình và tôn trọng kỉ luật  của người Nhật Bản là một trong những nguyên nhân có ý nghĩa quyết định. 
- Từ năm 1993 đến nay nước ta và Nhật Bản có mối quan hệ ngày càng mở rộng và phát triển trên cơ sở của phương châm: “Hợp tác lâu dài, đối tác tin cậy” giữa hai nước. 
- Lồng ghép GDBV môi trường: Vị trí địa lí của nước Nhật qua lược đồ về điều kiện tự nhiên. 
4. Những năng lực cần đạt: 
- Năng lực chung: Sử dụng ngơn ngữ, hợp tác, tự học, sáng tạo. 
- Năng lực chuyên biệt: Thực hành bộ mơn, phân tích, vận dụng, liên hệ, nhận xét. 
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học. 
1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, thảo luận, quan sát, giảng giải, liên hệ, so sánh, nhận xét.
2. Kĩ thuật dạy học: Hợp tác, viết tích cực, trình bày, chia nhĩm, động não. 
III. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên chuẩn bị: 
- Giáo án, SGK,SGV, tài liệu chuẩn KTKN và chương trình giảm tải của BGDĐT mơn Sử 9. 
- Máy chiếu, lược đồ Nhật Bản sau chiến tranh TG II. 
- Tranh ảnh về đất nước Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. 
2. Học sinh chuẩn bị: 
- SGK, vở ghi bài, dụng cụ học tập. 
- Nội dung câu hỏi: 
 + Tình hình kinh tế Nhật sau chiến tranh như thế nào? 
 + Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế nhờ vào điều kiện nào? 
IV. Tiến trình tổ chức dạy - học: 
1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sĩ số lớp dạy. 
1. Kiểm tra bài cũ. 
 + Hãy nêu tình hình kinh tế của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai? Hãy giải thích vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới? 
 3. Dẫn dắt vào bài mới. 
 Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu như các nước châu Á đều trở thành thuộc địa hay phụ thuộc vào các nước đế quốc phương Tây thì Nhật Bản đã trở thành đế quốc hùng mạnh. Trong chiến tranh TG II, Nhật là thành viên của khối phát xít, quân Nhật đã gây bao kinh hoàng khắp vùng Đông Á và Đông Nam Á. Ra khỏi chiến tranh TG II với tư thế của kẻ bại trận, Nhật Bản phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề. Thế nhưng chỉ không lâu sau đó, Nhật Bản vươn lên trở thành nước siêu cường về kinh tế khiến cả thế giới phải thán phục. Vậy sự vươn lên “thần kì” của Nhật Bản như thế nào? Đó là nội dung của bài học hôm nay. 
3/ Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN HS 
CẦN NẮM
* HOẠT ĐỘNG 1: 
- GV chiếu lược đồ Nhật Bản "HS lên xác định vị trí địa lí, HS nhận xét bổ sung. GV kết luận. Nhật Bản là quốc gia có nhiều đảo trong đó có 4 đảo chính gồm: Hốc cai-đô, Hôn xiu, Xi-cô-cư và Kiu-xiu. 
 + Trình bày những nét chính về tình hình đất nước Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? (về kinh tế và xã hội). 
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GVKL. 
- GV giảng: Những khó khăn: thất nghiệp (13tr người), lương thực thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng thiếu thốn; sản lượng lúa còn 2/3, sản xuất CN tháng 8-1945 còn 10%, lạm phát rất cao  ). 
 + Với tình hình đất nước Nhật Bản như vậy thì có điểm gì khác với tình hình nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai? 
(HS dựa vào kiến thức ở Bài 8: Nước Mĩ để so sánh sự khác biệt đó: Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới  ). 
 + Dưới chế độ chiếm đóng của Mĩ Nhật bản đã có những cải cách như thế nào? Nội dung của những cải cách đó? 
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GVKL. 
+ Những cải cách đó có ý nghĩa như thế nào đối với nước Nhật?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GVKL: Tạo điều kiện thuận lợi cho nước Nhật phát triển mạnh mẽ về sau. 
- HS quan sát Hình 17: Lược đồ Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. 
- GV mời HS lên bảng xác định một số thành phố lớn, HS nhận xét, bổ sung. GV kết luận và xác định cho HS một số thành phố lớn như: Tô-ki-ô, Na-gôi-a, Cô-bê ... 
