Giáo án Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Tuần 3: Nghề chăm sóc sức khỏe

CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP

Tuần 3: NGHỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE

Thời gian: Từ 14/11 - 18/11/2016.

Thứ 2 ngày 14tháng 11 năm 2016

Ngày soạn: 6 tháng 11 năm 2016

Ngày giảng 14/11/2016

HOẠT ĐỘNG SÁNG

A. ĐÓN TRẺ.

- Cô đến trước 15 phút mở cửa vệ sinh thông thoáng phòng học.

- Đón trẻ niềm nở với phụ huynh, nhẹ nhàng với trẻ.

- Cô quan tâm đến sức khoẻ của trẻ

- Rèn cho trẻ có thói quen tự phục vụ, cất ba lô mũ dép vào nơi quy định.

- Nhắc trẻ chào cô giáo chào bố mẹ.

- Cho trẻ chơi tự do đồ chơi trong lớp.

B. ĐIỂM DANH.

- Cô điểm danh theo sổ gọi tên

- Báo cơm.

C. TRÒ TRUYỆN SÁNG.

- Nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách mạch lạc, bạo dạn, đồng thời tạo ra mối quan hệ thân thiện giữa cô và trẻ, tạo cho trẻ những thói quen làm việc vừa sức khi về nhà.

- Cô trò truyện với trẻ về 2 ngày nghỉ.

- Ở nhà giúp bố mẹ những công việc gì ?

- Ở nhà cháu được bố mẹ đưa đi chơi những đâu?

- Cô nhắc nhở trẻ ở nhà nên giúp đỡ ông bà, bố mẹ công việc nhỏ vừa sức, ngoan ngoãn vâng lời cha mẹ và người lớn

- Trò chuyện với trẻ về một số nghề giúp đỡ cộng đồng

+ Bố, mẹ con làm nghề gì? Nghề chăm sóc sức khỏe là những nghề nào? .

- Giáo dục trẻ biết yêu và quý trọng nghề chăm sóc sức khỏe trong xã hội, .

 

doc 28 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 3338Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Tuần 3: Nghề chăm sóc sức khỏe", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rau, củ, quả để cơ thể lớn nhanh và khỏe mạnh. 
F. NGỦ TRƯA.
- Cô trải chiếu, cho trẻ lấy gối ra xếp gối để ngủ.
- Tạo cảm giác gần gũi an toàn cho trẻ ngủ ngon giấc, ngủ sâu giấc.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI.
*Vệ sinh cá nhân
- Cho trẻ đi vệ sinh
- Cô chải đầu, buộc tóc cho trẻ
* Thể dục chống mệt mỏi
- Cho trẻ tập theo lời bài hát “Đu quay”
- Nhằm đưa trạng thái trẻ từ tĩnh sang động.
- Giúp trẻ hoạt động được linh hoạt và khéo léo hơn.
- Tránh cảm giác mệt mỏi khi ngủ dậy.
II. ĂN QUÀ CHIỀU 
- Cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay rồi ăn quà. 
- Cô chia quà cho trẻ, động viên trẻ ăn hết xuất.
- Trong khi trẻ ăn cô nhắc trẻ không được nói chuyện trong khi ăn, ăn gọn gàng sạch sẽ không làm rơi vãi, ăn song biết giúp cô thu dọn ngăn nắp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG 
Hoạt động vui chơi
Trò chơi vận động
TC: AI ĐOÁN ĐÚNG
I. Mục đích, yêu cầu.
- Tạo cho trẻ phản xạ nhanh 
- Rèn luyện trí nhớ cho trẻ 
II. Chuẩn bị.
- Một số tranh ảnh về dụng cụ và công việc của một số nghề
III. Tiến hành .
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Bé cùng cô trò chuyện 
- Cô trò chuyện cùng trẻ về một số nghề và công cụ của một số nghề 
- Cô gợi ý dẫn dắt trẻ vào trò chơi
* Hoạt động 2: Bé vui chơi
- Cô giới thiệu trò chơi “Ai đoán đúng”
- Cô nói cách chơi
- Cô sẽ cho các bạn ngồi thành vòng tròn, rồi cô đứng giữa khi cô nêu tên một nghề, các cháu phải nêu tên 2- 3 dụng cụ lao động của nghề đó 
VD nếu cô nói bác sĩ thì các cháu phải nói
 “ Xi lanh. ống nghe, panh, kéo” Nếu bạn nào không trả lời được cô sẽ đếm từ 1->3 mà cháu chưa nêu được tên một dụng cụ nào thì sẽ bị loại ra ngoài một lần chơi 
- Luật chơi Nếu bạn nào không trả lời được cô sẽ đếm từ 1->3 mà cháu chưa nêu được tên một dụng cụ nào thì sẽ bị loại ra ngoài một lần chơi 
- Cho trẻ chơi trò chơi (chơi 3-4 lần)
- Cô theo dõi động viên trẻ kịp thời 
* Hoạt động 3: Bé nào giỏi 
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi
- Nhận xét chung khen những trẻ chơi trò chơi giỏi, nhắc nhở những trẻ chưa chú ý trong khi chơi 
- Cho trẻ đi dạo 
- Trẻ trò chuyện 
- Lắng nghe 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ trả lời 
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ đi dạo
IV.VỆ SINH - NÊU GƯƠNG - CẮM CỜ - TRẢ TRẺ
1. Vệ sinh cá nhân.
- Cho trẻ rửa mặt rửa tay 
- Chuẩn bị trang phục cho trẻ
2. Nêu gương cắm cờ.
- Cho trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan.
- Cho trẻ nhận xét lẫn nhau theo tổ.
- Nêu gương bé ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ.
3. Trả trẻ.
 - Trả trẻ theo người thân của trẻ . 
............................................********************....................................
Thứ 3 ngày 15 tháng 11 năm 2016
Ngày soạn: 14 tháng 11 năm 2016
Ngày giảng 15/ 11/ 2016
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A. ĐÓN TRẺ.	
- Cô đến trước 15 phút mở cửa vệ sinh thông thoáng phòng học.
- Đón trẻ niềm nở với phụ huynh, nhẹ nhàng với trẻ.
- Cô quan tâm đến sức khoẻ của trẻ
- Rèn cho trẻ có thói quen tự phục vụ, cất ba lô mũ dép vào nơi quy định.
- Nhắc trẻ chào cô giáo chào bố mẹ.
- Cho trẻ chơi tự do đồ chơi trong lớp.
B. ĐIỂM DANH.
- Cô điểm danh theo sổ gọi tên 
- Báo cơm .
C. TRÒ TRUYỆN SÁNG.
- Nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách mạch lạc, bạo dạn, đồng thời tạo ra mối quan hệ thân thiện giữa cô và trẻ, tạo cho trẻ những thói quen làm việc vừa sức khi về nhà. 
* THỂ DỤC SÁNG
(Đã soạn thứ 2/14/11/2016)
 D. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH.
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Hoạt động: Khám phá xã hội
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ NGHỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE. 
I. Mục đích yêu cầu.
* Kiến thức:
- Trẻ biết được một số công việc chính, đồ dùng, trang phục và nơi làm việc của bác sĩ. Biết được đặc thù của công việc mà các y bác sỹ thường làm là chăm sóc và điều trị bệnh cho các bệnh nhân.
-Biết được trong cuộc sống nghề y rất quan trọng và cần thiết.
* Kĩ năng:
- Rèn cho trẻ trả lời câu hỏi mạch lạc, rõ ràng
* Thái độ:
- Trẻ có thái độ yêu quý, kính trọng những người làm trong nghề y nói riêng và các nghề có ích trong xã hội nói chung.
II. Chuẩn bị.	
- Địa điểm: Trong lớp học
- Đồ dùng: Trang phục và 1 số dụng cụ của nghề y
- NDTH: Văn học: “ Thỏ bông bị ốm”, Chơi ở góc phân vai.
- Hệ thống câu hỏi theo nội dung hoạt động
III.Tiến hành.
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Bé đọc thơ
- Cô và trẻ đọc bài thơ" Làm bác sĩ"
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ.
- Thế các con có biết bác sĩ, y tá,...gọi là nghề gì không ?
- Nghề chăm sóc sức khỏe làm công việc gì ?
- Giáo dục trẻ biết yêu quý những nghề có ích trong xã hội
*Hoạt động 2: Bé cùng khám phá.
Tìm hiểu nghề chăm sóc sức khỏe
- Để biết được nghề chăm sóc sức khỏe làm công những việc gì và cần những đồ dùng gì thì hôm nay chúng mình cùng nhau tìm hiểu nhé!
- Chúng mình cùng chú ý xem đó là ai nhé
- Tại sao con biết đây là bác sĩ?
- Trang phục của bác sỹ có đặc điểm gì?
- Bác sĩ làm việc ở đâu nhỉ?
=> Đúng vậy nơi làm việc của bác sỹ là ở các bệnh viện và trạm y tế đấy.
- Bác sĩ làm những công việc gì? 
- Đúng rồi hàng ngày bác sỹ làm công việc khám bệnh, kê đơn thuốc, chăm sóc người bệnh..
- Cô chỉ lên hình ảnh bác sỹ khám bệnh, kê đơn thuốc, chăm sóc bệnh nhân..
- Khi khám bệnh Bác sĩ cần những dụng cụ gì? 
- Cô chỉ cho trẻ xem hình ảnh những dụng cụ ống nghevà cho trẻ nói lại tên dụng cụ đó
- Ngoài bác sỹ ra trong bệnh viện còn có ai nữa? (Cô y tá).
=> Đúng rồi trong bệnh viện còn có cô y tá nữa
- Cô y tá làm gì ở trong bệnh viện? (Tiêm thuốc, phát thuốc).
- Sau này lớn lên con sẽ làm nghề gì ? Vì sao?
- Nếu như bệnh nhân đến khám bệnh con sẽ nói với bệnh nhân như thế nào? 
- Khi khám bệnh bác sĩ phải như thế nào?
- Vậy các con có biết nghề chăm sóc sức khỏe gọi là nghề gì không? 
=> Vì vậy chúng mình phải biết yêu quí và kính trọng các bác sỹ và các cô y tá các con nhớ chưa?
- Muốn trở thành bác sĩ giúp đỡ cho mọi người vậy các con phải làm gì?
- Giáo dục: Để trở thành bác sĩ các cháu phải chăm ngoan học giỏi 
- Khi ốm thì thấy như thế nào ?
- Giáo dục trẻ khi ốm phải đến bệnh viện, các cơ sở y tế để điều trị
*Hoạt động 3: Bé vui chơi
Trò chơi: Ai nhanh hơn 
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
- Cô sẽ mời 2 đội lên chơi các bạn trai là đội bác sỹ, các bạn gái là đội y tá. Bạn nào sẽ lên chơi trước cô mời các bạn lên đứng vào hàng để nghe cô phổ biến cách chơi. Các bạn còn lại sẽ cổ vũ cho đội của mình nhé!
- Cách chơi: Ở trên bàn có rất nhiều đồ dùng dụng cụ của nghề y khi có hiệu lệnh 2 bạn ở đầu hàng 2 đôi bật qua những chiếc vòng lên chọn những dụng cụ của nghề y sau đó để vào giỏ rồi về cuối hàng đứng khi hết thời gian đội nào lấy được nhiều hơn là đội đó thắng cuộc 
- Thời gian cho 2 đội là 1 bản nhạc
- Luật chơi: nếu đội nào chọn nhầm dụng cụ của nghề khác thì dụng cụ đó sẽ không được tính
- Cho trẻ chơi 1 -2 lần
Cô động viên khuyến khích trẻ
- Cô kiểm tra nhận xét kết quả của 2 đội
- Cho trẻ chơi bác sĩ ở góc phân vai
- Trẻ đọc cùng cô
- Trẻ trả lời
- Khám chữa bệnh, chăm sóc cho người bệnh 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát và trả lời 
- Vì bác sỹ mặc quần áo màu...
- Có màu trắng, mũ có chữ thập
- Ở bệnh viện, trạm y tế
- Khám - chữa bệnh, chăm sóc người bệnh, kê đơn thuốc....
- Trẻ quan sát 
- Ống nghe, cặp nhiệt độ
- Trẻ quan sát và nói tên dụng cụ
- Trẻ kể
- Có cô y tá
- Trẻ trả lời
- Hỏi bệnh nhân bác bị đau ở đâu?
- Phải ân cần với người bệnh 
- Nghề y hay nghề thầy thuốc
- Trẻ trả lời
- Chú ý lắng nghe
- Mệt mỏi, chán ăn, sốt....
- Trẻ nghe cô GT
- Trẻ nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi
E. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCCĐ: Quan sát phòng y tế trường học
- TCVĐ: Kéo co ( Thứ 2, 4, 6). Tung bóng ( Thứ 3, 5)
- CTD: Vẽ dụng cụ y tế trên sân.
 (Đã soạn thứ 2/14/11/2016) 
G. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Bác sĩ
- Góc xây dựng: Xây bệnh viện.
- Góc học tập: Tô màu dụng cụ y tế
 (Đã soạn thứ 2/14/11/2016)
H. VỆ SINH – ĂN TRƯA.
1. Vệ sinh cá nhân.
- Cho trẻ rửa mặt rửa tay lau tay
2. Ăn trưa
- Cho trẻ ngồi vào bàn ăn.
- Chia khẩu phần ăn cho trẻ. Cho trẻ mời cô và các bạn trước khi ăn. Cô giới thiệu các món ăn và chất dinh dưỡng của các món ăn cho trẻ tạo cho trẻ cảm giác ăn ngon miệng và ăn hết suất ăn. Giáo dục trẻ luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như: Thịt, trứng, cá, đậu, sữa, rau, củ, quả để cơ thể lớn nhanh và khỏe mạnh.
F. NGỦ TRƯA.
- Cô trải chiếu, cho trẻ lấy gối ra xếp gối để ngủ.
- Tạo cảm giác gần gũi an toàn cho trẻ ngủ ngon giấc, ngủ sâu giấc.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI.
*Vệ sinh cá nhân
- Cho trẻ đi vệ sinh
- Cô chải đầu, buộc tóc cho trẻ
* Thể dục chống mệt mỏi
- Cho trẻ tập theo lời bài hát “Đu quay”
- Nhằm đưa trạng thái trẻ từ tĩnh sang động.
- Giúp trẻ hoạt động được linh hoạt và khéo léo hơn.
- Tránh cảm giác mệt mỏi khi ngủ dậy.
II. ĂN QUÀ CHIỀU.
- Cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay rồi ăn quà. 
- Cô chia quà cho trẻ, động viên trẻ ăn hết xuất.
- Trong khi trẻ ăn cô nhắc trẻ không được nói chuyện trong khi ăn, ăn gọn gàng sạch sẽ không làm rơi vãi, ăn song biết giúp cô thu dọn ngăn nắp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động vui chơi
Trò chơi học tập
BÉ NÀO NHANH
I. Mục đích yêu cầu.
* Kiến thức:
- Trẻ ôn nhận biết số lượng 2, biết đếm đến 3, và được làm quen với số 3
* Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng đếm, quan sát, so sánh, nhận biết
- Phát triển vốn từ cho trẻ.
* Giáo dục:
- Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học. 
II. Chuẩn bị.
1. Địa điểm: Trong lớp học.
2. Đồ dùng: 
- Cô: 3 tranh lô tô ống nghe, 3 tranh lô tô xi lanh, các thẻ số 1,2,3. Một số nhóm đồ dùng có số lượng 2và 3 không xếp thành dãy để xung quanh lớp
- Trẻ: Mỗi trẻ 3 tranh lô tô ống nghe, 3 tranh lô tô xi lanh, các thẻ số 1,2,3 3. NDTH: AN: “Tôi bị ốm”
 MTXQ: TC về chủ điểm
- Hệ thống câu hỏi theo nội dung hoạt động.
 III. Tiến hành.
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Bé vui hát.
 - Cho trẻ hát bài: " Tôi bị ốm"
 - Trò chuyện cùng trẻ về bài hát và chủ đề.
* Hoạt động 2: Ai tinh mắt. 
 - Cô giới thiệu lọ hoa để trang trí phòng khám và cho trẻ đếm số hoa trong lọ.
 - Cô cho trẻ lên tìm và đếm các nhóm đồ chơi có số lượng 2, ít hơn 2 thêm vào cho đủ 2 đặt thẻ số tương ứng. 
* Hoạt động 3: Bé nào đếm giỏi.
- Các con có thích chơi trò chơi không ?
- Các bác sĩ ở bệnh viện có rất nhiều dụng cụ y tế nên các bác sĩ không đếm xuể các bác sĩ muốn nhờ các cháu đếm hộ các cháu có hộ không ?
- Vậy bây giờ chúng mình hãy thi nhau xem bạn nào đếm giỏi nhất nhé.
- Cô phát rổ đồ chơi cho trẻ.
- Cho trẻ xếp tất cả các tranh ống nghe trong rổ ra thành 1 hàng ngang.
- Cho trẻ xếp 2 chiếc xi lanh ra giúp các bác sĩ cứ mỗi 1 ống nghe tương ứng 1 xi lanh 
- Cho trẻ đếm số lượng nhóm ống nghe và nhóm xi lanh rồi so sánh.
- Cho trẻ so sánh số lượng 2 nhóm bằng kết quả đếm xem số lượng nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn bao nhiêu? Nhóm nào ít hơn? ít hơn bao nhiêu ?
- Muốn nhóm xi lanh nhiều bằng nhóm ống nghe thì phải làm thế nào ?
- Cho trẻ thêm 1 xi lanh rồi đếm so sánh 2 nhóm.
- 2 nhóm bằng nhau và cùng bằng mấy ?
- 2 cái xi lanh thêm 1 xi lanh là mấy cái xi lanh ?
- Cho trẻ lấy thẻ số 3, và nói số 3
- Để biểu thị cho nhóm đồ dùng có số lượng 3 người ta dùng thẻ số 3 để biểu thị cho những nhóm đồ dùng đồ chơi đó.
- Cho trẻ tự đặt số 3 biểu thị 
- Cô cho trẻ cất số 3 ở nhóm xi lanh và bớt dần đối tượng ở nhóm xi lanh, rồi cất lần lượt nhóm ống nghe vào rổ rồi nhắc lại số 3
* Hoạt động 4: Bé nào tìm đúng 
- Cho trẻ tìm nhóm có số lượng 3 đếm và đặt thẻ số.
- Cho trẻ tìm nhóm có số lượng ít hơn 3 thêm vào đủ 3 và đặt thẻ số 
- Cho trẻ chơi trò chơi tìm nhà
- Cách chơi: Vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh tìm đúng nhà thì phải chạy nhanh về ngôi nhà có số lượng bằng thẻ số trên tay mình. 
- Luật chơi: Ai về nhầm nhà phải nhảy lò cò
 Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
- Cho trẻ cất đồ dùng vào góc học tập. 
- Trẻ hát.
- TC cùng cô.
- Trẻ đếm 
- Trẻ tìm và đếm, đặt thẻ số.
- Trả lời 
- Vâng lời
- Nhận rổ đồ chơi
- Trẻ xếp 
.
- Trẻ xếp 
- Trẻ đếm 2 nhóm.
- Trẻ so sánh số lượng 2 nhóm.
- Thêm.
- Trẻ thêm.
- Đều bằng 3.
- 2 xi lanh thêm 1 xi lanh là 3 xi lanh
- Trẻ thực hiện
- Trẻ biểu thị
- Trẻ thực hiện 
- Trẻ đọc số.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện 
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ cất đồ dùng.
IV.VỆ SINH - NÊU GƯƠNG - CẮM CỜ - TRẢ TRẺ
1. Vệ sinh cá nhân.
- Cho trẻ rửa mặt rửa tay 
- Chuẩn bị trang phục cho trẻ
2. Nêu gương cắm cờ.
- Cho trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan.
- Cho trẻ nhận xét lẫn nhau theo tổ.
- Nêu gương bé ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ.
3. Trả trẻ.
 - Trả trẻ theo người thân của trẻ . 
............................................********************....................................
Thứ 4 ngày 16 tháng 11 năm 2016
Ngày soạn: 15 tháng 11 năm 2016
Ngày giảng 16/ 11/ 2016
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A. ĐÓN TRẺ.	
- Cô đến trước 15 phút mở cửa vệ sinh thông thoáng phòng học.
- Đón trẻ niềm nở với phụ huynh, nhẹ nhàng với trẻ.
- Cô quan tâm đến sức khoẻ của trẻ
- Rèn cho trẻ có thói quen tự phục vụ, cất ba lô mũ dép vào nơi quy định.
- Nhắc trẻ chào cô giáo chào bố mẹ.
- Cho trẻ chơi tự do đồ chơi trong lớp.
B. ĐIỂM DANH.
- Cô điểm danh theo sổ gọi tên 
- Báo cơm .
C. TRÒ TRUYỆN SÁNG.
- Nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách mạch lạc, bạo dạn, đồng thời tạo ra mối quan hệ thân thiện giữa cô và trẻ, tạo cho trẻ những thói quen làm việc vừa sức khi về nhà. 
* THỂ DỤC SÁNG.
(Đã soạn thứ 2/14/11/2016)
 D. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Hoạt động: Văn học
ĐỀ TÀI: LÀM BÁC SỸ.
 Tg: Lê Ngân
I. Mục đích yêu cầu.
* Kiến thức: Trẻ biết đọc thơ theo cô. Hiểu nội dung bài thơ và nhớ tên bài thơ, tên tác giả.
* Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
* Thái độ: Trẻ yêu quý các nghề có ích trong xã hội, khi bị ốm cần đến bệnh viện để khám và điều trị.
II. Chuẩn bị.
- Địa điểm: Lớp học sạch sẽ thoáng mát
- Đồ dùng của cô: Tranh ảnh minh hoạ, đồ dùng dụng cụ nghề y
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở, dễ hiểu
- NDTH: Âm nhạc. Tôi bị ốm 
 MTXQ. Trò chuyện về chủ đề.
III.Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Bé vui hát
- Cô hát cho trẻ nghe bài hát “Tôi bị ốm”
- Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát và về chủ đề.
*Hoạt động 2: Cùng cô khám phá
- Cô giới thiệu bài thơ: Làm bác sĩ T/g Lê Ngân.
- Cô đọc mẫu lần 1. Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
- Cô đọc lần 2. Kèm hình ảnh minh hoạ
- Cô vừa đọc cho các cháu nghe bài thơ gì? Của tác giả nào?
- Bài thơ nói đến ai?
- Bạn nhỏ nói gì với mẹ ?
- Bạn đã tập làm bác sĩ như thế nào ?
- Mẹ hỏi bác sĩ điều gì ?
- Bác sĩ trả lời như thế nào ?
=> Bài thơ nói đến bạn nhỏ tập làm công việc của bác sĩ như hỏi thăm sức khỏe, khám và chuẩn đoán bệnh....
- Cô đọc lại bài thơ
*Họat động 3: Bé yêu thơ
- Cho cả lớp đọc theo cô 3- 4 lần
- Tổ, nhóm đọc, cá nhân trẻ đọc 
- Khi trẻ đọc cô động viên và giúp đỡ những trẻ đọc chưa đúng, trẻ đọc sửa sai và động viên khuyến khích trẻ.
- Cô đặt câu hỏi xen kẽ mỗi khi cá nhân trẻ đọc 
- Bạn nhỏ nói với mẹ những gì ?
- Mẹ hỏi bác sĩ những điều gì ?
- Vậy các cháu có muốn trở thành bác sĩ không?
- Muốn trở thành bác sĩ bây giờ các chú phải làm gì ?
=> Các cháu phải chăm ngoan, học giỏi để sau này học nghề y thì mới trở thành bác sĩ được......
- Cho trẻ chơi ở góc phân vai
- Trẻ nghe hát 
-Trẻ trò chuyện 
- Lắng nghe 
- Trẻ lắng nghe
- Bài thơ Làm bác sĩ
- Mẹ và bé
- Mời mẹ ngồi
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời 
- Chú ý lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời 
- Lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi bác sĩ
E. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCCĐ: Quan sát phòng y tế trường học
- TCVĐ: Kéo co ( Thứ 2, 4, 6). Tung bóng ( Thứ 3, 5)
- CTD: Vẽ dụng cụ y tế trên sân.
 (Đã soạn thứ 2/14/11/2016) 
G. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Bác sĩ
- Góc xây dựng: Xây bệnh viện.
- Góc học tập: Tô màu dụng cụ y tế
 (Đã soạn thứ 2/14/11/2016)
H. VỆ SINH – ĂN TRƯA.
1. Vệ sinh cá nhân.
- Cho trẻ rửa mặt rửa tay lau tay
2. Ăn trưa
- Cho trẻ ngồi vào bàn ăn.
- Chia khẩu phần ăn cho trẻ. Cho trẻ mời cô và các bạn trước khi ăn. Cô giới thiệu các món ăn và chất dinh dưỡng của các món ăn cho trẻ tạo cho trẻ cảm giác ăn ngon miệng và ăn hết suất ăn. Giáo dục trẻ luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như: Thịt, trứng, cá,đậu, sữa, rau, củ, quả để cơ thể lớn nhanh và khỏe mạnh.
F. NGỦ TRƯA.
- Cô trải chiếu, cho trẻ lấy gối ra xếp gối để ngủ.
- Tạo cảm giác gần gũi an toàn cho trẻ ngủ ngon giấc, ngủ sâu giấc.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI.
*Vệ sinh cá nhân.
- Cho trẻ đi vệ sinh
- Cô chải đầu, buộc tóc cho trẻ
* Thể dục chống mệt mỏi
- Cho trẻ tập theo lời bài hát “Đu quay”
- Nhằm đưa trạng thái trẻ từ tĩnh sang động.
- Giúp trẻ hoạt động được linh hoạt và khéo léo hơn.
- Tránh cảm giác mệt mỏi khi ngủ dậy.
II. ĂN QUÀ CHIỀU 
- Cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay rồi ăn quà. 
- Cô chia quà cho trẻ, động viên trẻ ăn hết xuất.
- Trong khi trẻ ăn cô nhắc trẻ không được nói chuyện trong khi ăn, ăn gọn gàng sạch sẽ không làm rơi vãi, ăn song biết giúp cô thu dọn ngăn nắp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động vui chơi
Trò chơi vận động
TUNG BÓNG
I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ biết chơi trò chơi tung bóng theo hướng dẫn của cô
- Phát triển cơ bắp, rèn luyện sự khéo léo.
- Giáo dục trẻ biết đoàn kết trong khi chơi, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
II. Chuẩn bị: 
- Cô: - 3 quả bóng có 3 màu khác nhau.
- Sân chơi rộng, bằng phẳng
- Trẻ: - Trang phục gọn gàng, tinh thần thoải mái.
- NDTH: Âm nhạc: Bài hát: “Quả bóng”
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ.
*Hoạt động 1: Giao lưu cùng bé.
- Cô hát cho cả lớp nghe bài hát “Quả bóng”
- Cô hỏi trẻ: 
+ Các con vừa hát cùng cô bài hát gì?
+ Quả như thế nào ?
+ Quả bóng để làm gì?
=> Đúng rồi quả bóng để đá, để tung, chuyền, quả bóng để chơi trò chơi. Thế các con có muốn chơi với quả bóng không?
*Hoạt động 2: Bé thi tài.
- Cô giới thiệu tên trò chơi: Tung bóng
- Cô nói cách chơi, luật chơi.
* Cách chơi: 5-7 trẻ vào 1 nhóm, mỗi nhóm 1 quả bóng. Trẻ mỗi nhóm đứng thành vòng tròn. Một trẻ cầm bóng tung cho bạn. Bạn bắt xong lại tung cho bạn khác đối diện mình. Yêu cầu trẻ phải chú ý để bóng không bị rơi, vừa tung bóng vừa đọc, mỗi nhịp tung cho bạn đọc 1 câu:
Quả bóng con con
Quả bóng tròn tròn
Em tung bạn đỡ 
Tung cao cao nữa
Bạn bắt rất tài
Cô bảo cả hai
Chúng em đều giỏi.
Quả bóng con con
Quả bóng tròn tròn
Bạn tung em đỡ 
Tung cao cao nữa
Em bắt rất tài.
* Luật chơi: Ném, bắt bóng bằng 2 tay. Ai bị rơi hai lần phải ra ngoài một lần chơi
- Cô tổ chức cho mỗi đội chơi 3 lần.
*Hoạt động 3: Xem tài của bé.
- Cho trẻ tự nhận xét các đội bạn.
- Cô nhận xét tuyên dương khen ngợi những trẻ chơi giỏi và trao quà cho đội thắng cuộc.
- Động viên khuyến khích những đội chơi yếu hơn lần sau cố gắng chơi tốt.
- GD trẻ luôn vận động các chi để cho cơ thể phát triển hài hòa.
- Cho trẻ thu gọn đồ dùng đồ chơi sau tiết học.
- Cho trẻ ra chơi tự do.
- Trẻ nghe hát.
- Quả bóng
- Trả lời.
- Trả lời
- Nghe giới thiệu trò chơi
- Trẻ nghe cô phổ biến.
- Trẻ chơi.
- Trẻ nhận xét các đội.
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Cất đồ dùng
- Chơi tự do 
IV.VỆ SINH - NÊU GƯƠNG - CẮM CỜ - TRẢ TRẺ
1. Vệ sinh cá nhân.
- Cho trẻ rửa mặt rửa tay 
- Chuẩn bị trang phục cho trẻ
2. Nêu gương cắm cờ.
- Cho trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan.
- Cho trẻ nhận xét lẫn nhau theo tổ.
- Nêu gương bé ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ.
3. Trả trẻ.
 - Trả trẻ theo người thân của trẻ . 
............................................********************....................................
Thứ 5 ngày 17 tháng 11 năm 2016
Ngày soạn: 16 tháng 11 năm 2016
Ngày giảng 17/ 11/ 2016
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A. ĐÓN TRẺ.	
- Cô đến trước 15 phút mở cửa vệ sinh thông thoáng phòng học.
- Đón trẻ niềm nở với phụ huynh, nhẹ nhàng với trẻ.
- Cô quan tâm đến sức khoẻ của trẻ
- Rèn cho trẻ có thói quen tự phục vụ, cất ba lô mũ dép vào nơi quy định.
- Nhắc trẻ chào cô giáo chào bố mẹ.
- Cho trẻ chơi tự do đồ chơi trong lớp.
B. ĐIỂM DANH.
- Cô điểm danh theo sổ gọi tên 
- Báo cơm .
C. TRÒ TRUYỆN SÁNG.
- Nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách mạch lạc, bạo dạn, đồng thời tạo ra mối quan hệ thân thiện giữa cô và trẻ, tạo cho trẻ những thói quen làm việc vừa sức khi về nhà. 
* THỂ DỤC SÁNG.
(Đã soạn thứ 2/14/ 11/2016)
 D. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH.
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ 
Hoạt động: Âm nhạc
 ĐỀ TÀI: DHTT - TÔI ỐM RỒI 
 Nhạc sĩ: Phan Hương
 VĐKH: VỖ TAY THEO NHỊP
 TC: AI ĐOÁN GIỎI
I. Mục đích yêu cầu.
* Kiến thức: Trẻ biết hát cùng cô và thuộc bài hát, nhớ tên bài hát, nhạc sĩ.
 Biết hát kết hợp vỗ tay theo nhịp bài hát, biết cách chơi trò chơi
* Kĩ năng: Rèn kỹ năng hát đúng giai điệu, đúng lời và biết trả lời một số câu hỏi của cô cho trẻ.
* Thái độ: Trẻ biết một số biểu hiện khi ốm, biết giữ gìn sức khỏe, ốm phải đến bệnh viện khám và điều trị.
II. Chuẩn bị .
- Địa điểm: Trong lớp học
- Đồ dùng: Xắc xô, 
- NDTH: Toán: Đếm số bạn hát, Văn học: Thơ: Thỏ bông bị ốm, GDDD & SK
- Hệ thống câu hỏi theo nội dung hoạt động.
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Trò chuyện cùng bé
- Cho trẻ đọc bài thơ:" Làm bác sĩ"
- Trò truyện với trẻ về nội dung bài thơ và chủ đề dẫn dắt trẻ vào bài
- Giáo dục trẻ biết ăn chín, uống sôi, ăn đủ chất dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe học tập và vui chơi...
* Hoạt động 2: Bé làm ca sĩ.
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên nhạc sĩ ?
- Cô hát lần 1: Nhắc lại tên bài hát tên nhạc sĩ 
- Cô hát lần 2: Giảng nội dung
 Bài hát nói về bạn nhỏ có triệu chứng bị ốm bạn cảm thấy nhức đầu, đau đầu gối, đau bụng, toàn thân mệt mỏi...
=> Các cháu nhớ là phải ăn uống hợp vệ sinh, không ăn quả xanh không uống nước lã, không được chơi ngoài nắng phải ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh không bệnh tật 
- Cô hát lần 3
- Cô cho lớp hát 2- 3 lần .
- Tổ hát, nhóm bạn trai hát, nhóm bạn gái hát 
- Cho trẻ hát theo hướng chỉ tay của cô giáo
- Cá nhân hát, lớp hát
- Cho trẻ hát theo nhiều hình thức khác nhau để trẻ thuộc bài hát.
- Cô chú ý sửa sai và động viên khuyến khích trẻ khi hát.
- Cho cả lớp hát lại 1 lần
- Hỏi trẻ tên bài hát, nhạc sĩ ?
- G

Tài liệu đính kèm:

  • docCĐ NGHỀ NGHIỆP 3.doc