TUẦN 7:
Tiết 2: Chính tả (Tiết 7) (Nhớ- viết)
GÀ TRỐNG VÀ CÁO.
I. Mục tiêu:
1. KT: Nhớ lại viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trích trong bài thơ: Gà Trống và Cáo. Bài viết: từ "Nghe lời Cáo dụ thiệt hơn . đến hết" viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng tr/ch ( hoặc ươn/ ương) để điền vào chỗ trống, hợp với nghĩa đã cho.
2. KN: Rèn cho HS kĩ năng nghe viết đúng chính tả, làm đúng các bài tập. Trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
3. GD: GD cho HS ý thức tự giác học, viết bài cẩn thận, chính xác, luôn có ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
- Phiếu viết sẵn bài tập 2a
III. Các hoạt động dạy - học:
TUẦN 7: Ngày soạn: 25/09/2016 Ngày giảng: Chiều thứ hai, ngày 26/09/2016. Tiết 2: Chính tả (Tiết 7) (Nhớ- viết) GÀ TRỐNG VÀ CÁO. I. Mục tiêu: 1. KT: Nhớ lại viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trích trong bài thơ: Gà Trống và Cáo. Bài viết: từ "Nghe lời Cáo dụ thiệt hơn ... đến hết" viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng tr/ch ( hoặc ươn/ ương) để điền vào chỗ trống, hợp với nghĩa đã cho. 2. KN: Rèn cho HS kĩ năng nghe viết đúng chính tả, làm đúng các bài tập. Trình bày bài sạch sẽ, khoa học. 3. GD: GD cho HS ý thức tự giác học, viết bài cẩn thận, chính xác, luôn có ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp. II. Đồ dùng: - Phiếu viết sẵn bài tập 2a III. Các hoạt động dạy - học: ND&TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC: (3’) B. Bài mới: 1. GTB: (2’) 2. HDHS viết chính tả: (22’) 3. HDHS làm BT chính tả: Bài 1: Điền từ vào ô trống: (5’) Bài 2: Tìm các từ: (4’) C. Củng cố- Dặn dò: (2’) - 2 HS lên bảng, lớp làm nháp: Viết 2 từ láy có chứa âm s ; 2 từ có chứa âm x - NX, chữa bài, đánh giá, khen ngợi HS. - Giới thiệu bài, ghi bảng đầu bài - Cho HS đọc lại bài thơ một lần - GT bài viết: "Nghe lời Cáo dụ...đến hết" - Nêu câu hỏi, gọi HS trả lời. + Lời lẽ của Gà Trống nói với Cáo thể hiện điều gì? Gà tung tin gì để Cáo bỏ chạy? Đoạn thơ muốn nói với chúng ta điều gì? - HD viết từ khó. + Tìm từ khó viết? - GV đọc: Phách bay, quắp đuôi, co cẳng, khoái chí, phường gian dối,... + Nêu cách trình bày bài thơ lục bát? Lưu ý: Lời nói trực tiếp của Gà Trống và Cáo phải viết sau dấu hai chấm, mở ngoặc kép - YC HS gấp SGK, viết đoạn thơ - GV thu và chấm, chữa 7 - 10 bài - Gọi HS nêu yêu cầu. - HD và cho HS làm bài, 1 HS lên bảng điền vào chỗ trống, lớp làm vào vở BT. - NX và chữa bài a, Trí tuệ, phẩm chất, trong, chế, chinh, trụ, chủ. - GV ghi bảng (Mỗi nghĩa ghi ở 1 dòng) HS chơi: Tìm từ nhanh - Dán 3 phiếu lên bảng 3 tổ lên bảng làm bài tập tiếp sức a, ý chí, trí tuệ - NX chung tiết học, liên hệ, giáo dục HS qua bài học. - Dặn HS về nhà ôn bài, làm bài tập ở nhà - Chuẩn bị bài giờ học sau. - HS viết bài - Nghe - Nghe - Đọc - Nghe - Trả lời. - NX, bổ sung. - HS nêu - 1 HS lên bảng, lớp viết nháp - Nêu - Nhớ đoạn thơ, viết bài vào vở - Nêu yêu cầu - Làm bài - Nghe, chữa BT - Quan sát, thực hiện - Làm bài tiếp sức - Nghe Tiết 3: Ôn Tiếng Việt - Luyện viết (Tiết 2) CỦ ẤU TẤU ĐẶC SẢN NÚI RỪNG. I. Mục tiêu: 1. KT: Ôn tập củng cố, chép chính xác trình bày đúng đoạn bài viết trong vở luyện viết lớp 4: “Củ ấu tẩu đặc sản núi rừng” 2. KN: Củng cố, HS viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ, đúng chính tả bài viết. 3. GD: - HS yêu thích môn học, yêu thích viết chữ đẹp. - Rèn tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, cận thận. II. Đồ dùng dạy và học: - GV: Bảng phụ; HS: Bảng con, vở luyện viết chữ đẹp L4. III. Các hoạt động dạy - học: ND&TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC: (3’) B. Bài mới: 1. GTB: (2’) 2. HDHS viết bài, viết đúng: (28’) C. Củng cố- dặn dò: (2’) - HS viết bảng lớp, lớp viết vào vở nháp các từ dễ lẫn. - GV nhận xét, chữa lỗi. - GV giới thiệu bài, ghi đầu bài. - GV đọc đoạn bài viết - Gọi HS đọc lại đoạn bài viết - Nêu câu hỏi, gọi HS trả lời. + Bài viết gồm mấy câu? + Cuối mỗi câu có dấu gì? + Chữ đầu câu, đầu dòng viết ntn? + Những chữ nào phải viết độ cao hai ô ly rưỡi? + Những chữ nào phải viết độ cao một ô ly rưỡi? Những chữ nào phải viết độ cao một ô ly? Những chữ nào phải viết kéo xuống một ly rưỡi? - GV nhận xét, sửa sai. - GV theo dõi, giúp đỡ HS. - GV chấm bài, nhận xét - Nhắc lại nội dung bài, liên hệ, GDHS - V/n xem lại bài, chuẩn bị bài sau - HS viết bảng lớp, lớp viết vào nháp. - Nghe. - Nghe. - Nghe. - Đọc bài viết. - Trả lời nối tiếp. - NX, bổ sung. - Nghe. - HS chép bài viết vào vở. - Nghe. Ngày soạn: 26/09/2016 Ngày giảng: Chiều thứ ba, ngày 27/09/2016. Tiết 1: Kể chuyện (Tiết 7) LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG I. Mục tiêu: 1. KT: - Dựa vào lời kể của cô giáo và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện: Lời ước dưới trăng, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. - Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện (Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người) 2. KN: Rèn kĩ năng: - Chăm chú nghe cô giáo kể chuyện, nhớ chuyện. - Theo dõi bạn kể chuyện, NX đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. 3. GD: GD cho HS ý thức tự giác học bài, luôn biết quan tâm tới mọi người, thông cảm trước những bất hạnh của người khác. II. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh hoạ SGK; Chuẩn bị câu chuyện kể. - HS: Tài liệu sưu tầm, liên quan đến bài học. III. Các hoạt động dạy - học: ND&TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC: (3’) B. Bài mới: 1. GTB: (2’) 2. GV kể chuyện: (8’) 3. HDHS kể chuyện, trao đổ về ý nghĩa câu chuyện: (19’) C. Củng cố- Dặn dò: (3’) - Gọi HS kể lại câu chuyện về lòng tự trọng mà em được nghe, được đọc. - NX, sửa lỗi, đánh giá, khen ngợi. - Giới thiệu bài, ghi bảng đầu bài. - GV kể chuyện: "Lời ước dưới trăng" Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng. Lời cô bé trong chuyện tò mò, hồn nhiên. Lời chị Ngàn hiền hậu, dịu dàng. - Kể lần 1. - Kể lần 2 vừa kể vừa kết hợp chỉ tranh. - Kể lần 3 (Nếu cần thiết) - Gọi HS đọc yêu cầu đầu bài - HD và cho HS kể từng đoạn của câu chuyện theo nhóm. - Gọi đại diện các nhóm lên thi kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện theo 4 tranh - Cùng HS theo dõi và nhận xét - Gọi 2 HS thi kể toàn bộ câu chuyện. + Cô gái mù trong chuyện cầu nguyện điều gì? Hành động của cô gái cho thấy cô là người NTN? Em hãy tìm kết cục vui cho chuyện ? VD: Mấy năm sau, cô bé ngày xưa tròn mười năm tuổi...Năm ấy chị Ngàn đã sáng mắt trở lại sau mội ca phẫu thuật. Giờ chị sống rất hạnh phúc. Chị đã có một gia đình: Một người chồng tốt bụng và cô con gái hai tuổi rất xinh xắn, bụ bẫm. + Qua câu chuyện trên, em hiểu điều gì? - Củng cố nội dung toàn bài. - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. CB bài tuần 8. - HS kể - Nghe - Nghe - QS tranh minh hoạ - Nghe - Đọc - Tạo nhóm, kể trong nhóm. - Đại diện thi kể - NX, bổ sung. - 2 HS kể - Trả lời. - NX, bổ sung. - Trả lời. - Nghe Tiết 3: Kỹ thuật (Tiết 7) KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG (Tiết 2) I. Mục tiêu: 1. KT: Nhớ lại các bước tiến hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường và thực hiện đúng quy trình khâu đó để khâu được ghép hai mép vải lại với nhau bằng mũi khâu thường. 2. KN: Rèn cho HS kĩ năng quan sát, thực hành vạch dấu đường khâu thẳng đúng vị trí khâu lược và khâu ghép đều mũi. 3. GD: GD cho HS có tính kiên trì, khéo léo, yêu lao động. II. Đồ dùng dạy và học: - GV: Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường và 1 số SP có đường khâu ghép hai mép vải (áo, quần,vỏ gối...) ; 2 mảnh vải hoa, kích thước 20cm x 30cm ; Chỉ khâu, kim khâu, kéo thước, phấn vạch. - HS: Bộ đồ dùng khâu thêu lớp 4. III. Các hoạt động dạy - học: ND&TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC: (1’) B. Bài mới: 1. GTB: (2’) 2. HĐ1: HD thực hành: (22’) 3. HĐ2: Trình bày sản phẩm- Đánh giá kết quả: (8’) C. Củng cố- Dặn dò: (2’) - KT sự chuẩn bị của HS - NX chung, khen ngợi học sinh. - Giới thiệu bài, ghi bảng đầu bài. - GV cho HS nhắc lại quy trình khâu ghép mép vải bằng mũi khâu thường - GV nhận xét và nhắc lại các bước: + Vạch dấu trên mặt trái. + Úp mặt phải của hai mảnh vải vào nhau và xếp cho hai mép vải bằng nhau rồi mới khâu lược. + Sau mỗi lần rút kim, kéo chỉ, cần vuốt các mũi khâu theo chiều từ phải sang tráicho đường khâu thật phẳng rồi mới khâu các mũi khâu tiếp theo - Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện các thao tác. Cùng HS nhận xét - Cho HS thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Theo dõi, uốn nắn cho HS thực hành. - Các tổ trình bày sản phẩm thực hành - Nêu tiêu chuẩn đánh giá - Cùng HS nhận xét, bình chọn tìm ra những sản phẩm đẹp - GV NX khen ngợi HS thực hành tốt - NX chung tiết học. Liên hệ thực tế cuộc sống, giáo dục HS qua bài học. - Dặn HS chuẩn bị cho bài sau - Chuẩn bị đồ dùng. - Nghe - Nghe - Nêu - Nghe - Thực hiện - Thực hành - Trình bày SP - Nghe - NX, bình chọn. - Nghe - Nghe Ngày soạn: 27/09/2016 Ngày giảng: Chiều thứ tư, ngày 28/09/2016. Tiết 1: Địa lý (Tiết 7) MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh biết 1. KT: - Một số dân tộc ở Tây Nguyên. - Trình bày được đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên - Mô tả về nhà rông ở Tây Nguyên 2. KN: Rèn cho Hs kĩ năng quan sát tranh ảnh, bản đồ, lược đồ để tìm ra kiến thức. Trình bày được các kiến thức của bài. 3. GD: Yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Phiếu học tập; Tranh, ảnh về nhà ở, trang phục lễ hội các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên. - HS: Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm. III. Các hoạt động dạy - học: ND&TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC: (3’) B. Bài mới: 1. GTB: (2’) 2. TN nơi có nhiều dân tộc sinh sống: (8’) 3. Nhà rông ở Tây Nguyên: (10’) 4. Trang phục, lễ hội: (10’) C. Củng cố- dặn dò: (2’) + Nêu tên các cao nguyên ở Tây Nguyên? Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Là mùa nào? - NX, sửa sai, đánh giá, khen ngợi HS - Giới thiệu bài, ghi bảng đầu bài. - Yêu cầu HS đọc SGK - Gọi HS trả lời các câu hỏi: + Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên? (Ê- đê, Ba - na, Xơ - đăng,...) + Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên? (Ê-đê, Ba-na, Gia-rai, Xơ-đăng,...) + Những dân tộc nào từ nơi khác đến? (Tày, Mông, Dao, Kinh) + Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt? (tiếng nói, tập quán, sinh hoạt) + Để Tây Nguyên ngày càn giàu đẹp, nhà nước ta và các dân tộc ở đây đã và đang làm gì? GVKL: Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng nơi đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta. - YC HS đọc SGK, tranh ảnh, mô hình, thảo luận và trao đổi ý kiến theo nhóm. - Gọi các nhóm báo cáo + Mỗi buôn ở TN thường có ngôi nhà gì đặc biệt? + Nhà rông được dùng để làm gì? + Sự to đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì? - NX và sửa chữa và bổ sung cho HS hoàn thành câu trả lời. - GV phát phiếu yêu cầu các nhóm dựa vào mục 3 trong SGK và các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6, tài liệu và tranh ảnh sưu tầm để thảo luận theo các câu hỏi gợi ý. - YC đại diện báo cáo kết quả làm việc + Người dân ở Tây nguyên nam, nữ thường mặc như thế nào? + Lễ hội ở Tây Nguyên thường dược tổ chức khi nào? + Người dân ở Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội? + Nêu đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng và sinh hoạt của người dân ở TN? - Nhận xét và bổ sung cho HS hoàn thiện câu trả lời. - GV củng cố nội dung bài, iên hệ thực tế và giáo dục học sinh qua bài học. - NX giờ học, khen ngợi học sinh. - Dặn HS chuẩn bị bài giờ học sau. - Trả lời. - NX, bổ sung. - Nghe. - Nghe. - Đọc SGK - Trả lời nối tiếp. - NX, bổ sung. - Nghe - Đọc, quan sát, thảo luận, trao đổi. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Nhận phiếu học tập, thảo luận thực hiên yêu cầu - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Nghe. Tiết 3: Đạo đức (Tiết 7) TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (Tiết 1) I. Mục tiêu: Học song bài này, HS có khả năng: 1. KT: Nhận thức được cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào, vì sao cần tiết kiệm tiền của. 2. KN: HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi, ... trong sinh hoạt hằng ngày. 3. GD: Biết đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm; không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của. * Tăng cường kỹ năng sống cho HS: Kỹ năng bình luận phê phán việc lãng phí tiền của; Kỹ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng phụ, phiếu học tập. - HS: Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng. III. Các hoạt động dạy - học: ND&TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC: (3’) B. Bài mới: 1. GTB: (2’) 2. Thảo luận nhóm: (10’) 3. HĐ 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ: (8’) C. Củng cố - dặn dò: (2’) + Trẻ em có quyền gì? Em cần bày tỏ ý kiến của mình như thế nào? - NX, đánh giá, khen ngợi học sinh - Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. - GV chia nhóm, YC các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK. - YC đại diện nhóm báo cáo GV KL: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh. - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1. YC HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu theo quy ước và giải thích lí do lựa chọn của mình - NX và KL: + Các ý kiến c) , d) là đúng + Các ý kiến a), b) là sai - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Liệt kê các việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày - Cùng HS lớp nhận xét và bổ sung - GV kết luận những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của. - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK * Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. - NX tiết học, liên hệ, giáo dục HS. - Dặn HS học bài ở nhà, chuẩn bị bài sau - Trả lời. - Nghe. - Nghe. - Thảo luận nhóm - Đại diện báo cáo - Nghe - Nghe, trao đổi và bày tỏ thái độ, giải thích lý do lựa chọn. - Nghe. - Nhận nhóm và thảo luận, làm bài - Các nhóm báo cáo - NX, bổ sung. - Nghe. - 2 HS đọc - Nghe
Tài liệu đính kèm: