Tiết 2: Chính tả (Tiết 5)
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. Mục tiêu:
1. KT: Giúp HS nghe – viết đúng đẹp đoạn văn từ Lúc ấy đến ông vua hiền minh trong bài Những hạt thóc giống.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu l/n hặc vần en/eng.
2. KN: Rèn HS kĩ năng trình bày bài sạch sẽ, khoa học. Làm đúng các BT.
3. GD: GD cho HS ý thức tực giác viết bài và giữ gìn sách vở sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: SGK, đồ dùng học tập môn học.
III. Hoạt động trên lớp:
TUẦN 5: Ngày soạn: 11/09/2016 Ngày giảng: Chiều thứ hai, ngày 12/09/2016. Tiết 2: Chính tả (Tiết 5) NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I. Mục tiêu: 1. KT: Giúp HS nghe – viết đúng đẹp đoạn văn từ Lúc ấy đến ông vua hiền minh trong bài Những hạt thóc giống. - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu l/n hặc vần en/eng. 2. KN: Rèn HS kĩ năng trình bày bài sạch sẽ, khoa học. Làm đúng các BT. 3. GD: GD cho HS ý thức tực giác viết bài và giữ gìn sách vở sạch sẽ. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ. - HS: SGK, đồ dùng học tập môn học. III. Hoạt động trên lớp: ND&TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC: (3’) B. Bài mới: 1. GTB: (2’) 2. HD nghe- viết chính tả: (10’) 3. HD HS làm bài tập: (8’) Bài 2. Bài 3: C. Củng cố - dặn dò: (2’) - GV đọc cho HS viết: bâng khuâng, bận bịu, nhân dân - Nhận xét về chữ viết của HS. - Giờ chính tả hôm nay các em sẽ nghe, viết đoạn văn cuối bài Những hạt thóc giống và làm bài tập chính tả phân biệt l/n hoặc en/eng. a. Trao đổi nội dung đoạn văn: - Gọi 1 HS đọc đoạn văn. + Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi? Vì sao người trung thực là người đáng qúy? b. Hướng dẫn viết từ khó: - Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và viết các từ vừa tìm được đó: luộc kĩ, giống thóc, dõng dạc, truyền ngôi, c. Viết chính tả: - GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu, nhắc HS viết lời nói trực tiếp sau dấu 2 chấm phối hợp với dấu gạch đầu dòng. - Theo dõi và nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế, đúng mẫu chữ. d. Thu chấm và nhận xét bài cùa HS - Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung. - Cho HS thi làm bài tập theo nhóm. - Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc với các tiêu chí: Tìm đúng từ, làm nhanh, đọc đúng chính tả. ( Đáp án đúng: lời giải- nộp bài- lần này- làm em- lâu nay- lòng thanh thản- làm bài) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm ra tên con vật. (Lời giải: Con nòng nọc) - Giải thích: ếch, nhái đẻ trứng dưới nước. Trứng nở thành nòng nọc, có đuôi, bơi lội dưới nước. Lớn lên nòng nọc rụng duôi, nhảy lên sống trên cạn - Nhận xét tiết học, liên hệ, GD học sinh. - Dặn HS về nhà viết lại bài 2a hoặc 2b vào vở. Học thuộc lòng 2 câu đố. - HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Lớp viết vào nháp. - Lắng nghe. - HS đọc - Trả lời. - Viết vào vở nháp. - Viết bài - Nộp bài - HS đọc - HĐ trong nhóm - Cử 1 đại diện đọc lại đoạn văn. - Chữa bài . - HS đọc - Tìm và nêu - Lắng nghe. - Nghe Tiết 3: Ôn Tập đọc (Tiết 1) ÔN LUYỆN: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I. Mục tiêu: Ôn tập củng cố cho học sinh. 1. KT: Đọc được toàn nội dung bài, đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: Gieo trồng, truyền ngôi, nô nức, lo lắng, sững sờ, luộc kĩ, dõng dạc - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh. - Hiểu nội dung câu truyện: Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật 2. KN: Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở cá từ ngữ gợi cảm. Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung. 3. GD: GD cho HS noi gương tính trung thực, dũng cảm của cậu bé Chôm trong câu chuyện. - GDKN sống cho HS: Xác định được giá trị của chân thực; Tự nhận thức được bản thân; Có tư duy phê phán. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 46, SGK - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. III. Hoạt động trên lớp: ND và TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC: (3’) B. Bài mới: 1.GTB: (2’) 2. HD luyện đọc C. Củng cố- dặn dò: (2’) - Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài: Tre Việt Nam và trả lời câu hỏi. - GT bài, ghi đầu bài ôn luyện. - Gọi HS đọc cả bài. - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn . - Gọi HS nối tiếp đọc từ khó. - HD đọc câu văn dài (bảng phụ) - Gọi HS đọc toàn bài. - HD đọc diễn cảm ở từng đoạn. - Treo bảng phụ đoạn bài, HD HS đọc diễn cảm. - YC HS đọc diễn cảm theo cặp đôi. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, chữa lỗi, khen ngợi. - Nhắc lại bài, YCHS rút ra nội dung chính của bài. - Liên hệ giáo dục HS; HD ôn bài, chuẩn bị bài sau. - Nhận xét giờ học, liên hệ, giáo dục. - Thực hiện. - Quan sát bảng, nghe. - HS đọc. - HS đọc. - Vài HS đọc. - HS đọc. - HS đọc. - Đọc diễn cảm bài - Theo dõi. - Thi đọc các nhóm - Lắng nghe. - Nêu lại ND chính, gọi HS đọc. - Nghe, ghi nhớ. Ngày soạn: 12/09/2016 Ngày giảng: Chiều thứ ba, ngày 13/09/2016. Tiết 1: Kể chuyện (Tiết 5) KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu: 1. KT: Kể lại được một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung nói về tính trung thực. Hiểu được ý nghĩa nội dung câu chuyện. 2. KN: Kể bằng lời của mình một cách hấp dẫn, sinh động kèm theo cử chỉ. Biết đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu. 3. GD: GD cho HS tính trung thực, thật thà trong cuộc sống hàng ngày. II. Đồ dùng dạy học: - GV và HS mang đến lớp những truyện đã sưu tần về tính trung thực. - Đề bài viết sẵn trên bảng lớp. III. Hoạt động trên lớp: ND&TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC: (5’) B. Bài mới: 1. GTB: (2’) 2. Hướng dẫn kể chuyện: (8’) 3. Kể chuyện trong nhóm: (10’) 4. Thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện: (14’) C. Củng cố- Dặn dò: (3’) - Gọi 2 HS tiếp nối nhau kể câu chuyện: Một nhà thơ chân chính. - Nhận xét và khen ngợi HS. - Các em đang học chủ điểm nói về những con người trung thực, tự trong. Hôm nay chúng ta sẽ được nghe nhiều câu truyện kể hấp dẫn, mới lạ của các bạn nói về lòng trung thực. Tìm hiểu đề bài: - Gọi HS đọc đề bài. GV phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: được nghe, được đọc, tính trung thực. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý. + Tính trung thực biểu hiện như thế nào? (Không vì của cải hay tình cảm riêng tư mà làm trái lẽ công bằng: ông Tô Hiến Thành trong truyện Một người chính trực) + Dám nói ra sự thật, dám nhận lỗi: cậu bé Chôm trong truyện Những hạt thóc giống, người bạn thứ ba trong truyện Ba cậu bé. + Không làm những việc gian dối: Nói dối cô giáo, nhìn bài của bạn, hai chị em trong truyện Chị em tôi + Không tham của người khác, anh chàng tiều phu trong truyện Ba chiếc rìu, cô bé nhà nghèo trong truyện Cô bé và bà tiên,.. + Em đọc được những câu chuyện ở đâu? (Em đọc trên báo, trong sách đạo đức, trong truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, xem ti vi, em nghe bà kể) - Ham đọc sách là rất tốt, ngoài những kiến thức về tự nhiên, xã hội mà chúng ta học được, những câu chuyện trong sách báo, trên ti vi còn cho những bài học quý về cuộc sống. - Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3. - GV ghi các tiêu chí đánh giá lên bảng. + ND câu chuyện đúng chủ đề. + Câu chuyện ngoài SGK. + Cách kể: hay, hấp dẫn, phối hợp điệu bộ, cử chỉ. + Nêu đúng ý nghĩa của chuyện. + Trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn. - Chia nhóm 4 HS. - GV đi giúp đỡ từng nhóm, yêu cầu HS kể lại truyện theo đúng trình tự ở mục 3. - Gợi ý cho HS các câu hỏi: - HS kể hỏi: + Trong câu chuyện tớ kể, bạn thích nhân vật nào? Vì sao? + Chi tiết nào trong truyện bạn cho là hay nhất? + Bạn thích nhân vật nào trong truyện? + Bạn học tập nhân vật chính trong truyện đức tính gì? HS nghe kể hỏi: + Qua câu chuyện, bạn muốn nói với mọi người điều gì? + Bạn sẽ làm gì để học tập đức tính tốt của nhân vật đó? + Nếu nhân vật đó xuất hiện ngoài đời bạn sẽ nói gì? - Tổ chức cho HS thi kể. (Dành nhiều thời gian cho phần này. Khi HS kể, GV ghi hoặc cử 1 HS ghi tên chuyện, xuất xứ của truyện, ý nghĩa, giọng kể, trả lời/ đặt câu hỏi cho từng HS vào cột trên bảng.) - Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. - Nhận xét tiết học, liên hệ, giáo dục HS. - Khuyến khích HS nên tìm chuyện đọc. - Dặn HS về nhà kể lại những câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị tiết sau. - HS thực hiện - Lắng nghe. - HS đọc đề bài. - HS tiếp nối đọc. - Trả lời tiếp nối. - NX, bổ sung. - Lắng nghe. - HS đọc lại. - HS đọc lại. - HS cùng kể truyện, nhận xét, bổ sung cho nhau. - HS thi kể - Nhận xét bạn kể. - Nghe Tiết 3: Kỹ thuật (Tiết 5) KHÂU THƯỜNG (Tiết 2) I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. KT: Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường. Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu. 2. KN: Rèn cho HS kĩ năng quan sát, nhận xét, phân tích, thực hành đúng các thao tác kĩ thuật. 3. GD: Có ý thức tự giác làm bài. Luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay. Vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. II. Đồ dùng dạy- học: - GV: Tranh quy trình khâu thường. Mẫu khâu thường được khâu trên bìa, vải khác màu. Vải, len, kim khâu len. - HS: Bộ đồ khâu thêu lớp 4. III. Hoạt động dạy- học: ND&TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC: (3’) B. Bài mới: 1. GTB: (2’) 2. Các HĐ: a. HĐ1: Thực hành: (20’) b. HĐ 2: Đánh giá kết quả HT của HS: (7’) C. Củng cố- dặn dò: (3’) - Kiểm tra dụng cụ học tập. - NX, khen ngợi HS. - GT bài mới, ghi đầu bài lên bảng - HS nhắc lại về kĩ thuật khâu thường - YC vài HS lên thực hành một số mũi khâu thường - NX các thao tác của HS và sử dụng tranh qui trình để nhắc lại kĩ thuật khâu mũi thường theo các bước: + B1: Vạch dấu đường khâu + B2: Khâu các mũi khâu thường theo đường dấu - Nhắc lại và hướng dẫn thêm cách kêt thúc đường khâu - GV nêu thời gian, yêu cầu HS thực hành - GV theo dõi, quan sát, uốn nắn, bổ sung cho HS còn lúng túng - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành - Nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm. - Cho HS tự đánh giá sản phẩm theo các tiêu chuẩn mà GV đưa ra - GV nhận xét và đánh giá chung kết quả học tập của HS - Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. - Chuẩn bị bài cho giờ học sau. - Chuẩn bị đồ dùng học tập bày lên bàn. - Nghe. - Nhác lại. - Thực hành. - Quan sát, nghe. - Quan sát. - Thực hành - Trưng bày SP - Nghe - NX, đánh giá - Nghe Ngày soạn: 13/09/2016 Ngày giảng: Chiều thứ tư, ngày 14/09/2016. Tiết 1: Địa lý (Tiết 5) TRUNG DU BẮC BỘ I. Mục tiêu: 1. KT: Qua bài này HS biết mô tả được vùng trung du Bắc Bộ. Xác lập được mối quan hệ Địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ. Nêu được qui trình chế biến chè. Dựa vào tranh, ảnh, để tìm kiến thức. 2. KN: Rèn cho HS kĩ năng quan sát, phân tích, thảo luận nhóm và trình bày ý kiến ngắn gọn, đủ ý. 3. GD: Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây. II. Chuẩn bị: - GV: Bản đồ hành chính VN. Bản đồ Địa lí tự nhiên VN. - Tranh, ảnh vùng trung du Bắc Bộ. - HS: SGK, đồ dùng học tập môn học. III. Hoạt động trên lớp: ND&TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC: (3’) B. Bài mới: 1. GTB: (1’) 2. Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải: (8’) 3. Chè và cây ăn quả ở trung du: (10’) 4. Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp: (10’) C. Củng cố - dặn dò: (3’) - Người dân HLS làm những nghề gì? Nghề nào là nghề chính? Kể tên một số khoáng sản ở HLS? - Nhận xét, sửa sai, khen ngợi HS. - Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. - GV hình thành cho HS biểu tượng về vùng trung du Bắc Bộ như sau: - Yêu cầu 1 HS đọc mục 1 trong SGK hoặc quan sát tranh, ảnh vùng trung du Bắc Bộ và trả lời các câu hỏi sau: + Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng? + Các đồi ở đây như thế nào? + Mô tả sơ lược vùng trung du. + Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ? - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời - GV cho HS chỉ trên bản đồ hành chính VN treo tường các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc giang những tỉnh có vùng đồi trung du. - GV cho HS dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục 2 trong SGK và thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý sau: + Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì? + Hình 1,2 cho biết những cây trồng nào có ở Thái Nguyên và Bắc Giang? + Xác định vị trí hai địa phương này trên BĐ địa lí tự nhiên Việt Nam? + Em biết gì về chè Thái Nguyên? + Chè ở đây được trồng để làm gì? + Trong những năm gần đây, ở trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng loại cây gì? + Quan sát hình 3 và nêu quy trình chế biến chè? - Đại diện nhóm trả lời câu hỏi - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - GV cho HS cả lớp quan sát tranh, ảnh đồi trọc . - YC HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau: + Vì sao ở vùng trung du Bắc bộ lại có những nơi đất trống, đồi trọc? (vì rừng bị khai thác cạn kiệt do đốt phá rừng làm nương rẫy để trồng trọt và khai thác gỗ bừa bãi,) + Để khắc phục tình trạng này, người dân nơi đây đã trồng những loại cây gì? - GV liên hệ với thực tế để GD cho HS ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây: Đốt phá rừng bừa bãi làm cho diện tích đất trống, đồi trọc mở rộng tài nguyên rừng bị mất, đất bị xói mòn, lũ lụt tăng; cần phải bảo vệ rừng, trồng thêm rừng ở nơi đất trống. - Cho HS đọc bài trong SGK. + Hãy mô tả vùng trung du Bắc Bộ? + Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ? - Nhận xét tiết học, liên hệ, giáo dục HS. - HS học bài ở nhà. Dặn HS CB bài tiết sau: Tây Nguyên. - HS trả lời . - HS khác nhận xét - Nghe - Nghe - HS đọc SGK và quan sát tranh, ảnh - HS trả lời nối tiếp các câu hỏi. - Nhận xét ,bổ sung - HS lên chỉ BĐ - Đọc thầm SGK. - Thảo luận nhóm - Quan sát. - Đại diện nhóm trả lời các câu hỏi. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung - Quan sát. - Lần lượt trả lời. - NX, bổ sung. - HS lắng nghe - Đọc bài - HS trả lời - Nghe Tiết 3: Đạo đức (Tiết 5) BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (Tiết 1) I. Mục tiêu: 1. KT: Học xong bài này, HS nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. 2. KN: Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường. 3. GD: Biết tôn trọng ý kiến của những người khác. - Tăng cường kỹ năng sống cho HS: Kỹ năng bày tỏ ý kiến ở gia đính và lớp học; Kỹ năng lắng nghe người khác trình bày ý kiến; Kỹ năng kiềm chế cảm xúc; Kỹ năng biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin. II. Đồ dùng dạy học: - Một vài bức tranh hoặc đồ vật dùng cho hoạt động khởi động. - Mỗi HS chuẩn bị 3 tấm bìa nhỏ màu đỏ, xanh và trắng. III. Hoạt động trên lớp: ND&TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC: (3’) B. Bài mới: 1. GTB: (2’) 2. Nội dung: a. Khởi động: Trò chơi “Diễn tả”: (5’) b. HĐ 1: Thảo luận nhóm: (7’) c. HĐ 2: Thảo luận theo nhóm đôi: (8’) d. HĐ 3: Bày tỏ ý kiến: (8’) C. Củng cố- dặn dò: (2’) - Gọi HS nêu phần ghi nhớ bài “Vượt khó trong học tập”. - NX, sửa sai, khen ngợi HS. - Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. - GV nêu cách chơi: GV chia HS thành 4 nhóm và giao cho mỗi nhóm 1 đồ vật hoặc 1 bức tranh. Mỗi nhóm ngồi thành 1 vòng tròn và lần lượt từng người trong nhóm vừa cầm đồ vật hoặc bức tranh quan sát, vừa nêu nhận xét của mình về đồ vật, bức tranh đó. - GV kết luận: Mỗi người có thể có ý kiến nhận xét khác nhau về cùng một sự vật. - Chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống ở câu 1. Nhóm 1: Em sẽ làm gì nếu em được phân công làm 1 việc không phù hợp với khả năng? Nhóm 2: Em sẽ làm gì khi bị cô giáo hiểu lầm và phê bình? Nhóm 3: Em sẽ làm gì khi em muốn chủ nhật này được bố mẹ cho đi chơi? Nhóm 4: Em sẽ làm gì khi muốn được tham gia vào một hoạt động nào đó của lớp, của trường? - GV nêu yêu cầu câu 2. + Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em? - GV kết luận: + Trong mọi tình huống, em nên nói rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng, nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em và cho tất cả mọi người. Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi người có thể sẽ không hỏi và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, mong muốn của em nói riêng và của trẻ em nói chung. + Mỗi người, mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến của mình. - Gọi HS nhắc lại kết luận. - GV nêu cầu bài tập 1: Nhận xét về những hành vi, Việc làm của từng bạn trong mỗi trường hợp sau: + Bạn Dung rất thích múa, hát. Vì vậy bạn đã ghi tên tham gia vào đội văn nghệ của lớp. + Để chuẩn bị cho mỗi buổi liên hoan lớp, các bạn phân công Hồng mang khăn trải bàn, Hồng rất lo lắng vì nhà mình không có khăn nhưng lại ngại không dám nói. + Khánh đòi bố mẹ mua cho một chiếc cặp mới và nói sẽ không đi học nếu không có cặp mới. - GV kết luận: Việc làm của bạn Dung là đúng, vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình. Còn việc làm của bạn Hồng và Khánh là không đúng. - GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu: + Màu đỏ: Biểu lộ thái độ tán thành. + Màu xanh: Biểu lộ thái độ phản đối. + Màu trắng: Biểu lộ thái độ phân vân, lưỡng lự. - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2 (SGK/10) - GV yêu cầu HS giải thích lí do. - GV kết luận - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ - SGK - NX tiết học, liên hệ, giáo dục HS. - Dặn HS: Thực hiện yêu cầu bài tập 4. - Một số HS tập tiểu phẩm “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa” - Thực hiện yêu cầu - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - HS thảo luận: + Ý kiến của nhóm về đồ vật, bức tranh có giống nhau không - Thảo luận nhóm. - Đại diện từng nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Nhắc lại - Thảo luận. - Các nhóm trình bày ý kiến. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Nghe. - HS biểu lộ thái độ theo cách đã quy ước - Vài HS giải thích. - Nghe. - Đọc - Nghe
Tài liệu đính kèm: