Giáo án Lớp 3B - Tuần 24

Tiết 1: Sinh hoạt tập thể: Chào cờ đầu tuần

Tiết 2: Toán: Luyện tập

I. Mục tiêu:Giúp học sinh:

- Có kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương.

- Vận dụng phép tính chia để làm tính và giải toán. Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2a,b, Bài 3, Bài 4

II. Các hoạt động dạy học

 

docx 22 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 820Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3B - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hìnhdạng, màu sắc và mùi hương. Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị hoa.
- HS lắng nghe.
- HS nêu
- Làm việc theo nhóm đôi
- Đại diện báo cáo KQ.
+ Chức năng sinh sản .
+ Trang trí : Hoa hồng, hoa loa kèn, .... 
+ Làm nước hoa: Hoa hồng, Hoa sen
+ Hoa để ăn : Hoa thiên lí, hoa bầu,.....
- HS nêu.
HS thực hiện yêu cầu.
-----------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán
I.Mục tiêu: HS biết tính chia nhẩm,chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
Giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm bài tập tiết 116 vở Thực hành Toán 3 tập 2 trang 22.
Yêu cầu HS làm bài,gọi HS lên bảng làm bài,nhận xét chữa bài.
III. Củng cố,dặn dò:
GV nhận xét giờ học,dặn dò.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 3 ngày 24 tháng 2 năm 2015
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Toán: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:Giúp học sinh:
- Biết nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số .
- Vận dụng giải bài toán có hai phép tính. Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3 
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: (Lồng trong dạy bài mới)
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay sẽ giúp các em củng cố nhân, chia số có bốn chữ số với, cho số có một chữ số và vận dụng giải bài toán có hai phép tính 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Cho học sinh đặt tính và tính theo từng nhóm 2 phép tính.
- Y/c làm bài vào vở BT, 4 em lên bảng
- Em hãy nhắc lại mối quan hệ giữa nhân và chia.
– Nghe
- 1 HS đọc đề bài , nêu y/c BT
- HS làm bài vào vở BT. 4 HS lên bảng làm bài
- HS khác nhận xét, nêu cách thực hiện
-.. muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia,..
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
- Cho học sinh tự đặt tính và làm bài vào bảng con
- 2 em lên bảng làm
- Gv nhận xét, y/c HS nêu lại cách tính
- 1 HS đọc đề bài 
- HS làm bài vào bảng con
- 2 HS lên bảng làm bài
- HS khác nhận xét
Bài 3: 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Thu 5 vở nhận xét.
- GV nhận xét, chốt
- 1 HS đọc đề bài 
- Có 5 thùng sách, mỗi thùng 306 quyển. Số sách đó chia đều cho 9 thư viện trường học.
- Mỗi thư viện được chia bao nhiêu quyển sách?
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài
- HS khác nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét tiết học, dặn dò
------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc: Tiếng đàn
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ .
- Hiểu ND, ý nghĩa : Tiếng đàn của thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em . Nó hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh (Trả lời được các CH trong SGK) 
II. Đồ dùng dạy học:- Tranh SGK 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Đọc bài: Đối đáp với vua.
Hỏi câu hỏi ở sgk
- GV nhận xét, đánh giá.
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Lớp nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV dùng tranh giới thiệu 
- QS, nêu nội dung tranh
2. Luyện đọc
 (Tiến hành tương tự tiết TĐ trước)
- Đọc từ, cụm từ khó: vi-ô-lông, ắc-sê, trong trẻo, mát rượi,
- Câu: Khi ắc-sê vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn/ thì như có phép lạ,/ những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng. //
- Thực hiện theo HD của GV
3. Tìm hiểu bài: 
- Thuỷ làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi? 
- GV ghi bảng và giảng từ: nhận đàn, lên dây, kéo thử vài nốt nhạc.
- Những từ ngữ nào miêu tả âm thanh của cây đàn?
- GV ghi bảng và giảng từ: trong trẻo
- Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn thể hiện điều gì?
- GV ghi bảng: bản nhạc, rung động, ửng hồng
GV chốt: Thủy thể hiện bản nhạc rất tốt, thể hiện rõ qua nét mặt, cử chỉ. Thủy rất tập trung.
- Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn?
- GV chốt: Tiếng đàn của Thuỷ hoà hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.
- Nêu nội dung của bài? 
- HS đọc thầm, trả lời các câu hỏi 
- Thuỷ nhận đàn, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc.
+ trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng.
+ Thuỷ rất cố gắng tập trung vào việc thể hiện bản nhạc - vầng trán tái đi; Thuỷ rung động với bản nhạc - gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động.
+ ... vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nên đất mát rượi; lũ trẻ dưới lòng đường đang rủ nhau thả những chiếc thuyền giấy trên những vũng nước mưa; dân chài đang tung lưới bắt cá; hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. 
- HS khác nhận xét, bổ sung
- Tiếng đàn của Thuỷ trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hoà hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.
4. Luyện đọc lại: 
- GV đọc mẫu
- Luyện đọc đoạn văn tả âm thanh của tiếng đàn 
- Thi đọc
- 1 số HS đọc
- Luyện đọc nhóm 2
- HS thi đọc
- HS khác nhận xét
C. Củng cố – dặn dò : Nhắc lại nội dung của bài?
- Kể tên một số loại đàn mà em biết?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò
- HS nêu
-------------------------------------------
Tiết 3: Tự nhiên- xã hội: Quả
I. Mục tiêu: 
+ Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người. Kể tên các bộ phận thường có của 1 quả. 
+ HS kể tên một số loại quả có hình dáng, kích thước hoặc mùi vị khác nhau. Biết được có loại quả ăn được và loại quả không ăn được. 
+ GDKN Sống : + Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loại quả.
+ Tổng hợp , phân tích thông tin để biết chức năng và ích lợi của quả với đời sống thực vật và đời sống của con người.
II. Chuẩn bị : 
+ Các hình trong SGK trang 92, 93, sưu tầm một số quả thật (HĐ 1).
III. Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Mở đầu 
+ Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài “Hoa"
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá. 
+ Giới thiệu bài mới: Quả
HĐ2: Đặc điểm của quả
Quan sát và thảo luận. 
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK trang 92, 93 và các loại quả sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi sau:
+ Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dáng độ lớn của từng loại quả? 
+ Trong số những loại quả đó em đã ăn những loại quả nào? Hãy nói về mùi vị của quả đó?
+ Hãy chỉ vào hình vẽ và nói tên từng bộ phận của 1 quả. Ta thường ăn bộ phận nào của quả?
 - Giáo viên kết luận: sách giáo khoa. 
HĐ3: Ích lợi của quả, hạt
Thảo luận theo cặp.
 - Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi sau: 
+ Quả thường được dùng để làm gì? Nêu ví dụ?
+ Quan sát hình 92 – 93 cho biết loại quả nào dùng để ăn tươi còn loại quả nào dùng để chế biến làm thức ăn?
+ Hạt có chức năng gì?
? Hãy nêu sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của quả chôm chôm và quả đu đủ.
- GV kết luận, ghi bảng.
- Gọi HS đọc lại KL (SGK). 
HĐcuối. Củng cố, dặn dò:
- Hãy nêu ích lợi của các loại quả đối với đời sống thực vật và động vật ?
- Về nhà học bài và xem trước bài mới. 
- 2HS trả lời câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm và chức năng của hoa.
+ Hoa được dùng để làm gì? cho ví dụ.
- Lớp theo dõi.
- Các nhóm thảo luận.( 6 nhóm). Báo cáo kết quả. 
 Chỉ vào hình để nêu tên và đặc điểm từng loại quả: cam hình trứng kích thước nhỏ có màu xanh khi chín có màu vàng. Chuối hình thuôn dài nhỏ màu xanh khi chín màu vàng......
- Mỗi quả thường có: vỏ, thịt, hạt.Ta thường ăn phần thịt của quả.
- Thảo luận theo cặp.
- Đại diện một số cặp trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung: 
+ Quả dùng để ăn, làm thuốc, làm thức ăn, làm si rô, làm mứt, kẹo bánh, phân bón 
- Cả lớp theo dõi bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Để ăn tươi như : cam, táo tàu, măng cụt , chôm chôm, đào, đu đủ, ... .
- Chế biến thức ăn như : Lạc, đậu
+ Hạt có chức năng duy trì nòi giống cho cây.
- HS nêu : Bên ngoài quả chôm chôm có lông dài, quả đu đủ bên ngoài mịn màng.
- HS nêu.
--------------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Tập đọc
I.Mục tiêu: HS đoc trôi chảy bài Mặt trời mọc ở đằng Tây 
II.Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS đọc bài
Yêu cầu HS đọc bài Mặt Trời mọc ở đằng Tây
GV nêu câu hỏi ở sgk hs trả lời.
GV nhận xét ,bổ sung.
III.Củng cố,dặn dò:
GV nhận xét giờ học, dặn dò.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 4 ngày 25 tháng 2 năm 2015
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Thể dục: Nhảy dây kiểu chụm hai chân. Trò chơi: Ném trúng đích
I. Mục tiêu
	- Biết nhảy dây kiểu chụm 2 chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây.
	- Chơi trò chơi " Ném trúng đích ". Biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II. Địa điểm, phương tiện
	Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ.
	Phương tiện : Còi, bóng cao su, mẩu gỗ, túi bọc cát, kẻ vạch, 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu
* GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- GV điều khiển lớp.
- Chơi trò chơi : Kết bạn.
2. Phần cơ bản.
* Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
- GV tăng yêu cầu cho những em khá trở lên trong thời gian quy định để các tăng tốc độ nhảy.
+ Chơi trò chơi : Ném trúng đích
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và làm mẫu động tác.
- GV chia lớp thành các đội
* GV điều khiển lớp. 
3. Phần kết thúc.
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét chung giờ học.
+Tập hợp, điểm số, báo cáo.
+ Nghe. 
* Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, gối, hông.
Mỗi động tác 2 lần x 8 nhịp. 
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên
- HS chơi trò chơi.
* HS chia tổ tập luyện theo khu vực đã phân công
- HS nghe.
- HS khởi động kĩ các khớp cổ tay, cánh tay.
- Tập trước động tác ngắm đích, ném và phối hợp với thân người, rồi mới tập động tác ném vào đích.
- HS chơi thử.
- HS chơi theo đội.
* Đi thường theo nhịp, vừa đi vừa hát.
- Đứng tại chỗ thực hiện động tác thả lỏng
------------------------------------------
Tiết 2: Toán: Làm quen với chữ số La Mã
I. Mục tiêu:Giúp học sinh:
- Bước đầu làm quen với chữ số La Mã .
- Nhận biết các số từ I đến XII ( để xem được đồng hồ ) ; số XX , XXI ( đọc và viết “ thế kĩ XX, thế kĩ XXI”. Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3a, Bài 4
II. Đồ dùng dạy học :- Mặt đồng hồ (loại to) có các số ghi bằng số La Mã 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: GV ghi bài ở bảng
- Sửa bài - nhận xét
B. Bài mới
1. Giới thiệu một số chữ số La Mã và một vài số La Mã thường gặp.
- Giáo viên treo mặt đồng hồ có số La Mã lên bảng hỏi:
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
* Giáo viên giới thiệu: Trên mặt đồng hồ các số được ghi bằng số La Mã .
- GV chỉ vào số I và giới thiệu đây là số 1 được viết: I
- Tiếp tục chỉ vào các số: II, III, IV, V
- Giới thiệu các số La Mã thường dùng: I, V, X
- Giới thiệu cách đọc, viết các số từ 1 (I) đến 12 (XII)
- GV ghi bảng số I và giới thiệu: đây là số một được viết I.
- Giáo viên ghi số III và giới thiệu: Số III do ba chữ số I viết liền nhau và có giá trị là “ ba “
- GV ghi số IV và giới thiệu số (bốn): Số IV do chữ số V (năm) ghép với chữ số1 ( I ) viết liền bên trái để chỉ giá trị ít hơn V một đơn vị.
- GV ghi số IX (chín) và giới thiệu:
+ Số IX do chữ số X ( mười ) ghép với chữ số 1 (một ) viết liền bên trái để chỉ giá trị ít hơn X một đơn vị.
- Gv ghi số VI lên bảng và giới thiệu: Số VI (sáu) do chữ số V ghép với số I viết liền bên phải để tính giá trị nhiều hơn V một đơn vị.
- GV ghi số XI ( mười một ) lên bảng và hỏi: Đây là số mấy ? Vì sao số XI được viết như thế này ?
- Vậy số XII được viết như thế nào ?
* Giáo viên chốt lại: Ghép với chữ số I, II vào bên phải để chỉ giá trị tăng thêm một, hai đơn vị.
- Viết số I, II vào bên trái để chỉ giá trị ít hơn một, hai đơn vị.
2. Thực hành
 Bài 1: Một em nêu yêu cầu đề bài
- Gọi học sinh lần lượt đọc viết bằng chữ số La Mã .
- Giáo viên nhận xét.
 Bài 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Giáo viên cho HSQS 3 mặt đồng hồ SGK
- Cho học sinh thảo luận nhóm và ghi vào bảng con đồng hồ A,B,C chỉ mấy giờ ?
- Đại diện nhóm trình bày
- Giáo viên nhận xét.
Bài 3: Hãy viết các số II, VI, V, VII, IV, IX, XI.
a , Theo thứ tự từ bé đến lớn:
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé:
- GV nhận xét, chốt
 Bài 4: Gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Cho cả lớp làm bài vào vở
- 2 em lên bảng thi viết nhanh
- Thu 1 số em nhận xét.
- Sửa bài - nhận xét
3. Củng cố - dặn dò: Cho HS nối tiếp đọc các số La Mã theo giáo viên chỉ.
- Nhận xét tiết học
 Bài sau: Luyện tập
- 2 em lên bảng chia bài
- Lớp nhận xét 
- Học sinh trả lời
- Học sinh đọc I
- Học sinh đọc: II, III, IV, V
- Học sinh đọc I, V, X
- Học sinh theo dõi đọc và viết
- Cho học sinh đọc
- HS đọc và quan sát cách viết chữ số III.
- HS đọc và quan sát cách viết chữ số IV.
- HS đọc và quan sát cách viết số IX nhắc lại cách viết số IX.
- Học sinh đọc và nhắc lại cách viết chữ số VI
- Học sinh nêu: số mười một được viết bằng chữ số X ghép với chữ số I liền bên phải chỉ giá trị nhiều hơn X một đơn vị.
- Học sinh nêu
- 1 em đọc yêu cầu đề bài
- Học sinh nối tiếp nhau đọc. 
- Lớp nhận xét 
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.
- Học sinh quan sát 3 mặt đồng hồ
- Học sinh thảo luận nhóm bàn
- Đại diện nhóm trình bày
- Lớp nhận xét 
- 1 em đọc yêu cầu đề bài
- Cả lớp làm bài vào vở
- 2 em lên bảng làm
- Lớp nhận xét 
- Học sinh đọc đề bài 
- Cả lớp làm bài vào vở
- 2 em lên bảng thi viết nhanh
- Học sinh nối tiếp nhau đọc số La Mã 
---------------------------------------
Tiết 3: GDKNS: Hạnh phúc và trách nhiệm
---------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán
I.Mục tiêu: HS nhận biết được các chữ số La Mã.
Viết các số La Mã từ bé đến lớn và từ lớn đến bé.
II.Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm bài tập tiết 118 vở Thực hành Toán 3 tập 2 trang 23,24.
Yêu cầu HS làm bài,gọi HS lên bảng làm,nhận xét đánh giá.
III. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét giờ học,dặn dò.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 5 ngày 26 tháng 2 năm 2015
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Thể dục: Nhảy dây kiểu chụm hai chân. Trò chơi: Ném trúng đích
I. Mục tiêu
	- Biết nhảy dây kiểu chụm 2 chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây.
	- Chơi trò chơi " Ném trúng đích ". Biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II. Địa điểm, phương tiện
	Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ.
	Phương tiện : Còi, bóng cao su, mẩu gỗ, túi bọc cát, kẻ vạch, 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
1. Phần mở đầu
* GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- GV điều khiển lớp.
- Chơi trò chơi : Kết bạn.
2. Phần cơ bản.
* Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
- GV tăng yêu cầu cho những em khá trở lên trong thời gian quy định để các tăng tốc độ nhảy.
+ Chơi trò chơi : Ném trúng đích
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và làm mẫu động tác.
- GV chia lớp thành các đội
* GV điều khiển lớp. 
3. Phần kết thúc.
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét chung giờ học.
+Tập hợp, điểm số, báo cáo.
+ Nghe. 
* Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, gối, hông.
Mỗi động tác 2 lần x 8 nhịp. 
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên
- HS chơi trò chơi.
* HS chia tổ tập luyện theo khu vực đã phân công
- HS nghe.
- HS khởi động kĩ các khớp cổ tay, cánh tay.
- Tập trước động tác ngắm đích, ném và phối hợp với thân người, rồi mới tập động tác ném vào đích.
- HS chơi thử.
- HS chơi theo đội.
Đội hình 3 hàng ngang.
* Đi thường theo nhịp, vừa đi vừa hát.
- Đứng tại chỗ thực hiện động tác thả lỏng
--------------------------------------
Tiết 2: Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu:Giúp học sinh:
- Biết đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã đã học . Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4a,b.
II. Đồ dùng dạy học:- Mặt đồng hồ số La Mã . Que diêm để xếp số La Mã 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Cả lớp viết bảng con số La Mã giáo viên đọc : 3, 5, 4, 6, 10, 12, 21
* Giáo viên nhận xét, sửa bài
B. Bài mới
1. GTB :
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: GV cho HS quan sát 3 mặt đồng hồ SGK và nêu giờ của mỗi đồng hồ.
- GV chốt
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Gọi học sinh đọc nối tiếp nhau
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
 Bài 3VBT: Gọi HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Học sinh làm bài vào VBT
- 2 em lên bảng làm 2 cột.
- GV nhận xét, chốt
 Bài 4: Dùng que diêm để xếp các số theo y/c.
- Giáo viên xếp mẫu và giới thiệu cách xếp các số theo mẫu.
- Đại diện nhóm trình bày
- Giáo viên nhận xét tuyên dương
Bài 5*: Có 3 que diêm xếp thành số 11 như hình bên. Hãy nhấc một que diêm xếp lại để được 9
- Giáo viên nhận xét tuyên dương
3. Củng cố - dặn dò : Gọi HS đọc các chữ số La Mã 
* Giáo viên nhận xét tiết học
* Bài sau: Thực hành xem đồng hồ
- 2 HS lên bảng viết. Cả lớp viết bảng con. Lớp nhận xét
- Học sinh quan sát 3 đồng hồ và xác định đồng hồ chỉ mấy giờ.
- HS nêu, lớp nhận xét
- HS nêu yêu cầu của đề bài.
- HS nối tiếp nhau đọc : I (một) VI (sáu) XI (mười một) III (ba) VII (bảy) VIII (tám) IV (bốn) IX (chín) XII (mười hai)
- Lớp nhận xét
- Học sinh nêu yêu cầu đề.
- Học sinh làm bài vào VBT
- Cả lớp nhận xét
- Học sinh đọc thầm đề bài
- HS quan sát giáo viên xếp mẫu: II; V; X
- Học sinh xếp theo nhóm 2, thi đua ai nhanh nhất: a, VIII ; XXI
b, IX c*, III, IX, VI, IV, XI
- Học sinh làm việc theo nhóm 4 
- Xem nhóm nào xếp được nhiều nhất.
- Đại diện nhóm trình bày
- Học sinh đọc số La Mã 
-----------------------------------
Tiết 3: Chính tả: (Nghe- viết) Tiếng đàn
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
- Làm đúng BT(2) a / b .
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết nội dung bài tập 2
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Cho cả lớp viết bảng con: lon nước ngọt, nên người.
- GV nhận xét 
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu, ghi tên bài 
2. Hướng dẫn nghe viết.
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
- Giáo viên đọc một lần bài văn
- Đoạn văn nói lên điều gì?
- Gọi 1 học sinh đọc lại đoạn văn
b. Hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả.
- Những từ ngữ nào trong bài được viết hoa?
- Đọc cho HS viết từ dễ sai: mát rượi, thuyền, vũng nước, tung lưới, lướt nhanh.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài
c. Nhận xét- chữa bài
- Thu 5- 7 bài, nêu lỗi cơ bản, chữa bài
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 2: Y/c HS đọc, nêu y/c BT
- Làm vào VBT
- Gọi HS trả lời : + Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm đầu s ?
+ Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm đầu x ?
+ Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng mang thanh hỏi ?
- Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng mang thanh ngã ?
- GV nhận xét, chốt
4. Củng cố - dặn dò:
- Về nhà viết lại các lỗi viết sai
- Nhận xét tiết học, dặn dò
- 2 học sinh viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con
- Lớp nhận xét
- HS theo dõi lắng nghe giáo viên giới thiệu bài.
- HS theo dõi và đọc thầm theo
+ Tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn
- HS nêu
- Hs viết những chữ dễ viết sai
- Học sinh viết bài vào vở
- Học sinh cùng bàn đổi vở - chữa bài.
- HS đọc, nêu y/c BT
- Làm vào VBT
- HS tiếp nối nhau đọc bài làm. : + sạch sẽ, sẵn sàng, sóng sánh, so sánh, song song.
+ xôn xao, xào xạc, xộc xệch, xao xuyến, xinh xắn, xanh xao 
+ đủng đỉnh, rủng rỉnh, tủm tỉm, thỉnh thoảng, hể hả, cởi mở,...
+ rỗi rãi, dễ dãi, lễ mễ, gõ mõ,
 Lớp nhận xét
-------------------------------------
Tiết 4: Đạo đức: Tôn trọng đám tang (T2)
I. Mục tiêu:
 + Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.
 + Bước đầu biết cảm thông với những đau thương mất mát người thân của người khác.
 +GDKN Sống: - Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác.
 - Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang
II. Tài liêu và phương tiện. - Vở BT đạo đức 3
 - Phiếu học tập cho hđ 2.
 III Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Mở đầu (3')
+ Ổn định tổ chức.
+ Kiểm tra bài cũ.
- Vì sao cần phải tôn trọng đám tang ?
- Nhận xét đánh giá.
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến .( BT3)
- Hướng dẫn HS cách chọn màu thẻ.
- Gv lần lượt đọc từng ý kiến.
- Giảng giải từng ý kiến.
* GVKL: Nên tán thành với ý kiến b,c không nên tán thành ý kiến a.
Hoạt động 3: Xử lý tình huống( BT4)
- Chia 3 nhóm, phát phiếu cho mỗi nhóm để thảo luận cách ứng xử trong các tình huống
* GVKL: Nói cụ thể từng ý kiến.
 Hoạt động 4: Trò chơi “ Nên và Không nên”.
- Gv chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bảng phụ. 
- Gv nhận xét khen những nhóm thắng cuộc.
* Kết luận chung: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá.
 Hoạt động cuối: :
+ Dặn dò về nhà học bài và chuẩn bị bài sau:
Hát
- Đám tang là nghi lễ chôn cất người đã mất là sự kiện đau buồn đối với người thân của họ nên ta phải tôn trọng không được làm gì xúc phạm đến đám tang.
-HS suy nghĩ và chọn thẻ. 
- HS nhận phiếu giao việc thảo luận về cách ứng xử trong các tình huống:
- Đại diện từng nhóm trình bày cả lớp trao đổi nhận xét.
- Hs nhận đồ dùng, nghe phổ biến luật chơi.
- Hs tiến hành chơi, mỗi nhóm ghi thành 2 cột những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá công việc của mỗi nhóm.
---------------------------------------------------------------------------------
Chiều thứ 5 ngày 26 tháng 2 năm 2015
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Luyện từ và câu: Từ ngữ về nghệ thuật. Dấu phẩy
I. Mục tiêu:Giúp HS: 
- Nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật ( BT1)
- Biết đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn ( BT2) 
II. Đồ dùng dạy học:- Bảng lớp viết sẵn nội dung BT2
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:- Nhân hoá là gì?
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu, ghi tên bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Em hãy tìm và ghi vào vở những từ ngữ:
a. Chỉ những người hoạt động nghệ thuật
Diễn 

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuần 24.docx