BUỔI: 1
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố về mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đodiện tích và giải các bài toán có liên quan đến diện tích.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học, ham học hỏi tìm tòi mở rộng kiến thức.
II.Nhiệm vụ học tập đạt được mục tiêu
- Thầy: Phấn màu - Bảng phụ
- Trò: Vở bài tập, SGK, bảng con
III.Tổ chức dạy học trn lớp
1. Khởi động:
2. Giới thiệu bài mới:
Để củng cố, khắc sâu kiến thức về đổi đơn vị đo diện tích, giải các bài toán liên quan đến diện tích. Chúng ta học tiết toán “Luyện tập”
ển đồ vật I.Mục tiêu: - Củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Tập hợp hàng dọc, hàng ngang, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau, Yêu cầu báo cáo mạch lạc, tập hợp hàng nhanh chóng, động tác thành thạo, đều, đẹp đúng khẩu lệnh. -Trò chơi: "Chuyển đồ vật” Yêu cầu HS chơi đúng luật, tập trung chú ý, phản xạ nhanh, chơi đúng luật. hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi. II. Địa điểm và phương tiện. -Vệ sinh an toàn sân trường. - Còi và kẻ sân chơi. III. Nội dung và Phương pháp lên lớp. A.Phần mở đầu: -Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học. -Trò chơi: Tự chọn. -Giậm chân tại chỗ theo nhịp. -Gọi HS lên thực hiện một số động tác đã học ở tuần trước. B.Phần cơ bản. 1)Đội hình đội ngũ. -Quay phải quay trái, đi đều: Điều khiển cả lớp tập 1-2 lần -Chia tổ tập luyện – gv quan sát sửa chữa sai sót của các tổ và cá nhân. 2)Trò chơi vận động: Trò chơi: Chuyển đồ vật. Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi. -Yêu cầu 1 nhóm làm mẫu và sau đó cho từng tổ chơi thử. Cả lớp thi đua chơi. -Nhận xét – đánh giá biểu dương những đội thắng cuộc. C.Phần kết thúc. Hát và vỗ tay theo nhịp. -Cùng HS hệ thống bài. -Nhận xét đánh giá kết quả giờ học giao bài tập về nhà. -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 10 tháng 10 năm 2017 TOÁN HÉC – TA I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nắm được tên gọi, ký hiệu của đơn vị đo diện tích héc-ta. - Quan hệ giữa héc-ta và mét vuông - Biết chuyển đổi đúng các đơn vị đo diện tích (trong mối quan hệ với héc-ta) và vận dụng để giải các bài toán có liên quan. 2. Kĩ năng: Rèn học sinh đổi đơn vị đo diện tích và giải các bài toán có liên quan về diện tích nhanh, chính xác. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích học toán, thích làm các bài tập liên quan đến diện tích. II.Nhiệm vụ học tập đạt được mục tiêu - Thầy: Phấn màu - bảng phụ - Trò: + Vở bài tập - SGK - bảng con - vở nháp III.Tổ chức dạy học trên lớp 1. Khởi động: 2. Bài cũ: - Kiểm tra kiến thức đã học ở tiết trước kết hợp giải bài tập liên quan ở tiết học trước. - Học sinh sửa bài 2 (SGK) Giáo viên nhận xét và 3. Giới thiệu bài mới: - Thông thường , khi đo diện tích một thửa ruộng, một khu rừng , người ta dùng đơn vị đo là “Héc-ta” 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nắm được tên gọi, ký hiệu của đơn vị đo diện tích héc-ta Phương pháp: Đ.thoại, động não Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc-ta - Héc-ta là đơn vị đo ruộng đất. Viết tắt là ha đọc là hécta. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nắm được quan hệ giữa héc-ta và mét vuông . Biết đổi đúng các đơn vị đo diện tích và giải các bài toán có liên quan. Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não Bài 1: - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề nhau - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề - Giáo viên yêu cầu học sinh giải GV nhận xét * Hoạt động 3: Phương pháp: Đàm thoại, động não, thực hành Bài 2: _Rèn HS kĩ năng đổi đơn vị đo (có gắn với thực tế) * Hoạt động 4: Bài 3: Học sinh tiến hành so sánh 2 đơn vị để điền dấu IV.Kiểm tra,đánh giá Phương pháp: Thực hành, động não - Nhắc lại nội dung vừa học - Tổ chức thi đua: 17ha = ..hm2 8a = .........dam2 V.Định hướng học tập tiếp theo - Chuẩn bị: Luyện tập LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỮU NGHỊ - HỢP TÁC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ, nắm nghĩa các từ nói về hữu nghị, sự hợp tác giữa người với người; giữa các quốc gia, dân tộc. Bước đầu làm quen với các thành ngữ nói về tình hữu nghị, sự hợp tác. 2. Kĩ năng: Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu. 3. Thái độ: Có ý thức khi lựa chọn sử dụng từ ngữ thuộc chủ điểm. II.Nhiệm vụ học tập đạt được mục tiêu - Thầy: Giỏ trái cây bằng bìa giấy, đính sẵn câu hỏi (KTBC) - 8 ngôi nhà bằng bìa giấy , phần mái ghi 2 nghĩa của từ “hữu”, phần thân nhà để ghép từ và nghĩa - Nam châm - Tranh ảnh thể hiện tình hữu nghị, sự hợp tác giữa các quốc gia - Bìa ghép từ + giải nghĩa các từ có tiếng “hợp”. - Trò : Từ điển Tiếng Việt III.Tổ chức dạy học trên lớp 1. Khởi động: 2. Bài cũ: “Từ đồng âm” - Bốc thăm số hiệu để kiểm tra bài cũ 4 học sinh. - Tổ chức cho học sinh chọn câu hỏi (bằng bìa vẽ giỏ trái cây với nhiều loại quả hoặc trái cây nhựa đính câu hỏi). - Tổ chức cho học sinh nhận xét, bổ sung, sửa chữa. - Giáo viên đánh giá. - Nhận xét chung phần KTBC 3. Giới thiệu bài mới: (Theo sách giáo viên / 150) 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Nắm nghĩa những từ có tiếng “hữu” và biết đặt câu với các từ ấy. Phương pháp: Thảo luận nhóm, giảng giải, thực hành, hỏi - đáp. - Tổ chức cho học sinh học tập theo 4 nhóm. - Yêu cầu: Ghép từ với nghĩa thích hợp của từ rồi phân thành 2 nhóm: + “Hữu” nghĩa là bạn bè + “Hữu” nghĩa là có Þ Khen thưởng thi đua nhóm sau khi công bố đáp án và giải thích rõ hơn nghĩa các từ. ® Chốt: “Những ngôi nhà các em vừa ghép được tuy màu sắc, kiểu dáng có khác nhau, nội dung ghép có đúng, có sai nhưng tất cả đều rất đẹp và đáng quý. Cũng như chúng ta, dù có khác màu da, dù mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng nhưng đều sống dưới một mái nhà chung: Trái đất. Vì thế, cần thiết phải thể hiện tình hữu nghị và sự hợp tác giữa tất cả mọi người”. (Cắt phần giải nghĩa, ghép từ nhóm 1 lên bảng) * Hoạt động 2: Nắm nghĩa những từ có tiếng “hợp” và biết đặt câu với các từ ấy. Phương pháp: Thảo luận nhóm, giảng giải, thực hành, hỏi đáp. - GV đính lên bảng sẵn các dòng từ và giải nghĩa bị sắp xếp lại. - Phát thăm cho các nhóm, mỗi nhóm may mắn sẽ có 1 em lên bảng hoán chuyển bìa cho đúng (những thăm còn lại là thăm trắng) - Nhận xét, đánh giá thi đua - Tổ chức cho học sinh đặt câu để hiểu rõ hơn nghĩa của từ. (Cắt phần giải nghĩa, ghép từ nhóm 2 lên bảng). Þ Yêu cầu học sinh đọc lại ® Chốt: “Các em vừa được tìm hiểu về nghĩa của các từ có tiếng “hữu”, tiếng “hợp” và cách dùng chúng. Tiếp đến, cô sẽ giúp các em làm quen với 3 thành ngữ rất hay và tìm hiểu về cách sử dụng chúng”. * Hoạt động 3: Nắm nghĩa và hoàn cảnh sử dụng 3 thành ngữ / SGK 56 Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành, giảng giải - Treo bảng phụ có ghi 3 thành ngữ - Lần lượt giúp học sinh tìm hiểu 3 thành ngữ: * Bốn biển một nhà (4 Đại dương trên thế giới ® Cùng sống trên thế giới này) * Kề vai sát cánh * Chung lưng đấu cật ® Chốt: “Những thành ngữ, tục ngữ các em vừa nêu đều cho thấy rất rõ tình hữu nghị, sự hợp tác giữa người với người, giữa các quốc gia, dân tộc là những điều rất tốt đẹp mà mỗi chúng ta đều có trách nhiệm vun đắp cho tình hữu nghị, sự hợp tác ấy ngày càng bền chặt. Vậy, em có thể dùng những việc làm cụ thể nào để góp phần xây dựng tình hữu nghị, sự hợp tác đáng quý đó? ® Giáo dục: “Đó đều là những việc làm thiết thực, có ý nghĩa để góp phần vun đắp tình hữu nghị, sự hợp tác giữa mọi người, giữa các dân tộc, các quốc gia...” IV.Kiểm tra,đánh giá Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải - Đính tranh ảnh lên bảng. + Ảnh lăng Bác Hồ + Ảnh về nhà máy thủy điện Hòa Bình + Ảnh cầu Mĩ Thuận + Tranh... - Giải thích sơ nét các tranh, ảnh trên. V.Định hướng học tập tiếp theo - Làm lại bài vào vở: 1, 2, 3, 4 - Chuẩn bị: Ôn lại từ đồng âm và xem trước bài: “Dùng từ đồng âm để chơi chữ” - Nhận xét tiết học BUỔI :2 ĐỊA LÍ ĐẤT VÀ RỪNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: -Nắm một số đặc điểm của đất phe-re-lít và đất phù sa ; rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặ - Biết vai trò của đất, rừng đối với đời sống của con ngươ 2. Kĩ năng: Chỉ trên bản đồ (lược đồ) vùng phân bố những loại đất chính ở nước ta - Trình bày đặc điểm của những loại đất chính và biện pháp bảo vệ, cải tạo đất. 3. Thái độ: Ý thức được sự cần thiết phải sử dụng đất trồng hợp lí. II.Nhiệm vụ học tập đạt được mục tiêu - Thầy: Hình ảnh trong SGK được phóng to - Bản đồ phân bố các loại đất chính ở Việt Nam - Phiếu học tập. - Trò: Sưu tầm tranh ảnh về một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất. III.Tổ chức dạy học trên lớp 1. Khởi động: 2. Bài cũ: “Vùng biển nước ta” - Biển nước ta thuộc vùng biển nào? - Nêu đặc điểm vùng biển nước ta? - Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta? Giáo viên nhận xét. Đánh giá 3. Giới thiệu bài mới: “Đất và rừng” 4. Phát triển các hoạt động: 1. Các loại đất chính ở nước ta * Hoạt động 1: (làm việc theo cặp) Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành, trực quan + Bước 1: - Giáo viên: Để biết được nước ta có những loại đất nào ® cả lớp quan sát lược đồ. ® Giáo viên treo lược đồ - Yêu cầu đọc tên lược đồ và khí hậu. + Bước 2: - Mỗi nhóm chỉ trình bày một loại đất. - Học sinh trình bày xong giáo viên sửa chữa đến loại đất nào giáo viên đính băng giấy ghi sẵn vào bảng phân bố (kẻ sẵn ở giấy A0). - Giáo viên cho học sinh đọc lại từng loại đất (có thể kết hợp chỉ lược đồ) - Sau đó giáo viên chốt ý + Bước 3: Phương pháp: Thảo luận nhóm, trực quan, giảng giải - HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời: 1) Vì sao phải sử dụng đất trồng hợp lí? 2) Nêu một số biện pháp để bảo vệ và cải tạo đất? - Giáo viên sửa chữa giúp học sinh hoàn thiện câu hỏi ® Chốt đưa ra kết luận ® ghi bảng 3. Rừng ở nước ta * Hoạt động 3: Phương pháp: Thảo luận nhóm, giảng giải, trực quan + Bước 1: +Chỉ vùng phânbố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên lược đồ +Hoàn thành BT Rừng Vùng phân bố Đặc điểm Rừng rậm nhiệt đới Rừng ngập mặn + Bước 2: _GV sửa chữa – và rút ra kết luận 4. Vai trò của rừng * Hoạt động 4: (làm việc cả lớp) _GV nêu câu hỏi : +Để bảo vệ rừng, Nhà nước và người dân phải làm gì ? +Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng ? IV.Kiểm tra,đánh giá Trò chơi “Ai nhanh hơn” - Giải thích trò chơi - Chơi tiếp sức hoàn thành nội dung kiến thức vừa xây dựng. - Tổng kết khen thưởng V.Định hướng học tập tiếp theo - Chuẩn bị: “Rừng” - Sưu tầm tranh ảnh về rừng - Nhận xét tiết học ĐẠO ĐỨC CÓ CHÍ THÌ NÊN t2 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh biết được cuộc sống con người luôn phải đối mặt với những khó khăn thử thách. Nhưng nếu có ý chí quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người tin cậy thì sẽ có thể vượt qua được những khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. 2. Kĩ năng: Học sinh biết phân tích những thuận lợi, khó khăn của mình; lập được “Kế hoạch vượt khó” của bản thân. 3. Thái độ: Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên những khó khăn của số phận để trở thành những người có ích cho xã hội. II.Nhiệm vụ học tập đạt được mục tiêu - Giáo viên + học sinh: Tìm hiểu hoàn cảnh khó khăn của một số bạn học sinh trong lớp, trường. III.Tổ chức dạy học trên lớp 1. Khởi động: 2. Bài cũ: - Đọc lại câu ghi nhớ, giải thích ý nghĩa của câu ấy. 3. Giới thiệu bài mới: - Có chí thì nên (tiết 2) 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm làm bài tập 3 Phương pháp: Thảo luận, thực hành, động não - Hãy kể lại cho các bạn trong nhóm cùng nghe về một tấm gương “Có chí thì nên” mà em biết _Gv viên lưu ý +Khó khăn về bản thân : sức khỏe yếu, bị khuyết tật +Khó khăn về gia đình : nhà nghèo, sống thiếu thốn tình cảm +Khó khăn khác như : đường đi học xa, thiên tai , bão lụt - GV gợi ý để HS phát hiện những bạn có khó khăn ở ngay trong lớp mình, trường mình và có kế hoạch để giúp đỡ bạn vượt khó . * Hoạt động 2: Học sinh tự liên hệ (bài tập 4, SGK) Phương pháp: Thực hành, đàm thoại - Nêu yêu cầu STT Khó khăn 1 Hoàn cảnh gia đình 2 Bản thân 3 Kinh tế gia đình 4 Điều kiện đến trường và học tập ® Phần lớn học sinh của lớp có rất nhiều thuận lợi. Đó là hạnh phúc, các em phải biết quí trọng nó. Tuy nhiên, ai cũng có khó khăn riêng của mình, nhất là về việc học tập. Nếu có ý chí vươn lên, cô tin chắc các em sẽ chiến thắng được những khó khăn đó. - Đối với những bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như ....Ngoài sự giúp đỡ của các bạn, bản thân các em cần học tập noi theo những tấm gương vượt khó vươn lên mà lớp ta đã tìm hiểu ở tiết trước. IV.Kiểm tra,đánh giá - Tập hát 1 đoạn: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (2 lần) - Tìm câu ca dao, tục ngữ có ý nghĩa giống như “Có chí thì nên” V.Định hướng học tập tiếp theo - Thực hiện kế hoạch “Giúp bạn vượt khó” như đã đề ra. - Chuẩn bị: Nhớ ơn tổ tiên - Nhận xét tiết học Thứ 4/11/10/2017 BUỔI:1 TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các đơn vị đo diện tích đã học. 2. Kĩ năng: Giải các bài toán có liên quan đến diện tích. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học, ham học hỏi tìm tòi mở rộng kiến thức. II.Nhiệm vụ học tập đạt được mục tiêu - Thầy: Phấn màu - Bảng phụ - Trò: Vở bài tập, SGK, bảng con III.Tổ chức dạy học trên lớp 1. Khởi động: 2. Giới thiệu bài mới: Để củng cố, khắc sâu kiến thức về đổi đơn vị đo diện tích, giải các bài toán liên quan đến diện tích. Chúng ta học tiết toán “Luyện tập” * Hoạt động 1: Củng cố cho học sinh cách đổi các đơn vị đo diện tích đã học. Phương pháp: Đ. thoại, thực hành, động não Bài 1: - Yêu cầu học sinh đọc đề. - Học sinh nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liên quan nhau. Giáo viên chốt lại Bài 2: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài - Học sinh nêu cách làm Giáo viên nhận xét và chốt lại * Hoạt động 2: Luyện tập Phương pháp: Đ. thoại, thực hành, động não Bài 3: - Giáo viên gợi ý yêu cầu học sinh thảo luận tìm cách giải. - Giáo viên theo dõi cách làm để kịp thời sửa chữa. Giáo viên chốt lại * Hoạt động 3: Luyện tập Phương pháp: Đ. Thoại, thực hành - Giáo viên gợi ý cho học sinh thảo luận nhóm đôi để tìm cách giải và tự giải. Giáo viên nhận xét và chốt lại IV.Kiểm tra,đánh giá Phương pháp: Đ. Thoại, động não, thực hành - Củng cố lại cách đổi đơn vị - Tổ chức thi đua Giáo viên chốt lại vị trí của số 0 đơn vị a. V.Định hướng học tập tiếp theo - Làm bài nhà - Chuẩn bị: “Luyện tập chung” - Nhận xét tiết học KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nắm rõ nội dung câu chuyện cần kể và ý nghĩa của câu chuyện. 2. Kĩ năng: Biết chọn một câu chuyện các em đã tận mắt chứng kiến hoặc một việc chính em đã làm để thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. Biết sắp xếp các tình tiết, sự kiện thành một câu chuyện (cốt chuyện, nhân vật). Kể lại câu chuyện bằng lời nói của mình. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết trân trọng và vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước bằng những việc làm cụ thể. II.Nhiệm vụ học tập đạt được mục tiêu -Thầy: Một số cốt truyện để gợi ý nếu học sinh không xác định được nội dung cần kể. - Trò : Học sinh sưu tầm một số tranh nói về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước như gợi ý học sinh tìm câu chuyện của mình. III.Tổ chức dạy học trên lớp 1. Khởi động: 2. Bài cũ: - Kể câu chuyện đã nghe, đã đọc về chủ điểm hòa bình. Giáo viên nhận xét - 3. Giới thiệu bài mới: 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu đề bài Phương pháp: Đàm thoại - Ghi đề lên bảng Gạch dưới những từ quan trọng trong đề +Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến ,hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước”. + Nói về một nước mà em được biết qua truyền hình, phim ảnh , * Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện trong nhóm Phương pháp: Kể chuyện - Giáo viên giúp đỡ, uốn nắn * Hoạt động 3: Thực hành kể chuyện trước lớp Phương pháp: Kể chuyện, đàm thoại - Khuyến khích học sinh kể chuyện kèm tranh (nếu có) Giáo viên nhận xét - tuyên dương - Giáo dục thông qua ý nghĩa IV.Kiểm tra,đánh giá Phương pháp: Đàm thoại - Tuyên dương - Em thích câu chuyện nào? Vì sao? ® Giáo dục V.Định hướng học tập tiếp theo - Nhận xét, tuyên dương tổ hoạt động tốt, học sinh kể hay - Tập kể câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị: Cây cỏ nước Nam - Nhận xét tiết học TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nhớ được cách trình bày một lá đơn đúng quy định và trình bày đầy đủ nguyện vọng trong đơn . 2. Kĩ năng: Biết cách viết một lá đơn, biết trình bày gọn, rõ, đầy đủ nguyện vọng trong đơn. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết cách bày tỏ nguyện vọng bằng lời lẽ mang tính thuyết phục. II.Nhiệm vụ học tập đạt được mục tiêu - Thầy: Mẫu đơn cỡ lớn (A2) làm mẫu - cỡ nhỏ (A4) đủ số HS trong lớp - Trò: Một số mẫu đơn đã học ở lớp ba để tham khảo. + Đơn xin gia nhập đội + Đơn xin phép nghỉ học + Đơn xin cấp thẻ đọc sách III.Tổ chức dạy học trên lớp 1. Khởi động: 2. Bài cũ: - Chấm vở 2, 3 học sinh về nhà đã hoàn chỉnh hoặc viết lại bài Giáo viên nhận xét 3. Giới thiệu bài mới: Ở lớp 3, 4 chúng ta đã được làm quen với việc viết đơn. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em rèn luyện cách trình bày gọn, rõ, đầy đủ nguyện vọng bằng những lời lẽ thuyết phục qua bài: “Luyện tập làm đơn” 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Xây dựng mẫu đơn Phương pháp: Đàm thoại - Giáo viên giới thiệu tranh , ảnh về thảm họa do chất độc màu da cam gây ra, hoạt động của Hội Chữ thập đỏ , . - Dựa vào các mẫu đơn đã học (STV 3/ tập 1) nêu cách trình bày 1 lá đơn ® Giáo viên theo mẫu đơn - Lưu ý: Phần lí do viết đơn là nội dung quan trọng của lá đơn cần viết gọn, rõ,thể hiện rõ nguyện vọng cá nhân. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tập viết đơn Phương pháp: Thực hành - Lưu ý: Phần lí do viết đơn là phần trọng tâm, cũng là phần khó viết nhất ® cần nêu rõ: + Bản thân em đồng tình với nội dung hoạt động của Đội Tình Nguyện, xem đó là những hoạt động nhân đạo rất cần thiết. + Bày tỏ nguyện vọng của em muốn tham gia vào tổ chức này để được góp phần giúp đỡ các nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc màu da cam. - Phát mẫu đơn - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét - Lí do, nguyện vọng có đúng và giàu sức thuyết phục không? - Chấm 1 số bài ® Nhận xét kỹ năng viết đơn. IV.Kiểm tra,đánh giá Phương pháp: Thi đua Giáo viên nhận xét V.Định hướng học tập tiếp theo - Nhận xét chung về tih thần làm việc của lớp, khen thưởng học sinh viết đúng yêu cầu - Nhận xét tiết học BUỔI :2 KHOA HỌC PHÒNG BỆNH SỐT RÉT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét, nêu được nguyên nhân, cách lây truyền bệnh sốt rét. 2. Kĩ năng: Làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi, biết tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn (đặc biệt đã được tẩm thuốc chống muỗi), mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt mọi người. II.Nhiệm vụ học tập đạt được mục tiêu - Thầy: Hình vẽ trong SGK/26 - 27 - Tranh vẽ “Vòng đời của muỗi A-nô-phen” phóng to. - Trò: SGK III.Tổ chức dạy học trên lớp 1. Khởi động: 2. Giới thiệu bài mới: “Phòng bệnh sốt rét” 3. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Phương pháp: Đàm thoại, trò chơi, giảng giải, hỏi đáp - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò “Em làm bác sĩ”, dựa theo lời thoại và hành động trong các hình 1, 2 trang 26. - Qua trò chơi, các em cho biết: a) Một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét?
Tài liệu đính kèm: