Giáo án Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Thực vật - Tuần 4: Quả ngon quê em

CHỦ ĐỀ: THỰC VẬT

TUẦN 4: QUẢ NGON QUÊ EM.

(Từ ngày 27/2 - 3/3/2017)

 Thứ 2 ngày 27 tháng 2 năm 2017.

 Ngày soạn: 26/2/2017

 Ngày giảng: 27/2/2017

HOẠT ĐỘNG SÁNG

A/ ĐÓN TRẺ

- Cô đến sớm thông thoáng phòng học.

- Đón trẻ vào lớp với thái độ vui vẻ, dạy trẻ kỹ năng biết chào cô, chào bố mẹ, trao đổi với phụ huynh những điều cần thiết, dạy trẻ tự biết cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định của lớp

- Trò chuyện cùng trẻ về chủ điểm Thực vật.

- Cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi tự do.

B/ ĐIỂM DANH

- Gọi tên trẻ theo sổ theo dõi, nhằm giúp trẻ nhớ tên mình và tên bạn.

- Báo ăn

C/ TRÒ CHUYỆN SÁNG.

- Trong 2 ngày nghỉ các cháu có được được bố mẹ đưa đi chơi không?

- Bố mẹ đưa các cháu đi chơi những đâu?

- Các cháu được bố mẹ mua cho những gì?

- Gặp người lớn các cháu phải như thế nào?

- Cô kể cho trẻ nghe công việc của cô đã làm trong 2 ngày nghỉ?

- Trong 2 ngày nghỉ các cháu đã giúp bố mẹ làm được những công việc gì?

 (Cô cho trẻ sung phong lên kể)

- Cô nhận xét động viên khuyến khích khen trẻ và chốt lại câu trả lời của trẻ.

- Giáo dục trẻ ngoan, nghe lời ông bà, bố mẹ biết giúp bố mẹ những công việc nhỏ vừa sức.

- Cho trẻ hát bài: Cả tuần đếu ngoan và cho trẻ ra chơi .

 

doc 26 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1089Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Thực vật - Tuần 4: Quả ngon quê em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 biết chơi theo góc chơi
- Biết liên kết các góc chơi với nhau
II. Chuẩn bị.
- Địa điểm: Trong lớp học
- Đồ dùng: Góc phân vai: Một số loại rau, củ, quả nhựa, giấy làm tiền, ...
 Góc xây dựng: Gạch, hàng rào nhựa, ...
 Góc nghệ thuật: Thanh phách, xắc xô, trống, micro. 
- Trẻ: Tâm thế thoải mái.
- NDTH: Văn học - thơ Cây đào
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.) Thỏa thuận trước khi chơi
- Cô cho trẻ đọc bài thơ: “Cây đào”
- Đàm thoại qua về chủ đề cùng trẻ
- Cho trẻ đoán trò chơi ở các góc chơi.
- Cô giới thiệu trò chơi ở các góc chơi.
* Góc phân vai: cửa hàng bán quả thường bán cho ai ? Bán những loại quả gì ? 
+ Người mua cần có gì? Mua quả về làm gì ? 
* Góc xây dựng: Còn góc xây dựng các cháu xây rào vườn cây ăn quả cho thật đẹp nhé.
- Góc nghệ thuật các cháu hãy múa hát về chủ đề các loài hoa, quả, xây xanh nha!
- Cho trẻ tự nhận góc chơi, vai chơi, bầu nhóm trưởng trong nhóm chơi.
- Cho trẻ lấy kí hiệu về góc chơi.
2) Quá trình chơi.
- Cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi.
- Cô chơi cùng trẻ mỗi góc chơi cô đóng một vai phụ để khuyến khích, động viên trẻ chơi tích cực, sửa sai kịp thời cho trẻ
- Cô giúp trẻ biết phối hợp trong khi chơi, trẻ chơi cùng nhau, giúp trẻ thể hiện đúng hành động của các vai chơi như:
Góc phân vai: Bác đang làm gì đấy ? bác bán hàng gì vậy? Bác mua quả gì đây? Bác mua để làm gì ? ... Muốn ăn quả trước tiên bác cần làm gì? Quả ngon quá các bác hãy cùng mang đến tặng cho các cô chú ca sĩ trong buổi biểu diễn văn nghệ và các bác nông dân đang xây rào vườn cay ăn quả nhé.
Góc xây dựng: Các bác xây rào gì thế? Xây rào như thế nào ? xây rào làm gì vậy?
Góc nghệ thuật: Các ca sĩ nhí đang biểu diễn bài gì đấy, các bác thợ xây làm việc rất vất vả, chúng ta cùng mời các bác đến dự buổi biểu diễn văn nghệ nào ! 
3) Sau khi chơi
- Cho trẻ cùng cô nhận xét góc xây dựng.
+ Nhóm con hãy giới thiệu về công trình của chúng mình xây nào ?
+ Các bạn trong lớp có nhận xét gì về công trình của các bạn ?
- Cô chốt lại nhận xét từng góc chơi, vai chơi và hoạt động vui chơi, cho trẻ thấy được sản phẩm của từng góc chơi.
Khen những trẻ có hành động đúng với vai chơi, chơi đúng yêu cầu, chơi tích cực, động viên những trẻ nhút nhát.
- Hỏi lại tên trò chơi ở các góc chơi?
- Qua trò chơi ở các góc cô liên hệ giáo dục trẻ.
- Khi chơi song phải làm gì ?
- Cất đồ chơi như thế nào ?
- Cô cùng trẻ cất dọn đồ chơi.
- Cho trẻ lấy kí hiệu gài về bảng
- Trẻ đọc thơ
- Trò chuyện cùng cô
- Trẻ đoán 
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ nhận vai chơi, góc chơi
- Trẻ thực hiện 
- Trẻ lấy đồ chơi
- Trẻ chơi trò chơi
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trẻ giới thiệu 
- Trẻ nhận xét 
- Nghe cô nhận xét 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ thực hiện 
- Trẻ thực hiện
H/ VỆ SINH ĂN TRƯA: 
* Vệ sinh: Dạy trẻ vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn, biết tự rửa mặt, tay không xô đẩy nhau.
* Giờ ăn: Cô giới thiệu các món ăn cho trẻ biết, động viên trẻ ăn hết khẩu phần.
F/ NGỦ TRƯA:
* Giờ ngủ: Cô dạy trẻ biết tự phục vụ bản thân, cho trẻ tự lấy gối ra ngủ, giữ yên tĩnh cho trẻ ngủ ngon giấc.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I/ THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI: 
- Cho trẻ chơi trò chơi: Gieo hạt.
II. ĂN QUÀ CHIỀU:
- Cho trẻ ăn quà chiều.
III/ HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Hoạt động vui chơi
Trò chơi vận động
CHUYỂN QUẢ
I. Mục đích yêu cầu.
- Phát triển vận động các cơ cho trẻ.
- Phát triển trí nhớ và khả năng ghi nhớ cho trẻ.
II. Chuẩn bị 
- Chỗ tập rộng rãi thoáng mát.
- 3 cái rổ, 10 cái vòng thể dục, một số loại quả bằng nhựa, quả giả.
- Tâm lý trẻ thoải mái.
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Bé cùng cô trò chuyện 
- Cô trò chuyện cùng trẻ về một số loại quả
- Cô gợi ý dẫn dắt trẻ vào trò chơi.
* Hoạt động 2: Bé vui chơi
- Cô giới thiệu trò chơi “Chuyển quả”
- Cô nói cách chơi
- Cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 đội chơi. Mỗi đội chơi sẽ phải lần lượt lên lấy một quả và bật qua các vòng lên phía trước để vào rổ của tổ mình, thời gian chơi sẽ được tính bằng một bản nhạc.
- Luật chơi: Kết thúc đội nào chuyển được nhiều quả nhất sẽ là đội thắng cuộc chơi.
- Cho trẻ chơi trò chơi (chơi 3-4 lần)
- Cô theo dõi động viên trẻ kịp thời 
* Hoạt động 3: Bé nào giỏi 
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi
- Nhận xét chung khen những trẻ chơi trò chơi giỏi, nhắc nhở những trẻ chưa chú ý trong khi chơi 
- Cho trẻ đi dạo 
- Trẻ trò chuyện 
- Lắng nghe 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ trả lời 
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ đi dạo
IV/ NÊU GƯƠNG - CẮM CỜ - VỆ SINH - TRẢ TRẺ
* Nêu gương - Cắm cờ.
- Cô nhận xét chung trong tổ khen những trẻ ngoan tích cực, động viên những trẻ chưa ngoan, còn nhút nhát.
- Cho những trẻ ngoan lên cắm cờ
* Vệ sinh - Trả trẻ.
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ
- Trả trẻ theo người thân.
 -----------------------------------------------------------------
 Thứ 3 ngày 28 tháng 2 năm 2017.
 Ngày soạn: 26/2/2017
 Ngày giảng:28/2/2017
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A/ ĐÓN TRẺ
- Cô đến sớm thông thoáng phòng học.
- Đón trẻ vào lớp với thái độ vui vẻ, dạy trẻ kỹ năng biết chào cô, chào bố mẹ, trao đổi với phụ huynh những điều cần thiết, dạy trẻ tự biết cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định của lớp
- Trò chuyện cùng trẻ về chủ điểm Thực vật.
- Cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi tự do. 
B/ ĐIỂM DANH
- Gọi tên trẻ theo sổ theo dõi, nhằm giúp trẻ nhớ tên mình và tên bạn.
- Báo ăn
C/ TRÒ CHUYỆN SÁNG.
- Trò chuyện với trẻ về chủ điểm trong tuần.
* Thể dục sáng:
- Hô hấp: Ngửi hoa
- Tay: Tay đưa trước lên cao
- Chân: Đứng lên ngồi xuống liên tục.
- Bụng: Cúi gập người ngón tay chạm ngón chân.
- Bật: Bật tại chỗ
( Soạn thứ 2 ngày 27/2/2017)
D/ HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Hoạt động: Làm quen với toán
ĐỀ TÀI: ÔN CÁC HÌNH 
I. Mục đích yêu cầu.
* Kiến thức: Luyện tập cho trẻ nhận biết và gọi đúng tên các hình: vuông, tròn, tam giác, chữ nhật. Biết tạo nhóm đồ vật theo dấu hiệu hình dạng.
* Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
 + Trẻ trả lời được câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.
 * Thái độ: Trẻ có ý thức trong học tập.	
II. Chuẩn bị.
- Cô và mỗi trẻ có ít nhất 2 hình tròn, 2 hình vuông, 2 hình tam giác, 2 hình chữ nhật, các hình có màu sắc, kích thước khác nhau.
- Một số đồ dùng, đồ chơi có dạng hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.
- 4 ngôi nhà có kí hiệu các hình: vuông, tròn, tam giác, chữ nhật.
- Nội dung tích hợp: Tập đếm.
 III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện cùng bé.
- Cho trẻ hát bài: Tập đếm
- Đàm thoại về chủ đề:
* Hoạt động 2: Bé nào giỏi.
Cho trẻ ôn lại việc gọi đúng tên các hình: vuông, tròn, tam giác, chữ nhật và biết nhận ra các đồ vật, đồ chơi trong lớp học có hình dạng giống các hình trên.
- Cô giơ từng loại hình ra: hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật lên và cho trẻ nói tên hình (giơ xen kẽ). Đối với các hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, cô cầm hình ở các vị trí khác nhau giơ lên để dạy trẻ nhận biết hình dạng: Ví dụ: hình chữ nhật: cầm ngang, cầm dọc, cầm ở một góc hình.
 - Sau đó cho trẻ quan sát một số bức tranh, chẳng hạn vẽ chiếc ô tô, thuyền buồm (ô tô, thuyền được tạo nên từ các loại hình trên) và cho trẻ nhận xét xem ô tô, thuyền buồm được xếp bằng loại hình nào.
ðCô chốt lại:
* Hoạt động 3: Bé nào thông minh.
Tạo nhóm theo dấu hiệu loại hình, phân biệt hình tròn với hình khác.
- Phát cho trẻ tất cả các loại hình đã chuẩn bị, cô nói tên một loại hình, trẻ chọn tất cả những hình đó ra. Sau mỗi lần, cô cho trẻ đặt hình đó trở lại và nói tên một loại hình khác.
 - Tiếp theo, cho trẻ nhận biết hình bằng cách dùng tay sờ đường bao của hình: Cho trẻ nhắm mắt lại, dùng tay sờ để chọn đúng hình theo yêu cầu của cô, khi trẻ đã chọn được một hình, cho trẻ mở mắt ra và cùng nhận xét xem trẻ có chọn đúng hình theo tên gọi của nó không (cô làm mẫu cho trẻ quan sát và mỗi lần cho 1-2 trẻ thực hiện). Khi trẻ đã chọn đúng và nhanh, cho trẻ nhắm mắt và chọn hết tất cả một loại hình theo yêu cầu (trước tiên cho trẻ chọn hình tròn, hình tam giác, sau khi trẻ đã thành thạo mới cho trẻ chọn hình chữ nhật, hình vuông).
- Sau đó cho trẻ nhận xét xem hình nào có thể lăn được hình nào không lăn được (sau mỗi câu trả lời cô cho trẻ lăn thử).
* Hoạt động 4: Bé cùng chơi.
- Trò chơi: Tìm đúng số nhà.
- Cách chơi: cô phát cho mỗi trẻ 1 loại hình, cô có 4 ngôi nhà có số nhà là 4 loại hình trên. Trẻ có hình nào cần tìm về đúng nhà có số nhà được kí hiệu bằng loại hình đó. (Ví dụ: trẻ có hình vuông cần tìm về nhà có số nhà là hình vuông).
- Luật chơi: Ai về nhầm nhà phải hát 1 bài (hoặc nhảy lò cò tìm về đúng nhà của mình).
- Cho trẻ chơi 2-3 lần (cô quan sát, bao quát trẻ chơi)
- Kết thúc: hỏi lại tên trò chơi.
- Giáo dục trẻ có ý thức học bài, vui chơi đoàn kết.
- Cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi.
- Trẻ hát.
- Trò chuyện cùng cô.
- Trẻ quan sát và trả lời
- Trẻ quan sát và nhận xét
- Lắng nghe
- Trẻ nhận hình và làm theo yêu cầu của cô.
- Trẻ nhận biết hình bằng cách sờ đường bao,...
- Trẻ nhận xét và lăn thử hình
- Nghe cô gt trò chơi 
- Nghe cô p/b c/ chơi.
- Chơi theo hd của cô.
- Tìm đúng số nhà.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ ra chơi.
E/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
HĐCCĐ: Quan sát vườn cây ăn quả
TCVĐ: Vận chuyển quả(T2, 3, 4). Hoa nào quả đấy(T5, 6)
CTD: Nhặt lá trên sân
(Đã soạn thứ 2/ 27/ 2/ 2017)
G/ HOẠT ĐỘNG GÓC 
Góc phân vai: Cửa hàng bán quả
Góc xây dựng: Xây rào vườn cây ăn quả.
Góc nghệ thuật: Hát múa các bài hát trong chủ đề
(Đã soạn thứ 2/ 27/ 2/ 2017)
H/ VỆ SINH ĂN TRƯA: 
* Vệ sinh: Dạy trẻ vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn, biết tự rửa mặt, tay không xô đẩy nhau.
* Giờ ăn: Cô giới thiệu các món ăn cho trẻ biết, động viên trẻ ăn hết khẩu phần.
F/ NGỦ TRƯA:
* Giờ ngủ: Cô dạy trẻ biết tự phục vụ bản thân, cho trẻ tự lấy gối ra ngủ, giữ yên tĩnh cho trẻ ngủ ngon giấc.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I/ THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI: 
- Cho trẻ chơi trò chơi: Gieo hạt.
II. ĂN QUÀ CHIỀU:
- Cho trẻ ăn quà chiều.
III/ HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Hoạt động vui chơi
Trò chơi học tập
BÉ BIẾT QUẢ GÌ
I. Mục đích yêu cầu.
- Kiến thức: Trẻ nhận biết, nêu được một số đặc điểm, gọi đúng tên một số loại quả quen thuộc.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
 + Trẻ gọi đúng tên quả và biết trả lời một số câu hỏi của cô.
- Giáo dục: Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cho một số loại quả.
II. Chuẩn bị.
- Một số loại quả: Cam, chuối, ... 
- Nội dung tích hợp: Thơ – màu của quả
- Tâm lý trẻ thoải mái.
 III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện cùng bé.
+ Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ: màu của quả.
- Trò chuyện về chủ đề:
* Hoạt động 2: Cùng khám phá.
* Quan sát và đàm thoại:
- Cho trẻ quan sát Quả chuối 
- Cô đặt Quả chuối lên bàn cho trẻ quan sát?
+ Quả gì đây lớp mình ?
+ Cho cả lớp nói đồng thanh Quả chuối
+ Cho 1-2 trẻ lên chỉ và nhận xét đặc điểm? 
+ Cây chuối được trồng ở đâu ? 
+ Trồng cây chuối để làm gì?
+ Các con được ăn quả chuối chưa? 
+ Quả chuối có vị như thế nào?
+ Khi ăn quả chuối cần làm gì trước?
=> Quả chuối ăn rất ngon và bổ đấy các con ăn nhiêu quả cho cơ thể chúng ta mau lớn và khỏe mạnh nhé
* Cô cho trẻ quan sát: Quả cam
- Cô đặt Quả cam lên bàn cho trẻ quan sát?
- Quả gì đây? Có dạng hình gì? Màu gì?
+ Cho cả lớp nói đồng thanh Quả cam
+ Cho 1-2 trẻ lên chỉ và nhận xét đặc điểm? 
+ Cây cam được trồng ở đâu ? 
+ Trồng cây cam để làm gì?
+ Các con được ăn quả cam chưa? 
+ Quả cam có vị như thế nào?
+ Khi ăn quả cam cần làm gì trước?
=> Đây là quả cam, quả cam có dạng hình tròn, màu vàng, khi ăn thường có vị ngọt, có quả hơi chua chua, muốn ăn quả cam chúng ta cần phải gọt vỏ, bỏ hạt rồi mới ăn, quả cam ăn rất ngon và bổ đấy các con ăn nhiêu quả cho cơ thể mau lớn và khỏe mạnh nhé
* Hiểu biết của bé.
- Cô cho trẻ kể về một số loại quả mà trẻ biết theo gợi ý và hd của cô. 
+ Cô hỏi: Ngoài những loại quả cô cho các cháu làm quen còn có những loại quả gì nữa ?
- Các loại quả đó sống được nhờ đâu ?
 (gọi 3, 4 trẻ kể)
- Những loại quả này trồng để làm gì ?
= > Cô chốt lại và mở rộng:
* Giáo dục trẻ: Biết ăn uống nhiều quả, biết chăm sóc và bảo vệ cho cây ăn quả.
*Hoạt động 3: Bé với trò chơi.
- Cô giới thiệu trò chơi: Truyền tin.
- Cô p/ cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi theo hd của cô (2, 3 lần).
-> Cô đv kk trẻ chơi. 
- Hỏi lại tên trò chơi.
- Củng cố giáo dục trẻ. 
- Cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi.
- Trẻ nghe cô đọc.
- Trò chuyện cùng cô.
- Trẻ quan sát
- Trả lời.
- Trẻ nói đồng thanh
- Chỉ/nhận xét đặc điểm
- Trong vườn, ....
- Ăn quả, ...
- Trả lời.
- Ngọt, ...
- bóc vỏ, ...
- Lắng nghe.
- Trẻ quan sát
- Trả lời
- Trẻ nói đồng thanh
- Chỉ/nhận xét đặc điểm
- Trong vườn, ....
- Ăn quả, ...
- Trả lời.
- Ngọt, chua, ...
- gọt vỏ, ...
- Lắng nghe.
- Trẻ kể theo hd và gợi ý của cô.
- Trẻ trả lời.
- Người trồng, chăm sóc, ...
- Ăn, bán, ..
- Trẻ nghe cô gd.
- Nghe cô gt trò chơi.
- Nghe cô p/b cách/l chơi
- Chơi theo hd của cô.
- Truyền tin.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ ra chơi.
IV/ NÊU GƯƠNG - CẮM CỜ - VỆ SINH - TRẢ TRẺ
* Nêu gương - Cắm cờ.
- Cô nhận xét chung trong tổ khen những trẻ ngoan tích cực, động viên những trẻ chưa ngoan, còn nhút nhát.
- Cho những trẻ ngoan lên cắm cờ
* Vệ sinh - Trả trẻ.
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ
- Trả trẻ theo người thân.
 -----------------------------------------------------------------
 Thứ 4 ngày 1 tháng 3 năm 2017.
 Ngày soạn: 28/ 2/ 2017
 Ngày giảng: 1/ 3/ 2017
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A/ ĐÓN TRẺ
- Cô đến sớm thông thoáng phòng học.
- Đón trẻ vào lớp với thái độ vui vẻ, dạy trẻ kỹ năng biết chào cô, chào bố mẹ, trao đổi với phụ huynh những điều cần thiết, dạy trẻ tự biết cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định của lớp
- Trò chuyện cùng trẻ về chủ điểm Thực vật.
- Cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi tự do. 
B/ ĐIỂM DANH
- Gọi tên trẻ theo sổ theo dõi, nhằm giúp trẻ nhớ tên mình và tên bạn.
- Báo ăn
C/ TRÒ CHUYỆN SÁNG.
- Trò chuyện với trẻ về chủ điểm trong tuần.
* Thể dục sáng:
- Hô hấp: Ngửi hoa
- Tay: Tay đưa trước lên cao
- Chân: Đứng lên ngồi xuống liên tục.
- Bụng: Cúi gập người ngón tay chạm ngón chân.
- Bật: Bật tại chỗ
( Soạn thứ 2 ngày 27/ 2/ 2017)
D/ HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Hoạt động: Văn học
ĐỀ TÀI: Truyện - CÂY VÚ SỮA
 Tác giả: Ngọc Châu
I. Mục đích yêu cầu
* Kiến thức: Trẻ nhớ được tên câu truyện, hiểu nội dung câu truyện biết cây vú sữa là 1 cây bình. 
* Kĩ năng: Rèn kỹ năng kể truyện diễn cảm, tạo sự tập trung ghi nhớ có chủ định.
 Trẻ kể được từng đoạn theo tranh và gọi ý của cô, phát triển vốn từ cho trẻ.
* Thái độ: Giáo dục trẻ ngoan ngoãn biết yêu thương vâng lời mẹ, thích ăn quả.
II. Chuẩn bị
- Lớp học sạch sẽ thoáng mát
- Xác định giọng kể, chuẩn bị hệ thống câu hỏi phát triển tư duy cho trẻ.
- Nội dung tích hợp: ÂN - Em yêu cây xanh
III: Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Bé cùng trò truyện.
- Cho trẻ hát bài hát Em yêu cây xanh
- Các cháu vừa hát bài hát gì?
- Thế các cháu có yêu cây xanh không ? Vì sao con lại yêu cây xanh 
- Các con có biết câu truyện gì kể về cây xanh không?
- Hôm nay cô sẽ kể cho các cháu nghe câu truyện nói về sự tích cây vú sữa truyện phỏng theo Ngọc châu.
* Hoạt động 2: Bé nghe cô kể truyện
- Cô giới thiệu câu truyện “cây vú sữa
- Cô kể diễn cảm lần 1: Kèm theo hình minh hoạ. Nhắc lại tên truyện, tên tác giả.
- Cô kể lần 2: Kèm động tác minh hoạ
* Hoạt động 3: Bé cùng tìm hiểu tác phẩm
- Cô vừa kể cho cả lớp nghe câu truyện gì ? 
- Vì sao cậu bé bị mắng ?
- Khi cậu bé bỏ đi la cà thì chuyện gì đã xảy ra ?
- Cậu bé quay trở về nhà rồi làm gì ?
- Điều kì lạ gì xảy ra với cậu bé biết kêu mẹ và ôm cây xanh mà khóc ?
- Cây vú sữa giúp ích gì cho chúng ta ?
- Cậu bé có yêu cây vú sữa không, yêu cây vú sữa con hải làm gì ?
=> Giảng nội dung: Câu truyện nói về 1 cậu bé ham chơi nên bị mẹ mắng và bỏ nhà ra đi đến khi bị trẻ lớn đánh lại đói rét mới trở về nhà, ...
* Hoạt động 4: Bé thi tài.
- Cô cùng cả lớp tập kể truyện 3- 4 lần theo từng đoạn
- Cho trẻ nhận vai nhân vật và tập kể.
- Khi trẻ kể cô động viên sửa sai cho trẻ 
- Cô hỏi lại tên câu truyện ?
=> Qua câu truyện này các cháu phải chăm sóc cây xanh bảo vệ cây xanh bảo vệ môi trường.
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Lắng nghe
- Truyện cây vú sữa tác giả Ngọc Châu
- Nghe và quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ kể truyện
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
E/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
HĐCCĐ: Quan sát vườn cây ăn quả
TCVĐ: Vận chuyển quả(T2, 3, 4). Hoa nào quả đấy(T5, 6)
CTD: Nhặt lá trên sân
(Đã soạn thứ 2/ 27/ 2/ 2017)
G/ HOẠT ĐỘNG GÓC 
Góc phân vai: Cửa hàng bán quả
Góc xây dựng: Xây rào vườn cây ăn quả.
Góc nghệ thuật: Hát múa các bài hát trong chủ đề
(Đã soạn thứ 2/ 27/ 2/ 2017)
H/ VỆ SINH ĂN TRƯA: 
* Vệ sinh: Dạy trẻ vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn, biết tự rửa mặt, tay không xô đẩy nhau.
* Giờ ăn: Cô giới thiệu các món ăn cho trẻ biết, động viên trẻ ăn hết khẩu phần.
F/ NGỦ TRƯA:
* Giờ ngủ: Cô dạy trẻ biết tự phục vụ bản thân, cho trẻ tự lấy gối ra ngủ, giữ yên tĩnh cho trẻ ngủ ngon giấc.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I/ THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI: 
- Cho trẻ chơi trò chơi: Gieo hạt.
II. ĂN QUÀ CHIỀU:
- Cho trẻ ăn quà chiều.
III/ HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Hoạt động vui chơi
Trò chơi vận động
HÁI QUẢ
I. Mục đích yêu cầu.
- Tạo cho trẻ có tính kiên trì 
- Rèn luyện tố chất nhanh nhẹn, khéo léo 
II. Chuẩn bị 
- Sân bãi rộng rãi, bằng phẳng.
- Phấn để vẽ các hình.
- Các cây nấm hoặc con ki.
- Chậu cây có 10 quả.
- Sọt đựng quả.
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Bé cùng cô trò chuyện 
- Cô trò chuyện cùng trẻ về một số loại quả
- Cô gợi ý dẫn dắt trẻ vào trò chơi
* Hoạt động 2: Bé vui chơi
- Cô giới thiệu trò chơi “Hái quả”
- Cho trẻ quan sát mô hình vườn và các loại quả
- Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi
- Cách chơi: - Chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm tối đa 3 - 4 trẻ).
- Cho trẻ xếp hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ làm chú gấu bò qua đường hẹp (bò bằng 2 tay, 2 chân), khi bò hết đường hẹp trẻ bật liên tục qua các vòng tròn. Sau đó, chạy dích dắc qua các chướng ngại vật đến cây hái quả chạy về bỏ vào sọt đựng quả, về xếp cuối hàng chờ đến lượt sau.
- Cho trẻ chơi trò chơi (chơi 3-4 lần)
- Cô theo dõi động viên trẻ kịp thời 
* Hoạt động 3: Bé nào giỏi 
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi
- Nhận xét chung khen những trẻ chơi trò chơi giỏi, nhắc nhở những trẻ chưa chú ý trong khi chơi 
- Cho trẻ cất đồ dùng, vệ sinh sạch sẽ 
- Cho trẻ đi dạo 
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ quan sát
- Lắng nghe 
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ trả lời 
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ cất đồ dùng
- Trẻ đi dạo
IV/ NÊU GƯƠNG - CẮM CỜ - VỆ SINH - TRẢ TRẺ
* Nêu gương - Cắm cờ.
- Cô nhận xét chung trong tổ khen những trẻ ngoan tích cực, động viên những trẻ chưa ngoan, còn nhút nhát.
- Cho những trẻ ngoan lên cắm cờ
* Vệ sinh - Trả trẻ.
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ
- Trả trẻ theo người thân.
 -----------------------------------------------------------------
 Thứ 5 ngày 2 tháng 3 năm 2017.
 Ngày soạn: 28/ 2/ 2017
 Ngày giảng: 2/ 3/ 2017
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A/ ĐÓN TRẺ
- Cô đến sớm thông thoáng phòng học.
- Đón trẻ vào lớp với thái độ vui vẻ, dạy trẻ kỹ năng biết chào cô, chào bố mẹ, trao đổi với phụ huynh những điều cần thiết, dạy trẻ tự biết cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định của lớp
- Trò chuyện cùng trẻ về chủ điểm Thực vật.
- Cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi tự do. 
B/ ĐIỂM DANH
- Gọi tên trẻ theo sổ theo dõi, nhằm giúp trẻ nhớ tên mình và tên bạn.
- Báo ăn
C/ TRÒ CHUYỆN SÁNG.
- Trò chuyện với trẻ về chủ điểm trong tuần.
* Thể dục sáng:
- Hô hấp: Ngửi hoa
- Tay: Tay đưa trước lên cao
- Chân: Đứng lên ngồi xuống liên tục.
- Bụng: Cúi gập người ngón tay chạm ngón chân.
- Bật: Bật tại chỗ.
( Soạn thứ 2 ngày 27/ 2/ 2017)
D/ HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Hoạt động: Tạo hình
Đề tài:
TÔ MÀU QUẢ TÁO
(mẫu)
I. Mục đích yêu cầu.
* Kiến thức: Trẻ biết sử dụng các kỹ năng tô màu để tô được tranh qủa táo theo hướng dẫn và mẫu của cô. 
* Kỹ năng: Rèn kỹ năng tô màu khéo léo cho đôi tay của trẻ.
 + Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô rõ ràng.
* Giáo dục: Trẻ biết giữ gìn và bảo vệ sản phẩm của mình.
II. Chuẩn bị.
 - Cô:
+ mẫu tranh tô màu quả: táo.
+ Giấy in 1 quả táo, bút màu đủ cho trẻ.
 - Trẻ: Tâm lý thoải mái. 
 - NDTH: Thơ “ Màu của quả ”
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện cùng bé.
- Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ: Màu của quả.
- Cô vừa đọc bài thơ gì ?
- Bài thơ nói về cái gì ?
- Ngoài các loại quả trong bài thơ nói đến còn có những loại quả nào ?( Gọi trẻ kể) 
=> Cô chốt lại: 
* Hoạt động 2: Bé làm họa sĩ.
* Quan sát tranh tô màu quả táo.
- Cô đưa tranh tô màu cho trẻ q/s và đàm thoại.
+ Cái gì đây ? Quả gì ? Tô màu gì ?
- Được tô bằng cái gì ? 
- Quả táo có đặc điểm gì ?
- Cô chốt lại: Đây là quả táo, được tô màu đỏ và tô bằng bút màu sáp, quả táo có dạng hình tròn, ...
- Chúng mình có muốn tô màu tranh quả táo ko? 
* Cô tô mẫu.
- Cô giới thiệu bài: Tô màu quả táo.
- Muốn tô màu được tranh quả táo trước tiên cháu phải làm gì ? Như thế nào ?
- Khi tô màu chúng mình phải cầm bút bằng tay nào?
- Cầm bằng mấy ngón tay?
- Tô như thế nào cho đẹp ? ... (Hỏi 3, 4 trẻ).
+ Cô vừa tô vừa nói cách tô màu tranh quả táo sao cho đẹp, không chườm màu ra ngoài.
 * Cho trẻ thực hiện tô màu. 
- Phát giấy, bút cho trẻ. 
- Cho trẻ tô màu. 
+ Cô quan sát và hỏi trẻ: Cháu đang tô quả gì ? tô màu gì ? 
 (Cô bao quát, đv kk trẻ tô màu nhanh tay và gợi ý giúp trẻ chưa biết tô).
* Hoạt động 3: Xem tài của bé.
- Cho trẻ mang sp của mình lên trưng bày 
+ Cô hỏi: Cháu thích bài của bạn nào? Vì sao cháu thích? bạn tô được quả gì?( gọi 3- 4 trẻ nêu nhận xét).
- Cô nhận xét chung.
- Hôm nay cô vừa cho các cháu tô màu cái gì?
*GD: Trẻ biết giữ gìn và bảo vệ sản phẩm của mình.
- Cho đi quan sát tr

Tài liệu đính kèm:

  • docCĐ THỰC VẬT T 4.doc