Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 (Sáng + Chiều)

Tiết 1: CHÀO CỜ

Tiết 2 : TOÁN

Tiết 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000

I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về :

- Đọc, viết được các số đến 100000.

- Biết phân tích cấu tạo số.

II. Đồ dung dạy học:

- GV: Bảng phụ BT2.

II. Các hoạt động dạy học :

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Bài mới. Giới thiệu bài:

* Hướng dẫn làm bài tập.

- Nêu lại cách đọc số, viết số và các hàng, Số : 83 251? Đọc và nêu chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, .

- Tương tự với các số: 83 001 ; 80 201; 80 001.

- Nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề ?

- Nêu các số tròn trăm, tròn chục, .?

B, Thực hành

*Bài tập 1: HD h/s làm bài.

- HD tìm hiểu yêu cầu bài tập.

- Hai số đứng liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?

- Vạch thứ nhất viết số ?

- Vạch tiếp theo viết số ?

- Tương tự h/s nêu kết quả.

- Phần b làm tương tự:

 

doc 29 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 822Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 (Sáng + Chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dạy học:
Bảng phụ viết bài tập 2
III.Các hoạt động dạy học:
Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn
Hät ®éng cña häc sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:- KT sách vở, ĐDHT
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b.Hướng dẫn viết chính tả:
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- HS lắng nghe.
- GV gọi 1 em đọc đoạn : Một hôm...vẫn khóc.
- 1 em đọc, lớp nghe.
- Đoạn trích cho em biết về điều gì?
- Hoàn cảnh Dế Mèn gặp chị Nhà Trò và hình dáng yếu ớt đáng thương của Nhà Trò.
- Hướng dẫn viết bảng con;
- cỏ xước xanh dài, tỉ tê, chùn chùn, đá cuội,
- Trong bài có từ nào viết hoa? Vì sao?
- Dế Mèn, Nhà Trò ( Tên riêng)
- HS viết bảng con.
- Bài viết trình bày như thế nào?
- Trình bày là 1đoạn văn.
- GV đọc bài viết tốc độ vừa phải 90 tiếng / 1 phút.
- HS viết bài vào vở.
c- Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2a 
Đọc yêu cầu bài:
- Bài yêu cầu gì?
- Y/c HS tự làm bài vào sgk bằng chì.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng: lẫn, nở nang, béo lẳn, chắc nịch, lông mày, loà xoà,...
Bài 3 
- Bài yêu cầu gì?
- GV cho hs giải vào bảng con:
- HD giải đố và chốt lời giải đúng:
*Chữa lỗi ch tả trong bài viết của các em.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- HS đọc yêu cầu
- Điền l hay n vào chỗ ...
- 1 em làm vào bảng phụ.
- Nhận xét chữa bài của bạn trên bảng phụ.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Giải đố.
- Nhóm 2 thảo luận và ghi vào bảng con.
a. Cái la bàn.
b. Hoa ban.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 Tiết 1: CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I. Mục tiêu: 
- Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh). ND ghi nhớ.
- Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu. (mục III)
II. Đồ dung dạy học: - Bảng phụ kẻ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng.
III.Hoạt động dạy học .
Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn
Hät ®éng cña häc sinh
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: a. Giớit hiệu bài
b- Phần nhận xét.
- Đếm số tiếng trong câu tục ngữ sgk 
- HS đếm 14 tiếng ( đếm thầm).
- Đánh vần tiếng bầu?
- 1 em đánh vần thành tiếng, lớp đánh vần thầm.
- GV ghi kq đvần: bờ- âu- bâu- huyền- bầu.
- GV dùng phấn màu ghi vào sđ bảng phụ.
- Hs quan sát.
- Tiếng bầu gồm mấy bộ phận đó là những bộ phận nào?
- Thảo luận nhóm 2 và trả lời: Tiếng bầu gồm 3 bộ phận: Âm đầu, vần, thanh.
- Phân tích tiếng còn lại trong câu tục ngữ?
- Mỗi bàn phân tích 1 tiếng điền vào bảng phụ.
- Tiếng do những bộ phận nào tạo thành?
- Nêu ý 1 - ghi nhớ -7.
- Tiếng nào có đủ bộ phận như tiếng bầu?
- thương, lấy, bí, cùng, tuy, rằng, khác, giống, nhưng, chung, một, giàn.
-Tiếng nào không có đủ BP như tiếng bầu?
- Tiếng ơi- khuyết âm đầu.
- Trong tiếng bộ phận nào không thể thiếu, bộ phận nào có thể thiếu?
- Vần và thanh là không thể thiếu, âm đầu có thể thiếu.
- GV chốt ý 2 - ghi nhớ.
c- Ghi nhớ: 
d- Luyện tập.Bài 1 
- Bài yêu cầu gì?
- Gv quan sát hs làm bài.
- HS nhắc lại ghi nhớ nhiều lần
- HS đọc yc. PT tiếng theo mẫu sgk.
- Hs làm bài vào vở.
- Mỗi em phân tích 1 tiếng.
Tiếng
Â. đầu
Vần
Thanh
Nhiễu
điều
phủ
lấy
giá
gương
Nh
đ
ph
l
gi
g
iêu
iêu
u
ây
a
ương
Ngã
Huyền
Hỏi
Sắc
Sắc
Ngang
- HS nêu yêu cầu của bài 
- HS đọc và giải các câu đố.
- Chữa bài tập:
Bài 2 :
- Bài yêu cầu gì ?
- HD và tổ chức cho h/s làm bài.
- Gọi h/s nêu miệng và chốt đáp án đúng.
4. Củng cố , dặn dò:
- Nhắc lại phần ghi nhớ .
- Chuẩn bị bài sau
CHIỀU 
Tiết 1: TIẾNG VIỆT TĂNG
 Tiết 1: LUYỆN ĐỌC, VIẾT: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. Mục tiêu :
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật.
- Viết trình bày bài viết đoạn 3. 
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ viết câu, đoạn cần luyện đọc .
III. Các hoạt động dạy học :
Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn
Hät ®éng cña häc sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
a. Luyện đọc :
- GV hướng dẫn đọc đoạn (4 đoạn)
- GV đọc mẫu.
b. Luyện viết đoạn :
- Tìm hiểu nội dung đoạn viết
- Nhà Trò bị bọn Nhện ức hiếp đe doạ ntn? 
-Những lời nói và cử chỉ nào của Dế Mèn nói lên nói lên tấm lòng nghĩa hiệp ?
- GV đọc đoạn viết
c. Đọc diễn cảm đoạn vừa viết:
- GVHD để HS tìm đúng giọng đọc
- Nhận xét, khen ngợi HS.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu nd bài
- Nhận xét giờ học.
- HS luyện đọc nối tiếp đoạn; 
- HS luyện đọc đoạn.
- HS luyện đọc nhóm. 
-Trước đây mẹ Nhà Trò đã vay lương ăn của bọn nhện, chưa trả được thì chết, bọn nhện đã bao vây đánh Nhà Trò, nay chúng chăng tơ ngang đường đe bắt chị ăn thịt .
-Lời nói: Em đừng sợ, hãy trở về cùng với tôi đây, đứa độc ác không thể cậy khoẻ....
- HS nghe viết bài
- 4 HS nối tiếp đọc đoạn 
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 4
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS đọc ý nghĩa của bài. 
Tiết 3: KHOA HỌC TĂNG
 TiÕt 1 : ÔN con ng­êi cÇn g× ®Ó sèng ?
I. Môc tiªu.
-Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ 	sống.
II, Đồ dùng dạy học.
	- Phiếu học tập.
II. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc.
Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn
Ho¹t ®éng cña häc sinh
1. æn ®Þnh tæ chøc.
2. KiÓm tra bµi cò.
3. Bµi míi.a, Giíi thiÖu bµi.
 b, HD «n tËp.
- Kể ra những thứ các em cần dùng hàng ngày để duy trì sự sống của mình?
- GV nhận xét, kết luận: 
-Làm việc với PHT theo nhóm 2
- GV chia nhóm, phát phiếu h/s nhận phiếu làm theo nhóm.
- Hãy đánh dấu x vào cột tương ứng những yếu tố cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật.
- HS trả lời, bổ sung.
- Những điều kiện cần để con người sống và phát triển là : 
+ Đk vật chất : thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại..
+ Đk tinh thần, văn hoá, xã hội, như tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các 
phương tiện học tập, vui chơi giải trí, ...
- HS nhắc lại kết luận trên.
Những yếu tố cần cho sự sống
1, Không khí
2, Nước
3, ánh sáng
4, Nhiệt độ
5, Thức ăn
6, Nhà ở 
7, Tình cảm gia đình
8, Phương tiện giao thông
9, Tình cảm bạn bè
10, Quần áo
11, Trường học
12, Sách báo
13, Đồ chơi
- Như mọi sinh vật con người cần gì để duy trì sự sống ?
4. Cñng cè dÆn dß.
- NhËn xÐt chung giê häc.
- ChuÈn bÞ cho bµi häc sau.
Con người
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
 động vật
X
X
X
X
X
 Thực vật
X
X
X
X
X
SÁNG Ngày soạn : 6/9/2017
	Ngày giảng : Thứ sáu ngày 8 /9/ 2017
Tiết 1: TOÁN
Tiết 4: BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu nhận biết được biểu thức chứa một chữ.
- Biết tính giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
II. Đồ dùng dạy học:- Bảng phụ .
III. Các hoạt động dạy học:
Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn
Hät ®éng cña häc sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: Giới thiệu bài:
*HĐ1: Biểu thức có chứa một chữ:
- Bài toán:
- Muốn biết bạn Lan có bao nhiêu quyển vở ta làm như thế nào ?
- Treo bảng số như bài học SGK
Nếu mẹ cho thêm Lan 1 quyển vở thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở?
- Tương tự như vậy với 2.3.4 quyển vở.
- GV: Giả sử lan có 3 quyển vở, nếu mẹ cho thêm a quyển vở thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển ?
- GV: 3 + a được gọi là biểu thức có chứa 1 chữ. 
*HĐ2 : Giá trị của bt có chứa một chữ .
- Nếu a = 1 thì 3+a =?
- Lúc đó 4 được gọi là giá trị của bt 3+a.
- Nếu a=2.3.4, tương tự.
- Khi biết giá trị của a bằng số, muốn tính giá trị của biểu thức 3 + a ta làm như thế nào?
- Mỗi lần thay a bằng số ta tính được gì ?
* Thực hành:
Bài 1: 
- GV nx chữa bài	
Bài 2a: (tương tự )
Bài 3b: HS làm vở.
- GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Chuẩn bị bài sau.
- NX giờ học
- 2 hs lên bảng: x:5=1345; 4686: x = 3
- HS đọc bài toán.
- Ta thực hiện cộng số vở Lan có ban đầu với số vở mẹ cho thêm.
- HS quan sát bảng.
- Lan có tất cả 3+1 quyển vở.
- Lan có số vở là: 3 + a quyển vở.
- Biểu thức có chứa một chữ gồm số, dấu phép tính và một chữ.
- Nếu a=1 thì 3+a = 3+1=4.
- Thay giá trị của a bằng số rồi ta tính.
- Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức 3 + a .
- HS nêu yêu cầu của bài phân tích mẫu.
- HS làm bài cá nhân.
- HS làm vở
- Lớp nx
- HS lắng nghe.
Tiết 2: TẬP LÀM VĂN
 Tiết 1: THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN?
I. Mục tiêu 
- Hiểu những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện (Nội dung Ghi nhớ).
- Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến 1, 2 nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa (mục III).
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết bài văn Hồ Ba Bể .
III. Các hoạt động dạy học 
Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn
Hät ®éng cña häc sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: a. Giới thiệu bài.
b.Nhận xét :
- Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể .
- Câu chuyện có những nhân vật nào ? 
- Câu chuyện có những sự kiện nào ? 
- Đọc bài Hồ Ba Bể.
- Bài văn có những nhân vật nào ?
- Bài văn có các sự kiện nào ?
- Bài văn giới thiệu những gì về hồ Ba Bể?
- Bài Hồ Ba Bể với bài Sự tích hồ Ba Bể,
bài nào là văn kể chuyện? Vì sao? 
-Theo em thế nào là kể chuyện?
c. Ghi nhớ (SGK )
d. Luyện tập :
Bài 1:
-Yêu cầu HS tự làm bài
- GV + HS Nhận xét. 
Bài 2:
- Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào?
- Nêu ý nghĩa câu chuyện đó.
- Kết luận: trong cuộc sống cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau đó là ý nghĩa câu chuyện các em vừa kể.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nêu nội dung bài
- NX giờ học
- HS kể tóm tắt .
- Bà cụ ăn xin, Mẹ con bà nông dân, bà con nông dân dự lễ hội.
- HS thảo luận N4 và TL:Gồm có 6 sự kiện
- 2 HS đọc bài
- Không có nhân vật .
- Không có sự kiện .
- Giới thiệu về vị trí, độ cao, chiều dài địa hình, cảnh đẹp của hồ
- Bài Sự tích hồ Ba Bể là văn kể chuyện vì có nhân vật, có cốt chuyện, có ý nghĩa câu chuyện. Bài Hồ Ba Bể không phải là bài văn kc mà là bài văn giới thiệu về HBB.
- HS nêu .
- HS đọc
- HS nêu yêu cầu của bài .
- HS viết bài vào nháp và trình bày bài .
- HS nêu yêu cầu . 
- Có các nhân vật: em, người phụ nữ có con nhỏ.
- Câu chuyện nói về sự giúp đỡ của em đối với người phụ nữ, sự giúp đỡ ấy tuy nhỏ bé nhưng rất đúng lúc,thiết thực vì cô ấy đang mang rất nặng. 
Tiết 3 : LỊCH SỬ
 Tiết 1: MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ
I. Mục tiêu
 - Biết môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp học sinh hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
- Biết môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học :
 - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam .- Bản đồ hành chính Việt Nam .
 - Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng .
III. Các hoạt động dạy học :
Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn
Hät ®éng cña häc sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: * Giới thiệu bài:
HĐ1:Vị trí, hình dáng của nước ta :
- GV gt vị trí của nước ta trên bản đồ 
- Giới hạn: phần đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời bao trùm lên các bộ phận đó .
- Hình dáng của nước ta ?
- Nước ta giáp với nước nào ?
- Em đang sống ở đâu, nơi đó thuộc phía nào của Tổ quốc , em hãy chỉ vị trí nơi đó trên bản đồ ? 
 HĐ2 : Sinh hoạt của các dân tộc .
- Nước ta gồm bao nhiêu dân tộc ?
- Mỗi dân tộc có những đặc điểm gì riêng biệt ?
Kết luận :Mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nam có nét văn hoá riêng song đều có cùng một Tổ quốc, một lịch sử.
d. HĐ 3: Liên hệ :
- Để Tổ quốc tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã phải trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em có thể kể một sự kiện chứng minh điều đó ?
- Để học tốt môn Lịch sử và Địa lý các em cần phải làm gì ?
4. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học
- HS quan sát.
- Phần đất liền có hình chữ S.
- Phía bắc giáp với Trung Quốc, Phía tây giáp với Lào, Cam pu chia. Phía đông, nam là vùng biển rộng lớn
- HS xác định nơi mình sống trên bản đồ.
-54 dân tộc
- Phong tục tập quán riêng, tiếng nói riêng.
-HS chú ý nghe
- HS nêu.
- Quan sát sự vật ,hiện tượng ,thu thập tìm kiếm tài liệu lịch sử , mạnh dạn nêu thắc mắc, đặt câu hỏi và thảo luận .
-HS nêu ghi nhớ bài.
Tiết 4: ĐỊA LÍ
Tiết 1: LÀM QUEN VỚI BIỂU ĐỒ
I . Mục tiêu
- Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khi vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
- Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương, hướng, kí hiệu bản đồ.
- Học sinh khá giỏi biết tỉ lệ bản đồ.
II. Đồ dùng dạy học
- GV : SGK, bản đồ Châu Lục, Việt Nam.
- HS : SGK , đồ dùng học tập cá nhân
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS trả lời môn Lịch sử và địa lí lớp 4 giúp các em hiểu biết gì?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Bản đồ.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lành thổ từ lớn đến nhỏ ( thế giới, châu lục, Việt Nam,..
- GV yêu cầu 
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu TL
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân 
- HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
- GV nhận xét chốt lai ý đúng.
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
 GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Kết luận
HĐ 4: Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về bản đồ, kể một số yếu tố của bản đồ.
- GV nhận xét tiết học.
Hát
- HS trả lời câu hỏi
- Chú ý lắng nghe
- HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng.
- Nêu
- HS trình bày trước lớp ý kiến của mình.
HS quan sát hình 1 và hình 2 rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên bản đồ.
- Trả lời các câu hỏi
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả trước lớp
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- thực hành nhóm đôi
- HS nêu
CHIỀU Tiết 1: TOÁN TĂNG 
 Tiết 2: BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ
I. Mục tiêu.
	- Bước đầu nhận biết được biểu thức chứa một chữ.
	- Biết tính giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
II. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
a, Giới thiệu bài.
b, HD làm bài tập.
*Bài tập 1. HD làm bài.
- HD nắm vững yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho h/s làm bài.
- Nhận xét kết luận bài giải.
a, Nếu a = 10 thì 65 + a = 65 + 10 = 75
 Giá trị của biểu thức 65 + a với a = 10 là 75
b, Nếu b = 7 thì 185 + b = 185 + 7 = 192
 Giá trị của biểu thức 185 + b với b = 7 là 192
*Bài tập 2. HD làm bài.
- HD và tổ chức h/s làm bài.
- Kết luận bài giải đúng.
*Bài tập 3. HD làm bài.
HD và tổ chức làm bài.
- Nhận xét kết luận.
a,
Hát, sĩ số.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bai.
- Nhận xét bài làm của bạn.
c, Nếu m = 6 thì 423 + m = 423 + 6 = 429 Giá trị của biểu thức 423 + m với m = 6 là 429
d, Nếu n = 5 thì 185 : n = 185 : 5 = 37
 Giá trị của biểu thức 185 : n với n = 5 là 37
- Đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài.
a, 390 ; b, 360 ; c, 204 ; d, 300
- Đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài.
a
5
10
20
25 + a
25 + 5 = 30
25 + 10 = 35
25 + 20 = 45
b,
c
2
5
10
296 - c 
296 - 2 = 294
296 - 5 = 291
296 - 10 = 286
4. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét chung giờ học.
- Chuẩn bị cho bài học sau.
Tiết 3: TIẾNG VIỆT TĂNG
Tiết 3: ÔN THẾ NÀO LÀ VĂN KỂ CHUYỆN ?
I. Mục tiêu.
	- Hiểu đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện.
	- Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến một, hai nhận vật.
II. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới. a, Giới thiệu bài.
 b, HD ôn tập.
*Bài tập. HD làm bài.
- Bài yêu cầu gì ?
Thảo luận N2 các yêu cầu sgk - 10 ?
- Báo cáo kết quả:
- Câu chuyện có những nhân vật nào ?
- Các sự việc xảy ra và kết quả ntn ?
- Nêu ý nghĩa của chuyện?
*Bài tập 2. HD làm bài
- Bài yêu cầu gì ?
- Bài văn có nhân vật?
- Bài văn có kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật không ?
*Bài tập 3. HD làm bài.
- Cần xác định:
Nhân vật : em và người phụ nữ có con nhỏ cần được giúp đỡ...
- GV quan sát lắng nghe và tổ chức nhận xét, đánh giá.
- Chuyện em kể có những nhân vật nào - Nêu ý nghĩa của chuyện ?
4. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét chung giờ học.
- Chuẩn bị cho bài học sau.
- HS đọc đề bài.
- Kể lại chuyện " Sự tích hồ Ba Bể"
- 1 em kể chuyện, kể lớp lắng nghe.- 
- HS thảo luận.
- Bà cụ ăn xin, mẹ con bà nông dân; những người dự lễ hội ( phụ).
- Bà cụ xin ăn trong ngày hội cúng phật nhưng không ai cho 
+ Hai mẹ con cho bà cụ ăn xin ăn và ngủ trong nhà 
+ bà ăn xin hiện hình 1 con giao long lớn
 + sáng sớm, bà già cho 2 mẹ con gói tro và 2 mảnh vở trấu; Nước lụt... chèo thuyền cứu người.
- HS nêu.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Bài Hồ ba Bể có phải là bài văn kể chuyện không ? vì sao ?
- Không.
- Không. Chỉ có những chi tiết giới thiệu về Hồ Ba Bể... So sánh 2 bài, Bài Hồ Ba Bể không phải là chuyện.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS nghe.
- HS kể theo N2.
- HS kể thi trước lớp.
- HS nối tiếp nhau thi kể.
- HS lắng nghe
SÁNG Ngày soạn : 6/9/2017
	Ngày giảng : Thứ bảy ngày 9 /9/ 2017
Tiết 1: TOÁN 
Tiết 5: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
	- Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
	- Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a.
	- Làm các bài tập: Bài 1, bài 2 (2 câu), bài 4 (chọn 1 trong 3 trường hợp)
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu bài tập 1. 
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức ( theo mẫu )
- Yêu cầu hs dựa theo mẫu làm bài vào PBT
- Chữa bài, nhận xét. 
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức .
- HS nêu cách thực hiện 
- Chữa bài, đánh giá.
- Nêu cách tính giá trị số của biểu thức .
Bài 4:
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính chu vi hình vuông.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nêu lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS chữa BT 3 ( trang 6).
a. b.
 a
 6 x a
 b
 18 : b
 5
6 x 5 = 30
 2
18 : 2 = 9
 7
6 x 7 = 42
 3
18 : 3 = 6
c. d.
 a
 a + 56
 b
 97- b
 50
50+56 = 106
 2
97-18 = 79
- HS nêu yêu cầu của bài. Nhận xét về biểu thức.
+ với n=7 thì 35 + 3 x n = 35 + 3 x 7
 = 35 + 21
 = 56
+ với m=9 thì 168 – m x 5 = 168 – 9 x 5
 = 168 – 45
 = 123.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu.
- HS áp dụng làm bài.
a, Chu vi hình vuông là:
 3 x 4 = 12 (cm)
Tiết 3 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 Tiết 2: LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I. Mục tiêu:
	- Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học (âm đầu, vần, thanh) theo bảng mẫu ở BT1.
	- Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2, BT3.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng.
	- Bộ xếp chữ học vần tiểu học.
	- Bảng cấu tạo của tiếng viết ra giấy để làm bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ dưới đây.
- GV hướng dẫn HS ghi bảng theo mẫu. 
- Nhận xét bài làm của các nhóm
Bài 2: Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên 
- Câu tục ngữ viết theo thể thơ gì?
- Hai tiếng nào bắt vần với nhau?
Bài 3: 
- YC hs đọc khổ thơ và làm bài
- Chữa bài nhận xét bài làm của HS.
Bài 4: Thế nào là tiếng bắt vần với nhau, lấy ví dụ 
Bài 5: Giải câu đố. 
- HD HS giải đáp câu đố.(út, ú, bút )
- Nhận xét. 
4. Củng cố dặn dò:
- Nêu cấu tạo của tiếng, cho ví dụ?
- NX giờ học.
- HS nêu yêu cầu, đọc câu tục ngữ
- Đọc bài mẫu
- HS thảo luận nhóm 4.
- Các nhóm báo cáo kết quả .
- HS nêu yêu cầu của bài .
- Thể thơ lục bát.
- ngoài-hoài ( cùng vần oai )
- HS nêu yêu cầu của bài .
- HS làm bài vào vở. 3 HS lên bảng .
+ Cặp tiếng bắt vần với nhau:loắt choắt-thoăn thoắt, xinh xinh-nghênh nghênh
+ Cặp tiếng có vần giống nhau hoàn toàn: choắt - thoắt 
+ Cặp tiếng có vần giống nhau không hoàn toàn : xinh xinh-nghênh nghênh.
- Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có vần giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
- HS nêu yc của bài . HS đọc câu đố
- Trao đổi theo nhóm 2. Nêu ý kiến
- HS nêu
Tiết 4: TẬP LÀM VĂN
 Tiết 2: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
I. Mục tiêu :	
	- Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (Nội dung Ghi nhớ).
	- Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em (BT1, mục III).
	- Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật (BT2, mục III).
II. Đồ dùng dạy học:
	-Phiếu thảo luận nhóm:
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới.
a, Giới thiệu bài.
b. Phần nhận xét.
- Trong tuần em đã học những truyện nào?
- Ghi tên những nhân vật em mới học vào nhóm thích hợp ?
a. Nhân vật là người ?
b. Nhân vật là vật ?
- TC cho học sinh đánh giá kết quả.
* Nêu nx đánh giá tính cách của nhân vật:
- Dế Mèn (trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu)
- Mẹ con bà nông dân trong Sự tích hồ Ba Bể ?
- Căn cứ vào đâu để nhận xét như vậy ?
c. Ghi nhớ:
- GV nhắc các em học thuộc bài.
d. Phần luyện tập:
*Bài 1 (13) HD làm bài.
- Hướng dẫn hs quan sát tranh (14) và trả lời câu hỏi bài 1.
* Tổ chức đánh giá kết quả:
- Nhân vật trong truyện là 3 anh em Ni - ki - ta; Gô - sa; Chi - ôm - ka và bà ngoại.
- Bà nhận xét về tích cách của từng đứa cháu : Ni - ki - ta chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình. Gô - sa láu lỉnh. Chi - ôm - ca nhân hậu, chăm chỉ.
- Em đồng ý với nhận xét của bà.
- Bà có nhận xét như vậy là nhờ quan sát hành động của mỗi cháu.
+ Ni - ki - ta ăn xong là chạy tót đi chơi, không giúp bà dọn bàn.
+ Gô - sa lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất...
+ Chi - ôm - ca thương bà, giúp bà dọn dẹp. Em còn biết nghĩ đến cả những con chim bồ câu, nhặt mẩu bánh vụn trên bàn.....
*Bài tập 2. HD làm bài.
- Hướng dẫn học sinh trao đổi về các hướng sự việc có thể diễn ra ntn?
- GVvà cả lớp bình chọn người kể hay nhất.
4. Củng cố dặn dò.
- HS nhắc lại ghi nhớ của bài.
- Nhận xét chung giờ học
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ; Sự tích hồ Ba Bể.
- Thảo luận nhóm 2 và trình bày vào phiếu.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Khảng khái có lòng thương người, ghét áp bức bất công.
- Giàu lòng nhân hậu.
- Lời nói việc làm cụ thể của các nhân vật.
- HS đọc phần ghi nhớ sgk.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1 ( Đọc cả chuyện ba anh em và chú giải)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 1 Lop 4_12229650.doc