Bài 1:
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA (1917)
VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ THÀNH QUẢ CÁCH MẠNG (1917 - 1920)
1. TIỀN ĐỀ KHÁCH QUAN VÀ CHỦ QUAN CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA (1917).
1.1. Tiền đề khách quan:
+ Kinh tế: (đã phát triển lên CNĐQ, có mức độ tập trung sản xuất và công nhân cao nhất thế giới, CNTB trung bình mang tính phụ thuộc nước ngoài, cùng với một biển tiểu nông chiếm 90% dân số).
Trong tác phẩm “Sự phát triển của CNTB ở Nga”, Lênin đã phân tích một cách khoa học, toàn diện quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga và những đặc điểm chủ yếu của quá trình ấy. Thực tế, đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, mặc dù xuất phát sau các nước Tây Âu nhưng nước Nga cũng đã đồng thời bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Tại Nga đã hình thành nên một nền công nghiệp với trình độ tập trung sản xuất cao, đặc biệt là trong các ngành luyện kim, cơ khí, dầu khí, với sự xuất hiện hình thức phổ biến của các công ty độc quyền là các Xanhđica như Prôđamêt (CN luyện kim), Prôtvagon (xe lửa), Prôđugôn (Than) Đến đầu thế kỷ XX, 150 công ty độc quyền đã thao túng chặt chẽ nhiều ngành kinh tế quốc dân; hình thành nhiều tập đoàn tài chính trên cơ sở cấu kết giữa tư bản tài chính và tư bản ngân hàng như tập đoàn Nga - á khống chế nhiều ngành công nghiệp và 1/3 tổng số vốn các ngân hàng ở Nga. Tỷ trọng công nghiệp chiếm 4% sản phẩm công nghiệp thế giới và xếp ở vị trí thứ 5. đế quốc Nga cũng đã bắt đầu tham gia vào phân chia thuộc địa thế giới (mang đủ đặc điểm của CNĐQ).
thành lập các tiểu tổ cộng sản. Tháng 2.1921, lưu học sinh ở Pari (Pháp) đã thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Trung Quốc. Được sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, ngày 1.7.1921, các tiểu tổ cộng sản đã cử 12 đại biểu đại diện cho 57 đảng viên đến họp Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Thượng Hải, trong đó có Mao Trạch Đông, Đổng Tất Vũ, Trần Đàm Thu, Hà Thúc Hành Đại hội đã thông qua điều lệ, cử ra cơ quan lãnh đạo Đảng do Trần Độc Tú đứng đầu và tuyên bố chính thức thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Như vậy, ở Trung Quốc đã xuất hiện một chính đảng của gia cấp vô sản, là sự hội tụ của 3 yếu tố: phong trào yêu nước, phong trào công nhân, lấy chủ nghĩa Mác Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Trung Quốc, chấm dứt một giai đoạn khủng hoảng về đường lối và lãnh đạo cách mạng, mở ra thời kỳ cách mạng Trung Quốc phát triển theo con đường cách mạng vô sản. Sự thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc đã thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ trong những năm 1922 – 1923: Mở đầu và đặc biệt nhất là phong trào bãi công của thuỷ thủ Hương Cảng từ ngày 12.1.1922 đến 8.3.1922 buộc các nhà đương cục Hương Cảng phải nhượng bộ: tăng lương 15 lên 30%, thủ tiêu lệnh cấm công đoàn thuỷ thủ hoạt động, thả những người bị bắt Tháng 5.1922, Đảng Cộng sản Trung Quốc triệu tập Đại hội lao động toàn quốc lần thứ nhất tại Quảng Châu. Đại hội đã quyết định thành lập Tổng Công đoàn toàn quốc nhằm thống nhất hành động của phong trào công nhân trong toàn quốc. Sau khi tham dự đại hội các Đảng Cộng sản và đoàn thể cách mạng phương Đông (1.1922) tại Liên Xô, tháng 7.1922, Đại hội II Đảng Cộng sản Trung Quốc được triệu tập tại Thượng Hải với sự tham gia của 12 đại biểu đại diện cho 112 Đảng viên. Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc tế cộng sản, thực tế của Trung Quốc, đại hội đã đề ra Cương lĩnh cao nhất và thấp nhất, thông qua Tuyên ngôn Đảng Cộng sản xác định rõ: Kẻ thù của cách mạng Trung Quốc là các nước đế quốc và bọn quân phiệt. Tính chất của xã hội Trung Quốc là nửa thuộc địa nửa phong kiến. Tính chất của cách mạng Trung Quốc là cách mạng DTDC chống đế quốc và phong kiến. Động lực của cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Cương lĩnh cao nhất của cách mạng Trung Quốc là CNXH và CNCS. Cương lĩnh thấp nhất là: + Dẹp nổi loạn, đánh đổ quân phiệt, xây dựng hoà bình trong nước. + Lật đổ ách áp bức của chủ nghĩa đế quốc, làm cho dân tộc Trung Hoa được độc lập hoàn toàn. + Thống nhất Trung Quốc thành một nước cộng hoà độc lập chân chính. Xuất bản tờ báo “Hướng Đạo” làm cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng. Như vậy, Đại hội II là sự tiếp tục hoàn thiện quá trình thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc bằng việc lần đầu tiên xác định tính chất xã hội, vạch ra cương lĩnh, nhiệm vụ và đường lối của cách mạng Trung Quốc. Dù vậy, hạn chế của Đại hội là: chưa nêu rõ quyền lãnh đạo cách mạng của giai cấp vô sản, chưa đề ra vấn đề liên minh công nông, vấn đề ruộng đất của nông dân, vấn đề công nông phải nắm chính quyền, vấn đề chuyển từ CMDCTS sang CMXHCN khi cách mạng DCTS thắng lợi, không xác định rõ cách mạng Trung Quốc là một bộ phận của cách mạng thế giới. Những hạn chế này đã tạo điều kiện cho Trần Độc Tú thi hành đường lối cơ hội hữu khuynh trong thời kỳ chiến tranh Bắc phạt 1924 – 1927, gây nhiều tổn thất cho Đảng. Sau Đại hội II, làn sóng bãi công của công nhân ngày càng lên cao, trong năm 1922 – 1923 đã có đến 300.000 công nhân tham gia hơn 100 cuộc bãi công, phần lớn là do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tiêu biểu là cuộc bãi công của 10 nghìn công nhân đường sắt Kinh - Hán ngày 4.2.1923 chống lại chính quyền quân phiệt Ngô Bội Phu ngăn trở công nhân lập Tổng công đoàn. Ngày 7.2.1923, chính quyền phản động đã phái quân đội đến đàn áp, số công nhân bị chết là 40 người, 300 người bị thương, 210 người bị bắt, 1000 người bị đuổi và lưu vong. Vụ tàn sát “7.2” đã thổi bùng lên một làn sóng đấu tranh mạnh mẽ của phong trào công nhân trong cả nước. Đây là một cuộc đấu tranh có ý nghĩa chính trị to lớn, làm chấn động trong nước và quốc tế, chứng tỏ sức mạnh của giai cấp công nhân và Đảng tiền phong của nó. Cuộc nội chiến lần thứ nhất (1924 - 1927) ở Trung Quốc. Quốc cộng hợp tác lần thứ nhất và cuộc chiến tranh Bắc Phạt. Đặc điểm của tình hình Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới I là tình trạng cát cứ của các thế lực quân phiệt được sự hỗ trợ của các nước đế quốc khác nhau, liên tục tạo ra các cuộc đánh nhau ở Liêu Ninh, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô, Chiết Giang đẩy đời sống nhân dân đến mức điêu đứng. Yêu cầu khách quan đề ra cho cách mạng Trung Quốc là phải đánh đổ tập đoàn quân phiệt ấy. Tại Đại hội III Đảng Cộng sản Trung Quốc (6.1923) đã thông qua nghị quyết về việc cần phải thành lập một Mặt trận thống nhất cách mạng dân tộc dân chủ trên cơ sở hợp tác giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản để đập tan các thế lực phong kiến quân phiệt. Tuy nhiên, đại hội cũng mắc sai lầm là không xác định vị trí lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong Mặt trận dẫn tới hệ quả nghiêm trọng sau này. Dưới tác động của cách mạng tháng Mười Nga, những hoạt động của nước Nga Xôviết và Quốc tế Cộng sản, đặc biệt là ảnh hưởng của nó đối với phong trào cách mạng Trung Quốc trong và sau phong trào Ngũ Tứ, Tôn Trung Sơn đã có những thay đổi bước ngoặt về nhận thức. Ông đã tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin, thay đổi chính sách của mình cho phù hợp với tình hình mới bằng Chủ nghĩa Tam Dân mới: Liên Nga, Liên Cộng, phù trợ công nông. Ngày 20.1.1924, Đại hội I Quốc Dân Đảng họp tại Quảng Châu đã thông qua cương lĩnh, điều lệ mới với những biện phái cụ thể nhằm cải tổ Quốc Dân Đảng, chính thức xác định cương lĩnh cách mạng của Đảng theo Chủ Nghĩa Tam dân mới. Đại hội I của Quốc Dân Đảng với chủ nghĩa Tam dân mới đã tạo cơ sở chính trị và chính thức đánh dấu sự hình thành “Liên minh Quốc – Cộng lần thứ nhất”. Những hoạt động của Liên minh Quốc – Cộng: Đầu năm 1924, được sự giúp đỡ của QTCS và Đảng Cộng sản, Tôn Trung Sơn đã củng cố củng cố và phát triển chính quyền cách mạng ở Quảng Châu (thành lập 3.1923 thuộc tỉnh Quảng Đông). đựoc sự giúp đỡ của QTCS, Trường quân sự Hoàng Phố thành lập nhằm đào tạo lớp sỹ quan đầu tiên xây dựng quân đội cách mạng, tạo cơ sở cho quá trình hợp tác chống lại các thế lực phản cách mạng, bảo vệ chính quyền. Mặt trận thống nhất hình thành thúc đẩy phong trào đấu tranh cách mạng lên cao. Ngày 30.5.1925, hơn 200.000 công nhân và học sinh ở Thượng Hải đã biểu tình thị uy chống chính sách đàn áp của đế quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phong trào phát triển thành Tổng bãi công chính trị lan rộng trong cả nước. Đặc biệt là ở Hương Cảng, Quảng Châu, phong trào đã diễn ra quyết liệt trong một thời gian dài (cuối 6.1925 đến 10.1926)-> trang sử vẻ vang nhất của PTCN Trung Quốc.Trong quá trình đó, 1.7.1925, Chính phủ cách mạng Quảng Châu cải tổ thành Chính phủ Quốc dân Trung Quốc. Tháng 7.1926, cuộc chiến tranh tiêu diệt các tập đoàn phong kiến quân phiệt phương Bắc(Ngô Bội Thu, Tôn Huyền Phương, Trương Tác Lâm) bắt đầu, lịch sử thường gọi là Chiến tranh Bắc phạt. Quân đội cách mạng từ 5 vạn đã tăng lên 16 vạn, nhanh chóng đạp tan các thế lực quân phiệt, giải phóng một vùng rộng lớn ở Hoa Trung, Hạ lưu sông Dương Tử. Tháng 9.1926, quân Bắc phạt chiếm Hán Khẩu. Cuối năm 1926, chính phủ Quốc dân đã kiểm soát được 7 tỉnh với số dân 150 triệu người. Ngày 1.1.1927, Chính phủ cách mạng dời về Hán Khẩu(Vũ Hán). Ngày 22.3.1927, quân đội cách mạng tiến vào giải phóng Thượng Hải. Ngày 24.3.1927, khi quân đội cách mạng tiến vào Nam Kinh, các nước đế quốc Anh, Pháp, Mỹ, Nhật đã trực tiếp dùng các hạm đội nã pháo vào Nam Kinh làm 2000 người chết. Đồng thời, chúng tìm cách cấu kết với Tưởng Giới Thạch chống phá cách mạng Trung Quốc. Sự phản bội của tập đoàn Tưởng Giới Thạch. Ngay từ tháng 3.1925, khi Tôn Trung Sơn qua đời, phái hữu trong Quốc Dân Đảng là Đại Quý Đào và Tưởng Giới Thạch đã tăng cường hoạt động với âm mưu chống lại Đảng Cộng sản, xóa bỏ chủ nghĩa Tam dân mới, thực hiện mục tiêu chính trị hết sức phản động. Sau khi gây ra vụ Chiến hạm Trung Sơn(20.3.1926), án sửa đổi Đảng vụ (15.5.1926) Tưởng dần dần lũng đoạn Quốc Dân Đảng. Trong lúc này, Đảng Cộng sản Trung Quốc do Trần Độc Tú lãnh đạo đang rơi vào chủ nghĩa hữu khuynh nên không kiên quyết trong quá trình hợp tác Quốc – Cộng, liên tiếp thoả hiệp và nhượng bộ. Ngày 29.3.1927, Uyliam Xơ(Đô đốc hải quân Mỹ) đã gặp gỡ với Tưởng Giới Thạch và thế lực phản động ở Thượng Hải, mở đầu cho quá trình hợp tác chống phá cách mạng của các thế lực phản động cấu kết với đế quốc bên ngoài. Ngày 12.4.1927, Tưởng Giới Thạch tiến hành chính biến phản cách mạng ở Thượng Hải giết hại hàng ngàn công nhân và đảng viên, thủ tiêu Tổng công đoàn Thượng Hải. -> công khai phản bội cách mạng. Tiếp đó, ở Quảng Đông, Chiết Giang, Giang Tô, Phúc kiến cũng liên tiếp xảy ra các cuộc chính biến của lực lượng phản động. Ngày 18.4.1927, Tưởng Giới Thạch tuyên bố thành lập chính phủ phản động gọi là “Chính phủ quốc dân” tại Nam Kinh đại diệ cho quyền lợi giai cấp địa chủ và tư sản mại bản Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, tháng 4.1927, Đại hội IV Đảng Cộng sản Trung Quốc triệu tập tại Hán Khẩu (Vũ Hán) đã không đưa ra được quyết sách gì giải quyết tình hình. Trần Độc Tú với cương vị là Tổng Bí thư liên tiếp mắc sai lầm, đưa Đảng lún sâu vào đường lối thoả hiệp, hữu khuynh. Tưởng Giới Thạch thực hiện chính sách phong toả kinh tế và bao vây quân sự đe doạ Chính phủ Quốc Dân Đảng ở Vũ Hán do Uông Tinh Vệ cầm đầu. Ngày 15.7.1927, Chính phủ Uông Tinh Vệ tuyên bố li khai với Đảng Cộng sản, công khai phản bội cách mạng, tiến hành tàn sát dã man hàng ngàn đảng viên và quần chúng. Quốc cộng hợp tác lần thứ I chính thức tan rã, nội chiến cách mạng lần thứ nhất nhằm đánh đổ thế lực quân phiệt, thực hiện mục tiêu dân tộc dân chủ đến đây thất bại. Tuy thất bại, cuộc nội chiến lần thứ I (1924 - 1927) được coi là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc, đem lại những bài học quan trọng cho cách mạng Trung Quốc sau này. Cuộc nội chiến lần thứ hai và quá trình đấu tranh chống phát xít Nhật xâm lược ở Trung Quốc (1927 - 1937). 4. Cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc (1937 - 1945) ấn Độ (1918 - 1945) Phong trào cách mạng 1919 – 1922 ở ấn Độ. 1.1. Con đường cứu nước của M.Gandhi Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Anh đã tạo ra mảnh đất gieo mầm cho sự xuất hiện nhân tố mới ở ấn Độ: sự hình thành và phát triển của giai cấp tư sản dân tộc ấn, dẫn tới sự ra đời Đảng Quốc dân Đại hội (Indian National Congress – viết tắt là Đảng Quốc đại) vào ngày 28.12.1885. Từ đây, phong trào đấu tranh dành độc lập ở ấn Độ gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng Quốc đại. Giai đoạn đầu tiên trong quá trình hoạt động của Đảng Quốc đại (1885 – 1920) còn mang nặng tính chất cải lương, với phương pháp đấu tranh hoà bình, hợp hiến nhằm yêu cầu người Anh nới rộng quyền tham gia của người bản xứ vào bộ máy quản lý nhà nước nên chưa thực sự tác động lớn đến phong trào đấu tranh dành độc lập ở ấn Độ. Yêu cầu cấp thiết là phải tìm ra được đường lối đấu tranh phù hợp, vừa tập hợp được quần chúng, vừa thoát khỏi sự can thiệp của người Anh vào nội bộ tổ chức này ngày cang cấp thiết. Mohandas Koranchand Gandhi (2.6.1869 – 30.1.1948) trong một gia đình thuộc tầng lớp trên ở Gujarat, tiếp thu nền học vấn Anh quốc và làm luật sư ở Nam Phi từ 1903 – 1914. Trong quá trình hoạt động chính trị hơn 10 năm ở Nam Phi, Gandhi đã hình thành nên những quan điểm chính trị và phương pháp đấu tranh của mình. Năm 1915, ông trở về ấn Độ. Từ 1916 đến 1920, được sự ủng hộ của tư sản Gujarat, ông gia nhập Đảng Quốc đại và thành lập ở thành phố Ahmahabad trung tâm truyền bá đường lối của mình. Qua đó, Gandhi đã từng bước xác lập tư tưởng của mình trong Đảng Quốc đại, thay đổi cơ cấu và biến Đảng này trở thành tổ chức quần chúng dân chủ rộng rãi. Từ năm 1920 về sau, Gandhi trở thành lãnh tụ cao nhất của Đảng Quốc đại và là lãnh tụ tinh thần trong phong trào giải phóng dân tộc ấn Độ. Đường lối đấu tranh của Ganđi dựa trên 2 nguyên tắc trong giáo lý của dòng Jaina là: Ahimsa (phủ định điều ác) và Satyagraha (kiên trì chân lý). Từ nguyên tắc Ahimsa, Gandhi đã hình thành nên tư tưởng bất bạo động chống CNĐQ. Đây là đặc điểm chung nhất trong giáo lý của các tôn giáo, là ngọn cờ tập hợp lực lượng phù hợp nhất cho cuộc đấu tranh chung trên toàn ấn Độ. Trên cơ sở đó, Gandhi xây dựng tư tưởng bất hợp tác như là một phương pháp đấu tranh trong bất bạo động nhằm tạo áp lực đối với người Anh để dành độc lập. Ông cho rằng: “Ngay cả những kẻ thống trị hùng mạnh nhất cũng không thể thống trị được nếu không có sự hợp tác của người bị trị”. Biện pháp cụ thể là kêu gọi quần chúng nhân dân ấn Độ không làm việc cho người Anh, không nộp thuế cho người Anh, không đi lính, tẩy chay hàng hóa Anh và sử dụng hàng hóa trong nước Biểu dương lực lượng bằng biểu tình, đình công, bãi công và hình thức cao nhất là tổng đình công trong cả nước (Hactal). Đây là sự phản kháng quyết liệt nhưng trên nguyên tắc không dùng bạo lực bởi “bạo lực không phải là yêu sách để cứu vớt nước ấn Độ”. Nguyên tắc Satyagraha (kiên trì chân lý) là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự thắng lợi của ấn Độ đối với người Anh. Nhân dân ấn Độ cần tin tưởng đoàn kết xung quanh Đảng Quốc đại, đấu tranh bằng con đường bất hợp tác trong bất bạo động thì nhất định cuộc đấu tranh dành độc lập của ấn Độ sẽ dành được thắng lợi. Con đường cứu nước của Gandhi biểu hiện rõ nét tính chất hai mặt trong lập trường chính trị của giai cấp tư sản ấn Độ: Một mặt, sự trưởng thành về ý thức dân tộc làm cho giai cấp tư sản ấn Độ ngày càng nhận thức rõ những rào cản do CNTD mang lại nên họ muốn thoát khỏi sự lệ thuộc ấy. Mặt khác, giai cấp tư sản ấn Độ có mối liên hệ kinh tế mật thiết với tư bản nước ngoài nên không muốn thực hiện cuộc đấu tranh quyết liệt bằng bạo lực ảnh hưởng đến quyền lợi của giai cấp này. Bên cạnh đó, sức mạnh của người Anh làm họ choáng ngợp nhưng họ lại cũng lo sợ cuộc đấu tranh bằng bạo lực của quần chúng nhân dân. Trong trường hợp đó, bất hợp tác và bất bạo động, dùng áp lực quần chúng đòi thực dân Anh phải trao quyền tự trị là con đường đáp ứng được yêu cầu của giai cấp tư sản ấn Độ. Học thuyết M.Gandhi là sự dung hòa các quan điểm chính trị của các phe phái trong Đảng Quốc đại và phù hợp với hoàn cảnh thực tế ấn Độ lúc bấy giờ. Tư tưởng bất bạo lực đáp ứng được quan điểm chính trị của phái ôn hoà chiếm số đông trong Đảng Quốc đại, cũng có thể đáp ứng được một phần quan điểm của phái cánh hữu với chủ trương đòi quyền tự trị, vận dụng nhuần nhuyễn đường lối tẩy chay chính trị và phát động phong trào đấu tranh quần chúng của lực lượng cánh tả. Học thuyết của Gandhi nhanh chóng được Đảng Quốc đại tiếp nhận và từng bước biến Đảng này trở thành một tổ chức chính trị lớn, có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng nhân dân ấn Độ. Lịch sử ấn Độ chuyển sang một giai đoạn mới: đấu tranh dành quyền tự trị, tiến tới độc lập hoàn toàn dưới ánh sáng của chủ nghĩa Gandhi. 2. Phong trào cách mạng 1919 – 1922. 3. Tình hình ấn Độ trong những năm 1922 – 1928. 3. Cuộc đấu tranh giành độc lập ở ấn Độ trong những năm 1929 – 1939. 4. ấn Độ trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) Phần IV. Các nước tư bản chủ nghĩa từ 1918 đến 1939. Khái quát về các nước tư bản chủ nghĩa từ 1918 đến 1939. Các nước tư bản chủ nghĩa từ 1918 đến 1939 phát triển qua 3 thời kỳ: + Thời kỳ 1918 – 1923: là thời kỳ khủng hoảng toàn diện sau chiến tranh + Thời kỳ 1924 – 1929: thời kỳ ổn định về chính trị và phát triển về kinh tế + Thời kỳ 1929 – 1939: thời kỳ khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, CNPX và nguy cơ CTTG. Thời kỳ 1918 – 1923: CMT10 Nga thắng lợi, nước Nga Xô viết rút khỏi chiến tranh, ngày 6.11.1917 Mỹ trực tiếp tham gia vào phe Hiệp ước là những sự kiện quan trọng làm thay đổi cục diện CTTG1. Ngày 11.11.1918, Đức chính thức ký Hiệp ước đình chiến, CTTG1 kết thúc. Do hậu quả của CTTG1, các nước TBCN châu Âu rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng: + Anh là nước thắng trận nhưng bị mất 70% tàu buôn nên nền ngoại thương chỉ bằng 1/2 trước chiến tranh, nợ nhà nước tăng 12 lần, Anh trở thành con nợ của Mỹ với 5,6 tỷ $. + Pháp dù lấy lại được Andát và Loren (mất năm 1871) nhưng kinh tế kiệt quệ với tổng thiệt hại 200 tỷ Frăng, cách mạng Nga thành công làm cho Pháp mất nguồn nguyên liệu do Nga Hoàng cung cấp (55% sắt, 74,3% than, 18,5% dầu), mất vốn đầu tư ở Nga tương đương 13 tỷ Fr và trở thành con nợ của Mỹ (4 tỷ $). + Italia là nước thắng trận nhưng không chia chác được gì tại Hội nghị Vecxai trong khi nền kinh tế kiệt quệ tiêu mất 65 tỷ Lia vàng, 60% tàu buôn bị huỷ hoại, phải vay Mỹ và Anh 4 tỷ $. + Các nước bại trận (Đức, áo - Hung) còn bi đát hơn nhiều, chiến tranh tàn phá nặng nề, bị các nước thắng trận trừng phạt, bồi thường chiến phí, cắt hết thuộc địa, xâu xé đất nước (Đức mất 1/8 lãnh thổ, áo – Hung bị chia làm nhiều quốc gia độc lập). + Trong khi đó, Mỹ và Nhật nhanh chóng giàu lên nhờ chiến tranh. Mỹ trở thành nước giàu mạnh nhất và là trung tâm công nghiệp – thương mại của thế giới (châu Âu nợ Mỹ 10 tỷ $, dự trữ vàng chiếm 1/3 số vàng thế giới). Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng 1921 – 1923 của các nước TBCN cũng đã tác động sâu sắc vào nền kinh tế Mỹ và Nhật. CTTG1 kết thúc, các nước TBCN thắng trận đã họp nhau tại Hội nghị Vecxai nhằm tổ chức lại thế giới và chia chác quyền lợi. Hệ thống hoà ước Vecxai, sau được bổ sung thêm Hệ thống hoà ước Oasinhtơn đã được ký kết dảm bảo quyền lợi cho phe thắng trận. Hai hệ thống hoà ước này thực tế đã hình thành nên một trật tự thế giới mới sau chiến tranh: trật tự Vecxai - Oasinhtơn. Tuy nhiên, những điều ước ấy chứa đựng nhiều mâu thuẫn và không làm thoả mãn đa số các nước thắng trận, khoét sâu mâu thuẫn giữa nước bại trận và các nước thắng trận nên có ảnh hưởng lớn đến các nước TBCN giai đoạn sau này. ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười cùng với khủng hoảng kinh tế, chính trị sau chiến tranh đã đẩy các nước TBCN vào một cao trào cách mạng rộng khắp của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Cao trào cách mạng 1918 – 1923 đã đạt đến đỉnh cao, tại nhiều nước tình thế cách mạng đã hình thành như: Đức, Hungari, Italia Mặc dù không đi đến được thắng lợi cuối cùng, giai cấp công nhân cũng đã trưởng thành trên thực tế và đã thành lập được chính đảng vô sản của minh như ở Đức, Italia, Nhật Bản. Cao trào cách mạng cũng diễn ra mạnh mẽ ở nhiều nước thuộc địa đẩy các nước TBCN đứng trước những thử thách gay gắt. Nhìn chung, giai đoạn 1918 – 1923 là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị của thế giới TBCN sau chiến tranh. Thời kỳ 1924 – 1929: Từ năm 1924, các cường quốc TBCN cơ bản đã khắc phục được cuộc khủng hoảng, bước vào thời kỳ ổn định: Về kinh tế, các nước TB đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, nhiều nước bước vào giai đoạn phồn vinh (Thời đại hoàng kim ở Mỹ). Quá trình thay đổi tư bản cố định, tập trung sản xuất và tích tụ tư bản ngày càng mạnh mẽ đã làm xuất hiện nhiều công ty tư bản độc quyền khổng lồ với quy mô sản xuất vượt hơn tất cả những gì đã có trước 1914. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế diễn ra không đồng đều giữa các nước tư bản. So với năm 1913, sản lượng công nghiệp Mỹ tăng 70%, Pháp tăng 43%, Đức tăng 17%, còn Anh đến 1929 mới đạt mức trước chiến tranh. Do vậy, sự ổn định toàn diện của các nước này diễn ra sớm muộn có khác nhau. Sự ổn định của châu Âu phần lớn là nhừn vào vốn đầu tư tín dụng của Mỹ nên phải phụ thuộc Mỹ. Đây cũng là thời kỳ trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới TBCN chuyển sang Mỹ. Nước/ năm THAN thép 1920 1929 1933 1939 1920 1929 1933 1939 Anh 233,0 262,0 210,0 235,0 9,2 9,8 7,1 13,4 Pháp 25,3 55,0 48,0 50,2 2,7 9,7 6,5 8,0 Đức 220,0 337,0 237,0 400,0 7,8 16,2 7,6 23,7 Về chính trị, trên cơ sở ổn định kinh tế, các đảng cầm quyền cũng dần lấy lại được vị thế của mình. Chính quyền phát xít được xây dựng và củng cố ở Italia, chế độ cộng hoà Vâyma được duy trì ở Đức, chính thể đại nghị ổn định ở Anh và Pháp, đảng Cộng hoà duy trì được vị trí cầm quyền ở Mỹ Giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản bằng các biện pháp chia rẽ, mua chuộc chính trị, thông qua các Đảng Xã hội dân chủ đã đẩy lùi các cao trào cách mạng, ổn định được sự thống trị của mình, song ở các nước thuộc địa phụ thuộc, phong trào cách mạng tiếp tục phát triển. Sự ổn định về kinh tế, chính trị và chính sách hai mặt của các đảng cầm quyền đã đẩy phong trào cách mạng bước vào giai đoạn thoaí trào. Thời kỳ 1929 – 1939: Ngày 24.10.1929 (Ngày thứ năm đen tối) , cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ đầu tiên ở Mỹ, sau đó lan rộng ra các nước TBCN kéo dài đến tận năm 1933, chấm dứt thời kỳ ổn định của thế giới TBCN. Đây là cuộc khủng hoảng thừa do phát triển sản xuất ồ ạt trong những năm phát triển kinh tế 1924 – 1929 dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu, hàng hoá ế thừa. Đây cũng là cuộc khủng hoảng kéo dài nhất, tàn phá nặng nề nhất và để lại hậu quả tai hại nhất trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản. Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 là cuộc khủng hoảng có quy mô lớn nhất trong lịch sử nền kinh tế TBCN, mức sản xuất của toàn bộ thế giới TBCN giảm sút 42%, trong đó mức sản xuất tư liệu giảm 53%. Và diễn ra một cách toàn diện trên hầu hết các ngành kinh tế một cách dây chuyền. Nguyên nhân chủ yếu của cuộc khủng hoảng là do sản xuất của CNTB tăng quá nhanh trong thời gian ổn định, nhưng nhu cầu và sức mua của quần chúng lại có hạn nên sản phẩm ế thừa làm suy thoái nền kinh tế (khủng hoảng thừa). Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 diễn ra ở hầu hết các nước TBCN nhưng mức độ và thời gian diễn ra khủng hoảng có sự khác nhau. Mỹ là nước bị khủng hoảng đầu tiên và thiệt lại nặng nề nhất do giai đoạn phát triển phồn vinh theo chủ nghĩa tự do 1924 – 1929. Đức là nước ảnh hưởng nặng nề thứ hai vì Đức phụ thuộc nặng nề vào Mỹ. Anh chịu ảnh hưởng khủng hoảng chậm hơn và không nặng nề bằng Mỹ vì Anh không có giai đoạn phát triển mạnh như Mỹ, đến đầu 1929 mới đạt mức sản xuất công nghiệp trước chiến tranh. Pháp do điều kiện tái thiết trong thời gi
Tài liệu đính kèm: