TUẦN 13
Thứ hai ngày
Toán
TIẾT 61: SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN
I. Mục tiêu:
- Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Học sinh tự luôn tự tin và tự chịu trách nhiệm khi làm bài
- Chăm học, biết chia sẻ kết quả học tập với bạn.
II. Đồ dùng dạy- học:
Gv: Tranh vẽ minh hoạ bài toán như trong SGK, bảng phu.
Hs : Vở , bảng con .
III. Các hoạt động dạy - học
dùng dạy- học: Gv: Phấn màu , bảng phụ Hs : Vở ,bảng con,phấn . III. Các hoạt động dạy - học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS I.Ôn bài : 4p - Gọi HS làm bài 2 tiết trước( trang61) II. Bài mới: 28p * Hoạt động 1: Bài tập - 1 hs làm bảng . - 2 HS nêu yêu cầu bài tập -> 1 HS nêu a) Bài 1 - HS làm vào SGK + 1 HS lên bảng - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV gọi HS nêu cách làm -> GV gọi HS nhận xét + HS nhận xét * Bài 2: - GV gọi HS nêu yêu cầu + 2 HS nêu yêu cầu BT - GV yêu cầu HS làm vào vở + HS làm vào vở + 1 HS lên bảng giải. * Bài 3: - GV gọi HS nêu yêu cầu. + 2 HS nêu yêu cầu BT - GV yêu cầu HS phân tích bài toán, làm bài vào vở. - GV theo dõi HS làm -> GV gọi HS đọc bài làm + HS phân tích làm vào vở. * Bài 4: - GV gọi HS nêu yêu cầu + 2 HS nêu yêu cầu + HS lấy ra 4 hình sau đó xếp -> GV nhận xét III. Củng cố: 4p - Gọi 2 em nêu lại kiến thức luyện tập - Nx tiết học. - 2 em nêu Luyện Tiếng Việt Chính tả (nghe- viết) ĐÊM TRĂNG TRÊN HỒ TÂY I. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Làm đúng BT điền tiếng có vần iu/ uyu (BT2) .Làm đúng BT3 a. - Học sinh luôn tự tin khi viết chính tả và làm được các bài tập chính tả. - Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở . II. Đồ dùng dạy-học: - G v :Bảng lớp viết 2 lần các từ ngữ BT 2, sgk . - Hs :Bảng con , vở , phấn III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Ôn bài: 4p GV đọc: chăm chỉ; gái trai; nước chè. - Nxc B. Bài mới: 28p 1. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn HS viêt chính tả Hs viết bảng con , nx . - 1 em nêu tên bài . a) Hướng dẫn HS chuẩn bị lại: - GV đọc thong thả, rõ ràng bài CT + 2 HS đọc lại bài. + Bài viết có mấy câu? -> 6 câu + Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao? + HS nêu. - GV đọc tiếng khó: Đêm trăng, nước trong vắt, rập rình, chiều gió -> HS luyện viết vào bảng -> GV sửa sai cho HS. b) GV đọc bài + HS viết vào vở - GV quan sát uốn nắn cho HS. c) Chữa bài. - GV đọc lại bài + HS đổi vở soát lỗi - GV thu bài nhận xét -> Nhận xét bài viết 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: a) Bài 2: - GV gọi HS nêu yêu cầu + 1 HS nêu yêu cầu - GV gọi HS nhận xét -> HS trả lời: 6 câu. b) Bài 3: (a) - GV gọi HS nêu yêu cầu - GV gọi HS làm bài + 2 HS nêu yêu cầu BT + HS làm bài cá nhân Tíu tít; khuỷu tay. C. Củng cố: 4p - Goi 1 em nêu lại nội dung bài. - 1 em nêu - Nx tiết học. Thứ tư ngày Tập đọc CỬA TÙNG I. Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc với giọng có biểu ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn . + Hiểu nội dung : Tả vẻ đẹp kỳ diệu của Cửa Tùng - một cửa biển thuộc Miền Trung nước ta. ( trả lời được CH trongSGK ). - Học sinh biết hợp tác, chia sẻ để trả lời các câu hỏi trong bài - Giáo dục HS biết yêu cảnh đẹp đất nước, ham học bộ môn. II. Đồ dùng dạy học: Gv : - Tranh minh hoạ bài đọc trong SKG , Sgk . Hs : - Sgk , III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Ôn bài: 4p - Gọi 3 em đọc thuộc lòng bài thơ Vàm Cỏ Đông ,trả lời câu hỏi - Nx B. Bài mới: 28p 1. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài: 2. Luyện đọc 3 em đọc -> HS khác nhận xét. - 1 em nêu tên bài a) GV đọc toàn bài: - HS theo dõi . - Hướng dẫn HS đọc - HS chú ý nghe b) GVHD HS luyện đọc+ giải nghĩa từ. - Đọc từng câu - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. - Đọc từng đoạn trước lớp - HS đọc trước lớp. + GV gọi HS giải nghĩa từ - HS giải nghĩa từ mới + Đọc từng đoạn trong nhóm - HS đọc bài theo nhóm - Cả lớp đọc đông thanh toàn bài. - HS đọc đồng thanh 3. Tìm hiểu bài: + HS đọc thầm đoạn 1 + đoạn 2 - Cửa Tùng ở đâu? - ở nơi dòng sông Bến Hải gặp biển - Cảnh hai bên bờ sông có gì đẹp? - Thôn xóm nước màu xanh của luỹ tre làng và rặng phi lao - Em hiểu như thế nào là "Bà chúa của bãi tắm"? -> Là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm - Sắc màu nước biển có gì đặc biệt? -> Thay đổi 3 lần trong một ngày - Người xưa so sánh bãi biển Cửa Tùng với cái gì? -> Chiếc lược đồi mồi đẹp và quý giá cài lên mái tóc. 4. Luyện đọc lại: - GV đọc diễn cảm đoạn 2 - HS chú ý nghe - GV hướng dẫn HS đọc đúng đoạn văn - Vài HS thi đọc đạn văn - GV gọi HS đọc bài - 3 HS nối tiếp nhau thi đọc 3 đoạn của bài - 1 HS đọc cả bài -> GV nhận xét C. Củng cố : 3p - Gọi 1 em nêu nội dung bài văn? -1 HS nêu - Nx tiết học. .................................................................................... Toán TIẾT 63: BẢNG NHÂN 9 I. Mục tiêu: - Bước đầu thuộc bảng nhân và vận dụng phép nhân trong giải toán, biết đếm thêm 9. - Học sinh tự luôn tự tin và tự chịu trách nhiệm khi làm bài - Chăm học, biết chia sẻ kết quả học tập với bạn. II. Đồ dùng dạy-học: Gv : - Các tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn. Hs : - Bảng con ,vở ,phấn . III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Ôn bài: 4p - Gọi 2 em làm bài tập 2, BT 3 - GV nhận xét II. Bài mới: 28p 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS lập bảng nhân 9. - 2 em làm ,HS khác nhận xét. - GV giới thiệu các tấm bìa , mỗi tấm có 9 chấm tròn - HS quan sát. - GV giới thiệu 9 x 1 = 9 + GV gắn một tấm bìa lên bảng và hỏi: 9 được lấy mấy lần? - HS quan sát -> 9 được lấy 1 lần - GV viết bảng 9 x 1 = 9 -> Vài HS đọc + GV gắn hai tấm bìa lên bảng và hỏi: 9 được lấy mấy lần? - HS quan sát -> 9 được lấy 1 lần -> GV viết bảng 9 x 1 = 9 -> Vài HS đọc + GV gắn hai tấm bìa lên bảng và hỏi: 9 được lấy mấy lần? -> 9 được lấy 2 lần GV viết : 9 x 2 = 18 -> Vài HS đọc Vì sao em tìm được kết quả bằng 18 -> HS nêu 9 + 9 = 18 -> Từ 9 x 3 đến 9 x 10 -> HS lên bảng viết phép tính và tìm ra kết quả. VD: 9 x 2 = 18 nên 9 x 3 = 18 + 9 = 27 - GV tổ chức cho HS đọc thuộc BN 9. - HS đọc theo bàn, tổ, nhóm, cá nhân. - GV gọi HS thi đọc - Vài HS thi đọc thuộc bảng 9 - > GV nhận xét và khen học sinh. 2. Hoạt động 2: Thực hành a) Bài 1: Củng cố về bảng nhân 9 - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - 2 HS nêu yêu cầu BT - HS tính nhẩm - GV gọi HS nêu kết quả bằng cách truyền điện. - HS nêu kết quả. -> GV sửa sai cho HS b) Bài 2: Củng cố về tính biểu thức - GV gọi HS nêu yêu cầu BT - 2 HS nêu yêu cầu BT - GV sửa sai sau mỗi lần giơ bảng - HS làm bảng con: c) Bài 3: - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2 HS nêu yêu cầu - GV gọi HS làm bảng lớp + dưới lớp làm vào vở. - HS làm vở + HS làm bảng lớp - GV gọi HS nhận xét - HS nhận xét d) Bài 4: - Gợi ý HS nêu yêu cầu - 2 HS đọc yêu cầu BT. - HS đếm -> điền vào SKG - GV gọi HS nêu kết quả -> 2, 3 HS nêu kết quả -> lớp nhận xét: III. Củng cố: 3p - Goi 3 hs đọc lại bảng nhân 9 - 3 HS đọc, nx . - Nx tiết học. Luyện Toán TIẾT 59: SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN I. Mục tiêu: - Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. - Học sinh tự luôn tự tin và tự chịu trách nhiệm khi làm bài - Chăm học, biết chia sẻ kết quả học tập với bạn. II. Đồ dùng dạy- học: Gv: Vở TH Hs : Vở , bảng con . III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Ôn bài: 4p - Gọi 3 em lên bảng đọc bảng chia 8 -> GV nhận xét II. Bài mới: 28p - 3 em đọc , nx . a) Bài 1 : - GV gọi HS nêu yêu cầu + 2 HS nêu yêu cầu BT - GV yêu cầu HS làm nháp -> GV nhận xét bài + HS làm vở => nêu kết quả b) Bài 2 : - GV gọi HS nêu yêu cầu + 2 HS nêu yêu cầu - Bài toán phải giải bằng mấy bước? + 2 bước - HS giải vào vở. 1 hs chữa - GV yêu cầu HS giải vào vở Lợn mẹ nặng gấp lợn con số lần là: 72 : 8 = 9 ( lần) Vậy lợn con cân nặng bằng 1/9 lợn mẹ. Đáp số: 1/9 c) Bài 3 : - Gọi HS nêu yêu cầu + 2 HS nêu yêu cầu bài tập - Hs nêu cách làm - Hs làm vở. 1 hs chữa bảng. Số gà trống còn lại là: 10 - 2 = 8 ( con gà) Số gà mái gấp số gà trống còn lại số lần là: 32 : 8 = 4 ( lần) Vậy số gà trống còn lại bằng 1/4 số gà mái. Đáp số: 1/4 III. Củng cố : 3p - Goi 2 em nêu lại Nd bài - 2 em nêu - Nx tiết học. Tập viết ÔN CHỮ HOA I I. Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa I ( 1 dòng ) Ô, K ; viết đúng tên riêng Ông Ich Khiêm (1 dòng) và câu ứng dụng : It chắt chiu phung phí (1lần) bằng chữ cỡ nhỏ . - Học sinh luôn tự tin khi viết các chữ cho đúng cỡ chữ. - Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở . III. Đồ dùng dạy- học: Gv:- Mẫu chữ hoa I, Ô, K,Các chữ Ông Ích Khiêm và câu ứng dụng viết trên dòng kẻ ô li. Hs : - Vở ,bảng con . III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Ôn bài: 3p - Nx chung B. Bài mới: 27p 1. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn viết trên bảng con. a. Luyện viết chữ hoa: - Hs viết bảng : Hàm Nghi - GV yêu cầu HS mở sách quan sát - HS quan sát trong vở TV + Tìm các chữ hoa có trong bài? -> Ô, I, K - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết I,K - GV đọc : I, Ô, K - HS luyện viết vào bảng con 3 lần -> GV sửa sai cho HS. b. Luyện viết từ ứng dụng - GV gọi HS đọc từ ứng dụng - 2 HS đọc từ ứng dụng - GV giới thiệu Ông Ích Khiêm là một vị quan nhà nguyễn văn võ toàn tài - HS chú ý nghe - GV đọc tên riêng Ông Ích Khiêm -> GV quan sát, sửa sai cho HS - HS luyện viết vào bảng con hai lần c. HS viết câu ứng dụng: - GV gọi HS đọc câu ứng dụng - 2 HS đọc câu ứng dụng - GV giúp HS hiểu được nội dung câu tục ngữ: Khuyên mọi người phải biết tiết kiệm. - HS chú ý nghe - GV đọc Ít -> HS luyện viết bảng con hai lần 3. Hướng dẫn HS viết vào vở: - GV nêu yêu cầu viết bài , theo dõi . -Nghe , HS viết bài vào vở 4. Chấm chữa bài: - GV thu bài nhận xét bài viết của HS - Nhận xét bài viết. C. Củng cố: 3p - Luyện viết I ,từ Ông Ich Khiêm - Gọi HS nhắc lại bài - Nx tiết học. - 1 em nhắc lại bài . - Ôn chữ hoa K Luyện từ và câu TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG. DẤU CHẤM HỎI, CHẤM THAN I. Mục tiêu: - Nhận biết được một số từ ngữ thường dùng ở miền Bắc,miền Nam qua bài tập phân loại , thay thế từ ngữ. Đặt đúngdấu câu (dấu chấm hỏi, dấu chấm than) vào chỗ trống trong đoạn văn. - HS cộng tác để phát hiện ra kiến thức mới, trao đổi để làm bài tập. - HS tự tin trình bày ý kiến, bài làm của mình. II. Đồ dùng dạy- học: Gv :- Bảng phụ ghi đoạn thơ ở BT 2, phấn màu . Hs : - Bảng phụ , phấn màu . III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Ôn bài: 3p -Gọi HS làm miệngBT1,2 - Nx B. Bài mới: 27p ->2HS làm ,nhận xét 1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài - 1 em nêu tên bài . 2. Hướng dẫn HS làm bài tập a. Bài tập 1: Gọi HS nêu yêu cầu. - 2 HS nêu yêu cầu BT - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của BT - HS đọc lại các cặp từ cùng nghĩa - GV yêu cầu HS làm nháp + 2 HS lên bảng thi làm bài - HS đọc thầm -> làm bài cá nhân vào nháp + 2 HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét chốt lại lời giải đúng + Từ dùng ở Miền Bắc: Bố, mẹ, anh cả, quả hoa, dứa, sắn, ngan + Từ dùng ở Miền Nam: Ba, má, anh hai, trái, bông, thơm, khóm, mì, vịt.. b. Bài tập 2: GV gọi HS nêu yêu cầu - 2 HS nêu yêu cầu BT - GV yêu cầu trao đổi theo cặp - Trao đổi theo cặp -> viết vào nháp - GV gọi HS đọc kết quả - Nhiều HS nối tiếp nhau đọc kết quả gan chi/ gan gì, gan sứa/ gan thế, mẹ nờ/ mẹ à. Chờ chi/ chờ gì, tàu bay hắn/ bàu bay nó; tui/ tôi - 4 -> 5 HS đọc lại bài đúng để nghi nhớ các cặp từ cùng nghĩa. -> lớp chữa bài đúng vào vở c. Bài tập 3: Gọi HS nêu yêu cầu - 2 HS nêu yêu cầu - GV nêu yêu cầu HS làm bài cá nhân - HS làm bài vào vở LTVC - GV gọi HS đọc bài - 3 HS đọc bài làm - GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. 3. Củng cố : 3p - Gọi 2 em đọc lại nội dung bài tập 1, 2 - 2 em đọc - Nx tiết học ............................................................................. Thủ công CẮT, DÁN CHỮ H, U. (T 1) I. Mục tiêu: - HS biết cách kẻ, cắt dán chữ H, U. - Học sinh biết cộng tác chia sẻ để đưa ra những tình huống tốt nhất. - HS chăm chỉ thực hiện công việc của mình. II. đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ H, U. - Quy trình kẻ, cắt chữ H, U. - Giấy TC, thước kẻ, bút chì. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra đồ dùng: 2p 2. Bài mới: 29p 2.1. Hoạt động: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - GV giới thiệu mẫu các chữ H, U - HS quan sát, nhận xét + Nét chữ rộng mấy ô -> Rộng 1 ô + Chữ H, U có gì giống nhau? -> Có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau 2.2 Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu - HS quan sát - Bước 1: Kẻ chữ H, U - Chấm các điểm đánh dấu chữ H, U vào hai hình chữ nhật, sau đó kẻ theo các điểm đánh dấu (chữ U cần vẽ các đường lượn góc). - HS quan sát. - Bước 3: cắt chữ H, U - HS quan sát - Kẻ một đường chuẩn, đặt ướm hai chữ mới cắt vào đường chuẩn cho cân đối. - Bôi hồ và gián chữ - HS quan sát. * Thực hành - GV tổ chức cho HS tập kẻ, cắt chữ H, U - GV quan sát hướng dẫn thêm cho HS 3. Củng cố : 3p - GV nhận xét về sự chuẩn bị của HS , tinh thần học tập và kỹ năng thực hành của HS. - HS thực hành theo nhóm. Thứ năm ngày Chính tả ( Nghe - viết ) VÀM CỎ ĐÔNG I. Mục tiêu: - Nghe – viết bài chính tả; trình bày đúng hình thức các khổ thơ, dòng thơ 7 chữt.Làm đúng BTđiền tiếng có vần it/ uyt BT(2). Làm đúng BT3. - Học sinh luôn tự tin khi viết chính tả và làm được các bài tập chính tả. - Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở . II. Đồ dùng dạy- học: Gv:- Bảng lớp , phấn màu . Hs : - Vở ,bảng con , phấn . III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Ôn bài: 3p GV đọc: Khúc khuỷu, khẳng khiu . - Nx B. Bài mới: 28p ->Cả lớp viết bảng con , HS nhận xét 1 số bảng . 1. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn HS viết chính tả: a) Hướng dẫn HS chuẩn bị lại: - GV đọc 2 khổ thơ đầu của bài Vàm Cỏ Đông - HS chú ý nghe - 2 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ đầu - GV hướng dẫn HS hiểu nội dung và cách trình bày + Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? - Vàm Cỏ Đông, Hồng -> Vì là tên riêng của cả 2 dòng thơ. Ở, Quê, Anh... chữ đầu của các dòng thơ + Nên bắt đầu viết các dòng thơ từ đâu? -> Viết cách lề trang giấy 1 ô li - Cả lớp đọc thầm 2 khổ thơ, quan sát cách trình bày - GV đọc các tiếng khó: Dòng sông, suôi dòng, nước chảy, soi - HS luyện viết vào bảng con b) GV đọc bài: - HS viết vào vở - GV theo dõi, uốn nắn thêm cho HS. c. Chấm chữa bài: - GV đọc lại bài - HS đổi vở soát lỗi - GV chữa lỗi - GV nhận xét bài viết 3. Hướng dẫn làm bài tập: a) Bài tập 2: Gọi HS nêu yêu cầu - 2 HS nêu yêu cầu. - HS làm bài cá nhân vào nháp. -> GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Huýt sáo, hít thở, suýt ngã, đứng sít vào nhau -> 2 -> 4 HS đọc lại bài đúng b) Bài tập 3a GV gọi HS nêu yêu cầu - 2 HS nêu yêu cầu BT - GV chia bảng lớp làm 3 phần -3 nhóm HS chơi trò thi tiếp sức sau đó đại diện nhóm đọc kết quả -> GV nhận xét 4. Củng cố : 3p - Chốt Nd bài - GV nhận xét HS nhận xét Luyện Tiếng Việt Chính tả ( Nghe - viết ) VÀM CỎ ĐÔNG I. Mục tiêu: - Nghe – viết bài chính tả; trình bày đúng hình thức các khổ thơ, dòng thơ 7 chữ.Làm đúng BTđiền tiếng có vần it/ uyt BT(2 - Học sinh luôn tự tin khi viết chính tả và làm được các bài tập chính tả. - Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở . II. Đồ dùng dạy- học: Gv:- Bảng lớp , phấn màu . Hs : - Vở TH ,bảng con , phấn . III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Ôn bài: 3p GV đọc: khuỷu tay; khúc khuỷu, tíu tít. - Nx B. Bài mới: 28p ->Cả lớp viết bảng con , HS nhận xét 1 số bảng . 1. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn HS viết chính tả: a) Hướng dẫn HS chuẩn bị lại: - GV đọc 2 khổ thơ cuối của bài Vàm Cỏ Đông - HS chú ý nghe - 2 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối + Nêu cách trình bày bài? -> Viết cách lề trang giấy 1 ô li - GV đọc các tiếng khó: nước chảy, chơi vơi; dòng sữa; trang trải,.. - HS luyện viết vào bảng con b) GV đọc bài: - HS viết vào vở - GV theo dõi, uốn nắn thêm cho HS. c. Chữa bài: - GV đọc lại bài - HS đổi vở soát lỗi - GV chữa lỗi - GV nhận xét bài viết 3. Hướng dẫn làm bài tập: a) Bài tập 2: Gọi HS nêu yêu cầu - 2 HS nêu yêu cầu. - HS làm bài cá nhân vào vở -> GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: quả mít; quả quýt; lít nhít, -> 2 -> 4 HS đọc lại bài đúng -> GV nhận xét 4. Củng cố : 3p - Chốt Nd bài - GV nhận xét HS nhận xét Đạo đức: TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC TRƯỜNG VIỆC LỚP (tiết 2) I. Mục tiêu: - Biết: Học sinh phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường. - Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công. - Học sinh biết cộng tác chia sẻ để đưa ra những tình huống tốt nhất. - HS chăm chỉ thực hiện công việc của mình. II. Đồ dùng dạy học: Các bài hát về chủ đề nhà trường; các tấm bìa xanh, đỏ, trắng. III. Hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Ôn bài: 4p B. Bài mới: 28p - Giới thiệu bài 1. Hoạt động 1: Xử lí tình huống. - Chia lớp thành các nhóm -Yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận, mỗi nhóm xử lí 1 tình huống (BT 4 - VBT). - Yêu cầu các nhóm giải quyết các tình huống đã nêu rồi cử đại diện lên trình bày cách ứng xử. - Yêu cầu cả lớp theo dõi và nhận xét. GV đưa ra thêm tình huống 1: - Tài liệu Thuế(13) Kết luận: a) Khuyên Tuấn đừng từ chối. b) Xung phong giúp các bạn. c) Nhắc nhở các bạn không được làm ồn. d) Nhờ người trong gia đình hoặc bạn bè mang lọ hoa đến lớp. Để có tiền mua sắm bàn ghế, cửa kính, xây trường học là do tiền của mọi người dân đóng góp cho nhà nước. Tiền đó gọi là tiền thuế. Nhờ có tiền thuế mà nhà nước mới xây được trường cho các em học. Vì thế trường học là tài sản chung của mỗi chúng ta cho nên chúnh ta phải bảo vệ và giữ gìn sạch đẹp. Người đóng thuế là người dân trong đó có bố mẹ chúng ta” 2. Hoạt động 2: Đăng kí tham gia làm việc lớp việc trường . - Nêu yêu cầu bài tập: Hãy suy nghĩ và ghi ra giấy những việc lớp, việc trường mà em có khả năng tham gia và mong muốn được tham gia ? - Yêu cầu cả lớp độc lập làm bài. - Yêu cầu mỗi tổ cử đại diện đọc to các phiếu của các bạn trong tổ . - Mời các tổ lên cam kết làm các công việc đã nêu . - Giáo viên kết luận chung: Tham gia việc trường, việc lớp vừa là quyền vừa là bổn phận của mỗi HS. C. Củng cố : 3p - Giáo dục HS ghi nhớ và thực theo bài học. Nhắc nhở bố mẹ tích cực đóng thuế, bản thân và mọi người giữ gìn tài sản chung. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Chia thành 4 nhóm để thảo luận theo yêu cầu của giáo viên . - Các nhóm thảo luận theo từng tình huống giáo viên đưa ra. - Đại diện các nhóm lên trình bày cách xử lí tình huống. - Cả lớp nhận xét bổ sung. - Lớp thảo luận tình huống trong tài liệu thuế. - Đọc lập làm BT trên vở bài tập. - Lần lượt lên nêu ra những công việc mà mình có khả năng làm như : giữ vệ sinh trường lớp , trồng cây cho bóng mát , bảo vệ trường lớp sạch đẹp vv - Cả lớp theo dõi nhận xét . - Đại diện các tổ lên kí vào bản cam kết . - Cả lớp hát bài : Lớp chúng ta đoàn kết. Toán TIẾT 64: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được trong giải toán(có một phép nhân9). Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể. - Học sinh tự luôn tự tin và tự chịu trách nhiệm khi làm bài - Chăm học, biết chia sẻ kết quả học tập với bạn. II. Đồ dùng dạy-học Gv: Bảng phụ , phấn màu . Hs : Vở ,bảng phụ ,phấn . III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I.Ôn bài : 4p - Gọi 3 em đọc bảng nhân 9 - Nx II. Bài mới: 28p - 3 em đọc , nhận xét a) Bài tập 1: - GV gọi HS nêu yêu cầu. - 2 HS yêu cầu BT - GV gọi HS đọc kết quả. -> Vài HS đọc kết quả - GV nhận xét b) Bài tập 2: - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2 HS nêu yêu cầu BT - GV yêu cầu HS nêu cách tính - HS nêu: -> GV nói thêm: vì 9 x 3 + 9 = 9 + 9 + 9 nên 9 x 3 +9 = 9 x 4 = 36 - HS làm vào bảng con: -> GV sửa sai cho HS c) Bài tập 3: - GV gọi HS nêu yêu cầu. - 2 HS nêu yêu cầu BT - GV yêu cầu HS giải vào vở và một HS lên bảng làm bài - HS giải vào vở d) Bài 4: - GV gọi HS nêu yêu cầu BT - 2 HS nêu yêu cầu BT - HS làm vào SGK - GV hướng dẫn HS cách làm -> GV nhận xét III. Củng cố : 3p - Gọi 2 em nêu lại kiến thức ôn . - Nx tiết học - 2 em nêu lại kiến thức ôn . Luyện Toán TIẾT 60: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. Biết giải bài toán có lời văn (2 bước tính) - Học sinh tự luôn tự tin và tự chịu trách nhiệm khi làm bài - Chăm học, biết chia sẻ kết quả học tập với bạn. II. Đồ dùng dạy- học: Gv: Phấn màu , bảng phụ Hs : Vở ,bảng con,phấn . III. Các hoạt động dạy - học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS I.Ôn bài : 4p - Gọi HS làm bài 2 tiết trước - Nx II. Bài mới: 28p * Hoạt động 1: Bài tập - 1 hs làm bảng . - 2 HS nêu yêu cầu bài tập -> 1 HS nêu a) Bài 1 - HS làm vào SGK + 1 HS lên bảng - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV gọi HS nêu cách làm -> GV gọi HS nhận xét + HS nhận xét Số bút xanh gấp số bút đỏ số lần là: 40 : 8 = 5 ( lần) Vậy số bút đỏ bằng 1/5 số bút xanh. Đáp số: 1/5 * Bài 2: - GV gọi HS nêu yêu cầu + 2 HS nêu yêu cầu BT - GV yêu cầu HS nêu cách làm và làm vào vở + HS làm vào vở + 1 HS lên bảng giải. Tổng số thỏ con là: 31 + 4 = 35 ( con) Số thỏ con gấp số thỏ mẹ số lần là; 35 : 7 = 5 ( lần) Vậy số thỏ mẹ bằng 1/5 số thỏ con. Đáp số: 1/5 * Bài 3: - GV gọi HS nêu yêu cầu. + 2 HS nêu yêu cầu BT - GV yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV theo dõi HS làm -> GV gọi HS đọc bài làm + HS làm vào vở. 2 hs làm phiếu học tập trên lớp III. Củng cố: 4p - Gọi 2 em nêu lại kiến thức luyện tập - Nx tiết học. - 2 em nêu Kĩ năng sống BÀI 5: QUAN TÂM,CHĂM SÓC I.Mục tiêu - CHỦ động và biết cách quan tâm,chăm sóc người thân,bạn bè một cách tốt nhất II. Đồ dùng: Phiếu ghi Bt III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Khởi động 2. Bài mới * Hỏi thăm a)Lợi ích của lời hỏi thăm Thảo luận:Lời hỏi thăm sẽ giúp em điều gì? -Em đã thường xuyên hỏi thăm mọi người xung quanh chưa? Bài tập ( Phiếu) GV kết luận: Hãy hỏi thăm người thân,bạn bè xung quanh em để thể hiện sự quan tâm của em đối với mọi người,như vậy em sẽ được mọi người yêu
Tài liệu đính kèm: