Đề thi chọn học sinh giỏi khối 9 cấp huyện bậc THCS năm học 2012 – 2013 môn: Lịch Sử

Câu 1: (4.0 điểm)

So sánh điểm giống và khác nhau trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với các vị tiền bối như Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh?

Câu 2: (6.0 điểm)

Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN?

Câu 3: (6.0 điểm)

Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX?

Câu 4: (4.0 điểm)

Vì sao nói cao trào cách mạng 1936 - 1939 là cuộc tổng diễn tập thứ hai của Cách mạng tháng Tám năm 1945?

 

doc 6 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 817Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi khối 9 cấp huyện bậc THCS năm học 2012 – 2013 môn: Lịch Sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN KONPLÔNG 	 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO 	 CẤP HUYỆN BẬC THCS NĂM HỌC 2012 – 2013
ĐỀ DỰ BỊ
	 Môn: Lịch sử.
	 Thời gian: 90 phút.
	 (Không kể thời gian phát đề)
	ĐỀ:
Câu 1: (4.0 điểm)
So sánh điểm giống và khác nhau trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với các vị tiền bối như Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh? 
Câu 2: (6.0 điểm)
Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN? 
Câu 3: (6.0 điểm)
Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX?
Câu 4: (4.0 điểm)
Vì sao nói cao trào cách mạng 1936 - 1939 là cuộc tổng diễn tập thứ hai của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
.Hết.
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)UBND HUYỆN KONPLÔNG HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO 	 GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN BẬC THCS 
ĐÁP ÁN DỰ BỊ
	 NĂM HỌC 2012 – 2013
 Môn: Lịch sử.
	 Thời gian: 90 phút. 
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Điểm toàn bài tính theo thang điểm 20.
- Cho điểm tối đa khi học sinh trình bày đủ các ý và làm bài sạch đẹp.
- Lưu ý: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo nội dung cơ bản theo đáp án thì vẫn cho điểm tối đa. Những câu trả lời có dẫn chứng số liệu minh họa có thể khuyến khích cho điểm theo từng ý trả lời.
II. ĐÁP ÁN
Câu
Đáp án
Thang điểm
Câu 1.
(4.0 điểm)
* Điểm giống và khác nhau trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với các vị tiền bối như Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh: 
- Điểm giống: đều có tư tưởng hướng ra nước ngoài để tìm đường cứu nước, giành độc lập dân tộc.
- Điểm khác:
+ Phan Bội Châu: chủ trương cầu viện Nhật Bản để đánh Pháp, giành độc lập dân tộc.
+ Phan Châu Trinh: dựa vào Pháp để đem lại sự giàu mạnh cho dân tộc Việt Nam.
+ Nguyễn Ái Quốc: đi ra nước ngoài đến chính các nước đế quốc đang thống trị dân tộc mình để tìm đường cứu nước.
1.0 điểm
1.0 điểm
1.0 điểm
1.0 điểm
Câu 2.
(6.0 điểm)
* Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN:
- Hoàn cảnh: 
+ Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển đất nước và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
+ Ngày 8-8-1967, hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ở Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước là: In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po.
- Mục tiêu: Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
- Nguyên tắc: 
+ Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; 
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; 
+ Hợp tác phát triển có hiệu quả.
1.0 điểm
1.0 điểm
1.0 điểm
1.0 điểm
1.0 điểm
1.0 điểm
Câu 3.
(6.0 điểm)
* Những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX: 
- Truyền thống văn hóa giáo dục lâu đời của người Nhật – sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc...
- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty, Nhật Bản
- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng
- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm
1.5 điểm
1.5 điểm
1.5 điểm
1.5 điểm
Câu 4.
(4.0 điểm)
* Nói cao trào cách mạng 1936 - 1939 là cuộc tổng diễn tập thứ hai của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì: 
- Cao trào cách mạng 1936 - 1939 diễn ra sôi nổi, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia, thông qua cao trào cách mạng đã khẳng định được đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng. Vận dụng trong thời kỳ 1936 - 1939 là chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi quyền dân sinh dân chủ, đó là những mục tiêu trước mắt phù hợp với tình hình so sánh lực lượng, trình độ giác ngộ và khả năng đấu tranh của quần chúng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi mới để tiến lên đấu tranh cho mục tiêu lâu dài.
- Trên cơ sở khối liên minh công nông vững chắc, Đảng đã xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc cách mạng.
- Đảng ta đã khéo kết hợp các hình thức tổ chức, hình thức đấu tranh hợp pháp, nủa hợp pháp, công khai, nửa công khai để xây dựng lực lượng cách mạng. Thông qua thực tiễn đấu tranh Đảng đã xây dựng được đội quân chính trị quần chúng đông đảo có giác ngộ, có tổ chức. Đây là thành quả lớn nhất của Đảng trong thời kỳ 1936 - 1939, đồng thời là nhân tố, điều kiện chuẩn bị cho thắng lợi của cao trào cách mạng 1939 -1945.
- Cao trào cách mạng 1936-1939 đã để lại những bài học quý báu: Kết hợp mục tiêu trước mắt với mục tiêu lâu dài, giành thắng lợi từng bước tạo điều kiện tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi tạo điều kiện cho quần chúng đấu tranh, sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức đấu tranh, nội dung hoạt động phong phú linh hoạt, động viên kịp thời trong đấu tranh. Kết hợp tổ chức hoạt động bí mật với hoạt động công khai, hướng hoạt động vào tổ chức bí mật làm chủ yếu. Biết rút lui đúng lúc khi không có điều kiện, kết hợp phong trào đấu tranh trong nước với phong trào quốc tế.
1.0 điểm
1.0 điểm
1.0 điểm
1.0 điểm
.Hết.UBND HUYỆN KONPLÔNG HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO 	 GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN BẬC THCS 
MA TRẬN DỰ BỊ
	 NĂM HỌC 2012 – 2013
 Môn: Lịch sử.
	 Thời gian: 90 phút. 
Chủ đề/mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Mức độ thấp
Mức độ cao
Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 – 1918. 
Chủ đề 4: Phong trào yêu nước chống Pháp trong những năm đầu thế kỉ XX đến năm 1918. 
- So sánh được điểm giống và khác nhau trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với các vị tiền bối như Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
SC: 1
Tỉ lệ: 20%
SĐ: 4.0 điểm
20% TSĐ = 4.0 điểm
20% TSĐ = 4.0 điểm
Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay.
Chủ đề 2: Các nước Á, Phi, Mĩ-La-tinh từ 1945 đến nay. 
- Trình bày được hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN.
SC: 1
Tỉ lệ : 30%
SĐ: 6.0 điểm
30% TSĐ = 6.0 điểm
30% TSĐ = 6.0 điểm
Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay.
Chủ đề 3: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay.
- Làm rõ những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX?
SC: 1
Tỉ lệ: 30%
SĐ: 6.0 điểm
30% TSĐ = 6.0 điểm
30% TSĐ = 6.0 điểm
Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay.
Chủ đề 3: Việt Nam trong những năm 1930 – 1939.
- Giải thích được vì sao nói cao trào cách mạng 1936 - 1939 là cuộc tổng diễn tập thứ hai của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
SC: 1
Tỉ lệ: 20%
SĐ: 4.0 điểm
20% TSĐ = 4.0 điểm
20% TSĐ = 4.0 điểm
TSC: 4
Tỉ lệ: 100%
TSĐ: 20 điểm
SC: 2
Tỉ lệ: 50%
SĐ: 10 điểm
SC: 1
Tỉ lệ: 30%
SĐ: 6.0 điểm
SC: 1
Tỉ lệ: 20%
SĐ: 4.0 điểm
100% = 20 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ DỰ BỊ.doc