 + Những điều kiện tự nhiên, thuận lợi cho sự phát triển của các nước này là gì? (ngoài các cải cách dân chủ tiến bộ). 
- GV giải thích cho HS nắm được: Ngoài các yếu tố về cải cách dân chủ tiến bộ thì Nhật Bản thuận lợi cho việc phát triển hàng hải, đánh bắt thủy hải sản 
* HOẠT ĐỘNG 2: GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận. 
 + Nhóm 1: Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế Nhật Bản có sự phát triển “thần kì”? 
+ Nhóm 2: Những số liệu nào chứng minh cho sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản? 
 + Nhóm 3: Hãy nêu những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế “thần kì” đó? 
 + Nhóm 4: Hãy nêu những khó khăn và hạn chế mà Nhật Bản gặp phải từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX? Những số liệu nào cho ta thấy nền kinh tế Nhật Bản đang bị suy thoái? 
* Sau khi HS thảo luận xong GV mời đại diên từng nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận những ý chính. Và bổ sung thêm câu hỏi: 
 + Vì sao nguyên nhân đó lại giúp Nhật Bản có sự phát triển nhanh về kinh tế? 
 + Qua hình 18,19,20 SGK trang 38 em có nhận xét và suy nghĩ gì?
- HS suy nghĩ trả lời, HS nhận xét, bổ sung. GVKL. 
- GV giải thích và liên hệ về VN qua hình 18,19 và 20 SGK. Đó là sự phát triển “thần kì” của Nhật về kinh tế. Liên hệ thực tế của nước ta, chúng ta cần cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa để phát triển. Mà nhiệm vụ phát triển đất nước phải do thế hệ trẻ gánh vác.
+ Nêu mối quan hệ giữa chính phủ và nhân dân 2 nước Nhật Bản và VN mà em biết? 
- GV liên hệ thực tế: Giữa Nhật Bản và Việt Nam thiết lập mối quan hệ ngoại giao vào năm 1973 và có các chuyến thăm của các vị nguyên thủ quốc gia giữa hai nước. Nhật Bản viện trợ cho VN thông qua vốn ODA để đầu tư phát triển kinh tế cho VN  
I. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh. 
- Là nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, xuất hiện nhiều khó khăn lớn bao trùm lên đất nước. 
- Dưới chế độ chiếm đĩng của Mĩ, Nhật tiến hành nhiều cuộc cải cách dân chủ: 
 + Ban hành Hiến pháp mới (1946). 
 + Thực hiện cải cách ruộng đất (1946-1949). 
 + Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị các tội phạm chiến tranh. 
 + Ban hành các quyền tự do dân chủ (Luật Cơng đồn, nam nữ bình đẳng ...)
 _ Đây là nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này. 
II. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
- Từ đầu những năm 50 " đầu những năm 70 của thế kỉ XX kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh mẽ: 
 + Tốc độ tăng trưởng cơng nghiệp bình quân hàng năm trong những năm 50 là 15%; những năm 60 là 13,5%
 + Tổng sản phẩm quốc dân năm 1950 là 20 tỉ USD; năm 1968 là 183 tỉ USD đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ). 
- Cùng với Mĩ và Tây Aâu, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính thế giới.
- Những nguyên nhân chính của sự phát triển (SGK/38)
- Trong thập kỉ 90 kinh tế Nhật Bản bị suy thoái kéo dài, cĩ năm tăng trưởng âm. Nền kinh tế Nhật Bản địi hỏi phải cĩ những cải cách theo hướng áp dụng những tiến bộ của khoa học Cơng nghệ. 
5. Củng cố-Hướng dẫn HS về nhà: 
- Củng cố: 
 + Sau CTTG thứ hai ở Nhật Bản đã cĩ những cải cách dân chủ gì để phát triển đất nước? 
- Dặn dò: Học bài + Xem và chuẩn bị trước Bài 10:Các nước Tây Âu. Sưu tầm các tư liệu tranh ảnh về đất nước của Các nước Tây Aâu. Soạn nội dung câu hỏi sau: 
 + Trình bày tình hình chung về các nước Tây Aâu? 
 + Sự liên kết khu vực giữa các nước Tây Aâu được thể hiện như thế nào? 
- Ra bài tập: Làm các bài tập: 1,2,3,5,6 sách bài tập. 
- Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_9_Nhat_Ban.doc