Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Gv: Nguyễn Thị Uyên - Trường TH Xuân Thu

Tập đọc

NGUỜI TÌM ĐUỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

I. Mục tiêu:

- Hiểu từ ngữ: Khí cầu, sa hoàng.

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.

- Đọc đúng tên riêng nước ngoài: Xi-ôn-cốp-xki.

- Biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.

- GD HSYêu quí kính trọng nhà khoa học.

II. Đồ dùng dạy - học:

-GV:Chân dung nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki.

-HS:SGK

III. Các hoạt động dạy - học:

 

docx 47 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 583Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Gv: Nguyễn Thị Uyên - Trường TH Xuân Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 niên Tiền phong.
+ Có câu mài sắc có ngày nên kim.
+ Có chí thì nên.
+ Nhà có nền thì vững.
+ Thất bại là mẹ thành công.
+ Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
- HS làm vào vở.
- HS nhận xét bổ sung.
1 HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.
2 HS nêu...
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Bổ sung sau tiết dạy:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kể chuyện
ÔN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE - ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
-Củng cố lại cách kể chuyện đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy - học:
-Đề bài viết sẵn trên bảng lớp.
-Mục gợi ý 2 viết trên bảng phụ.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS kể chuyện đã nghe, đã đọc.
- GV nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài
- GTB:Ôn kể chuyện đã nghe, đã đọc.
2.Hướng dẫn HS kể chuyện
-Yêu cầu HS đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng.
-Dán bảng dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện nhắc HS:
+Cần giới thiệu câu chuyện trước khi kể.
+Kể tự nhiên bằng giọng kể (không đọc).
+Với chuyện dài HS chỉ cần kể 1-2 đoạn.
- GV nhận xét đánh giá, tuyên dương HS kể đạt các tiêu chí..
- Yêu cầu HS lần lượt giới thiệu nhân vật mình muốn kể.
-Cho HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Cho HS thi kể trước lớp.
- GV nhận xét bình chọn tuyên dương HS kể hay nhất.
C. Củng cố -dặn dò
+ Gọi HS nhắc lại nội dung câu chuyện.
-GD HS biết yêu quí người có ý chí, nghị lực trong cuộc sống.
- GV nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn HS về học bài kể lại chuyện cho bạn bè, người thân nghe và chuẩn bị bài mới.
 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện.
- HS nhận xét bạn.
- HS nhắc lại tên bài. 
+ HS đọc đề và gạch: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, đọc về một người có nghị lực.
+ HS lắng nghe.
- HS nhận xét bổ sung.
-HS lần lượt giới thiệu nhân vật mình muốn kể.
-HS kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
-HS thi kể và cả lớp nghe, đặt câu hỏi cho bạn trả lời.
- HS nhận xét tuyên dương bạn.
+ HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS lắng nghevà thực hiện.
Bổ sung sau tiết dạy:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kỹ thuật
CẮT, KHÂU,THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN
I. Mục tiêu:
- Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Mẫu quy trình.
III. Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Bài cũ: 
- Gọi 2 HS nêu trước lớp.
+ GV hỏi lại thao tác thêu móc xích?
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
- GTB: - Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn.
HĐ 1:Ôn lại các mũi khâu thêu.
*HS nắm lại thao tác khâu thêu.
- GV đính từng quy trình.
+ Kẻ đường vạch dấu: (Khâu thường; Khâu ghép 2 mép vải...; Khâu đột thưa; Khâu viền...; Thêu móc xích).
- GV chốt lại: Đánh dấu từ phải sang trái
+ Cách khâu từ mũi số 1 đến các mũi sau: ( Khâu thường; Khâu ghép 2 mép vải...; Khâu đột thưa; Khâu viền...; Thêu móc xích).
- GV nhắc lại thao tác bài khâu ghép 2 mép vải... và Khâu viền ...
- GV nhận xét đánh giá.
HĐ 2:- Hoạt động nhóm.
- HS chọn sản phẩm.
- GV chia nhóm cho HS.
- GV ghi tên nhóm và sản phẩm đã chọn và nêu cho HS nắm. 
- GV nhận xét, đánh giá. 
C. Củng cố-dặn dò
- Gọi 2 HS nhắc lại các thao tác từng bài.
- GV nhận xét đánh giá sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của từng HS.
- Dặn HS chuẩn bị đầy đủ đồ dung học tập cho tiết sau: Sản phẩm đã chọn.
- HS hát.
 2 HS nêu trước lớp.
+...
- HS nhận xét.
- HS nhắc lại tên bài.
+ Kẻ đường vạch dấu: Đánh dấu từ phải sang trái.
* Khâu đột thưa: Lên kim điểm số 2, xuống số 1, lên số 4 (tiến 3 lùi 1).
* Thêu móc xích: Lên kim số 1, trước khi xuống kim phải vòng chỉ về bên trái, xuống số 1, lên số 2 mũi kim nằm trên chỉ và kéo chỉ về phía trái
- HS nhận xét.
- HS nhận nhóm.
- HS chọn sản phẩm.
- HS nhận xét bổ sung.
 -2 HS nhắc lại các thao tác.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Lịch sử
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNGXÂM LƯỢC 
LẦN THỨ HAI(1075 - 1077)
I. Mục tiêu:
- Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt( có thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt.
+ Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt.
+ Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến công.
+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.
+ Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy.
-Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt: người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi.
- GD HS lòng tự hào về truyền thống đấu tranh giữ nước của ông cha ta.
II. Đồ dùng dạy - học:
-GV:Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai.
-HS:SGK
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: 
- Gọi 2 HS trả lời trước lớp.
+ Vì sao đến thời Lý đạo trở nên thịnh đạt nhất?
+ Thời Lý chùa được sử dụng vào việc gì?
-GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới: 
1.Gv giới thiệu,ghi tên bài
- GTB: Cuộc kháng chiến chông quân Tống xâm lược lần thứ II (1075-1077)
HĐ1: Hoạt động nhóm đôi.
- GV phát PHT cho HS.
-GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn : “Năm 1072  rồi rút về”.
-GV đặt vấn đề cho HS thảo luận: việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có hai ý kiến khác nhau:
*Để xâm lược nước Tống.
* Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.
+ Căn cứ vào đoạn vừa đọc, theo em ý kiến nào đúng? Vì sao?
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
HĐ2: Hoạt động nhóm.
-GV treo lược đồ lên bảng và trình bày diễn biến.
-GV hỏi để HS nhớ và xây đựng các ý chính của diễn biến KC chống quân xâm lược Tống:
+Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc?
+Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào?
+Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào? Do ai chỉ huy?
+Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu? Nêu vị trí quân giặc và quân ta trong trận này.
+Kể lại cuộc chiến đấu của quân Đại Việt trên đất Tống?(Dành cho HS khá, giỏi)
-GV nhận xét, kết luận.
HĐ 3:Hoạt động cá nhân.
-GV cho HS đọc SGK từ sau hơn 3 tháng .được giữ vững.
+ Em hãy trình bày kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến? (dành cho HS khá, giỏi)
+ Theo em, vì sao nhân dân ta giành được chiến thắng vẻ vang ấy?
GVKL: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai đã kết thúc thắng lợi vẻ vang, nền độc lập của nhân dân ta được giữ vững. Có được thắng lợi ấy là vì nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm đánh giặc, bên cạnh đó lại có sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt.
C. Củng cố-dặn dò
- Gọi 3 HS đọc phần bài học.
-Giới thiệu bài thơ “Nam quốc sơn hà” sau đó cho HS đọc diễn cảm bài thơ này.
-GD tinh thần yêu nước.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS về nhà và chuẩn bị trước bài: “Nhà Trần thành lập”.
2 HS trả lời.
- HS nhận xét bạn.
- HS lắng nghe và nhắc lại tên bài.
-HS nhận phiếu lắng nghe.
2 HS đọc.
-HS thảo luận, TLCH.
+Ý kiến thứ hai đúng.
Vì: Trước đó, lợi dụng việc vua Lý mới lên ngôi còn quá nhỏ, quân Tống đã chuẩn bị xâm lược; Lý Thường Kiệt đánh sang đất Tống, triệt phá nơi tập trung quân lương của giặc rồi kéo về nước.
-HS theo dõi
-HS chỉ lược đồ, thảo luận theo 5 nhóm, trả lời câu hỏi.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
+Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.
+Vào cuối năm 1076.
+Lực lượng quân Tống vô cùng mành gồm:10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu. Quách Quỳ chỉ huy.
+Ởphòng tuyến sông Như Nguyệt.Quân giặc ở bờ Bắc, quân ta ở phía Nam.
+HS kể lại nội dung cuộc chiến đấu.
- HS lắng nghe.
-HS đọc.
+Quân Tống chết quá nửa và phải rút về nước, nền đọc lập của nước Đại việt được giữ vững.
+Nguyên nhân thắng lợi là do trí thông minh, lòng dũng cảm của nhân dân ta, sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt.
+ HS trao đổi với nhau và trả lời.
-HS lắng nghe.
3 HS đọc.
-HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
Bổ sung sau tiết dạy:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN HỌC
 I.MỤC TIÊU
 -HS hoàn thành bài học trong ngày dưới sự hướng dẫn của giáo viên
 -Bồi dưỡng,phụ đạo HS môn Toán
 -Hướng dẫn để biết cách chuẩn bị bài hôm sau
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -SGK,Vở cùng em học Toán
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15
Phút
20
Phút
5
phút
1.Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài trong ngày
-Yêu cầu HS nêu tên các bài học chưa hoàn thành
-Yêu cầu HS nêu những thắc mắc về kiến thức các môn học trong ngày
-Yêu cầu HS hoàn thành
-Hướng dẫn HS hoàn thành bài
-Tổ chức cho HS chữa bài
-Kết luận:Lưu ý những vấn đề tồn tại trong ngày,hướng dẫn HS giải quyết và rút kinh nghiệm
2.Bồi dưỡng-Phụ đạo HS
-Giao bài tập cho lớp:
Làm vở:Cùng em học Toán
..........................................................
..........................................................
..........................................................
-Tổ chức cho HS thực hiện và chữa bài
-Chốt kiến thức:Lưu ý những kiến thức cơ bản trọng tâm HS cần nhớ
3.Hướng dẫn HS chuẩn bị bài hôm sau
-Yêu cầu HS nêu tên các môn học ngày hôm sau
-Hướng dẫn HS chuẩn bị từng môn
-Nối tiếp nêu
-Đưa thắc mắc(nếu có)
-Tự hoàn thiện bài dưới sự hướng dẫn của GV
-Thực hiện
-Lắng nghe
-HS theo dõi
-Rút ra kiến thức cần ghi nhớ
-Lắng nghe
-Nêu
-Thực hiện
 Bổ sung sau tiết dạy:
	Thứ tư ngày 29 tháng 11 năm 2017
Tập đọc
VĂN HAY CHỮ TỐT
I. Mục tiêu:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- GD HS yêu thích môn học.
- Muốn thành công phải kiên trì, chịu khó, quyết tâm.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV:Tranh minh hoạ bài đọc trang 129/SGK,bảng phụ ghi phần hướng dẫn HS luyện đọc.
-HS:SGK
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
- Gọi 3 HS đọc đọc tiếp nối bài “Người tìm đường lên các vì sao” vàTLCH.
- GV nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
- Treo tranh chân dung họa sĩ Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi và giới thiệu: Đây là danh họa thiên tài người I-ta-li-a, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi ông là một họa sĩ, một kiến trúc sư, một kĩ sư, một nhà bác học vĩ đại thế giới. Bài tập đọc Vẽ trứng hôm nay sẽ cho các em biết những ngày đầu khổ công học vẽ của danh họa này. 
-GV ghi tên bài
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a) Luyện đọc.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
+ Bài chia làm mấy đoạn?
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn
-Yêu cầu HS luyện đọc từ khó
-Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
- Gọi 1 HS đọc phần chú giải,kết hợp hướng dẫn đọc câu văn dài khó.
-Tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm đôi 
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc.
b)Tìm hiểu bài.
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1, HS khác đọc thầm để TLCH.
+ Vì sao thuở đi học Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
+ Bà cụ hàng xóm nhờ ông làm gì?
+ Đoạn 1 nói gì?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2, HS khác đọc thầm để TLCH.
+ Đoạn 2 nói gì?
- Đoạn 3: Gọi 1HS đọc.
+ Cao Bá Quát quyết chí rèn chữ viết như thế nào?
+ Qua việc luyện chữ em thấy Cao Bá Quát là người như thế nào?
+ Đoạn 3 nói gì?
c)Luyện đọc diễn cảm.
- GV HD lớp đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 1
-GV đọc diễn cảm đoạn văn. 
-GV theo dõi, uốn nắn HS chưa đạt. 
- Gọi HS thi đọc diễn cảm toàn bài.
- GV nhận xét, tuyên dương 
C. Củng cố-dặn dò
+Nêu ý nghĩa của bài?
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài mới.
-3HS lên bảng thực hiện.
- HS lắng nghe
- HS quan sát và theo dõi.
-HS nhắc lại 
-1 HS đọc toàn bài.
+ Chia làm 3 đoạn.
Đ1: Từ đầu  sẵn lòng.
Đ2: Tiếp . đẹp.
Đ3: Phần còn lại.
-3 HS đọc nối tiếp theo đoạn
-HS luyện đọc
-3 HS đọc nối tiếp theo đoạn
-1 HS đọc phần chú giải.
- Luyện đọc theo cặp (báo cáo kết quả)
- HS nghe.
 1 HS đọc, lớp đọc thầm đoạn 1 để trả lời các câu hỏi: 
+ Vì viết xấu dù bài văn viết hay.
+ Viết hộ lá đơn kêu oan vì bà thấy mình bị oan uổng.
+ Ý 1: Cao Bá Quát thường bị điểm xấu vì chữ viết và rất sẵn lòng giúp đỡ hàng xóm
- Đọc đoạn 2.
+ Lá đơn chữ quá xấu, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà cụ về, khiến bà cụ không giải được nỗi oan.
+ Ý 2: Cao Bá Quát ân hận vì chữ xấu.
- Đọc đoạn 3
+ Sáng sáng ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp, mỗi tối viết xong 10 trang vở mới đi ngủ, mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu luyện viêt liên tục suốt mấy năm trời.
+ Kiên trì, nhẫn nại khi làm việc.
+ Ý 3: Sự kiên trì kết hợp với năng khiếu văn hay Cao Bá Quát đã thành công.
- HS theo dõi.
- Vài em thi đọc diễn cảm đoạn 1 trước lớp. 
- HS nghe.
-3 HS thi đọc diễn cảm toàn bài.
-HS nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay.
+ Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát. 
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
Bổ sung sau tiết dạy:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tt)
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0.
- GD HS:- Rèn đức tính cẩn thận kĩ năng viết đúng đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học:
-GV:SGK
-HS:SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
- GV gọi 3 HS lên bảng đặt tính rồi tính.
a) 248 x 321
b) 1163 x 125
c)3124 x 213
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét đánh giá.
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài
-Gv giới thiệu,ghi tên bài
2.Tìm hiểu bài
*Phép nhân 258 x 203
-GV viết lên bảng phép nhân 258 x 203 yêu cầu HS thực hiện đặt tính để tính. 
+Em có nhận xét gì về tích riêng thứ hai của phép nhân 258 x 203 ?
+Vậy nó có ảnh hưởng đến việc cộng các tích riêng không? 
* Vì tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0 nên khi thực hiện đặt tính 258 x 203 chúng ta không thể viết tích riêng này.
- Khi đó ta viết như sau: 
-Các em cần lưu ý khi viết tích riêng thứ ba: 516 phải lùi sang trái hai cột so với tích riêng thứ nhất. 
-Cho HS thực hiện đặt tính và tính lại phép nhân 258 x 203 theo cách viết gọn.
3.Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Gọi 3 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Gọi 2 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
-Y/c HS thực hiện phép nhân 456 x 203, sau đó so sánh với 3 cách thực hiện phép nhân này trong bài để tìm cách nhân đúng, cách nhân sai.
+ Theo em vì sao cách thực hiện đó sai?
- GV nhận xét, đánh giá, chốt ý đúng.
C. Củng cố ặn dò
+ Khi thực hiện nhân số có ba chữ số các em cần lưu ý điều gì?
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn các quy tắc đã học.Chuẩn bị bài: Luyện tập.
-3 HS lên bảng thực hiện.
- HS nhận xét bạn.
-Lắng nghe
- HS nhắc lại tên bài. 
+ Tích riêng thứ hai toàn gồm những chữ số 0
+Không. Vì bất cứ số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó.
- HS theo dõi.
 2 HS lên bảng thực hiện đặt tính và tính lại: 258 x 202; cả lớp làm vào nháp.
Bài 1:
 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
3 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
- HS nhận xét, chữa sai.
Bài 2:
 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
 2 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
S
S
Đ
-HS trả lời.
+ Hai cách thực hiện đầu tiên sai vì 912 là tích riêng thứ ba , phải viết lùi về bên trái 2 cột so với tích riêng thứ nhất nhưng cách 1 lại viết thẳng cột với tích riêng thứ nhất , cách 2 chỉ viết lùi 1 cột. 
+Cách thực hiện thứ ba là đúng vì đã nhân đúng, viết đúng vị trí của các tích riêng. 
- HS nhận xét, chữa bài.
+ HS nhắc lại...
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Bổ sung sau tiết dạy:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:
- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện ( đúng ý, bố cục, dùng từ, đặt câu,và viết đúng chính tả); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
- Biết nhận xét và sửa lỗi để có các câu văn hay.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ viết sẵn một số lỗi về: Chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp cần chữa chung cho cả lớp.
II. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài
-GV giới thiệu,ghi tên bài
H Đ 1:Hoạt động cả lớp
* Nhận xét chung bài làm của HS:
- Gọi HS đọc lại đề bài.
+Đề bài yêu cầu điều gì?
-GV nhận xét chung.
+Ưu điểm.
+ HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề như thế nào?
+ Dùng đại từ nhân xưng trong bài có nhất quán không? (với các đề kể lại theo lời 1 nhân vật trong truyện, HS có thể mắc lỗi:phần đầu câu chuyện kể theo lời nhân vật-xưng tôi, phần sau quên lại kể theo lời người dẫn chuyện).
-GV nêu tên những HS viết đúng yêu cầu của đề bài, lời kể hấp dẫn, sinh động, có sự liên kết giữa các phần; mở bài, thân bài, kết bài hay.
+Khuyết điểm.
-Diễn đạt câu, ý.
+ Sự việc, cốt truyện liên kết giữa các phần.
+ Thể hiện sự sáng tạo khi kể theo lời nhân vật.
+ Chính tả, hình thức trình bày bài văn.
+ Các lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, đại từ nhân xưng, cách trình bày bài văn, chính tả
+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến. Yêu cầu HS thảo luận phát hiện lỗi, tìm cách sửa lỗi.
- GV không nêu tên những HS bị mắc các lỗi trước lớp.
- GV trả bài cho HS.
- GV nhận xét, đánh giá.
H Đ 2:
* Hướng dẫn chữa bài:
-Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh.
-Yêu cầu HS nhận xét và sửa lỗi để có câu văn hay.(Dành cho HSTC)
-GV giúp đỡ những HS yếu.
* Học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt:
-GV gọi 1 số HS đọc đoạn văn hay, bài được điểm cao đọc cho các bạn nghe. Sau mỗi HS đọc, GV hỏi để HS tìm ra: cách dùng từ, lối diễn đạt, ý hay,...
H Đ 3:
* Hướng dẫn viết lại một đoạn văn:
-Gợi ý HS viết lại đoạn văn khi:
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.
+ Đoạn văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý.
+ Đoạn văn dùng từ chưa hay.
+ Đoạn văn viết đơn giản, câu văn cụt.
+ Mở bài trực tiếp viết lại thành mở bài gián tiếp.
+ Kết bài không mở rộng viết thành kết bài mở rộng.
-Gọi HS đọc các đoạn văn đã viết lại.
- GV nhận xét từng đoạn văn của HS để giúp HS hiểu các em cần viết cẩn thận vì khả năng của em nào cũng viết được văn hay.
C. Củng cố-dặn dò
+ GV đọc 1 số bài văn hay (tham khảo).
+ GV GD HS ham thích học tiếng việt.
- GV nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn HS về nhà viết lại bài văn và chuẩn bị bài mới.
- HS nhắc lại tên bài. 
-1 HS đọc thành tiếng.
+ HS trả lời. 
-HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS nhận bài.
- HS lắng nghe.
- HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh
-Các em tự nhận xét và sửa lỗi bài của mình.
-HS đọc đoạn văn hay, bài được điểm cao đọc cho lớp nghe.
-HS theo dõi
- HS đọc đoạn văn đã viết lại.
- HS nhận xét.
+ HS lắng nghe.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Bổ sung sau tiết dạy:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN HỌC
 I.MỤC TIÊU
 -HS hoàn thành bài học trong ngày dưới sự hướng dẫn của giáo viên
 -Bồi dưỡng,phụ đạo HS môn Tiếng việt
 -Hướng dẫn để biết cách chuẩn bị bài hôm sau
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -SGK,Vở cùng em học Tiếng việt
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15
Phút
20
Phút
5
phút
1.Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài trong ngày
-Yêu cầu HS nêu tên các bài học chưa hoàn thành
-Yêu cầu HS nêu những thắc mắc về kiến thức các môn học trong ngày
-Yêu cầu HS hoàn thành
-Hướng dẫn HS hoàn thành bài
-Tổ chức cho HS chữa bài
-Kết luận:Lưu ý những vấn đề tồn tại trong ngày,hướng dẫn HS giải quyết và rút ki

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an Tuan 13 Lop 4_12212185.docx