Giáo án Lịch sử lớp 12 (lịch sử Việt Nam 1919 - 1954)

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

Học xong bài này, học sinh cần nắm:

1. Kiến thức trọng tâm

- Biết được những nét chính về tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai với đặc trưng cơ bản là thế giới chia thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.

- Hiểu rõ vì sao đặc trưng cơ bản nêu trên là nhân tố chủ yếu, chi phối các mối quan hệ quốc tế và nến chính trị thế giới từ sau chiến tranh.

2. GD kỹ năng

- Biết nhận định, đánh giá những vấn đề lớn của lịch sử thế giới.

- Rèn luyện các phương pháp tự học, tự nghiên cứu, khai thác kênh hình,

3. GD tư tưởng, thái độ:- Nhận thức được chính từ đặc trưng đó nên ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai tình hình thế giới đã diễn ra ngày càng căng thẳng. Quan hệ giữa hai phe trở nên đối dầu quyết liệt.

- Hiểu được những chuyển biến khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám và thấy được mối ien hệ mật thiết giữa cách mạng nước ta với tình hình thế giới, với cuộc đấu tranh giữa hai phe trong cuộc Chiến tranh lạnh.

 

doc 131 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1576Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử lớp 12 (lịch sử Việt Nam 1919 - 1954)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, kẻ địch không thể thống trị như trước được nữa.
+ Nhân dân ta đang sục sôi với khí thế tiền khởi nghĩa trong cao trào kháng Nhật cứu nước đã sẵn sàng đứng lên giành chính quyền.
+Lực lượng trung gian đã ngả về phía cách mạng. Đó là những điều kiện chủ yếu dẫn đến thời cơ cách mạng chín muồi. 
Đảng ta đã nắm rất vững lí luận thời cơ cách mạng, kịp thời, chớp thời cơ, phát lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
HS theo dõi và nắm vững thời cơ cách mạng cũng như sự chuẩn bị của Đảng ta.
b. Diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa.
- Ngày 16/8, đồng chí Võ Nguyên Giáp dẫn đầu một đoàn quân về giải phóng thị xã Thái Nguyên.
- Ngày 18/8 tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
- Ngày 19/8, Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi, với sự tham gia của hàng vạn quần chúng, có sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đấu đã lần lượt chiếm các cơ quan có quyền lực ở Hà Nội: Phủ Khâm sai Bắc Bộ, Sở cảnh sát trung ương, Tòa thị chính, Trại bảo an binh.
- Ngày 23/8: Khởi nghĩa ở Huế giành thắng lợi.
- Ngày 25/8: nhân dân Sài Gòn giành thắng lợi. Đến ngày 28/8 hai tỉnh cuối cùng là Hà Tiên và Đồng Nai Thượng giành thắng lợi. Tổng khởi nghĩa tháng 8 giành thắng lợi trong cả nước.
- Ngày 30/8: vua Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ.
Hoạt động 1
GV thông báo: từ 14/ 8/1945, một số nơi tuy chưa nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương và tổ chức Việt Minh, căn cứ vào tinh thần của Bản chỉ thị lịch sử "Nhật - Pháp" bắn nhau và hành động của chúng ta" đã đứng lên khởi nghĩa: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh
HS lắng nghe
Hoạt động 2
GV sử dụng lược đồ diễn biến cách mạng tháng 8.
GV yêu cầu học sinh tóm tắt diễn biến, ghi nhớ nhanh và lên bảng trình bày trên lược đồ
HS thực hiện nhiệm vụ.
GV nhận xét và khắc sâu hơn không khí khởi nghĩa ở Hà Nội, ở Sài Gòn thông qua Hình 41 và Hình 42- SGK. Đồng thời cũng cho thấy sự quyết liệt và thắng lợi nhanh chóng của cuộc khởi nghĩa trong vòng 15 ngày nhưng có cả quá trình chuẩn bị trong 15 năm.
HS ghi nhớ và nắm vững diễn biến.
IV. Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà được thành lập (2 - 9 -1945)
- Ngày 25/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Uỷ ban Dân tộc giải phóng từ Tân Trào về thủ đô
- Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Hồ Chủ tịch đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. 
Hoạt động: GV tường thuật, kết hợp sử dụng kênh hình để miêu về sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, sau đó nhấn mạnh về giá trị của nó:
+ Đánh đổ ách thống trị thực dân gần 100 năm và chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm trên đất nước ta để lập nên chế độ dân chủ cộng hoà.
+ Khẳng định ý chí sắt đá của dân tộc ta là kiên quyết giữ vững nền độc lập tự do vừa giành được
HS ghi nhớ kiến thức chính
V. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng tám năm 1945
1. Nguyên nhân thắng lợi 
* Chủ quan:
- Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm.
- Chúng ta có Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo với đường lối cách mạng đúng đắn.
- Đảng có quá trình chuẩn bị 15 năm, trải qua ba phong trào: 1930 – 1935, 1936 - 1939, 1939 -1945 đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng, lãnh đạo quần chúng và nghệ thuật chớp thời cơ của.
* Khách quan:
 Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã cổ vũ tinh thần, thời cơ cho nhân dân ta khởi nghĩa thắng lợi.
Hoạt động
GV đặt câu hỏi: Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng tám 1945? Nguyên nhân nào là quan trọng nhất?
HS suy nghĩ, trả lời.
GV nhận xét và bổ sung: Nguyên nhân chủ quan quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng tám: Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Hồ Chí Minh, toàn dân sẵn sàng đứng lên khởi nghĩa với phương pháp cách mạng bạo lực (bạo lực chính trị là chủ yếu) và nghệ thuật chớp thời cơ kịp thời, chuẩn xác. 
 Đảng ta đã biết vận dụng những điều kiện thuận lợi phát động quần chúng đứng dậy giành chính quyền.
2. Ý nghĩa lịch sử.
* Trong nước:
- Cách mạng Tháng Tám thành công mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc . Nó đã phá tan xiềng xích nô lệ hơn 80 năm của thực dân Pháp, và phát xít Nhật, lật nhào chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm trên đất nước ta. Lập nên nước VNDCCH, nhà nước do ND làm chủ.
+ Cách mạng Tháng tám 1945 thắng lợi mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc - kỉ nguyên độc lập dân tộc.
* Quốc tế:
+ Chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của bọn đế quốc.
+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thế giới.
3. Bài học kinh nghiệm
- Đảng phải có đường lối đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với cách mạng.
- Đảng phải tập hợp quần chúng trong Mặt trận thống nhất trên cơ sở liên minh công nông và phân hoá kẻ thù.
- Phương pháp cách mạng: bạo lực kết hợp bạo lực chính trị và bạo lực vũ trang, từ khởi nghĩa từng phần, chớp thời cơ Tổng khởi nghĩa.
Về phần ý nghĩa lịch sử:
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về ý nghĩa đối với nước ta và ý nghĩa đối với thế giới. Trog đó nhấn mạnh tới ý nghĩa tạo ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc.
HS theo dõi SGK kết hợp với bài giảng nắm kiến thức tại lớp.
Về bài học kinh nghiệm
GV làm rõ những bài học kinh nghiệm quan trọng như xây dựng mặt trận, tập luyện đấu tranh, đặc biệt là bài học về chớp thời cơ khởi nghĩa. Đây là biểu hiện sinh động cho sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng.
HS ghi chép vào vở
4.Củng cố, dặn dò: 
-Củng cố:Giáo viên có thể củng cố kiến thức thông qua một số câu hỏi 
1. Nêu những chuyển biến của tình hình nước ta trong thời kì 1939- 1945.
2. Nêu nội dung chủ yếu của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VI (11 – 1939), lần thứ VIII (tháng 5 năm 1941).
3. Diễn biến, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm về Cách mạng Tháng Tám 1945.
-Dặn dò:
- Đánh giá vai trò của mặt trận Việt Minh đối với Cách mạng Tháng tám được thể hiện như thế nào?
- Đọc trước bài 17, tìm hiểu nội dung và kênh hình trong SGK
*RÚT KINH NGHIỆM
Chủ đề 10
 VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954
Tiết PPCT: 27-28	 I. NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
 TỪ NGÀY 2 – 9 – 1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19 – 12 – 1946 
	 	 Ngày soạn : 15-10-2015 
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, học sinh cần nắm:
1. Kiến thức trọng tâm:
- Biết được những thuận lợi và khó khăn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám 1945.
- Nêu và phân tích được những biện pháp trước mắt và lâu dài của chính quyền cách mạng trong việc giải quyết những khó khăn (về xây dựng chính quyền non trẻ, diệt giặc đói, giặc dốt, tài chính và tàn dư của xã hội cũ để lại). 
- Hiểu rõ những chủ trương, sách lược của Đảng và Chính phủ cách mạng trong việc đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc, bọn phản cách mạng và thực dân Pháp từ sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 đến trước ngày 19/12/1946.
2. GD kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, nhận định, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử liên, quan đến tình hình Việt Nam ở năm đầu sau Cách mạng tháng Tám 1945 (Ví dụ: Vì sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay khi mới ra đời đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?).
3. GD tư tưởng, thái độ:
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tự hào dân tộc, trung thành và tin tưởng vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng.
- Lên án những hành động phá hoại, xâm lược của kẻ thù, sự phản bội Tổ quốc của bọn phản cách mạng.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 
1.Giáo viên:
- Lược đồ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm đầu sau Cách mạng tháng Tám 1945; một số hình ảnh của chính quyền cách mạng trong việc giải quyết giặc đói, giặc dốt, Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên, đoàn quân “Nam tiến”,
- Phiếu học tập, sơ đồ lịch sử (xem phần Phụ lục), phim tư liệu về nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những năm 1945 - 1946 
2..Học sinh: học bài cũ và soạn nội dung bài mới, sưu tầm và tìm hiểu tiểu sử một số nhân vật lịch sử Việt Nam thời kì này.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và ý nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945).
- Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945. Nguyên nhân quyết định đối với sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám?
3. Bài mới:
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
I. Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
* Thuận lợi: 
- Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới đang hình thành,...
- Nhân dân ta được làm chủ nên rất phấn khởi, gắn bó với chế độ.
- Cách mạng có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Đây là thuận lợi cơ bản nhất.
* Khó khăn: Nước ta phải đối phó với 2 mối đe dọa lớn:
- Giặc ngoại xâm và bọn nội phản: Phía Bắc có quân Trung Hoa Dân quốc và bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách muốn cướp chính quyền cách mạng. Phía Nam có quân Pháp được đế quốc Anh giúp sức đã trở lại xâm lược. Ngoài ra còn có 6 vạn quân Nhật, bọn Tờrốtkít, " cùng một lúc nước ta phải đối phó với nhiều kẻ thù nguy hiểm.
- Sự non yếu của chính quyền mới thành lập và những tàn dư của chế độ cũ để lại trên tất cả các mặt: nạn đói đe dọa, nạn dốt (hơn 90% dân số mù chữ), tài chính của nhà nước trống rỗng,. 
" Những mối đe dọa trên đẩy nước ta vào tình thế “ngàn cân theo sợi tóc”.
Hoạt động 1: GV nêu câu hỏi: 
Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nước ta có những thuận lợi cơ bản nào? Theo em, thuận lợi nào là cơ bản nhất.
HS: Tìm hiểu SGK và trả lời
GV: Nhận xét, trình bày bổ sung và chốt ý (có 3 thuận lợi cơ bản). Ở đây, GV cần nhấn mạnh đến yếu tố có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt lãnh đạo nên nhân dân ta rất tin tưởng. Chính nhờ vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng, phong trào đánh Pháp, Nhật đã giành thắng lợi, đưa nhân dân ta thoát khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân, phát xít.
HS: Lắng nghe và ghi chép.
Hoạt động 2: GV trình bày nêu vấn đề: Bên cạnh những thuận lợi cơ bản nêu trên, tình hình nước ta những ngày đầu sau Cách mạng tháng Tám cũng gặp muôn vàn khó khăn. Nhiều người đã nhận định: Cách mạng Việt Nam bấy giờ ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, giống như Lênin từng nhận định về nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917: Giành chính quyền đã khó, nhưng giữ vững được chính quyền còn khó khăn bội phần. Vì sao vậy? Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gặp phải những khó khăn gì sau Cách mạng tháng Tám 1945? Những khó khăn của nước ta có gì giống và khác so với nước Nga Xô Viết sau Cách mạng tháng Mười năm 1917?
HS: Nghiên cứu SGK, kết hợp tái hiện lại những kiến thức đã học ở lớp 11 để so sánh, trao đổi và trả lời.
GV: Nhận xét, trình bày bổ sung và phân tích. Ở đây, GV cần sử dụng Lược đồ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm đầu sau Cách mạng tháng Tám 1945 để hướng dẫn HS quan sát, hình dung về những mối đe dọa của giặc ngoại xâm từ vĩ tuyến 16 đổ ra Bắc (quân Trung Hoa Dân quốc và bọn Việt Quốc, Việt Cách) và từ vĩ tuyến 16 đổ vào Nam (6 vạn quân Nhật chờ giải giáp, đế quốc Anh mở đường cho quân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta, Từ các dẫn chứng và phân tích cụ thể ở trên, GV đi đến kết luận và chốt ý. 
HS: Lắng nghe và ghi chép ý chính
II. Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính.
1. Xây dựng chính quyền cách mạng 
- Ngày 6/1/1946, tổ chức Tổng tuyển cử trong cả nước bầu ra Quốc hội khóa đầu tiên.
- Ngày 2/3/1946, Quốc hội họp kì đầu tiên, bầu ra Chính phủ cách mạng do Hồ Chí Minh đứng đầu
- Ngày 9/11/1946, Quốc hội họp kì thứ hai, thông qua Hiến pháp của nước VNDCCH
- Gấp rút xây dựng các lực lượng vũ trang, gồm các lực lượng giải phóng quân và dân quân tự vệ.
2. Giải quyết nạn dói 
- Biện pháp trước mắt: Kêu gọi cả nước “nhường cơm sẻ áo”, lập “Hũ gạo cứu đói” cho dân,
- Biện pháp lâu dài: Kêu gọi nhân dân “tăng gia sản xuất”, bãi bỏ các loại thuế vô lí và giảm tô thuế cho nông dân,
- Kết quả: Nạn đói được đẩy lùi, nhân dân phấn khởi và tin vào chính quyền cách mạng.
3. Giải quyết nạn dốt 
- Biện pháp trước mắt: Tổ chức các lớp bình dân học vụ để xóa nạn mù chữ cho nhân dân.
- Biện pháp lâu dài: Khai giảng hệ thống trường học từ phổ thông đến đại học, áp dụng nội dung và phương pháp giáo dục mới.
- Kết quả: Đã xóa nạn mù chữ cho hơn 2,5 triệu người, nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa mới.
4. Giải quyết khó khăn về tài chính 
- Biện pháp trước mắt: Kêu gọi nhân dân hưởng ứng phong trào “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập”.
- Biện pháp lâu dài: Ngày 23/11/1946, Quốc hội cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước
- Kết quả: Đến năm 1946, Nhà nước căn bản cân bằng thu – chi. 
Hoạt động: GV nêu vấn đề, sau đó phát Phiếu học tập cho HS, đồng thời hướng dẫn các em nghiên cứu SGK để điền thông tin vào phiếu trong thời gian 4 phút (xem Phiếu học tập ở phần Phụ lục): 
Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn ở trên, Đảng và Chính phủ ta đã làm gì để bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám 1945?
HS: Tìm hiểu SGK và quan sát kênh hình để thảo luận, điền thông tin vào phiếu học tập theo gợi ý cho sẵn. Nhằm tăng thêm không khí học tập và phát huy tính tích cực, chủ động của HS, GV thông báo sẽ chấm bài làm trên phiếu học tập của 5 người làm nhanh nhất.
GV – HS: Hết thời gian, GV gọi một số HS trình bày bài làm trên phiếu học tập của mình, các bạn khác lắng nghe và bổ sung. Cuối cùng, GV nhận xét, đưa ra thông tin phản hồi, kết hợp với sử dụng một số hình ảnh và phim tư liệu để cụ thể hóa cho những biện pháp của Đảng và Chính phủ ta trong việc giải quyết các khó khăn trên. Ví như sử dụng các đoạn phim tư liệu nói về nhân dân ta đi bầu cử ngày 6/1/1946, giải quyết nạn đói, nạn dốt, hình ảnh Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên ở Hà Nội, (Nguồn tư liệu hình ảnh này GV xem lại ở phần “Phương tiện dạy học chủ yếu”).
Khi tổ chức dạy học các nội dung này, GV cần lưu ý nhấn mạnh cho HS 2 điểm sau:
+ Tổng tuyển cử tự do thực sự là một cuộc vận động chính trị rộng lớn. Với kết quả hơn 90% cử tri cả nước vượt qua mọi hành động chống phá của kẻ thù để đi bỏ phiếu thực sự là một thành công lớn. Tổng số 333 đại biểu đại diện cho ba miền Bắc – Trung – Nam được bầu vào Quốc hội, cơ quan cao nhất của nhà nước đã tượng trưng cho khối đoàn kết của toàn dân tộc, chứng tỏ nhân dân ta hết rất tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng và Chính phủ.
+ Cùng với việc xây dựng chính quyền mới, việc giải quyết những tàn dư của chế độ cũ để lại như nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính trong bối cảnh nhân dân cả nước đang gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn được đông đảo người dân ủng hộ cho thấy các chủ trương, biện pháp trước mắt và lâu dài của Đảng, Chính phủ ta rất đúng đắn, sáng suốt. Việc thực hiện thành công những biện pháp này đã khẳng định uy tín của Đảng, Chính phủ được nâng cao và người dân sẽ còn tin tưởng hơn nữa vào các biện pháp đối phó với giặc ngoại xâm.
HS: Tập trung theo dõi phần trình bày của GV để hiểu rõ hơn, đồng thời đối chiếu với kết quả bài làm của mình để sửa chữa, bổ sung.
GV: Dẫn dắt sang mục III.
III. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng 
1. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ
* Thực dân Pháp xâm lược trở lại
- Thực dân Pháp đã có âm mưu trở lại xâm lược nước ta từ khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh (cử tướng Lơcơléc và Đácgiăngliơ đến Sài Gòn).
- Ngày “Tết độc lập” (2/9/1945), Pháp xả súng vào dân thường ở Sài Gòn - Chợ Lớn làm 47 người chết, nhiều người bị thương.
- Ngày 23/9/1945, Pháp chính thức cho quân nổ súng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.
* Nhân dân ta kháng chiến:
- Nhân dân Nam Bộ đã anh dũng đánh trả bọn xâm lược bằng mọi hình thức và vũ khí trong tay, gây cho Pháp nhiều khó khăn.
- Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hàng vạn thanh niên miền Bắc hăng hái gia nhập đoàn quân “Nam tiến”, sát cánh cùng nhân dân miền Nam đánh Pháp.
Hoạt động 1: GV nêu câu hỏi: 
Thực dân Pháp đã có âm mưu và hành động trở lại xâm lược nước ta từ như thế nào? 
HS: Nghiên cứu SGK, trao đổi và trả lời:
GV: Nhận xét, trình bày và phân tích giúp HS hiểu được: Âm mưu trở lại xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp đã có từ rất sớm, ngay từ khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện và quân Đồng minh chưa vào nước ta. Âm mưu và hành động xâm lược của Pháp thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, Chính phủ Đờ Gôn đã ra quyết định thành lập một đạo quân viễn chinh đến Sài Gòn do Tướng Lơcơléc làm chỉ huy, cử Đô đốc Đácgiăngliơ sang làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương. Thứ hai, ngay trong ngày 2/9/1945 khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn xuống đường mít tinh mừng ngày “Tết độc lập”, Pháp đã xả súng vào người dân, giết chết 47 người và làm hàng chục người khác bị thương. Thứ ba, đêm 22 rạng sáng ngày 23/9/1945, Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ Sài Gòn. Hành động này chính thức mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần hai. Trên thực tế, Pháp sớm đánh chiếm trở lại nước ta cũng vì được đế quốc Anh giúp sức. Ngay khi đến Sài Gòn, quân Anh đã yêu cầu ta giải tán lực lượng vũ trang, rồi tự mình thả hết tù binh Pháp, trang bị cho quân Pháp vũ khí,
HS: Lắng nghe và ghi chép ý chính
Hoạt động 2: GV nêu vấn đề để HS suy nghĩ: 
Vậy trước những âm mưu và hành động trở lại xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân ta đã đứng lên kháng chiến như thế nào? 
HS: Tìm hiểu SGK và quan sát hình để trả lời:
GV: Nhận xét, trình bày bổ sung, kết hợp hướng dẫn HS khai thác hình Đoàn quân “Nam tiến” lên đường vào Nam chiến đấu rồi chốt ý.
HS: Lắng nghe và ghi vở.
2. Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc
- Ta chọn sách lược hòa hoãn, dùng ngoại giao khôn khéo để tránh xung đột quân sự, đồng thời kiên quyết vạch mặt âm mưu phá hoại của quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng.
- Biểu hiện: 
+ Nhường cho bọn Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và 4 ghế Bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp.
+ Nhân nhượng cho quân Trung Hoa Dân quốc một số quyền lợi về kinh tế (cung cấp cho chúng một phần lương thực, nhận tiêu tiền của Trung Quốc,)
+ Đảng tuyên bố “tự giải tán”, nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật.
+ Ban hành một số sắc lệnh dể trấn áp các tổ chức phản cách mạng, trừng trị thẳng tay những hành động phá hoại của bọn tay sai thân Trung Hoa Dân quốc,...
" Âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của kẻ thù thất bại.
Hoạt động 1: GV tổ chức trao đổi với HS và trình bày nêu vấn đề: 
Ngay sau ngày “Tết độc lập”, Đảng và Chính phủ ta cùng một lúc phải đối phó với nhiều loại kẻ thù nguy hiểm: quân Anh, Pháp, phát xít Nhật ở miền Nam, quân Trung Hoa Dân quốc, bọn Việt Quốc, Việt Cách ở miền Bắc, bọn phản cách mạng, Trong đó, quân Anh và Trung Hoa Dân quốc vào nước ta là có pháp lí quốc tế, làm nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật. Vậy theo các em, chúng ta có nên dùng quân sự để đánh quân Trung Hoa Dân quốc lúc này không? (HS sẽ trả lời không). 
GV tiếp lời: Nếu dùng quân sự để đánh kẻ thù lúc này là rất bất lợi, vì chúng vào nước ta mang pháp lí quốc tế dưới danh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp phít xít Nhật. Hơn nữa, chính quyền và lực lượng của ta lúc này còn yếu, khó có thể thắng được . Sách lược đấu tranh của chúng ta lúc này là tránh trường hợp cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, nên chọn giải pháp hòa hoãn, tránh xung đột quân sự, dùng ngoại giao khôn khéo, đồng thời kiên quyết vạch mặt âm mưu phá hoại của kẻ thù. Vậy trong giai đoạn từ tháng 9/1945 đến trước ngày 6/3/1946, Đảng và Chính phủ cách mạng đã thực hiện những chủ trương, sách lược gì để đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc? 
HS: Tìm hiểu SGK, suy nghĩ, trao đổi, trả lời:
GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
Nếu điều kiện cho phép, GV có thể cho HS xem đoạn phim tư liệu về Đảng và Chính phủ cách mạng đón tiếp quân Trung Hoa Dân quốc vào nước ta để cụ thể hóa sự kiện (nguồn từ đĩa CD Hồ Chí Minh toàn tập).
HS: Theo dõi và ghi ý chính.
GV: Dẫn dắt chuyển sang mục 3: Chủ trương, sách lược của Đảng, Chính phủ ta đã làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền của quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn tay sai của chúng. Nhưng làm thế nào để đuổi chúng về nước? Chúng ta cùng tìm hiểu ở mục 3.
3. Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta
* Hoàn cảnh:
- Để đem quân ra Bắc nhằm thôn tính cả nước ta, thực dân Pháp đã đàm phán với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cho họ ra chiếm đóng miền Bắc thay thế.
- Ngày 28/2/1946, Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết, quân Pháp được phép ra miền Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật thay quân Trung Hoa Dân quốc " gây bất lợi cho ta.
- Để tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù và có thêm thời gian hòa hoãn và chuẩn bị lực lượng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn giải pháp “hòa để tiến”: kí với Chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946).
* Nội dung của Hiệp định Sơ bộ:
- Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
- Ta đồng ý cho Pháp đem 15.000 quân vào miền Bắc thay thế Trung Hoa Dân quốc, nhưng sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm.
- Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ, tạo không khí thuận lợi cho cuộc đàm phán chính thức sau này.
* Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Sơ bộ:
- Phía ta tôn trọng Hiệp định, khẩn trương củng cố, xây dựng và phát triển lực lượng về mọi mặt nhưng thực dân Pháp lại ra sức phá hoại, tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi nước ta, 
- Ngày 14/9/1946, Chủ tịch HCM kí với Pháp bản Tạm ước, nhân nhượng cho Pháp thêm một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa.
* Ý nghĩa của việc hoàn hoãn:
- Ta đã loại bớt kẻ thủ nguy hiểm (quân Trung Hoa Dân quốc và bọn tay sai phải ra khỏi nước ta), tập trung lực lượng vào kẻ thù chính là thực dân Pháp.
- Ta có thêm thời gian hòa hoãn để củng cố, xây dựng lực lượng, chuẩn bị cho đánh Pháp lâu dài.
Hoạt động 1: GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ: 
Vì sao thực dân Pháp và Chính phủ Trung Hoa Dân quốc lại kí với nhau Hiệp ước Hoa – Pháp? Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện chủ trương, biện pháp gì để hòa hoãn với Pháp và đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước?
HS: Tìm hiểu SGK để trao đổi và trả lời. 
GV: Nhận xét, trình bày, phân t

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Su_hinh_thanh_trat_tu_the_gioi_moi_sau_Chien_tranh_the_gioi_thu_hai_1945_1949.doc