Giáo án Lịch sử - Những vấn đề cơ bản của tư tưởng hồ Chí Minh

Câu 1: Đồng chí hãy phân tích nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh?

Nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh từ các giá trị sau:

Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN:

- Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất, tự lực tự cường đó là lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã hình thành cho Việt Nam các giá trị truyền thống phong phú, vững bền, mà căn bản là do nhu cầu của cuộc đấu tranh chống lại xâm lăng và yêu cầu sản xuất trước môi trường thiên nhiên nghiệt ngã, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là giá trị tinh thần cao nhất của dân tộc ta. Nó có đặc điểm là mang trong mình một giá trị kép: yêu nước-thương dân, thương dân-yêu nước. Vì thế vấn đề dân tộc gắn liền với vấn đề con người trong tất cả các lĩnh vực của đời sống con người Việt Nam.

Chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, trở thành đạo lý của con người Việt Nam, là một trong những giá trị nằm trong bảng thang giá trị nhân cách của con người Việt Nam, thấm đẫm trong mỗi con người Việt Nam, trong đó có Nguyễn Ái Quốc.

- Đó là tinh thần cộng đồng, đoàn kết ý thức dân chủ được nuôi dưỡng trong quá trình dựng nước và giữ nước. Là tinh thần tương thân tương ái, nhân nghĩa, cố kết cộng đồng, “lá lành đùm lá rách”, quý trọng hiền tài. Mặc dù bị nô dịch, đồng hóa về văn hóa, phong tục tập quán nhưng vẫn không khuất phục được. Những giá trị tốt đẹp đó làm cho mối quan hệ Cá nhân – Gia đình – Làng - Nước trở nên bền chặt. Đó là vấn đề dân tộc gắn liền với vấn đề con người trong tất cả các lĩnh vực của đời sống con người Việt Nam.

- Cùng với truyền thống văn hóa ngàn đời của dân tộc như dũng cảm, cần cù, thông minh sáng tạo trong lao động sản xuất và chiến đấu, dân tộc VN luôn rộng mở đón nhận những giá trị văn minh của nhân loại để bảo tồn dân tộc và phát triển đất nước

 

doc 20 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2012Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử - Những vấn đề cơ bản của tư tưởng hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại đoàn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đoàn kết lâu dài, chặt chẽ. Đó là một tập hợp có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, nền tảng là khối liên minh công – nông – trí thức. Người nói: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc”.
Đại đoàn kết phải chân thành, thẳng thắn, thân ái; đoàn kết phải gắn với tự phê bình và phê bình. HCM chủ trương tập hợp mọi lực lượng dân tộc trong khối đại đoàn kết. Người cho rằng: “Đoàn kết thật sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân”. Do đó, tự phê bình và phê bình phải chân thành, thẳng thắn, thân ái, phải có lý, có tình, phê bình việc chứ không phê bình người.
Phương pháp đại đoàn kết dân tộc đó là:
Phương pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục nhằm thức tỉnh mọi người, để họ tự nguyện, tự giác tham gia vào một tổ chức đoàn thể trong mặt trận. HCM cho rằng, hiệu quả của phương pháp tuyên truyền còn tuỳ thuộc vào việc sử dụng các hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp. Người yêu cầu: muốn quần chúng tin theo, người cán bộ tuyên truyền phải nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, phải đi sâu, đi sát đồng bào, phải là một tấm gương.
Phương pháp tổ chức. Muốn xây dựng, củng cố đại đoàn kết, theo HCM cần có phương pháp tổ chức khoa học. Người yêu cầu Đảng phải đề ra được đường lối đại đoàn kết đúng đắn; đảng phải đoàn kết, Đảng phải là một tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật, tự giác; đảng viên phải là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Đối với Nhà nước phải thật sự là của dân, do dân, vì dân. Cán bộ công chức nhà nước phải tận tuỵ, phải là “công bộc của dân”.
Đối với Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, HCM yêu cầu hình thức tổ chức phải phong phú, đa dạng, phù hợp với trình độ nhận thức của quần chúng; cán bộ phải óc nghĩ, chân đi, mắt thấy, tai nghe, miệng nói, tay làm; phải làm tốt công tác dân vận.
Phương pháp xử lý và giải quyết các mối quan hệ. Theo HCM đó là giải quyết mối tương quan ba chiều giữa cách mạng – trung gian – phản cách mạng.
Đối với lực lượng cách mạng cần khai thác, phát huy những điểm thống nhất, tương đồng; hạn chế, khắc phục tiến tới xoá bỏ dần những khác biệt.
Đối với lực lượng trung gian đó là xoá bỏ mọi thành kiến, mặc cảm, khơi gợi, cổ vũ ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước; chân thành hợp tác, trọng dụng những người có đức, có tài ra giúp dân, giúp nước.
Đối với lực lượng phản cách mạng cần chủ động, kiên quyết tiêu diệt trên cơ sở phân hoá cô lập chúng cao độ; chú ý khai thác những mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù.
Đại đoàn kết quốc tế.
HCM là người Việt Nam đầu tiên đã gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Đoàn kết dân tộc là cơ sở để thực hiện đoàn kết quốc tế.
Lực lượng và hình thức đại đoàn kết quốc tế. HCM xác định lực lượng đại đoàn kết quốc tế gồm phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; phong trào giải phóng dân tộc; phong trào hoà bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới.
HCM đã xây dựng các hình thức Mặt trận đoàn kết quốc tế phù hợp và đạt hiệu quả cao như:
Đối với các nước láng giềng, HCM xây dựng Liên minh chiến đấu ba nước Đông Dương, lập mặt trận thống nhất các dân tộc Việt – Miên – Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Đối với các nước xã hội chủ nghĩa anh em, HCM xây dựng Liên minh hữu nghị hợp tác và tương trợ với các nước.
Đối với nhân dân yêu chuộng hoà bình, công lý trên thế giới, HCM xây dựng mặt trận đoàn kết với phong trào hoà bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới.
Nguyên tắc và phương pháp đại đoàn kết quốc tế.
Về nguyên tắc theo HCM là trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, phấn đấu vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Về phương pháp là xây dựng tình đoàn kết hữu nghị hợp tác, cùng phát triển trên tinh thần “giúp bạn tức là tự giúp mình”, “vừa là đồng chí vừa là anh em”.
Đề cao độc lập tự chủ, tự lực tự cường “tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”, “muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp mình đã”. Đồng thời tranh thủ đến mức cao nhất sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới, “Chính sách ngoại giao của Chính phủ thì chỉ có một điều tức là thân thiện với tất cả các nước dân chủ trên thế giới để giữ gìn hoà bình”.
Câu 6: Đồng chí hãy trình bày mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc và biện pháp thực hiện đại đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay? Liên hệ thực tiễn?
Mục tiêu đại đoàn kết là củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Quan điểm chỉ đạo đại đoàn kết đó là:
Một là: Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Hai là: lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng, xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần, giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai.
Ba là: bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của các giai cấp, tầng lớp nhân dân; kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội; thực hiện dân chủ gắn liền với giữ vững kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; không ngừng bồi dưỡng, nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc, tinh thần tự lực, tự cường xây dựng đất nước.
Bốn là: đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là tổ chức Đảng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
Năm là: thực hiện nhất quán đường lối đoàn kết quốc tế độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, với phương châm: Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hoà bình phát triển.
Nguyên tắn đại đoàn kết là:
Thứ nhất, đại đoàn kết toàn dân phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hoà quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội.
Hai là, đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Ba là, tin dân, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn vướng mắc của nhân dân; làm tốt công tác dân vận.
Bốn là, đoàn kết quốc tế phải trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; hợp tác bình đẳng và cùng có lợi.
Biện pháp đại đoàn kết là
Xây dựng những chính sách nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc đó là những chính sách phát triển kinh tế – xã hội; chính sách đối với các giai cấp, tầng lớp xã hội.
Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh để Đảng thực sự là hạt nhân lãnh đạo khối đại đoàn kết dân tộc.
Phát huy mạnh mẽ vai trò của chính quyền trong việc thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc.
Mở rộng và đa dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân, nâng cao vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, nâng cao trách nhiệm công dân, xây dựng sự đồng thuận xã hội, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước.
Giữ vững môi trường hoà bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Liên hệ thực tiễn
Trong những năm đổi mới, nền kinh tế của đất nước tiếp tục phát triển với nhịp độ cao so với các nước khác trong khu vực. Tình hình chính trị của đất nước luôn luôn giữ được ổn định. Tình hình xã hội có tiến bộ. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Vị thế của đất nước không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế. Thế và lực của đất nước ta mạnh lên rất nhiều cho phép nước ta tiếp tục phát huy nội lực kết hợp với tranh thủ ngoại lực để phát triển nhanh và bền vững. Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Do vậy, vận dụng tư tưởng HCM về đại đoàn kết đó là chúng ta phải:
Xác định hướng đi: Đại đoàn kết dân tộc - Cội nguồn sức mạnh của đất nước là yếu tố quyết định cho phát triển. Từ ngày Đảng ta có chủ trương đổi mới, tư tưởng hòa hợp dân tộc lại được phục hưng và ứng nghiệm với nhiều kết quả khả quan. Quan điểm kinh tế nhiều thành phần, quan điểm kinh tế mở, tư tưởng Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trên thế giới, khép lại quá khứ, hướng về tương lai,.. đã giúp cho nước ta khai thác được cả nội lực và ngoại lực để vượt khỏi khủng hoảng, liên tiếp thu được những thành quả về mọi mặt.
Xây dựng, kiện toàn hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh: Xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam vững mạnh. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân trong sạch, vững mạnh, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân. Luôn luôn chăm lo xây dựng Mặt trận và các Đoàn thể nhân dân. Hệ thống chính trị ở Việt Nam hoạt động theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Đây là một cơ chế có sự thống nhất, không có đối lập và không tách rời nhau.
Dựa vào sức mạnh của toàn dân, lấy dân làm gốc: Sự nghiệp đổi mới là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân, cho nên mọi chủ trương chính sách của Đảng ta đều xuất phát từ dân, dựa vào dân mà thực hiện. “Dễ mười lần không dân cũng chịu, Khó trăm lần dân liệu cũng xong”.
Thường xuyên chăm lo xây dựng và phát triển nguồn lực con người. Cần xây dựng và phát triển nguồn nhân lực: Bồi dưỡng tư tưởng yêu nước kết hợp với tinh thần quốc tế chân chính. Có đạo đức, lối sống cách mạng trong sáng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không tham nhũng và mắc các tiêu cực khác. Đội ngũ nhân lực có trình độ cao
Tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân: Xã hội càng phát triển thì trình độ dân chủ của một xã hội càng cao. Dân phải được tôn trọng, phải phát huy được tính tích cực của mình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Kinh tế thị trường đã và đang tạo ra những mặt tích cực đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng đồng thời cũng có những mặt trái, làm trầm trọng thêm một số tiêu cực đã có trước đây và nảy sinh một số tiêu cực mới. Mọi âm mưu và hành động, dù là nhỏ, làm tổn hại đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc đều là có tội đối với đất nước, cần được lên án. Tạo điều kiện cho nhân dân làm tròn nghĩa vụ công dân.
Để ngọn lửa yêu nước và đại đoàn kết dân tộc sáng mãi: Chúng ta cần ôn lại mấy bài học lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là: Đất nước Việt Nam, giang sơn Việt Nam cùng mọi thành quả của nền văn hóa Việt Nam không phải là của riêng ai, của một giai cấp hay đảng phái nào, mà là tài sản chung của mọi người Việt nam, của cả dân tộc Việt Nam. Mọi người Việt Nam đều có trách nhiệm và có quyền được đóng góp vào việc tô điểm cho giang sơn đó, làm giàu thêm và đẹp thêm cho nền văn hóa đó. Phải làm sao để cho mọi người Việt Namn đều được sống với giang sơn gấm vóc này, được hưởng mọi giá trị vật chất và tinh thần của nền văn hóa này.
Câu 7: Đồng chí hãy phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về tính chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân? Liên hệ thực tiễn?
HCM khẳng định: “nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.
Hiểu một cách tổng quát nhất quan điểm về nhà nước của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng HCM những nội dung sau:
Nhà nước của dân.
HCM đã chỉ đạo xây dựng Nhà nước, cơ quan quyền lực nhà nước phải là của dân, do dân làm chủ. Nhà nước mới theo HCM trước hết phải là nhà nước của cả dân tộc. Trong tư tưởng HCM, độc lập, thống nhất đất nước không tách rời với tự do, hạnh phúc của nhân dân, “nước được độc lập mà dân không có tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng không có nghĩa gì”.
Do vậy, khi đã tìm được con đường giải phóng dân tộc, HCM đã cùng Đảng, cùng dân bắt tay ngay vào xây dựng “nhà nước dân chủ, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Nhà nước ta là nhà nước dân chủ nên nhân dân có quyền kiểm soát nhà nước, cử tri bầu ra các đại biểu, uỷ quyền cho các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh. Đây là điều đối lập hoàn toàn với bản chất của các kiểu nhà nước trước đó trong lịch sử nước ta. Nhà nước đó hoạt động vì mục tiêu, quyền lợi của nhân dân lao động. Người xác định rõ quyền lực nhà nước là ở tay nhân dân lao động; nguồn gốc quyền lực, sức mạnh của nhà nước là ở nhân dân; nhân dân là chủ thể duy nhất của quyền lực nhà nước đó.
HCM đã nêu lên quan điểm dân là chủ và dân làm chủ. Dân là chủ có nghĩa là xác định vị thế của dân, còn dân làm chủ có nghĩa là xác định quyền, nghĩa vụ của dân. Trong nhà nước của dân “dân là gốc của nước”, “nước lấy dân làm gốc” là nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức, xây dựng nhà nước, là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn Việt Nam.
Trong tư tưởng HCM nhà nước của dân, dân là người có địa vị cao nhất, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước, dân tộc. HCM đã nhiều lần khẳng định: nước ta là nước dân chủ; địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ,... quan niệm toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thể hiện rõ nhất tính dân chủ triệt để của Nhà nước ta.
Trong nhà nước ta, dân là chủ thể của quyền lực thì người cầm quyền, cán bộ công chức nhà nước chỉ là người được uỷ quyền, giải quyết những công việc chung của đất nước. HCM gọi là “đầy tớ”, “công bộc” của dân. Người cầm quyền phải gần dân, sát dân, hiểu dân, thương dân, tin dân và biết sử dụng sức mạnh của dân. Tác phong của người cầm quyền phải là: óc nghĩ, mắt thấy, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Do vậy, người cán bộ không phải là đứng trên nhân dân, coi khinh nhân dân, “cậy thế” với dân, “quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân”.
Nhà nước do dân:
Theo HCM, nhà nước do dân là dân làm chủ nhà nước, nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ; chính vì vậy, nhà nước phải tin dân và dựa vào dân. HCM thường nhấn mạnh nhiệm vụ của những người cách mạng là phải làm cho dân hiểu, làm cho dân giác ngộ để nâng cao được trách nhiệm làm chủ.
Nhà nước do dân, nghĩa là dân có trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp trí tuệ, sức người, sức của để tổ chức, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Nhà nước do dân còn bao hàm nhân dân có quyền tham gia vào công việc quản lý nhà nước, phê bình, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. HCM khẳng định: “trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”.
Sự thành bại của cách mạng đều gắn với vai trò của quần chúng nhân dân lao động, “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”.
Nhà nước muốn là của dân, thì phải làm tốt bổn phận là người đại biểu thay mặt nhân dân, quyền hành nơi nhà nước là do nhân dân giao phó. Trong xây dựng nhà nước dân chủ HCM luôn yêu cầu nhà nước phải thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình, lắng nghe ý dân và phải thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Nhà nước do dân, dân làm chủ nhà nước theo tư tưởng HCM là sự thống nhất biện chứng của cả quyền và nghĩa vụ làm chủ; nó thể hiện bản chất dân chủ triệt để của nhà nước kiểu mới.
Nhà nước vì dân:
Trong tư tưởng HCM nhà nước vì dân là một nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân và lấy con người là mục tiêu phấn đấu lâu dài như HCM từng nêu rõ: “làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành”. Cả cuộc đời Người “chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân”.
Nhà nước vì dân, do dân tự xây dựng nên, điều này phải hiểu là nhà nước tồn tại và hoạt động vì quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động. Một nhà nước đặt lợi ích của dân lên trên hết, nhà nước đó phải có đường lối, chủ trương và chính sách đều phục vụ lợi ích của dân. Người từng viết: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh”.
Bên cạnh đem lại lợi ích cho dân, chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân, nhà nước phải biết kết hợp, điều chỉnh các loại lợi ích khác nhau giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội. Bản chất dân chủ của nhà nước theo tư tưởng HCM được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng xác định: “Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân”.
Nhà nước là đại diện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước đều phải phản ánh lợi ích của đại đa số nhân dân.
Liên hệ thực tiễn.
Để tiếp tục quán triệt, học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, cần nắm chắc, thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:
Trước hết, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân phải nắm vững mục tiêu là tôn trọng, bảo vệ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tất cả vì độc lập dân tộc, dân chủ, tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Quan điểm trên càng có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng một Nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân - do nhân dân làm chủ, nhất là khi các thế lực thù địch đang lợi dụng chiêu bài “dân chủ” và “nhân quyền” cũng như các thủ đoạn khác để vu cáo, xuyên tạc chế độ dân chủ, chống phá cách mạng nước ta. Tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền phải quán triệt sâu sắc quan điểm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.
Hai là, phát huy quyền làm chủ của nhân dân để nhân dân thực sự thực hiện quyền làm chủ đất nước của mình. Vấn đề quan trọng hiện nay là phải tìm ra và thực thi những cơ chế, hình thức dân chủ hữu hiệu để nhân dân thật sự quyết định những công việc trọng đại của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, trước hết và trực tiếp ở cơ sở. Thực tiễn cuộc sống đã chỉ rõ, chừng nào và khi nào Nhà nước chưa tạo đủ điều kiện để nhân dân thực hiện phát huy quyền làm chủ của mình ở cơ sở, hoặc để xảy ra dân chủ cực đoan, dân chủ quá trớn, gây trở ngại cho hoạt động điều hành và quản lý của bộ máy chính quyền cơ sở, thì chừng đó quyền lực Nhà nước ở địa phương bị suy giảm, cản trở việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.
Ba là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong các cơ quan quyền lực của tổ chức nhà nước về phẩm chất chính trị, đạo đức, phong cách, năng lực quản lý, năng lực chuyên môn để họ thực sự là “người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”, toàn tâm, toàn ý phục vụ lợi ích của nhân dân. Đây là nhân tố “cốt lõi” bảo đảm sự thành công của nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì nhân dân. Theo đó, cùng với việc nâng cao bản lĩnh chính trị, giáo dục đạo đức cách mạng, ph

Tài liệu đính kèm:

  • docTu_tuong_Ho_Chi_Minh_TCLLCTHC.doc