Tiết: 71 Toán
CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU
- Biết cách đặt tính thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số có một chữ số. (chia hết và chia có dư)
- Làm được các bài tập.
- Học sinh làm toán chính xác, nhanh nhẹn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định: Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (tt).
- HS đọc thuộc lòng bảng nhân 9.
- HS khác đọc thuộc bảng chia 9.
- Nhận xét học sinh.
- Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Hướng dẫn thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số
+ Giới thiệu phép chia 648 : 3
......................... ---------------------------------------------------- Tập đọc – kể chuyện Tiết: 43, 44 HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA I. MỤC TIÊU 1. Tập đọc a. Đọc thành tiếng - Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời kể chuyện và lời của nhân vật.Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. b. Đọc hiểu - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm,... - Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện Hai bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.(trả lời các câu hỏi Sgk) 2. Kể chuyện - Biết sắp xếp các tranh minh hoạ theo đúng trình tự nội dung truyện, sau đó dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn. - KNS: Lắng nghe tích cực. - Giáo dục hs tính tích cực khi đọc và kể lưu lót. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: Bảng phụ, tranh minh họa bài tập đọc. Học sinh: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định: Hát. Kiểm tra bài cũ: Nhớ Việt Bắc. - Học sinh đọc 10 dòng thơ đầu của bài Nhớ Việt Bắc và trả lời câu hỏi: + Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc? + Những dòng thơ nào cho thấy Việt Bắc rất đẹp? Nhận xét và đánh giá học sinh. Nhận xét kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Hũ bạc của người cha. b. Các hoạt động: * HĐ 1: Luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài. - Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. - Hướng dẫn hs luyện đọc từ khó. - Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp. - Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. - Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. * HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài + HS đọc thầm đoạn 1 - Câu chuyện có những nhân vật nào ? - Ông lão mong muốn điều gì ở người con ? - Gv hỏi thêm: Các em hiểu tự mình kiếm nổi bát cơm nghĩa là gì? - Học sinh trả lời / Nhận xét + HS đọc thầm đoạn 2 - Người cha đã làm gì với số tiền đó ? - Vì sao người cha lại ném tiền xuống ao ? + HS đọc thầm đoạn 3 - Người con dã làm lụng vất vả và tiết kiệm tiền như thế nào ? + Một hs đọc đoạn 4, 5 - Khi ông lão vứt tiền vào lửa, người con đã làm gì ? - Hành động đó nói lên điều gì ? - Vì sao người con phản ứng như vậy ? - Ông lão có thái độ như thế nào trước hành động của con ? - Câu văn nào trong truyện nói lên ý nghĩa của câu chuyện ? - Hãy nêu bài học mà ông lão dạy con bằng lời của em. * HĐ 3: Luyện đọc lại bài - Yêu cầu HS luyện đọc theo vai. - Tổ chức cho HS thi đọc. - Tuyên dương nhóm đọc tốt. KỂ CHUYỆN * Hoạt động 4: xác định yêu cầu và kể mẫu. - Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện. - Yêu cầu HS suy nghĩ và ghi ra giấy thứ tự sắp xếp của các tranh. - Gọi HS nêu ý kiến, sau đó GV chốt lại ý kiến đúng và yêu cầu HS kiểm tra phần sắp xếp tranh của bạn bên cạnh. * Hoạt động 5: Kể theo nhóm - Chia HS thành nhóm nhỏ và HS kể chuyện theo nhóm. * Hoạt động 8: Kể trước lớp - Gọi 5 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện vòng 2. Sau đó, gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - Tuyên dương HS kể tốt. 4. Củng cố: - HS thi đua kể chuyện. - Nhận xét, tuyên dương. - Giáo dục hs. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về nhà kể lại bài. - Chuẩn bị: Nhà rông ở Tây Nguyên. RKN:.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. --------------------------------------------------- Thứ ba ngày 28 tháng 11 năm 2017 Toán Tiết: 72 CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ (tt) I. MỤC TIÊU - Biết cách đặt tính thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị. - Làm được các bài tập. - Học sinh làm toán chính xác, nhanh nhẹn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ, thẻ từ. - HS: Bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định: Hát. KTBC: Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. Học sinh đặt tính và tính kết quả vào bảng con: 852 : 4 320 : 5 Nhận xét hs. Nhận xét bài cũ. Bài mới: Giới thiệu bài: Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (tt). Các hoạt động: * HĐ1: Hướng dẫn. + Giới thiệu phép chia 560:8 560 8 - HS đặt tính và tính vào vở nháp - 1 em làm ở bảng. 56 70 00 0 - Vậy phép chia 560 : 8 = 70 0 + Giới thiệu phép chia 632 : 7 HS tự làm 632 7 Lưu ý: ở lần chia thứ 2 số bị chia bé hơn số chia. 63 90 thì viết 0 ở thương theo lần chia đó. 02 HĐ 2: Luyện tập - Thực hành Bài 1: HS đọc yêu cầu + Xác định yêu cầu của bài, sau đó cho học sinh tự làm bài + Yêu cầu học sinh vừa lên bảng lần lượt nêu rõ từng bước chia của mình Bài 2: + Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. + Một năm có bao nhiêu ngày? + Mỗi tuần lễ có bao nhiêu ngày? + Muốn biết năm đó có bao nhiêu tuần lễ và mấy ngày ta phải làm như thế nào? + Yêu cầu học sinh tự làm bài. Bài 3: HS đọc yêu cầu bài. + Treo bảng phụ có sẵn hai phép tính trong bài. - Hướng dẫn học sinh kiểm tra phép chia bằng cách thực hiên lại từng bước của phép chia. - Yêu cầu học sinh trả lời. - Phép tính b) sai ở bước nào, hãy thực hiện lại cho đúng? - Chữa bài cho hs. Củng cố: Học sinh thi đua tính kết quả đúng. 490 : 7 361 : 6 Giáo dục hs. Nhận xét tiết học. Dặn dò: - Về nhà xem lại bài. - Chuẩn bị: Giới thiệu bảng nhân. RKN:...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ----------------------------------------------------------------- Chính tả (Nghe-viết) Tiết: 29 HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA I. MỤC TIÊU - Nghe- viết chính xác đoạn từ Hôm đó ... quý đồng tiền trong bài Hũ bạc của người cha. - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt : ui/uôi, s/x hoặc âc/ât. - Học sinh viết đúng, trình bày đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bảng phụ. HS: Bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định: Hát. KTBC: Nhớ Việt Bắc. - Học sinh viết bảng con: hoa mẫu đơn, mưa mau hạt, sáu điểm. - Nhận xét bài cũ. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Hũ bạc của người cha. b. Các hoạt động: * HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả - GV đọc đoạn văn lần 1. - Hỏi: Khi thấy cha ném tiền vào lửa, người con đã làm gì? - Hành động của người con giúp người cha hiểu điều gì ? - Đoạn văn có mấy câu ? - Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? - Lời nói của người cha được viết như thế nào? - Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc và viết lại các từ vừa tìm được. - Nhắc nhở tư thế ngồi. - GV đọc cho HS viết bài. - Nhận xét nội dung viết, chữ viết và cách trình bày bài. * HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 3: - GV có thể lựa chọn phần a tuỳ theo lỗi mà HS địa phương thường mắc. b) Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi 2 nhóm lên trình bày bảng và đọc lời giải của mình. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 4. Củng cố: - Thi đua viết từ khó. - Giáo dục hs. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về viết lại từ viết sai. - Chuẩn bị: Nhà rông ở Tây Nguyên. RKN:.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------------------------------------------ Luyện từ và câu Tiết: 15 TỪ NGỮ VỀ CÁC DÂN TỘC LUYỆN ĐẶT CÂU CÓ HÌNH ẢNH SO SÁNH I. MỤC TIÊU - Mở rộng vốn từ về các dân tộc : kể được tên một số dan tộc thiểu số ở nước ta. - Làm đúng bài tập điền các từ cho trước vào chỗ trống. - Đặt được câu có hình ảnh so sánh. - Giáo dục hs tính cẩn thận tìm đúng từ, đặt câu chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: Bảng phụ. Học sinh: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định: Hát. KTBC: Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu: Ai thế nào? GV treo bảng phụ: Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm. HS lên xác định bộ phận: Ai thế nào? Nhận xét học sinh. Nhận xét bài cũ. Bài mới: Giới thiệu bài: Từ ngữ về các dân tộc. Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh. Các hoạt động: Bài 1: Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài. - Hỏi : Em hiểu thế nào là dân tộc thiểu số ? - Người dân tộc thiểu số thường sống ở đâu trên đất nước ta ? - Chia HS thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bảng phụ nhỏ, 1 bút dạ, yêu cầu các em trong nhóm tiếp nối nhau viết tên các dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết vào giấy. (Về đáp án của bài tập này GV có thể xem phần phụ lục giới thiệu về 54 dân tộc Việt Nam cuối bài thiết kế.) Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài. - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau, sau đó chữa bài. - Yêu cầu HS cả lớp đọc các câu văn sau khi đã điền từ hoàn chỉnh. - GV : Những câu văn trong bài nói về cuộc sống, phong tục của một số dân tộc thiểu số ở nước ta. Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài 3. - Yêu cầu HS quan sát cặp hình thứ nhất và hỏi: Cặp hình này vẽ gì ? - Hướng dẫn : Vậy chúng ta sẽ so sánh mặt trăng với quả bóng hoặc quả bóng với mặt trăng. Muốn so sánh được chúng ta phải tìm được điểm giống nhau giữa mặt trăng và quả bóng. Hãy quan sát hình và tìm điểm giống nhau của mặt trăng và quả bóng. - Hãy đặt câu so sánh mặt trăng và quả bóng. - Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm các phần còn lại, sau đó gọi HS tiếp nối đọc câu của mình. - Nhận xét bài làm của HS. Bài 4: Gọi 1 HS đọc đề bài. - Hướng dẫn : Ở câu a) muốn điền đúng các em cần nhớ lại câu ca dao nói về công cha, nghĩa mẹ đã học ở tuần 4. Câu b) Em hãy hình dung đến những lúc phải đi trên đường đất vào trời mưa và tìm trong thực tế cuộc sống các chất có thể làm trơn mà em đã gặp (dầu nhớt, mỡ,...) để viết tiếp câu so sánh cho phù hợp. Câu c) em có thể dựa vào hình ảnh so sánh mà bạn Páo đã nói trong bài tập đọc Nhà bố ở. - Yêu cầu HS đọc câu văn của mình sau khi đã điền từ ngữ. - Nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố: - Học sinh nêu lại tên các dân tộc thiểu số. - 1 em đặt câu có hình ảnh so sánh. - Nhận xét, tuyên dương. - Giáo dục hs. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về xem lại bài. - Chuẩn bị: Từ ngữ về thành thị, nông thôn. Dấu phẩy. RKN:......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................--------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 29 tháng 11 năm 2017 Toán Tiết: 73 GIỚI THIỆU BẢNG NHÂN I. MỤC TIÊU - Biết cách sử dụng bảng nhân. - Làm được các bài tập. - Học sinh làm toán chính xác, nhanh nhẹn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Gv: Bảng nhân, bảng phụ. - HS: Bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định: Hát. KTBC: Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số (tt). Học sinh đặt tính và tình kết quả vào bảng con: 350 : 7 2 học sinh đọc lại bảng nhân đã học. Nhận xét bài cũ. Bài mới: Giới thiệu bài: Giới thiệu bảng nhân. Các hoạt động: * HĐ1: Giới thiệu bảng nhân. - Giáo viên giới thiệu bảng nhân và cấu tạo: + Hàng đầu tiên gồm các số từ 1 - 10 là các thừa số. + Cột đầu tiên gồm các số từ 1 - 10 là các thừa số. + Ngoài hàng đầu tiên và cột đầu tiên, mỗi số trong 1 ô là tích của 2 thừa số mà 1 số ở hàng và 1 số ở cột tương ứng. + Mỗi hàng ghi lại tích của 1 bảng nhân. Cách sử dụng bảng nhân. - GV nêu ví dụ: 4 x 3 = ? - Tìm số 4 ở cột đầu tiên, số 3 ở hàng đầu tiên, đặt thước dọc theo 2 mũi tên, gặp nhau ở ô số 12. Số 12 là tích của 4 và 3. Vậy 4 x 3 = 12 - Yêu cầu HS tìm tiếp tích của các số khác: 5 x 2 Kết luận: Bảng nhân dùng để tra kết quả các phép nhân. * HĐ 2: L.tập - Thực hành Bài 1: Nêu yêu cầu của bài toán. + Yêu cầu học sinh làm bài. + Yêu cầu học sinh nêu lại cách tìm tích của bốn phép tính trong bài. Bài 2: Một học sinh nêu yêu cầu của bài. + Hướng dẫn học sinh thực hiện bảng nhân để tìm một thừa số khi biết tích và thừa số kia và cho hs làm bài Bài 3: Gọi 1 học sinh đọc đề bài. + Bài toán thuộc dạng nào? + Yêu cầu học sinh tự làm bài + Chữa bài cho học sinh. Củng cố: - Học sinh thi tìm tích nhanh của phép nhân dựa vào bảng nhân. - Giáo dục hs. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về xem lại bài. - Chuẩn bị: Giới thiệu bảng chia. RKN:.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ------------------------------------------------------------ Tập đọc Tiết: 45 NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU 1. Đọc thành tiếng - Bước đầu đọc trôi chảy được toàn bài, biết nhấn giọng ở các từ gợi tảđặc điểm của nhà rông Tây Nguyên. - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. 2. Đọc hiểu - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : múa rông chiêng, nông cụ,... - Hiểu được nội dung bài : Bài văn giới thiệu với chúng ta về nhà rông của các dân tộc Tây Nguyên, qua đó cũng giới thiệu những sinh hoạt cộng đồng gắn với nhà rông. (trả lời các câu hỏi Sgk) - Giáo dục hs tính cẩn thận khi đọc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ, tranh nhà rông. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định: Hát. KTBC: Hũ bạc của người cha. - Gọi 3 HS lần lượt đọc bài và trả lời câu hỏi: + Ông lão muốn con trai của mình trở thành người như thế nào? + Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì? + Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào? Nhận xét, tuyên dương. Nhận xét bài cũ. Bài mới: Giới thiệu bài: Nhà rông ở Tây Nguyên. Các hoạt động: * HĐ 1: Luyện đọc - GV đọc mẫu – Hướng dẫn cách đọc. - Đọc nối tiếp câu. - GV phát hiện và sửa lỗi sai cho các em. - Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp. Theo dõi HS đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. - Nhận xét, tuyên dương những cá nhân đọc tốt. * HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - GV giới thiệu tranh nhà rông. + HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: - Vì sao nhà rông phải chắc và cao? + HS đọc đoạn 2. - Gian đầu của nhà rông thường được trang trí như thế nào? - HS đọc đoạn còn lại. - Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông? - Từ gian thứ ba dùng để làm gì? Học sinh thảo luện nhóm đôi để trả lời câu hỏi: - Em nghĩ gì về nhà rông Tây Nguyên sau khi đã xem tranh, đọc bài nhà rông? * HĐ 3: Luyện đọc lại - GV đọc mẫu đoạn văn. - Yêu cầu HS chọn đọc một đoạn em thích trong bài và luyện đọc. - Nhận xét. 4. Củng cố: - HS nêu lại nội dung bài. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về nhà đọc lại bài và trả lời câu hỏi. - Chuẩn bị: Đôi bạn. RKN:..................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ năm ngày 30 tháng 11 năm 2017 Toán Tiết: 74 GIỚI THIỆU BẢNG CHIA I. MỤC TIÊU - Biết cách sử dụng bảng chia. - Làm được các bài tập. - Học sinh làm toán chính xác, nhanh nhẹn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng chia như sách giáo khoa, bảng phụ. - HS: Bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định: Hát. KTBC: Giới thiệu bảng nhân. GV yêu cầu học sinh nhìn bảng nhân và nêu kết quả. Nhận xét bài cũ. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giới thiệu bảng chia. b. Các hoạt động: * HĐ1: Giới thiệu cấu tạo bảng chia. - Hàng đầu tiên là thương của 2 số. - Cột đầu tiên là số chia. - Ngoài hàng đầu tiên, cột đầu tiên, mỗi số trong 1ô là số bị chia. + Cách sử dụng bảng chia. - Giáo viên cho học sinh quan sát bảng chia để tìm kết quả của 12: 4. - Từ số 4 của cột 1 theo chiều mũi tên sang phải đến số 12. - Từ số 12 theo chiều mũi tên đi lên hàng 1 gặp số 3. Ta có: 12 : 4 = 3 Tương tự : 12 : 3 = 4 - Gọi 1 số học sinh lên xác định kết quả phép chia khác. * HĐ 2: Luyện tập - Thực hành Bài 1: HS đọc yêu cầu bài. + Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu học sinh làm bài. + Nhận xét và chữa bài học sinh. Bài 2: HS đọc yêu cầu. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách sử dụng bảng chia để tìm số bị chia hoặc số chia. Bài 3: Gọi 1 học sinh đọc đề bài. - Yêu cầu học sinh làm bài. + Chữa bài cho học sinh. 4. Củng cố: Học sinh thi đua nói nhanh kết quả: Gv nêu số, học sinh nêu kết quả. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về nhà xem lại bài. - Chuẩn bị: Luyện tập. RKN:...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... -------------------------------------------------------------- Tiết: 30 Chính tả (Nghe - viết) NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU - Nhớ - viết chính xác đoạn từ Gian đầu nhà rông ...dùng khi cúng tế trong bài Nhà rông ở Tây Nguyên. - Làm đúng các bài tập chính tả : phân biệt ui/ươi, tìm những tiếng có thể ghép với các tiếng có âm đầu s/x hoặc ât/âc. - Viết đúng bày, trình bày đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bảng phụ. HS: Bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn đinh: Hát. KTBC: Hũ bạc của người cha. Học sinh viết bảng con: mật ong, hạng nhất, quả gấc. Nhận xét bài cũ. Bài mới: Giới thiệu bài: Nhà rông ở Tây Nguyên. Các hoạt động: * HĐ 1: Hướng dẫn viết chính tả - GV đọc đoạn thơ 1 lần. - Hỏi : Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào ? - Đoạn văn có mấy câu ? - Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? - Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. - GV đọc - HS viết bài. - HS đổi vở soát lỗi. - Nhận xét bài viết của học sinh. * HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu bài. - 1 Học sinh lên làm, cả lớp làm vào vở. - Chữa bài, nhận xét. Bài 3:GV lựa chọn phần b. b) - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. - Gọi hs đọc lời giải các nhóm. - Chũa bài, nhận xét. 4. Củng cố: - HS thi viết đúng, viết đẹp. - Giáo dục hs. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về nhà xem lại bài. - Chuẩn bị: Đôi bạn. RKN:..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... --------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 1 tháng 12 năm 2017 Tiết: 75 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU Giúp học sinh: - Biết làm tính nhân, tính chia. - Rèn luyện kĩ năng tính chia (bước đầu làm quen với cách rút gọn) và giải bài toán có 2 phép tính. - Học sinh làm tóan chính xác, nhanh nhẹn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ. - HS: Bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định: Hát. KTBC: Giới thiệu bảng chia. GV treo bảng chia, học sinh nhìn bảng và nêu kết quả phép chia. Nhận xét tuyên dương. Nhận xét bài cũ. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Luyện tập. b. Các hoạt động: Bài 1: 1 học sinh nêu yêu cầu của bài. + Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. + Yêu cầu học sinh tự làm bài. + Yêu cầu 3 học sinh lên bảng lần lượt nêu rõ từng bước tính của mình. + Phép tính c) là phép tính có nhớ 1 lần và có nhân với 0. Bài 2: 1 học sinh nêu yêu cầu của bài. + Yêu cầu cả lớp làm bài. + Yêu cầu học sinh làm tiếp các phần còn lại. + Chữa bài nhận xét. Bài 3: Gọi 1 học sinh đọc đề bài. + Yêu cầu học sinh làm bài. + Chữa bài cho học sinh. Bài 4: Gọi 1 học sinh đọc đề bài. + Yêu cầu học sinh làm bài. + Chữa bài cho học sinh. 4. Củng cố: - Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng. - HS thi đua tính: 210 : 7 - Nhận xét, tuyên dương. - Giáo dục hs. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về xem lại bài. - Chuẩn bị: Luyện tập chung. RKN:..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------------------- Tiết: 15 Tập làm văn NGHE – KỂ : GIẤU CÀY GIỚI THIỆU VỀ TỔ EM I. MỤC TIÊU - Học sinh viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) giới thiệu về tổ của mình (BT2). - Rèn học sinh viết văn đủ ý. - Giáo dục học sinh tính đoàn kết. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Gv: Bảng phụ. - Hs: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định: Hát. KTBC: Nghe-kể: Tôi cũng như bác. Giới thiệu hoạt động. - Học sinh nêu hoạt động của tổ mình. - Nhận xét bài cũ. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nghe kể - Giấu cày. Giới thiệu tổ em. b. Các
Tài liệu đính kèm: