Giáo án Lớp 4 - Buổi chiều - Tuần 21 - GV: Vương Quốc Cường

TUẦN 21:

Tiết 2: Chính tả (Tiết 21) Nhớ - viết

CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI

I. Mục tiêu:

1. KT: Giúp HS nhớ viết đúng chính tả, trình bày đúng nội dung các khổ thơ trong bài: “Chuyện cổ tích về loài người”. Phân biệt tiếng có âm dễ lẫn lộn: r/d/gi; thanh ?/~

2. KN: Rèn cho HS kĩ năng nhớ và viết đúng nội dung bài. Trình bày bài khoa học và sạch sẽ.

3. GD: GD cho HS luôn có tính cẩn thận, nắn nót.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Bảng phụ; phiếu học tập.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 12 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Buổi chiều - Tuần 21 - GV: Vương Quốc Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21:
 Ngày soạn: 01/01/2017
 Ngày giảng: Chiều thứ hai, ngày 02/01/2017.
Tiết 2: Chính tả (Tiết 21) Nhớ - viết
CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
I. Mục tiêu:
1. KT: Giúp HS nhớ viết đúng chính tả, trình bày đúng nội dung các khổ thơ trong bài: “Chuyện cổ tích về loài người”. Phân biệt tiếng có âm dễ lẫn lộn: r/d/gi; thanh ?/~
2. KN: Rèn cho HS kĩ năng nhớ và viết đúng nội dung bài. Trình bày bài khoa học và sạch sẽ.
3. GD: GD cho HS luôn có tính cẩn thận, nắn nót.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Bảng phụ; phiếu học tập. 
III. Các hoạt động dạy học:
ND - HT
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Khởi động.
 B. Bài mới: 
1. GT bài: 2. Dạy bài mới HĐ1: Cả lớp và cá nhân.
HĐ2: HĐ cá nhân và nhóm.
C. Củng cố-dặn dò.
- Chuẩn bị trò chơi:“Truyền thư”. HS cuối cùng nhận lá thư trả lời câu hỏi: Bạn hãy nêu một số từ chứa âm r/d/gi; thanh ?/~”.
- Giới thiệu bài ghi đầu bài lên bảng.
1. Hướng dẫn HS nhớ - viết.
- Gọi HS đọc thuộc lòng các khổ thơ theo yêu cầu trước lớp 1- 2 lần.
- GV lưu ý cho HS tìm các từ khó cần chú ý trong bài và cho HS luyện viết trên bảng con.
- Nhận xét và sửa sai cho HS
- Cho HS nêu cách trình bày bài thơ
- GV nhắc HS cách trình bày.
- GV yêu cầu HS gấp SGK, nhớ và viết lại các khổ thơ theo yêu cầu. 
- GV cho HS soát lỗi (Từng cặp HS đổi vở kiểm tra lỗi cho nhau.)
 - GV chữa lỗi và nhận xét một số vở
2. Bài tập chính tả.
Bài 2,3: (Trang 22,23 - SGK)
- GV yêu cầu HS đọc bài.
- HD và cho HS làm bài theo nhóm
- Cho các nhóm trình bày kq
- GVNX- chốt ý đúng: giăng- gió- rải 
 - GV tổ chức HS làm bài theo nhóm
- GV chia nhóm và cho HS các nhóm trao đổi chọn từ đúng để hoàn chỉnh đoạn văn.
- Cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- GV cùng HS NX, khen những nhóm làm đúng và nhanh.
- Chữa bài: Từ ngữ viết đúng chính tả: dáng - dần - điểm - rắn - thẫm - dài - rỡ - mẫn.
- Yêu cầu BHT lên bục giảng chia sẻ nội dung bài cùng cả lớp.
 *Vận dụng: Về nhà các em xem lại bài viết của mình, xem một số mẫu chữ viết đẹp luyện viết theo các mẫu chữ đẹp đó. 
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
 - Nghe.
 - Học thuộc lòng. 
- Tìm và nêu 
- HS viết bảng con
- Nghe.
- Nêu.
- Nghe.
- Nhớ và viết bài.
- Thực hiện 
- Nộp vở
- Nghe.
- Đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân đổi vở KT kết quả
- Chữa bài trên bảng.
 - Thảo luận nhóm làm bài bảng nhóm.
- Đại diện các nhóm gắn bài lên bảng lớp.
- NX bài của nhóm bạn, nghe GV chốt kết quả bài làm đúng.
- BHT nêu câu hỏi cho các bạn chia sẻ nội dung của bài học.
- Nghe.
Tiết 3: Ôn Tiếng Việt (Tiết 18)
PHÁT HIỆN DẤU VẾT NGƯỜI VIỆT CỔ Ở HÀ GIANG.
I. Mục tiêu:
1. KT: Ôn tập củng cố, chép chính xác trình bày đúng đoạn bài viết trong vở luyện viết lớp 4: “Phát hiện dấu vết người việt cổ ở Hà Giang” HS viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ, đúng chính tả bài viết
2. KN: Củng cố, HS viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ, đúng chính tả bài viết
3. GD: - HS yêu thích môn học, yêu thích viết chữ đẹp.
 - Rèn tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, cận thận. 
II. Đồ dùng dạy và học: 
- GV: Bảng phụ; HS: Bảng con, vở luyện viết chữ đẹp L4.
III. Các hoạt động dạy - học:
ND - HT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động.
 B. Bài mới: 1. GTB.
2. HDHS viết bài, viết đúng.
C. Củng cố- dặn dò.
- Chơi trò chơi: “Truyền thư”. HS thua trò chơi trả lời câu hỏi: “Bạn hãy cho biết Cao nguyên đá ở huyện nào của tỉnh ta?”
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- GV đọc đoạn bài viết
- Gọi HS đọc lại đoạn bài viết
- Nêu câu hỏi, gọi HS trả lời.
+ Bài viết gồm mấy câu?
+ Cuối mỗi câu có dấu gì? 
+ Chữ đầu câu, đầu dòng viết ntn? 
+ Những chữ nào phải viết độ cao hai ô ly rưỡi?
+ Những chữ nào phải viết độ cao một ô ly rưỡi? Những chữ nào phải viết độ cao một ô ly? Những chữ nào phải viết kéo xuống một ly rưỡi?
- GV nhận xét, sửa sai.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- GV chấm bài, nhận xét
- YC BHT lên bục giảng chia sẻ nội dung bài cùng cả lớp.
*Vận dụng: Các em hãy sưu tầm tranh, ảnh, các nét văn hóa đặc sắc của quê hương Hà Giang.
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
 - Nghe.
- Nghe.
- Đọc bài viết.
- Trả lời nối tiếp.
- NX, bổ sung.
 - Nghe.
- HS chép bài chính tả vào vở. - Nghe.
- BHT cho các bạn chia sẻ nội dung bài.
- Nghe.
 Ngày soạn: 02/01/2017.
 Ngày giảng: Chiều thứ ba, ngày 03/01/2017.
Tiết 1: Kể chuyện (Tiết 21)
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu:
1. KT: HS chọn đúng ND câu chuyện yêu cầu. Biết kể chuyện theo cách sắp xếp có đầu có cuối. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu truyện. Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ một cách tự nhiên.
2. KN: HS chăm chú nghe lời bạn kể, NX đúng lời kể của bạn.
3. GD: GD cho HS yêu thích môn học. Thích sưu tầm các câu truyện trong thực tế cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá câu chuyện, dàn ý của bài kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy - học:
ND - HT
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Khởi động.
 B. Bài mới: 
1. GTB.
HĐ1: Hoạt động cả lớp.
 HĐ2: Hoạt động cặp đôi.
 HĐ2: HĐ cá nhân và cả lớp.
C. Củng cố- dặn dò.
- Chơi trò chơi: “Truyền thư”. HS thua trò chơi trả lời câu hỏi: Bạn hãy kể lại câu chuyện “Bác đánh cá và gã hung thần”. Nêu ý nghĩa chuyện?”
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
1. Tìm hiểu yêu cầu của đề.
- Gọi học sinh đọc đề bài
- Đọc 3 gợi ý trong SGK
- Nói nhân vật em chọn kể (người ấy là ai, ở đâu, có tài gì ?)
- Dán 2 phương án kể chuyện.
-> Mở đầu câu chuyện ở ngôi thứ nhất (tôi, em)
2. Học sinh kể chuyện
- Kể chuyện theo cặp
+ Lưu ý truyện dài chọn kể 1-2 đoạn có sự kiện
- Cho từng cặp HS kể cho nhau nghe.
+ Theo dõi và HD thêm cho HS kể.
- Gọi HS lên thi kể trước lớp và nói về ý nghĩa câu chuyện mình vừa kể
 - Dán tiêu chuẩn đánh giá
 - Cho HS dựa vào tiêu chuẩn đó nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
- NX giờ học, khen học sinh chăm chú nghe bạn kể,...
- Yêu cầu BHT lên bục giảng chia sẻ nội dung bài cùng cả lớp.
*Vận dụng: Về nhà các em kể lại câu chuyện hôm nay đã kể ở lớp cho bạn bè và người thân của em nghe; Qua câu chuyện các em thấy tài năng không chỉ tự nhiên ta có được, tài năng đó phần nhiều là do con người rèn luyện, phấn đấu mào có.
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
- Nghe.
- Đọc yêu cầu 
- Đọc gợi ý
- Nêu nối tiếp.
 - Đọc
- Trả lời.
 - Kể theo cặp đôi
 - Đại diện thi kể
- NX và bổ sung
- Kể cá nhân trước lớp và nêu ý nghĩa. 
- Đọc thầm.
- Đánh giá, bình chọn.
 - Nghe.
 - BHT cho các bạn chia sẻ nội dung bài
- Nghe.
Tiết 3: Kỹ thuật (Tiết 21)
ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY RAU, HOA
I. Mục tiêu:
1. KT: Giúp HS biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với rau, hoa.
2. KN: Rèn cho HS kĩ năng quan sát, đọc thông tin và trả đúng câu hỏi về nội dung bài.
3. GD: Yêu thích công việc trồng rau, hoa, biết quý trọng thành quả LĐ. 
II. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh ảnh một số loại cây rau, hoa. 
III. Các hoạt động dạy - học:
ND - HT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động.
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Dạy bài mới HĐ1: HĐ cặp đôi và cả lớp.
 HĐ2: Cặp đôi và cả lớp.
HĐ3: Cặp đôi và cả lớp.
C. Củng cố- dặn dò.
- Chuẩn bị trò chơi: “Truyền thư” HS cuối cùng nhận được lá thư, trả lời câu hỏi: Bạn hãy nêu vật liệu và dụng để trồng rau, hoa?
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
1. Tìm hiểu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh:
- YC HS đọc nội dung bài trong SGK và thảo luận căp đôi trả lời câu hỏi:
 - NX, tóm tắt các ý trả lời, chốt ND: 
+ Cây rau, hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào? (Ánh sáng, nhiệt độ, nước, dinh dưỡng, đất và không khí,...)
- Cho HS đọc nội dung SGK
2. Ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây rau, hoa: 
- Yêu cầu HS đọc mục 2 SGK và đặt các câu hỏi để học sinh nêu được các ảnh hưởng của từng điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa:
- NX, tóm tắt các ý trả lời, chốt ND: 
a) Nhiệt độ và nước
+...chọn thời điểm cho thích hợp để gieo trồng.
VD: Mùa hè: rau muống ...
+ Thiếu nước cây chậm lớn, héo và thừa nước cây ngập úng,...
b) Ánh sáng, không khí,chất dinh dưỡng:
+ Con người sử dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác như gieo trồng đúng thời gian, khoảng cách, tưới nước, bón phân, làm đất,...để đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh phù hợp mỗi loại cây.
- Yêu cầu BHT lên bục giảng chia sẻ nội dung bài cùng cả lớp.
*Vận dụng: Về nhà các em giúp bố mẹ trồng hoa và rau, hoa để trang trí nhà cửa cho đẹp còn rau để cải thiện bữa ăn hàng ngày cho gia đình em và chú ý an toàn khi lao động.
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
- Nghe.
 - Đọc các thông tin trong SGK, thảo luận cặp đôi, đại diện các cặp nối tiếp nhau trả lời.
- Cặp khác NX, BS.
- Nghe
- Đọc nội dung.
- Đọc các thông tin trong SGK, thảo luận cặp đôi, đại diện các cặp nối tiếp nhau trả lời.
- Cặp khác NX, BS.
- Nghe
- BHT cho các bạn chia sẻ ND bài: Bạn hãy nêu một số điều kiện ngoại cảnh đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rau và hoa ?
- Nghe.
 Ngày soạn: 03/01/2017.
 Ngày giảng: Chiều thứ tư, ngày 04/01/2017.
Tiết 1: Địa lý (Tiết 21) 
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
1. KT: Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về dân tộc, làng xóm, trang phục lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
- Sự thích ứng của người dân ở với tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ. 
- Dựa vào tranh, ảnh tìm ra kiến thức.
2. KN: Rèn cho HS kĩ năng quan sát, nêu nhận xét, thảo luận và trình bày ý kiến ngắn gọn, rõ ràng.
3. GD: HS có ý thức tự giác học bài và ham tìm hiểu trong thực tế cuộc sống
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh, ảnh SGK và tranh ảnh về làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở ĐBNB.
III. Các hoạt động dạy - học: 
ND - HT
Hoạt động của GV
HĐ của HS
A. Khởi động.
B. Bài mới: 
1. GT bài: 
2. Dạy bài mới. HĐ1: HĐ nhóm và HĐ cả lớp. 
 HĐ2: HĐ nhóm và cả lớp. 
C. Củng cố- Dặn dò.
- Chuẩn bị trò chơi: “Truyền thư” HS cuối cùng nhận được lá thư, trả lời câu hỏi: Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên? Nêu đặc điểm tự nhiên đồng bằng Nam Bộ?
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
1. Nhà ở của người dân.
- Yêu cầu đọc tài liệu trong SGK, thảo luận nhóm và viết câu trả lời vào phiếu học tập theo câu hỏi gợi ý sau:
+ Kể tên 1 số dân tộc sống ở ĐBNB? (Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa...)
+ Người dân thường làm nhà ở đâu? Vì sao? (..làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ. Thuận lợi cho đi lại và sinh hoạt.)
+ Phương tiện đi lại chủ yếu của người dân nơi đây là gì? vì sao? (Xuồng ghe vì trước đây đường giao thông trên bộ chưa phát triển.)
2. Trang phục và lễ hội.
- Yêu cầu đọc tài liệu trong SGK, quan sát tranh, ảnh thảo luận nhóm và viết câu trả lời vào phiếu học tập theo câu hỏi gợi ý sau:
+ Trang phục thường ngày của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây có gì đặc biệt? (...bộ quần áo bà ba và chiếc khăn rằn.)
+ Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì? (... cầu được mùa và những điều may mắn trong cuộc sống.)
+ Trong lễ hội có những HĐ nào? (cúng tế, trò chơi...)
+ Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ? (Lễ hội bà Chúa Xứ...hội xuân núi Bà...)
- Gọi HS đọc nội dung bài SGK
- Yêu cầu BHT lên bục giảng chia sẻ nội dung bài cùng cả lớp.
*Vận dụng: Về nhà các em học thuộc bài đã học và sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về người dân và các hoạt động lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ và sưu tầm thêm một số tư liệu khác về người dân ở đồng bằng Nam Bộ để giúp kiến thức về địa lý của các em thêm phong phú.
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi. 
- Nghe
 - HĐ theo nhóm: Đọc và viết câu trả lời vào phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 - HĐ theo nhóm: Đọc các thông tin SGK, quan sát tranh, ảnh dựa vào đó, trả lời các câu hỏi, ghi kết quả.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 - Đọc cá nhân.
- BHT cho các bạn chia sẻ ND bài: Bạn hãy nêu những hiểu biết của mình về người dân ở đồng bằng Nam Bộ?
- Nghe.
Tiết 3: Đạo đức (Tiết 21)
LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (Tiết1)
I. Mục tiêu:
1. KT: Học xong bài này, HS có khả năng hiểu:
- Thế nào là lịch sự với mọi người. 
- Vì sao cần phải lịch sự với mọi người.
2. KN: Rèn cho HS kĩ năng biết cư sử lịch sự với mọi người xung quanh. 
3. GD: GD cho HS biết tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh. Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với với những người bất lịch sự.
* Tăng cường kĩ năng sống cho HS: Qua bài học giúp HS có: Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng và tôn trọng người khác; Kĩ năng ứng sử lịch với mọi người; Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp trong một số tình huống; Kĩ năng kiểm soát cảm xúc khi cần thiết.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu học tập, bảng phụ, thẻ màu.
III. Các hoạt động dạy - học:
ND - HT
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Khởi động.
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Dạy bài mới HĐ1: HĐ cả lớp và cặp đôi.
HĐ2: HĐ nhóm và cả lớp.
 HĐ3: HĐ nhóm và cả lớp.
 HĐ4: HĐ cá nhân và cả lớp.
C. Củng cố- dặn dò.
 - Chuẩn bị trò chơi: “Hái hoa” HS trả lời các câu hỏi ở các bông hoa: Bạn hãy cho biết vì sao phải kính trọng và biết ơn người lao động?
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
1. Truyện “Chuyện ở tiệm may” SGK
- GV đọc truyện cho cả lớp nghe.
- Nêu câu hỏi yêu cầu HS thảo luận cặp đôi các câu hỏi: Câu 1; câu 2
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp
- GV nhận xét, giảng bài, kết luận
+ Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may,...
+ Hà nên biết...cho lịch sự.
+ Biết cư xử...quý mến.
Bài tập 1: (SGK)
- GV nêu yêu cầu của bài tập, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. Sau đó mời đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- GV nhận xét, giảng bài, kết luận: 
+ Các hành vi, việc làm (b), (d) là đúng 
+ Các hành vi, việc làm (a), (c), (đ) sai.
Bài tập 2: (SGK)
- GV giao việc cho mỗi nhóm thảo luận một tranh, YC các nhóm làm việc, gọi đại diện nhóm trình bày.
- GV NX, giảng bài, kết luận: Phép lịch sự khi giao tiếp thể hiện ở: 
+Nói năng nhẹ nhàng, nhã nhặn, không nói tục, chửi bậy; Biết lắng nghe khi người khác đang nói; Chào hỏi khi gặp gỡ; Cảm ơn khi được giúp đỡ; Xin lỗi khi làm phiền người khác; Biết dùng những lời yêu cầu, đề nghị khi muốn nhờ người khác giúp đỡ; Gõ cửa, bấm chuông khi muốn vào nhà người khác; Ăn uống từ tốn, không rơi vãi, không vừa nhai, vừa nói.
- GV gọi 1 - 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- YC BHT lên bục giảng chia sẻ nội dung bài cùng cả lớp
* Tăng cường kĩ năng sống cho HS.
*Vận dụng: Về nhà các em hãy học tập theo những gì đã học được ở trong bài học, biết lịch sự, kính trọng mọi người.
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
- Nghe.
- Nghe. 
- HS trao đổi cặp đôi
 - Các cặp trình bày 
- NX và bổ sung 
- Nghe
- Các nhóm HS thảo luận, thực hiện làm. 
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến. 
- Nhóm khác NXBS. 
- Nghe.
- Các nhóm HS thảo luận, thực hiện làm. 
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến. 
- Nhóm khác NXBS. 
- Nghe.
- HS đọc bài SGK 
- BHT cho các bạn chia sẻ nội dung bài: Bạn hãy cho biết thế nào là lịch biết sự với mọi người? 
- Nghe.
- Nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 21.doc