KHOA HỌC
TIẾT 29: THUỶ TINH
A. MỤC TIÊU:
- Nhân biết một số tính chất của thủy tinh.
- Nêu được công dụng của thủy tinh.
- Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thủy tinh.
* Sử dụng phương pháp “bàn tay nặn bột”(hoạt động 2)
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình và thông tin trang 60, 61 SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề: Thủy tinh thường có những tính chất gì? - Phát Phiếu học tập cho các nhóm. - HS làm việc theo nhóm 2: ghi vào phiếu học tập (Mục 1: Điều các em nghĩ) những hiểu biết ban đầu của mình về tính chất của thủy tinh. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Bước 2 : Bộc lộ những hiểu biết ban đầu: - Yêu cầu HS nêu những hiểu biết ban đầu của mình về tính chất của thủy tinh. - HS nêu những hiểu biết của mình về thủy tinh. Bước 3 : Đề xuất câu hỏi, phương án tìm tòi: - GV yêu cầu: Các em hãy nêu thắc mắc của mình về tính chất của thủy tinh bằng một số câu hỏi (cho HS nêu miệng) - HS tự đặt câu hỏi vào phiếu học tập (Câu hỏi các em đặt ra) Ví dụ HS có thể nêu: Thủy tinh có bị cháy không? Thủy tinh có bị gỉ không? Thủy tinh có dễ vỡ không ? Thủy tinh có bị a- xít ăn mòn không ? - Lần lượt HS nêu câu hỏi - GV chốt lại một số câu hỏi (dự kiến): - Thủy tinh có trong suốt không ? - Thủy tinh có bị gỉ không? - Thủy tinh cứng hay mềm? - Thủy tinh có dễ vỡ không ? - Thủy tinh có cháy không ? - Thủy tinh có hút ẩm không? - Thủy tinh có bị a- xít ăn mòn không ? - 1 HS đọc lại các câu hỏi -GV: Để kiểm tra kết quả dự đoán của mình các em phải làm thế nào? - HS đề xuất các cách làm để kiểm tra kết quả dự đoán (VD: Thí nghiệm, quan sát, trải nghiệm...,) -GV: Các em đã đưa ra nhiều cách làm để kiểm tra kết quả, nhưng cách làm thí nghiệm và dựa vào trải nghiệm là phù hợp nhất. Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu - Các nhóm HS chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm, tự thực hiện thí nghiệm, quan sát và rút ra kết luận từ thí nghiệm (HS điền vào phiếu học tập-mục 3) - GV quan sát các nhóm. - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm trước lớp. -Học sinh tự thực hiện các thí nghiệm để trả lời được các câu hỏi đã đưa ra. +Trong thực tế, để đồ dùng bằng thủy tinh lâu ngày ngoài trời nó không bị gỉ. +Dùng tay bóp các đồ vật bằng thủy tinh, các đồ vật ấy không bị biến dạng. +Em để rơi bóng đèn xuống nền nhà, bóng đèn bị vỡ ra nhiều mảnh. +Đốt tấm thủy tinh nhưng tấm thủy tinh không cháy. +Đổ 1 ít nước vào chai thủy tinh, sờ bên ngoài chai không bị ướt. +Trong các phòng thí nghiệm, người ta dùng các lọ thủy tinh để đựng a-xít và chúng không bị a-xít ăn mòn. + Sau mỗi lần đại diện nhóm trình bày thí nghiệm, GV có thể hỏi thêm: Có nhóm nào làm thí nghiệm khác như thế mà kết quả cũng giống như nhóm bạn không? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm. - Các nhóm khác nêu thí nghiệm của nhóm mình (nếu khác nhóm bạn) - HS có thể trình bày thí nghiệm Bước 5:Kết luận và hợp thức hóa kiến thức: -GV nêu: Qua thí nghiệm các em rút ra kết luận gì ? - HS trình bày phiếu học tập (Mục 4: Kết luận của các em). - GV hướng dẫn HS so sánh kết quả thí nghiệm với các suy nghĩ ban đầu của mình ở bước 2 có gì khác nhau. - HS nêu. * Lưu ý: GV chỉ nhận xét nhóm nào trùng, nhóm nào không trùng ý kiến ban đầu; không nhận xét đúng, sai. * GV nhận xét, kết luận và chốt bảng: “Thuỷ tinh thường trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ. Thuỷ tinh không cháy, không hút ẩm và không bị a-xít ăn mòn.” -Vài HS đọc lại kết luận của GV. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2016 KHOA HỌC TIẾT 30: CAO SU A. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết: - Nhận biết một số tính chất của cao su. - Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su. * Sử dụng phương pháp”bàn tay nặn bột”(hoạt động 1) B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình và thông tin trang 62, 63 SGK. - Sưu tầm một số đồ dùng bằng cao su. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: I. Kiểm tra: - Thuỷ tinh được dùng để làm gì? Nêu tính chất của thuỷ tinh? II. Dạy bài mới: a.Hoạt động 1: Thực hành. *Mục tiêu: HS làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su. *Cách tiến hành: Bước 1 : Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề: H: Em hãy kể tên các đồ dùng được làm bằng cao su? GV tổ chức trò chơi “Truyền điện” để HS kể được các đồ dùng làm bằng cao su -HS tham gia chơi -Kết luận trò chơi H: Theo em, cao su có tính chất gì? Bước 2: Bộc lộ ý kiến ban đầu của HS: -GV yêu cầu HS mô tả bằng lời những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về những tính chất của cao su - HS làm việc cá nhân: ghi vào vở TN những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về những tính chất của cao su - GV yêu cầu HS trình bày quan điểm của các em về vấn đề trên - HS làm việc theo nhóm 2: tập hợp các ý kiến vào bảng nhóm - Các nhóm đính bảng phụ lên bảng lớp và cử đại diện nhóm trình bày Bước 3: Đề xuất câu hỏi : - GV yêu cầu: Các em hãy nêu thắc mắc của mình về tính chất của cao subằng một số câu hỏi (cho HS nêu miệng) - HS tự đặt câu hỏi vào phiếu học tập (Câu hỏi các em đặt ra) -Ví dụ HS có thể nêu: Cao su có tan trong nước không? Cao su có cách nhiệt được không? Khi gặp lửa, cao su có cháy không - GV tập hợp các câu hỏi của các nhóm(dự kiến) H: Tính đàn hồi của cao su như thế nào? H: Khi gặp nóng, lạnh, hình dạng của cao su thay đổi như thế nào? H: Cao su có thể cách nhiệt, cách điện được không? H: Cao su tan và không tan trong những chất nào? Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu: -GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất thí nghiệm nghiên cứu - Tổ chức cho các nhóm trình bày thí nghiệm - HS thảo luận theo nhóm 2, đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu - Các nhóm HS tự bố trí thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, quan sát và rút ra kết luận từ thí nghiệm .(ghi kết quả thí nhiệm vào bảng) Bước 5 :Kết luận, đưa ra kiến thức mới : - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi trình bày thí nghiệm - GV tổ chức cho các nhóm thực hiện lại thí nghiệm về một tính chất của cao su (nếu thí nghiệm đó không trùng với thí nghiệm của nhóm bạn) -GV hướng dẫn HS so sánh kết quả thí nghiệm với các suy nghĩ ban đầu của mình ở bước 2 để khắc sâu kiến thức - Các nhóm báo cáo kết quả (đính kết quả của nhóm lên bảng lớp), cử đại diện nhóm trình bày - GV kết luận về tính chất của cao su: cao su có tính đàn hồi tốt; ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh; cách điện, cách nhiệt tốt; không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác; cháy khi gặp lửa. Hoạt động của GV Hoạt động của HS b. Hoạt động 2: Thảo luận. *Mục tiêu: Giúp HS: - Kể được tên các vật liệu được dùng để chế tạo ra cao su. - Nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su. *Cách tiến hành:Cho HS thảo luận nhóm 4 theo nội dung phiếu học tập các câu hỏi - Có mấy loại cao su? Là những loại nào - Ngoài tính đàn hồi tốt, cao su còn có tính chất gì? - Cao su được sử dụng để làm gì? - Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su - Mời đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm trình bày một câu. - GV kết luận: - Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. III. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sa - HS thực hành theo nhóm - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - HS rút ra tính chất của cao su - HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV và theo nội dung của phiếu học tập. - Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét. - HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. TUẦN 16 Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2016 KHOA HỌC TIẾT 31: CHẤT DẺO A. MỤC TIÊU: - Nhận biết một số tính chất của chất dẻo. - Nêu được một số cộng dụng bằng chất dẻo. * Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột ” ở hoạt động 1 B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình và thông tin trang 64, 65 SGK. - Một vài đồ dùng thông thường bằng nhựa. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra : - Cao su được dùng để làm gì? - Nêu tính chất của cao su? 2. Dạy bài mới: a. Hoạt động 1: Quan sát. *Mục tiêu: -Giúp HS nói được về hình dạng, độ cứng của một số sản phẩm được làm ra từ chất dẻo. *Cách tiến hành: Bước 1 : Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề: Chất dẻo thường có những tính chất gì? - Phát Phiếu học tập cho các nhóm. - HS làm việc theo nhóm 2: ghi vào phiếu học tập (Mục 1: Điều các em nghĩ) những hiểu biết ban đầu của mình về tính chất của cất dẻo. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Bước 2 : Bộc lộ những hiểu biết ban đầu: - Yêu cầu HS nêu những hiểu biết ban đầu của mình về tính chất của chất dẻo. - HS nêu những hiểu biết của mình về chất dẻo. Bước 3 : Đề xuất câu hỏi, phương án tìm tòi: - GV yêu cầu: Các em hãy nêu thắc mắc của mình về tính chất của chất dẻo bằng một số câu hỏi (cho HS nêu miệng) - HS tự đặt câu hỏi vào phiếu học tập (Câu hỏi các em đặt ra) Ví dụ HS có thể nêu: Chất dẻo có bị cháy không? Chất dẻo có bị gỉ không? Chất dẻo có dễ vỡ không ? Chất dẻo có bị a- xít ăn mòn không ? - Lần lượt HS nêu câu hỏi - GV chốt lại một số câu hỏi (dự kiến): - Chất dẻo có trong suốt không ? - Chất dẻo có bị gỉ không? - Chất dẻo cứng hay mềm? - Chất dẻo có cháy không ? - Chất dẻo có hút ẩm không? - Chất dẻo có bị a- xít ăn mòn không ? - 1 HS đọc lại các câu hỏi -GV: Để kiểm tra kết quả dự đoán của mình các em phải làm thế nào? - HS đề xuất các cách làm để kiểm tra kết quả dự đoán (VD: Thí nghiệm, quan sát, trải nghiệm...,) -GV: Các em đã đưa ra nhiều cách làm để kiểm tra kết quả, nhưng cách làm thí nghiệm và dựa vào trải nghiệm là phù hợp nhất. Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu: - Các nhóm HS chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm, tự thực hiện thí nghiệm, quan sát và rút ra kết luận từ thí nghiệm (HS điền vào phiếu học tập-mục 3) - GV quan sát các nhóm. - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm trước lớp. -Học sinh tự thực hiện các thí nghiệm để trả lời được các câu hỏi đã đưa ra. +Trong thực tế, để đồ dùng bằng chất dẻo lâu ngày ngoài trời nó không bị gỉ. +Dùng tay bóp các đồ vật bằng chất dẻo, các đồ vật ấy không bị biến dạng. +Đốt tấm chất dẻo nhưng tấm chất dẻo cháy. + Sau mỗi lần đại diện nhóm trình bày thí nghiệm, GV có thể hỏi thêm: Có nhóm nào làm thí nghiệm khác như thế mà kết quả cũng giống như nhóm bạn không? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm. - Các nhóm khác nêu thí nghiệm của nhóm mình (nếu khác nhóm bạn) - HS có thể trình bày thí nghiệm Bước 5:Kết luận và hợp thức hóa kiến thức: -GV nêu: Qua thí nghiệm các em rút ra kết luận gì ? - HS trình bày phiếu học tập (Mục 4: Kết luận của các em). - GV hướng dẫn HS so sánh kết quả thí nghiệm với các suy nghĩ ban đầu của mình ở bước 2 có gì khác nhau. - HS nêu. * Lưu ý: GV chỉ nhận xét nhóm nào trùng, nhóm nào không trùng ý kiến ban đầu; không nhận xét đúng, sai. * GV nhận xét, kết luận và chốt bảng: “Chất dẻo có tính chất chung là cách điện, cách nhiệt, nhẹ, rất bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao.” -Vài HS đọc lại kết luận của GV. Hoạt động của GV Hoạt động của HS b. Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin và liên hệ thực tế. *Mục tiêu: HS nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo. *Cách tiến hành: - Bước 1: Làm việc cá nhân - Cho HS đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi trong SGK. - Bước 2: Làm việc cả lớp - Mời một số HS trả lời. - GV kết luận: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ. 3.Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau. - HS đọc thông tin và TLCH. - HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. - HS đọc phần ghi nhớ, lớp đọc thầm. TUẦN 18 Thứ sáu ngày 06 tháng 01 năm 2017 KHOA HỌC TIẾT 36: HỖN HỢP A. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết: - Cách tạo ra một hỗn hợp. Kể tên một số hỗn hợp. Nêu một số cách tách các chất trong hỗn hợp. - Giáo dục cho HS các kĩ năng: Tìm giải pháp để giải quyết vấn đề; kĩ năng lựa chọn phương pháp thích hợp; kĩ năng bình luận đánh giá. - Áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột ở hoạt động 1. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình 75 SGK. - Muối tinh, mì chính, chén nhỏ, thìa. - Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước. - Hỗn hợp chứa chất lỏng không bị hoà tan trong nước. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: I. Kiểm tra : Kể tên một số chất ở thể rắn ,thể lỏng thể khí? II. Dạy bài mới: 1- Giới thiệu bài: 2- Hoạt động 1: Thực hành. “Tạo ra một hỗn hợp gia vị” *Mục tiêu: -HS biết cách tạo ra một hỗn hợp. *Cách tiến hành: Bước 1 : Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề: Thủy tinh thường có những tính chất gì? - Cho HS quan sát một đĩa muối ớt, một đĩa gạo có lẫn sạn, một cốc nước vẩn đục. - HS làm việc theo nhóm 2: ghi vào phiếu học tập (Mục 1: Điều các em nghĩ) những hiểu biết ban đầu của mình . -Thảo luận, gắn tờ thảo luận lên bảng. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Bước 2 : Bộc lộ những hiểu biết ban đầu: - Yêu cầu HS nêu những hiểu biết ban đầu của mình về hỗn hợp. - HS nêu những hiểu biết của mình về hỗn hợp. Bước 3 : Đề xuất câu hỏi, phương án tìm tòi: - GV yêu cầu: Các em hãy nêu thắc mắc của mình về hỗn hợp bằng một số câu hỏi (cho HS nêu miệng) - HS tự đặt câu hỏi vào phiếu học tập (Câu hỏi các em đặt ra) -HS đưa câu hỏi thắc mắc - GV tập hợp các câu hỏi phù hợp với nội dung kiến thức của bài. + Một hỗn hợp phải có ít nhất mấy chất? + Một hỗn hợp được tạo ra bằng cách nào?? + Các chất có trong hỗn hợp có giữ nguyên được tính chất ban đầu của nó không? + Khi để lâu, các chất trong hỗn hợp có bị hòa tan vào nhau không? + Có thế tách các chất trong hỗn hợp riêng ra thành từng chất không? + Làm thế nào để tách các chất có trong hỗn hợp? - 1 HS đọc lại các câu hỏi -GV: Để kiểm tra kết quả dự đoán của mình các em phải làm thế nào? - HS đề xuất các cách làm để kiểm tra kết quả dự đoán (VD: Thí nghiệm, quan sát, trải nghiệm...,) -GV: Các em đã đưa ra nhiều cách làm để kiểm tra kết quả, nhưng cách làm thí nghiệm và dựa vào trải nghiệm là phù hợp nhất. Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu: - Các nhóm HS chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm, tự thực hiện thí nghiệm, quan sát và rút ra kết luận từ thí nghiệm (HS điền vào phiếu học tập-mục 3) - GV quan sát các nhóm. - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm trước lớp. -Học sinh tự thực hiện các thí nghiệm để trả lời được các câu hỏi đã đưa ra. + Muốn tạo ra hỗn hợp, ít nhất phải có hai chất trở lên và các chất đó phải được trộn lẫn với nhau. + Trong hỗn hợp, mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó. + Có thể tách các chất ra khổi hỗn hợp bằng cách: sàng, sảy; làm lắng, lọc. + Các chất sau khi tách ra khỏi hỗn hợp vẫn giữ nguyên tính chất của nó. - Sau mỗi lần đại diện nhóm trình bày thí nghiệm, GV có thể hỏi thêm: Có nhóm nào làm thí nghiệm khác như thế mà kết quả cũng giống như nhóm bạn không? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm. - Các nhóm khác nêu thí nghiệm của nhóm mình (nếu khác nhóm bạn) - HS có thể trình bày thí nghiệm Bước 5:Kết luận và hợp thức hóa kiến thức: - GV cho HS quan sát 1 số bức tranh sàng sảy gạo, lọc không khí, lọc nước, sản xuất nước cất phục vụ cho y tế, trộn bê tông trong xây dựng. + Người ta trộn bê tông như thế nào? + Nước cất được sản xuất ra sao? + Để gạo không bị lẫn sạn, thóc ta làm thế nào? => Trong một thời gian ngắn các em đã tiến hành thí nghiệm và biết được cách tạo ra một hỗn hợp, cách tách các chất ra khỏi hỗn hợp. Về nhà,các em tìm hiểu thêm các hỗn hợp có trong cuộc sống, tìm cách tách các chất có trong hỗn hợp mà em phát hiện được * GV nhận xét, kết luận và chốt bảng: -Vài HS đọc lại kết luận của GV III-Hoạt động tiếp nối: Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. GV nhận xét giờ học. TUẦN 26 Thứ hai ngày 06 tháng 03 năm 2017 KHOA HỌC TIẾT 51: CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA A. MỤC TIÊU: Sau giờ học, HS biết: - Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. - Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhụy trên trên tranh vẽ hoặc hoa thật. - Áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào hoạt động 1. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình ảnh và thông tin minh hoạ trang 104; 105 - Một số bông hoa thật tiêu biểu cho các loài hoa đơn tính và lưỡng tính; Phiếu học tập nhóm: C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: I- Kiểm tra : - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà II- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - GV giới thiệu và ghi tên bài. Hoạt động 1: Quan sát *Mục tiêu : -Học sinh nhận biết được nhị và nhụy của hoa. *Cách tiến hành : Bước 1 : Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề: Em biết gì về nhị và nhụy của hoa ? - Phát Phiếu học tập cho các nhóm. - HS làm việc theo nhóm 2: ghi vào phiếu học tập những hiểu biết ban đầu của mình về nhị và nhụy của hoa. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Bước 2 : Bộc lộ những hiểu biết ban đầu: - Yêu cầu HS nêu những hiểu biết ban đầu của mình về nhị và nhụy của hoa. - HS nêu những hiểu biết của mình về nhị và nhụy của hoa. Bước 3 : Đề xuất câu hỏi, phương án tìm tòi: - GV yêu cầu: Các em hãy nêu thắc mắc của mình về mình về nhị và nhụy của hoa bằng một số câu hỏi (cho HS nêu miệng) - HS tự đặt câu hỏi vào phiếu học tập (Câu hỏi các em đặt ra) - Lần lượt HS nêu câu hỏi -GV định hướng HS nêu câu hỏi : Nhị là của hoa nào ? Nhụy là của hoa nào ? Hoa nào có cả nhị và nhụy ? - GV chốt lại một số câu hỏi : +Nêu tác dụng của hoa có nhị và hoa có nhụy ? - 1 HS đọc lại các câu hỏi -GV: Để kiểm tra kết quả dự đoán của mình các em phải làm thế nào? - HS đề xuất các cách làm để kiểm tra kết quả dự đoán (VD: Thí nghiệm, quan sát, trải nghiệm...,) -GV: Các em đã đưa ra nhiều cách làm để kiểm tra kết quả, nhưng cách làm thí nghiệm và dựa vào trải nghiệm là phù hợp nhất. Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu - Các nhóm HS chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm, tự thực hiện thí nghiệm, quan sát và rút ra kết luận từ thí nghiệm -HS đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu để tìm hiểu về hoa có cả nhị và nhụy,hoa chỉ có nhị(hoa đực) hoặc hoa chỉ có nhụy(hoa cái) - GV quan sát các nhóm. - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm trước lớp. -Học sinh tự thực hiện các thí nghiệm để trả lời được các câu hỏi đã đưa ra. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm. - Các nhóm khác nêu thí nghiệm của nhóm mình (nếu khác nhóm bạn) - HS có thể trình bày thí nghiệm Bước 5:Kết luận và hợp thức hóa kiến thức: -GV nêu: Qua thí nghiệm các em rút ra kết luận gì ? - HS trình bày phiếu học tập - GV hướng dẫn HS so sánh kết quả thí nghiệm với các suy nghĩ ban đầu của mình ở bước 2 có gì khác nhau. - HS nêu. * Lưu ý: GV chỉ nhận xét nhóm nào trùng, nhóm nào không trùng ý kiến ban đầu; không nhận xét đúng, sai. * GV nhận xét, kết luận và chốt bảng: Hoa có hoa đực, có hoa cái. Điều đó được phân biệt dựa vào nhị và nhuỵ. -Vài HS đọc lại kết luận của GV. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 2: Thực hành với vật thật - GV yêu cầu HS quan sát và xếp vào nhóm theo phiếu học tập. - GV phát phiếu và phát thêm hoa thật để HS làm việc. - Các nội dung: + Các bộ phận của hoa đã sưu tầm, chỉ ra đâu là nhị, đâu là nhuỵ. + Phân loại hoa thành 3 loại như bảng phân loại nhóm GV đã phát. - Trong khi HS thảo luận, GV quan sát giúp đỡ nhóm còn lúng túng. - Kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị, cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ. + Có 2 kiểu sinh sản tuỳ theo kiểu hoa của cây: sinh sản đơn tính ; sinh sản lưỡng tính Hoạt động 3: Thực hành vẽ sơ đồ nhị và nhuỵ ở hoa lưỡng tính - GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ cấu tạo nhị và nhuỵ của hoa lưỡng tính; chỉ và nêu tên các bộ phận của nó dựa vào mục chú thích. - GV vẽ nhanh sơ đồ lên bảng cùng với phần chú thích. III- Hoạt động tiếp nối: - GV tổng kết nội dung bài. - Về nhà tập vẽ lại sơ đồ cấu tạo nhị và nhuỵ; tiếp tục sưu tầm tranh ảnh về hoa cho giờ sau. - HS chia nhóm 4, gộp hoa lại cùng các bạn quan sát và sắp xếp theo nhóm. - HS thảo luận theo nhóm. - Đại diện HS theo yêu cầu sẽ đứng lên trình bày rõ ràng từng nhiệm vụ đã nêu: - Các nhóm nghe bạn trình bày và bổ sung. - HS nghe yêu cầu và chuyển nhóm đôi, quan sát và vẽ sơ đồ, chỉ hình nói lại các bộ phận của nhị và nhuỵ. - 2 HS mô tả lại. - Đọc mục Bạn cần biết- SGK TUẦN 27 Thứ hai ngày 13 tháng 03 năm 2017 KHOA HỌC TIẾT 53: CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT A. MỤC TIÊU: - HS chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. - Áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột.(hoạt động 1) B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trang 108, 109 SGK. - Ươm một số hạt lạc hoặc đậu. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: I- Kiểm tra : - Kể tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng và một số hoa thụ phấn nhờ gió? II- Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: -Nêu mục tiêu tiết học. 2. Các hoạt động: a. Hoạt động 1: Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt. * Mục tiêu: HS quan sát, mô tả cấu tạo của hạt. *Cách tiến hành: Hoát động 1 : Tìm hiểu cấu tạo của hạt . Bước 1 : Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề: - GV cho HS quan sát vật thực(cây lạc) Và hỏi : Đây là cây gì ? - Cây lạc mọc lên từ đâu ? - Trong hạt lạc có gì ? - HS làm việc cá nhân ghi lại những hiểu biết của mình về cấu tạo của hạt vào vở ghi chép thí nghiệm bằng cách viết hoặc vẽ. Bước 2 : Bộc lộ ý kiến ban đầu của học sinh . - HS làm việc theo nhóm 4 : tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm về cấu tạo của hạt lạc . Bước 3 : Đề xuất các câu hỏi - GV cho HS làm việc theo nhóm 4 - Đại diện các nhóm nêu đề xuất câu hỏi về cấu tạo của hạt . - GVchốt lại các câu hỏi của các nhóm ( Nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học ) : - Trong hạt có nước hay không ? - Trong hạt có nhiều rễ không ? - Có phải trong hạt có nhiều lá không ? - Có phải trong hạt có cây con không ? Bước 4 : Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu. - GV hướng dẫn , gợi ý HS đề xuất các phương án thí nghiệm , nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3 - Các nhóm lần lượt làm các thí nghiệm tách đôi hạt đậu để quan sát và trả lời các câu hỏi ở bước 3 . Bước 5 : Kết luận , rút ra kiến thức : - GV cho đại diện các nhóm trình bày kết luận sau khi làm thí nghiệm . - Đại diện các nhóm trình bày kết luận về cấu tạo của hạt đậu . - GV cho HS vẽ cấu tạo của hạt đậu . - HS vẽ và mô tả lại cấu tạo gủa hạt sau khi tách vào vở ghi chép thí nghiệm . - GV cho HS so sánh , đối chiếu - HS so sánh lại với hình tượng ban dầu xem thử suy nghĩ của mình có đúng không ? - Cho HS nhắc lại cấu tạo
Tài liệu đính kèm: