Giáo án Lịch sử - Chương 1: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ (1945 - 1954)

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ CAN THIỆP MĨ

(1945-1954)

1.1. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám

(từ 2-9-1945 đến 19-12-1946)

1.1.1. Bối cảnh thế giới và Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tình hình thế giới thay đổi về cơ bản: Chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, phong trào đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ, đòi cải thiện đời sống, đòi hòa bình trong các nước tư bản và đế quốc phát triển thêm mạnh mẽ, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc dâng cao, đặc biệt là ở châu Á.

- Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công nhân dân ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, nó trực tiếp đe dọa đến sự tồn vong của đất nước. Cụ thể là: khó khăn do chế độ thực dân phong kiến để lại, do chính quyền cách mạng đang còn trong thời kỳ trứng nước, đặc biệt là những khó do kẻ thù của cách mạng gây ra: một lực lượng đế quốc đông và mạnh với danh nghĩa Đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật. Giặc ngoài, thù trong, khó khăn chồng chất khó khăn, vận mệnh dân tộc ta như “ngàn cân treo sợi tóc”.

- Về thuận lợi: nước ta đã giành được độc lập, nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người dân tự do, Đảng ta đã nắm chính quyền trong phạm vi cả nước, nhân dân ta vốn có truyền thống yêu nước, truyền thống chống ngoại xâm; phong trào cách mạng thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai phát triển mạnh mẽ.

1.1.2. Các chủ trương biện pháp để xây dựng và giữ vững chính quyền cách mạng sau năm 1945

 Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta là giành chính quyền, sau khi giành được chính quyền, nhiệm vụ cơ bản là giữ vững chính quyền.

- Ngày 29-5-1946, Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam được thành lập. Cùng với mặt trận, một số đoàn thể quần chúng cũng như các tổ chức chính trị cũng được thành lập : Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (27-5-1946), Đảng xã hội Việt Nam (11-8-1946) cũng ra đời. Đồng thời với các biện pháp tổ chức, Chính phủ lâm thời còn tiến hành một loạt các biện pháp để giữ vững và bảo vệ chính quyền cách mạng như bãi bỏ các cơ quan của chính quyền cũ để sát nhập vào các bộ của cách mạng, giải tán các tổ chức tay sai phản động như Đại Việt quốc dân đảng, Việt Nam ái quốc hội, thành lập Tòa án quân sự cách mạng. Ngày 22-5-1946, Vệ quốc đoàn được đổi thành Quân đội quốc gia Việt Nam, cùng với lực lượng vũ trang tập trung, lực lượng dân quân, tự vệ cũng được các cấp quan tâm xây dựng. Ngày 21-2-1946, Hồ Chủ Tịch ký Sắc lệnh thành lập Việt Nam Công an vụ, hệ thống tổ chức Tòa án cũng được xây dựng bước đầu.

 

doc 14 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử - Chương 1: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ (1945 - 1954)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quyết cướp nước ta một lần nữa. Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, Pháp tập trung quân tấn công các căn cứ, các cơ sở cách mạng, đánh chiếm các vùng tự do còn lại của ta. Ở miền Bắc, sau khi được tăng cường viện binh, thực dân Pháp càng gia tăng các hành động khiêu khích. Từ hạ tuần tháng 11-1946 trở đi, tình hình trở nên hết sức căng thẳng, xung đột thường xuyên xảy ra. Với hành động đánh chiếm Hải Phòng, sau đó đánh chiếm Lạng Sơn, Pháp đã chính thức gây ra chiến tranh xâm lược miền Bắc nước ta.
+ Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12-1946 tình hình trở nên hết sức căng thẳng, Pháp liên tiếp gây ra các vụ xung đột với tự vệ, công an và lực lượng vũ trang của ta, ngày 18-12-1946, tướng Moóclie gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng chiến đấu, giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. Lý do để hòa hoãn không còn nữa, đêm 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
+ Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ Tịch đã đề ra đường lối kháng chiến để lãnh đạo nhân dân ta, đó là đường lối chiến tranh nhân dân Việt Nam nhằm phát huy sức mạnh của dân tộc, nhằm khắc phục những nhược điểm trước mắt của ta, để ta càng đánh càng mạnh, càng đánh càng trưởng thành và cuối cùng đánh thằng hoàn toàn thực dân Pháp. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp là “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh”.
+ Đường lối chiến tranh nhân dân Việt Nam đã đề cập một cách sinh động và phong phú các mặt hoạt động cũng như thực tiễn cuộc kháng chiến của quân và dân ta, là sự thể hiện sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể nước ta, đó là ngọn cờ dẫn dắt nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
1.2.2. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946-1950)
- Cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16
+ Nghe theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch và mệnh lệnh chiến đấu của Bộ tổng tư lệnh, quân và dân Hà Nội đã chiến đấu oanh liệt trong 60 ngày đêm nhằm bảo vệ các cơ quan đầu não của Đảng và Chính phủ, lực lượng vũ trang của ta nêu cao tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, ta giành nhau với địch từng ngôi nhà, góc phố, quần chúng nhân dân thủ đô đã làm chướng ngại vật, mang bàn ghế, giường tủ... chặn quân Pháp. Đến đêm ngày 17-2-1947, theo kế hoạch ta rút khỏi thành phố.
+ Cùng với quân và dân Thủ đô, quân và dân ở các thành phố, thị xã bắc vĩ tuyến 16, ở tất cả những nơi có quân Pháp chiếm đóng đã đồng loạt nổ súng như Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, BắcNinh, Huế, Đà Nẵng...
+ Cuộc chiến đấu ở các đô thị đã khẳng định ý chí quyết chiến đấu để bảo vệ độc lập tự do của nhân dân ta, làm phá sản một bước kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp, tiêu diệt một bộ phận quân xâm lược Pháp, giam chân chúng tại các thành phố, tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị cuộc kháng chiến lâu dài.
- Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947
+ Ngày 7-10-1947, Pháp huy động 12.000 quân, cùng với những trang thiết bị chiến tranh hiện đại nhất, chia làm 3 cánh quân tấn công lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và bộ dội chủ lực của ta. Trung ương Đảng và Bộ Tổng tư lệnh nhận định rằng, địch tiến lên Việt Bắc là cơ hội để ta tiêu diệt chúng, đồng thời hạ quyết tâm phá tan cuộc tấn công mùa đông của Pháp.
+ Ở mặt trận đường số 3, ta tổ chức đánh địa lôi, đánh phục kích, đánh tập kích trên 20 trận ở Chợ Đồn, Chợ Mới... cắt đứt đường tiếp tế của địch, buộc chúng phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã. Trên mặt trận đường số 4, diễn ra nhiều trận đánh phục kích, đặc biệt là trận ở đèo Bông Lau (30-10) ta phá hủy 27 xe cơ giới, diệt gọn một đại đội địch (bắt sống 101 tên, thu nhiều vũ khí).
+ Trên mặt trận sông Lô, Chiêm Hóa, ta đã mưu trí đánh hàng chục trận, tiêu biểu như trận Đoan Hùng (Phú Thọ). Đến đây kế hoạch các gọng kìm của Pháp bị bẻ gãy hoàn toàn, cả ba cánh quân đều thiệt hại nặng nề.
+ Ở các chiến trường khác trên toàn quốc, ta chủ động đánh phối hợp, không cho chúng tập trung quân vào chiến trường Việt Bắc, Pháp bị đẩy vào tình trạng nguy khốn.
+ Sau 75 ngày đêm anh dũng chiến đấu, đến ngày 19-12-1947, đại bộ phận quân Pháp đã rút khỏi Việt Bắc đánh dấu thất bại đầu tiên của Pháp về chiến lược trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương.
+ Chiến dịch kết thúc thắng lợi, 6.000 quân Pháp bị tiêu diệt, 16 máy bay, 11 tàu và ca nô bị bắn cháy, bắn chìm, ta còn thu hàng ngàn tấn vũ khí các loại. Với thắng lợi này, ta đã giáng một đòn quyết định vào chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. Chiến thắng Việt Bắc đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta chuyển sang một giai đoạn mới - giai đoạn ta và Pháp giằng co nhau trên chiến trường.
- Thành tựu về chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục của nhân dân ta trong những năm (1948-1950)
 Trong chiến tranh, một hậu phương vững chắc cho phép giải quyết vấn đề nhân lực, tiếp tế hậu cần, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của toàn dân, đồng thời tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng. Sức mạnh của hậu phương là sức mạnh của tất cả các yếu tố chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa... tất cả liên quan chặt chẽ với nhau và hợp thành một chỉnh thể hoàn chỉnh. Cùng với những thắng lợi trên mặt trận quân sự, từ năm 1948-1950, nhân dân ta còn thu được nhiều thành tựu trên các mặt trận khác
+ Về chính trị: Đảng và Chính phủ đặc biệt quan tâm đến sức mạnh và hiệu lực của chính quyền nhân dân các cấp từ trung ương đến địa phương, đấu tranh kiên quyết chống lại kế hoạch thành lập chính phủ bù nhìn của địch. Năm 1948, lần đầu tiên ta tổ chức bầu cử tại Nam Bộ từ cấp xã đến cấp tỉnh, đồng thời chấn chỉnh và đưa các Hội đồng nhân dân vào hoạt động có nề nếp. Tháng 6-1949, Đảng và Chính phủ chủ trương thống nhất mặt trận Việt Minh, tháng 1-1950, ta đã cơ bản thống nhất xong từ cấp xã đến cấp tỉnh. Năm1947, Hồ Chủ Tịch kiện toàn lại một bước bộ máy nhà nước, Người đặc biệt quan tâm đến việc mời các nhân sĩ, trí thức tham gia Chính phủ. Công tác vận động đồng bào miền núi, đồng bào công giáo, bà con người Hoa, quần chúng trong vùng địch kiểm soát, vận động ngụy binh được đặc biệt coi trọng. Các đoàn thể quần chúng như Hội liên hiệp phụ nữ, Tổng liên đoàn, Đoàn thanh niên... tiếp tục được củng cố và lớn mạnh trong điều kiện kháng chiến.
+ Về kinh tế: Chính sách kinh tế của Đảng là tăng cường nội dung dân chủ nhân dân của nền kinh tế, đẩy mạnh sản xuất theo hướng tự túc, tự cấp, xây dựng kỹ nghệ quốc phòng, chống lại âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của địch.
 Nông nghiệp được coi là nhiệm vụ hàng đầu, năm 1949 Chính phủ tiếp tục ra Sắc lệnh giảm tô 25%, thực hiện xóa nợ, hoãn nợ, quy định việc chia lại ruộng công, tạm cấp ruộng đất của địa chủ việt gian, ruộng đất vắng chủ chia cho nông dân, năm 1950 Chính phủ ra Sắc lệnh giảm tức, xóa nợ và hoãn nợ, ban hành quy chế lĩnh canh để bảo vệ quyền lợi của tá điền. Tổng sản lượng lương thực tại các vùng tự do và căn cứ kháng chiến vào năm1950 đạt 2,4 triệu tấn, riêng khu V đã tự túc được lương thực.
 Công nghiệp: ta đặc biệt quan tâm đến công nghiệp quốc phòng, chú ý xây dựng các nhà máy quy mô vừa và nhỏ, phân tán để hạn chế sự phá hoại của kẻ thù, đã sản xuất được nhiều loại súng đạn, mìn, tiêu biểu như súng SKZ 60 để công đồn, súng bazôka, súng cối 60 li, 120 li, súng phóng bom, súng phóng lựu... 2 triệu viên đạn được sản xuất trong chiến tranh, trong những điều kiện khó khăn là một kỳ tích của ngành quân giới Việt Nam. Các xưởng quân nhu cũng được xây dựng nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của bộ đội. Công nghiệp khai thác than, công nghiệp hóa chất hoạt động có hiệu quả.
 Tiểu thủ công nghiệp: trong cả nước có khoảng 553 xưởng. Đặc biệt là các ngành như dệt, giấy, in, xà phòng, muối, diêm... đã đáp ứng tương đối tốt cho nhu cầu của nhân dân và bộ đội.
+ Văn hóa - giáo dục: để động viên phong trào học tập, từ 1948 Chính phủ đưa ra khẩu hiệu “Đi học là kháng chiến”. Đến đầu năm 1949 có 10 triệu người biết đọc, biết viết. Phong trào Bình dân học vụ phát triển rộng khắp cả nước. Các trường chuyên nghiệp cũng bước đầu được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài cho sự nghiệp cách mạng. Tháng 7-1950, Chính phủ quyết định thực hiện Cải cách giáo dục, hệ thống giáo dục cũ được thay bằng hệ thống giáo dục bắt buộc 9 năm
 Trên mặt trận văn hóa: song song với việc xóa bỏ nền văn hóa nô dịch, ngu dân của thực dân Pháp, Đảng ta chủ trương xây dựng nền văn hóa mới theo phương châm: “Dân tộc, Khoa học và Đại chúng”. Năm 1948, Hội nghị văn hóa toàn quốc được triệu tập, đồng chí Trường Chinh đã trình bày bản báo cáo quan trọng: “Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam”, từ đó văn hóa càng bám sát nhu cầu kháng chiến, lấy đối tượng phục vụ nhân dân là chính, văn nghệ sĩ đã hòa nhập cùng với cuộc sống sôi động của dân tộc, nếp sống vui tươi, lành mạnh có văn hóa phát triển, các tệ nạn xã hội được hạn chế.
+ Y tế: các cấp các ngành chuyên môn có nhiều cố gắng trong công tác y tế, điển hình là cuộc vận động ba sạch, ta đã sản xuất được thuốc pênixilin, đây là một cố gắng lớn của ngành y tế.
- Chiến dịch Biên giới thu đông và cục diện mới trên chiến trường Bắc Bộ
+ Cuối năm 1949, đầu 1950 tình hình thế giới có những thay đổi quan trọng có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, nhưng lợi dụng sự suy yếu của Pháp, Mĩ can thiệp ngày càng sâu vào chiến tranh Đông Dương.
+ Về phía ta, sau 5 năm tiến hành kháng chiến, lực lượng của ta trưởng thành mọi mặt, chính vì vậy để đẩy mạnh kháng chiến, ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng thêm đất đai, khai thông biên giới Việt - Trung, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
+ Vào lúc 6 giờ sáng ngày 16-9-1950, với một lực lượng áp đảo địch, ta nổ súng tấn công Đông Khê một vị trí quan trọng trên đường số 4 mở màn cho chiến dịch, sau 54 giờ chiến đấu, ta làm chủ cứ điểm, địch rơi vào thế nguy khốn. Mất Đông Khê, địch thực hiện một cuộc hành quân kép: chúng cho một mũi đánh lên Thái Nguyên để hút lực lượng của ta, một mũi khác từ Thất Khê đánh lên định tái chiếm lại Đông Khê. Đoán được ý đồ của địch, từ 1-10, ta chặn đánh quyết liệt không cho hai cánh quân của địch liên hệ với nhau. Sau 8 ngày chiến đấu, ta đã tiêu diệt một lực lượng lớn quân địch, sợ bị ta tiêu diệt, từ ngày 10 đến 22-10-1950 Pháp rút khỏi một loạt cứ điểm như Na Sầm, Đồng Đăng, Lạng Sơn...
+ Sau hơn một tháng chiến đấu (từ 16-9 đến 22-10-1950), chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi rực rỡ, ta tiêu diệt và bắt sống 8.300 tên, tịch thu và phá hủy 3.000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh phóng một dải biên giới Việt - Trung dài 750km với 35 vạn dân. Hành lang đông tây của Pháp bị chọc thủng, kế hoạch Rơve của Pháp bị phá sản. Với chiến thắng Biên giới, quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ đã về tay chúng ta. Ta đã giáng một đòn mạnh vào ý đồ xâm lược của địch, đẩy Pháp chìm sâu vào thế bị động đối phó với ta ở khắp nơi.
1.3. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1951-1953)
1.3.1. Pháp - Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương
- Sau chiến thắng Biên giới thu đông năm 1950, dù phải chịu nhiều thất bại cay đắng, nhưng đế quốc Pháp - Mĩ vẫn đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Việt Nam, ngày 6-12-1950, Pháp cử đại tướng Đờ lát đờ Tátxnhi (tư lệnh lục quân khối Tây Âu) sang làm Tổng chỉ huy kiêm Cao ủy Đông Dương đã đề ra một kế hoạch quân sự quy mô lớn gồm 4 điểm :
+ Gấp rút xây dựng quân Âu - Phi, xây dựng một lực lượng chiến lược cơ động mạnh, ra sức phát triển ngụy quân (thực hiện vàng hóa quân đội), xây dựng lực lượng “quân đội quốc gia” bù nhìn. 
+ Thiết lập tuyến phòng thủ “boongke” (công sự bằng bê tông cốt thép), và lập một “vành đai trắng” bao quanh đồng bằng và trung du Bắc Bộ
+ Tiến hành “chiến tranh tổng lực” bình định vùng tạm chiếm, vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta để tăng cường lực lượng của chúng.
+ Phá hoại hậu phương của ta bằng lực lượng thổ phỉ, gián điệp, biệt kích, bằng chiến tranh tâm lý, tuyên truyền cho độc lập giả hiệu, tiến hành chiến tranh kinh tế, kết hợp với oanh tạc bằng phi pháo. Đờlát dành mọi nỗ lực vào chiến trường miền Bắc Việt Nam.
- Để thực hiện âm mưu trên, Pháp ráo riết bắt lính, xây dựng được 7 binh đoàn chiến lược cơ động, nâng tổng số quân từ 23 vạn (1950), lên 39 vạn (1951). Trong đó quân ngụy chiếm 65%. Pháp cũng gấp rút xây dựng 1.300 lô cốt ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, càn quét thường xuyên vào vùng tự do của ta, thực hiện chính sách 3 sạch để gây không khí khiếp sợ trong nhân dân.
1.3.2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2 - 1951)
- Trước đây, do những hoàn cảnh đặc biệt sau Cách mạng tháng Tám, ngày 11-11-1945 Đảng ta tuyên bố “tự giải tán”. Trước yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, để hạn chế sự xuyên tạc của kẻ thù, để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân đòi hỏi Đảng phải ra hoạt động công khai.
- Đảng Cộng sản Đông Dương đã tiến hành họp Đại hội lần thứ II tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang từ ngày 11-2 đến 19-2-1951. Đại hội đã thảo luận và thông qua Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương do Hồ Chủ Tịch trình bày, Báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam” do Trường Chinh đọc, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ mới của Đảng, bầu Ban chấp hành Trung ương
+ Báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh đã phân tích tình hình thế giới, tổng kết các chặng đường đấu tranh và phát triển của Đảng, phân tích âm mưu của đế quốc Mĩ, nêu rõ nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam lúc này là : “Tiêu diệt thực dân Pháp và bọn can thiệp Mĩ, giành thống nhất độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới”.
+ Báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam” của Trường Chinh đã trình bày có hệ thống và sâu sắc toàn bộ đường lối Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, về Đảng lao động Việt Nam.
+ Đại hội cũng đề ra những chính sách cơ bản về công tác xây dựng và củng cố chính quyền, tăng cường quân đội, mở rộng mặt trận đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế...
+ Đại hội quyết định đưa Đảng ta ra hoạt động công khai và lấy tên là Đảng lao động Việt Nam, hai nước Lào và Campuchia phải xây dựng ở mỗi nước một chính đảng phù hợp với điều kiện cụ thể, và có nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng mỗi nước đến thắng lợi.
+ Đại hội thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới của Đảng, quyết định xuất bản báo Nhân Dân - cơ quan ngôn luận của Đảng.
+ Đại hội bầu Ban chấp hành Trung ương, Bộ chính trị. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, Trường Chinh làm Tổng Bí thư.
- Tháng 3-1951, Đại hội thống nhất mặt trận Việt Minh và Liên Việt đã thành công tốt đẹp, hai Mặt trận thống nhất lấy tên là Mặt trận Liên Việt. Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch Mặt trận. Ngày 13-3-1951, Hội nghị Liên minh nhân dân ba nước Đông Dương đã họp và đi đến thống nhất thành lập khối Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào. Sự kiện này đã giáng một đòn mạnh vào âm mưu chia rẽ ba dân tộc Đông Dương của thực dân Pháp.
1.3.3. Những thành tích xây dựng hậu phương trong những năm 1951 - 1953
- Thành tựu về kinh tế
+ Ngày 1-5-1951, Chính phủ ra Sắc lệnh về thuế nông nghiệp (sau là thuế công thương nghiệp) nhằm huy động sự đóng góp của nhân dân vào ngân sách Nhà nước, đảm bảo nhu cầu ngày càng cao của kháng chiến. Sắc lệnh thuế còn có tác dụng thúc đẩy sản xuất, góp phần ổn định đời sống nhân dân, huy động được một khối lượng cần thiết lương thực, thực phẩm cho kháng chiến.
+ Tháng 6-1951, Chính phủ ra Sắc lệnh thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam, ban hành giấy bạc Việt Nam để ổn định nền tài chính của ta và đấu tranh kinh tế với địch.
+ Năm 1952, Chính phủ đề ra cuộc vận động toàn dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm, phong trào này trở thành một phong trào có tính chất quần chúng, lôi cuốn mọi ngành, mọi giới tham gia.
+ Để bồi dưỡng sức dân, Đảng và Nhà nước tiếp tục thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”. Tháng 4-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra 3 Sắc lệnh về ruộng đất : Sắc lệnh giảm tô 25%, Sắc lệnh trừng trị bọn địa chủ không tuân theo pháp luật, Sắc lệnh tạm cấp ruộng đất của bọn việt gian chia cho dân nghèo không có ruộng hoặc chỉ có ít ruộng. Tháng 12-1953, tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội đã thông qua “Luật cải cách ruộng đất” và tiến hành cải cách ruộng đất ở vùng tự do. Từ tháng 4-1953 đến tháng 7-1953, Chính phủ đã thực hiện 5 đợt giảm tô và một đợt cải cách ruộng đất. Tuy mới chỉ tiến hành bước đầu, nhưng được tiến hành vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến nên nó có tác dụng tích cực trong việc bồi dưỡng sức dân và nâng cao tinh thần các chiến sĩ đang chiến đấu ngoài mặt trận.
- Văn hóa - giáo dục
+ Văn hóa có bước tiến mạnh mẽ góp phần vào sự nghiệp cách mạng. Văn nghệ sĩ cũng lên đường ra trận, tham gia chiến dịch, họ bám sát theo bước chân người lính, các đoàn dân công, các đội thanh niên xung phong. Cuộc sống chiến đấu của dân tộc và của chính người nghệ sĩ đã làm nảy nở nhiều tác phẩm giàu tính chiến đấu.
+ Cải cách giáo dục được đề ra từ tháng 7-1950 tiếp tục thực hiện theo 3 phương châm: giáo dục phục vụ sản xuất, dân sinh và chiến đấu, gắn nhà trường với đời sống xã hội. Giáo dục có những bước phát triển vượt bậc, sinh viên đại học và trung học chuyên nghiệp tăng, số người gửi đi nước ngoài học tăng mạnh nhằm mục đích chuẩn bị cho việc xây dựng đất nước sau chiến tranh. Phong trào Bình dân học vụ, xóa mù chữ phát triển, 14 triệu người đã thoát nạn mù chữ.
+ Cuộc vận động vệ sinh phòng bệnh, chăm lo sức khỏe cho nhân dân được coi trọng. Bệnh viện, bệnh xá, phòng y tế, trạm cứu thương được xây dựng ở khắp nơi. Nhân dân tích cực thực hiện đời sống mới, bài trừ mê tín dị đoan, chống tệ nạn cờ bạc rượu chè.
- Ngày 1-5-1952, 154 đại biểu đã về dự Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Đại hội đã tuyên dương 7 anh hùng: Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Trần Đại Nghĩa, Ngô Gia Khảm, Hoàng Hanh...
1.3.4. Giữ vững thế chủ động tấn công địch trên chiến trường
 Mặc dù những trận càn quét quy mô lớn của địch cuối năm 1950, đầu 1951 đã gây cho ta khá nhiều khó khăn, nhưng trên cơ sở lực lượng được củng cố và tăng cường về mọi mặt, ta liên tiếp mở hàng loạt chiến dịch đánh vào phòng tuyến của địch ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ
- Chiến dịch Trần Hưng Đạo (chiến dịch Trung du) 26 -12 -1950 đến 17-1-1951: ta dùng bộ đội chủ lực tấn công vào hệ thống phòng ngự của địch ở Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Ninh.
- Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (chiến dịch đường số 18) từ 20-3 đến 7-4-1951
- Chiến dịch Quang Trung (chiến dịch Hà Nam Ninh) từ 28-5 đến 20-6 -1951: ta đánh vào hệ thống phòng ngự của địch ở Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
 Ba chiến dịch trên được mở liên tiếp, và là những chiến dịch tương đối lớn mà ta chủ động đánh vào hệ thống phòng ngự của địch ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, ta đã tiêu diệt hơn một vạn quân địch. Nhìn chung cả ba chiến dịch trên ta đều không đạt được mục đích chiến lược.
- Chiến dịch Hòa Bình (11-1951 đến 2-1952)
+ Thực hiện chiến lược quân sự mới, tướng Đờlát đờ Tatxnhi chọn Hòa Bình làm điểm quyết chiến với ta. Thực hiện “nhử Việt Minh vào trận đánh lớn do mình sắp xếp”.
+ Mục đích của chiến dịch Pháp đặt ra là nối lại hành lang đông – tây chia cắt căn cứ địa Việt Bắc với Liên khu III, IV. Giành một thắng lợi quân sự để củng cố tinh thần binh lính đang hoang mang dao động.
+ Tháng 11-1951, Pháp dùng một lực lượng lớn tấn công ra hướng Hòa Bình, ngày 14-11 Pháp chiếm Hòa Bình. 
+ Cuộc tấn công quy mô lớn của Pháp lên Hòa Bình gây cho ta nhiều khó khăn, song cũng tạo cơ hội tốt để ta tiêu diệt chúng. Ban chấp hành Trung ương Đảng chỉ thị phải phá tan cuộc tấn công của địch lên dịch Hòa Bình.
+ Ta dùng 3 đại đoàn chủ lực tiến hành bao vây, chia cắt và tiêu diệt quân cơ động của địch, cắt đứt mọi liên lạc giữa Hòa Bình với các nơi khác, không cho Pháp ứng cứu cho Hòa Bình. Một mặt khác, ta dùng 2 đại đoàn chủ lực phối hợp với bộ đội địa phương và du kích đột nhập vào một loạt thị xã như Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình... diệt hàng trăm đồn bốt địch, giải tán hàng ngàn hội tề.
 Với cách đánh như vậy, địch vừa bị ta bao vây chặt tại hướng Hòa Bình, nhưng chúng không dám liều lĩnh điều quân ứng cứu cho mặt trận chính.
+ Ngày 5-2-1952, địch thực hiện rút chạy khỏi Hòa Bình (23-2 thì rút hết), trên đường tháo chạy, chúng còn bị bộ đội ta đánh truy kích, tiêu diệt thêm một bộ phận nữa.
+ Chiến dịch Hòa Bình kết thúc thắng lợi, trên tất cả các mặt trận ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 22.000 tên địch, giải phóng hoàn toàn khu vực Hòa Bình - sông Đà. Các căn cứ du kích của ta được mở rộng và nối với nhau thành thế liên hoàn vững chắc. Đây là trận tập dượt cho chiến dịch Điện Biên Phủ sau này.
- Chiến dịch Tây Bắc (từ tháng 10 đến 12-1952)
+ Tây Bắc là vùng có vị trí chiến lược quan trọng và là nơi hiểm yếu, nó có thể uy hiếp Việt Bắc và che chở cho vùng Thượng Lào. Thực hiện kế hoạch đã đề ra, ngày 14-10-1952, ta tiến đánh Nghĩa Lộ, Mộc Châu, Sơn La, Yên Bái... Sau 2 tháng chiến đấu, đến 10-12 ta chủ động kết thúc chiến dịch. Ta đã tiêu diệt 13.000 tên địch, giải phóng toàn bộ tỉnh Nghĩa Lộ, một phần tỉnh Sơn La, Lai Châu, Yên Bái với 250.000 dân, đồng thời phá tan âm mưu lập “Xứ Thái tự trị” của Pháp.
- Chiến dịch Thượng Lào (ngày 17-4-1953)
+ Sau chiến thắng Tây Bắc, Việt Nam có thêm điều kiện để phối hợp chiến đấu với chính phủ và quân đội Lào. Mùa xuân năm 1953, bộ đội Việt Nam phối hợp với bộ đội Pa thét Lào mở chiến dịch Thượng Lào. Điểm tấn công là tỉnh Sầm Nưa. Sau gần 1 tháng chiến đấu, ta đã hoàn tất các mục tiêu, giải phóng hoàn toàn tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và Phôngxalỳ với tổng cộng 300.000 dân. 
1.4. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
1.4.1. Âm mưu mới của Pháp - Mĩ. Kế hoạch Nava
- Ngày 7-5-1953, tướng Nava - tổng tham mưu trưởng lục quân khối Bắc Đại Tây Dương được cử sang Đông Dương làm tổng chỉ huy quân đội Pháp thay Xalăng, Nava mang theo kế hoạch chiến lược mang tên mình và hy vọng chuyển bại thành thắng trong vòng 18 tháng và kết thúc chiến tranh. Tháng 7-1953, chính phủ Pháp và hội đồng quốc phòng Pháp đã thông qua kế hoạch.
- Về tác chiến, kế hoạch Nava chia ra làm hai bước:
+ Bước 1 (từ thu đ

Tài liệu đính kèm:

  • docLICH SU VIET NAM 1945_12262575.doc