Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Trường Tiểu học Minh Tân A

Toán

Tiết 61: GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11

I. MỤC TIÊU:

 -Kiến thức: Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.

 -Kĩ năng: Thực hiện thành thạo nhân nhẩm với 11, ứng dụng vào giải toán có lời văn.

 -Thái độ: Tích cực, tự giác học bài.

 * Bài tập cần làm:Bài 1, bài 3. Khuyến khích HS năng khiếu có thể hoàn thành tất cả các bài tập.

II. CHUẨN BỊ:

1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não

 - Hình thức dạy học cá nhân, nhóm, cả lớp,

2. Đồ dùng dạy học:

 -GV: Phiếu học tập.

 - HS: SGK, bảng con,.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 38 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Trường Tiểu học Minh Tân A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, 4 phiếu nhóm, bút dạ, bảng phụ
	- Học sinh: Vở viết, sgk,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
- Hs kể chuyện Người chiến sĩ giàu nghị lực.
- Nhận xét, khen/ động viên.
2. Hoạt động thực hành:(28p)
* Mục tiêu: Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người; Bước đầu biết tìm từ, đặt câu, viết đoạn văn ngắn có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học.
* Cách tiến hành:Hoạt động nhóm
 Bài 1: Tìm các từ: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV phát phiếu học tập (một nhóm làm vào bảng nhóm)
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thành bài tập. 
- Kết luận, chốt đáp án.
 * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2
* KL:
Bài 2: Cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS đọc câu vừa đặt với từ ở bài tập 1. 
- Nhận xét, sửa sai, khen/ động viên.
* Giúp đõ hs M1+M2 đặt câu hoàn chỉnh. 
Bài 3: Cá nhân, cặp đôi, nhóm lớn.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
+ Đoạn văn yêu cầu viết về nội dung gì?
+ Bằng cách nào em biết được người đó?
- Hãy đọc lại các câu tục ngữ, thành ngữ đã học hoặc đã viết có nội dung: Có chí thì nên. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS trình bày đoạn văn. 
- GV nhận xét, chữa lỗi dùng từ, đặt câu (nếu có) cho từng HS. 
*KL:
3. Hoạt động tiếp nốí:(5p)
- GV gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học. 
- HS kể chuyện. 
- HS thực hiện nhóm đôi
- Nhóm báo cáo kết quả thảo luận
Đ/a:
a. Nói lên ý chí, nghị lực của con người: 
Quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì, kiên nghị, kiên tâm, kiên cường, kiên quyết, vững tâm, vững chí, vững dạ, vững lòng,
b. Các từ nói lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người. 
Khó khăn, gian khó, gian khổ, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách, thách thức, chông gai,
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- Hs tự hoàn thành bài tập sau đso đọc từng câu.
VD:
+ Người thành đạt đều là người rất biết bền chí trong sự nghiệp của mình. 
+ Mỗi lần vượt qua được gian khó là mỗi lần con người được trưởng thành. 
- HS đọc thành tiếng yêu cầu. 
+ Viết về một người do có ý chí nghị lực vươn lên để vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công. 
+ Đó là bác hàng xóm nhà em. 
*Đó chính là ông nội em. 
*Em biết khi xem ti vi. 
*Em biết ở báo Thiếu niên Tiền phong. 
+ Có câu mài sắt có ngày nên kim. 
+ Có chí thì nên. 
+ Nhà có nền thì vững. 
+ Thất bại là mẹ thành công. 
+Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo. 
- Làm bài vào vở. 
- HS đọc đoạn văn của mình. 
___________________________________________________________
Thứ tư, ngày 29 tháng 11 năm 2017
Toán
Tiết 63: NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: 
 -Kiến thức: Biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0.
 - Kĩ năng: HS thực hiện thành thạo phép nhân với số có ba chữ số. 
 -Thái độ: Tích cực, tự giác học bài.
 * Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2. Khuyến khích HS khá, giỏi có thể hoàn thành cả bài.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não
2. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, phiếu nhóm.
	- Học sinh: Sách giáo khoa. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
 Trò chơi: Ai nhanh ai đúng
65 x 11 = 72 x 11 =
11 x 64 = 11 x 92 = 
37 x 11 = 25 x 11 =
- GV nhận xét, khen/ động viên.
2. HĐ hình thành kiến thức mới: (15 phút)
*Mục tiêu: Biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân - cả lớp 
- GV viết lại phép nhân ở phần bài cũ lên bảng. (giữ kết quả HS thực hiện) 
 258 x 203 =
* Ta có: 258
 x 203
 774
 000
 1516 
 152374
- Em có nhận xét gì về tích riêng thứ hai của phép nhân 258 x 203 
- Vậy nó có ảnh hưởng đến việc cộng các tích riêng không? 
- Vì tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0 nên khi thực hiện đặt tính 258 x 203 chúng ta không thể viết tích riêng này. Khi đó ta viết như sau: 
 258
 x 203
 774
 1516 
 152374
- Các em cần lưu ý khi viết tích riêng thứ ba 1516 phải lùi sang trái hai cột so với tích riêng thứ nhất. 
- Cho HS thực hiện đặt tính và tính lại phép nhân 258 x 203 theo cách viết gọn. 
* Chú ý giúp đỡ hs M1+M2
 3. HĐ thực hành: (14 phút)
*Mục tiêu: HS thực hiện thành thạo phép nhân với số có ba chữ số. 
* Cách tiến hành:
 Bài 1: Đặt tính rồi tính. 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa (nếu cần)
- GV chốt đáp án.
- Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính...
 Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi làm bài, điền Đ, S.
- YC các cặp giơ thẻ Đ, S với mỗi phương án và giải thích.
- Nhận xét, chốt kết quả.
* KL:
4. Hoạt động tiếp nối: (3p)
- GV củng cố bài học.
- GV gọi HS nhắc lại cách thực hiện phép nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0.
- Nhận xét tiết học. 
* Bài tập PTNL HS:(M3+M4)
1. Tính giá trị biểu thức sau:
a. 458 x 105 + 324 x 105
b. 457 x 207 - 207 x 386
- HS cùng tham gia trò chơi
- Tích riêng thứ hai toàn gồm những chữ số 0. 
- Không, vì bất cứ số nào cộng với 0 cũngbằng chính số đó. 
- HS làm vào nháp. 
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở
- Thực hiện theo YC của GV
- Gọi 3 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào bảng con.
Đ/a:
 258 
 x 203
 774
 1516 
 152374
- Thực hiện theo YC của GV.
Đ/a:
- Hai cách thực hiện đầu là sai, cách thực hiện thứ ba là đúng. 
__________________________________________
Tập đọc
VĂN HAY CHỮ TỐT
I. MỤC TIÊU: 
 - Kiến thức: Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
 - Kĩ năng: Hiểu ND: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 -Thái độ: Giáo dục HS tính kiên trì, bền bỉ vượt qua khó khăn.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Phương pháp- cách thức tổ chức:
 - PP hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, động não, thực hành,
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, 
2. Đồ dùng:
 - GV: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 129/SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
 - Một số vở sạch chữ đẹp của HS trong lớp, trường. 
 - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc. 
 - HS: SGK, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p) 
 - Hs đọc bài “ Người tìm đường. . . ”
 + Xi- ôn- cốp- xki mơ ước điều gì? 
 + Nguyên nhân chính giúp Xi- ô- cốp- xki thành công là gì?
- Nhận xét, khen/ động viên.
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
* Cách tiến hành: HĐ cả lớp
- Luyện đọc: 
+ Bài chia làm mấy đoạn? 
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 1.
- GV gọi HS nêu từ khó HD luyện đọc từ khó. Kết hợp hướng dẫn đọc câu văn dài khó.
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2.
- GV giải nghĩa một số từ khó.
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp – thi đọc.
* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 đọc cho lưu loát.
 - HS M3+M4 đọc diến cảm và tìm giọng đọc.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
*Toàn bài đọc với giọng từ tốn. Giọng bà cụ khẩn khoản, giọng Cáo Bá Quát vui vẻ, xởi lởi. Đoạn đầu đọc chậm. Đoạn cuối bài đọc nhanh thể hiện ý chí quyết tâm rèn chữ bằng được của Cao Bá Quát. Hai câu cuối đọc với cảm hứng ca ngợi sảng khoái. 
3.Hoạt động Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu ND bài Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát, trả lời được các câu hỏi trong SGK 
* Cách tiến hành: Cá nhân-cặp đôi-cả lớp.
- Đọc thầm đoạn 1 
+ Vì sao thuở đi học Cao Bá Quát thường xuyên bị điểm kém?
+ Thái độ của Cáo Bá Quát ra sao khi nhận lời giúp bà cụ hàng xóm?
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
- HS đọc thầm đoạn 2 
+ Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát ân hận?
+ Theo em khi bà cụ bị quan thét lính đuổi về Cao Bá Quát có cảm giác thế nào?
+ Đoạn 2 có nội dung gì?
- HS đọc thầm đoạn 3 
+ Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?
+ Qua việc luyện viết chữ em thấy Cao Bá Quát là người như thế nào?
+ Theo em nguyên nhân nào khiến ông Cao Bá Quát nổi danh là văn hay, chữ tốt?
- Đó cũng chính là nội dung đoạn 3
-1 em đọc toàn bài
+ Đoạn mở bài (2 dòng đầu) nói lên chữ viết xấu gây bất lợi cho Cao Bá Quát thuở đi học. 
+ Đoạn thân bài kể lại chuyện Cao Bá Quát ân hận vì chữ viết xấu của mình đã làm hỏng việc của bà cụ hàng xóm nên quyết tâm luyện viết cho chữ đẹp. 
+ Đoạn kết bài: Cao Bá Quát thành công, nổi danh là người văn hay chữ tốt. 
- Nội dung của bài?
* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài. 
* KL:
4. Hoạt động Luyện đọc diễn cảm: (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài.
* Cách tiến hành:Cá nhân, nhóm, cả lớp.
-Gọi HS đọc tiếp nối nhau toàn bài, cả lớp theo dõi, nêu cách đọc bài.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
+ Đọc mẫu.
+Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
+ Gọi vài em nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp, cả lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc hay.
* Giúp đỡ hs M1+M2 đọc lưu loát, M3+M4 đọc diễn cảm. 
- Nhận xét, khen/động viên.
* KL:
5. Hoạt động tiếp nối: (5p) 
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Liên hệ giáo dục. 
- Nhận xét tiết học. 
- HS hát. 
- Xi- ôn- cốp- xki mơ ước được bay lên bầu trời. 
- Ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện ước mơ. 
+ HS đọc bài học. 
- Nhận xét
- Bài chia làm 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Thuở đi họcđến xin sẵn lòng. 
+ Đoạn 2: Lá đơn viếtđến sau cho đẹp
+ Đoạn 3: Phần còn lại. 
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 1.
- HS luyện đọc từ, câu khó.
- oan uổng, lĩ lẽ, rõ ràng, luyện viết,...
Câu: Thưở còn đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay / vẫn bị thầy cho điểm kém.
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2.
- HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp – thi đọc.
- 1 HS đọc toàn bài
- Đọc thầm đoạn 1 để trả lời các câu hỏi: 
- Cao Bá Quát thường bị điểm kém vì ông viết chữ rất xấu dù bài văn của ông viết rất hay. 
- Ông rất vui vẻ và nói: “Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng”
- Đoạn 1 nói lên Cao Bá Quát thường bị điểm xấu vì chữ viết, rất sẵn lòng giúp đỡ hàng xóm.
- HS đọc đoạn 2,. . . 
- Lá đơn của Cao Bá Quát vì chữ viết quá xấu, quan không đọc được nên quan thét lính đuổi bà cụ về, khiến bà cụ không giải được nỗi oan. 
- Khi đó chắc Cao Bá Quát rất ân hận và dằn vặt mình. Ông nghĩ ra rằng dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì?
- Cao Bá Quát ân hận vì chữ mình xấu làm bà cụ không giải được oan.
- HS đọc đoạn cuối,. . . 
- Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi tối, ông viết xong 10 trang vở mới đi ngủ, mượn những quyển sách chữ viết đẹp để làm mẫu, luyện viết liên tục trong mấy năm trời. 
- Ông là người rất kiên trì, nhẫn nại khi làm việc. 
+ Nguyên nhân khiến Cao Bá Quát nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt là nhờ ông kiên trì luyện tập suốt mười mấy năm và năng khiếu viết văn từ nhỏ. 
- HS đọc lại toàn bài. 
+ Mở bài: Thuở đi học Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém. 
+ Thân bài: Một hôm, có bà cụ hàng xóm sangkiếu chữ khác nhau. 
+ Kết bài: Kiên trì luyện tậplà người văn hay chữ tốt. 
- Lắng nghe. 
- Nội dung: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát. 
- HS đọc tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi, nêu cách đọc bài.
+ Theo dõi, nêu cách đọc hay.
+ Luyện đọc theo nhóm
+ Vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ Bình chọn bạn đọc hay.
____________________________________
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
 - Kiến thức: Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí.
 - Kiến thức: Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
 -Thái độ: Thể hiện sự tự tin, tư duy sáng tạo, lắng nghe tích cực
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp- cách thức tổ chức:
 PP quan sát, thảo luận nhóm,quan sát tranh và TLCH
2. Đồ dùng:
 - GV:- Bảng lớp viết sẵn đề bài. 
 - HS sưu tầm các truyện có nội dung đề bài. 
 - Tranh ảnh minh họa truyện Lời ước dưới trăng. 
 - HS: SGK, truyện đọc lớp 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của của học sinh
1. Khởi động: (3p)
- Gọi 4 HS lên bảng tiếp nối nhau kể từng đoạn theo tranh truyện Lời ước dưới trăng. 
- Gọi 1 HS nêu ý nghĩa của truyện. 
- GV nhận xét, khen/ động viên.
2. Tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học::(8p)
* Mục tiêu: Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí.
* Cách tiến hành: cá nhân, cặp đôi, nhóm
Đề: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về những giấc mơ đẹp hoặc những ước mơ viễn vông, phi lí. 
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: được nghe, được đọc, ước mơ đẹp, ước mơ viển vông, phi lí. 
- Yêu cầu HS giới thiệu những truyện, tên truyện mà mình đã sưu tầm có nội dung trên. 
- Yêu cầu HS đọc phần Gợi ý: 
 + Những câu chuyện kể về ước mơ có những loại nào? Lấy ví dụ. 
+ Khi kể chuyện cầu lưu ý đến những phần nào?
+ Câu chuyện em định kể có tên là gì? Em muốn kể về ước mơ như thế nào?
HĐ2: HS kể chuyện và trao đổi ý nghĩa nội dung câu chuyện: 
* Kể chuyện trong nhóm: 
- Yêu cầu HS kể chuyện theo cặp. 
* Kể chuyện trước lớp: 
- Yêu cầu HS thi KC. 
- Gọi HS nhận xét về nội dung câu chuyện của bạn, lời bạn kể. 
- Nhận xét 
4. Củng cố- dặn dò: 
- Củng cố bài.
- Nhận xét tiết học. 
- 4 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu. 
- 1 HS nêu.
- HS khác theo dõi, nhận xét.
- HS đọc thành tiếng. 
Đề: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về những giấc mơ đẹp hoặc những ước mơ viễn vông, phi lí. 
- HS giới thiệu truyện của mình. 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc phần Gợi ý. 
+ Những câu chuyện kể về ước mơ có 2 loại là ước mơ đẹp và ước mơ viển vông, phi lí. Truyện thể hiện ước mơ đẹp như: Đôi giầy ba ta màu xanh, Bông hoa cúc trắng, Cô bé bán diêm. Truyện kể ước mơ viển vông, phi lí như: Ba điều ước, vua Mi- đat thích vàng, Ông lão đánh các và con cá vàng
+ Khi kể chuyện cầu lưu ý đến tên câu chuyện, nội dung câu chuyện, ý nghĩa của câu chuyện. 
+ 5 đến 7 HS phát biểu theo phần chuẩn bị của mình. 
*Em kể chuyện Cô bé bán diêm, Truyện kể về ước mơ của một cuộc sống no đủ, hạnh phúc của một cô bé mồ côi mẹ tội nghiệp. 
*Em kể chuyện về lòng tham của vua Mi- đát đã khiến ông ta rước họa vào thân. Đó là câu chuyện Vua Mi- đát thích vàng. 
*Em kể chuyện Hai con bướm. Truyện kể về lão hàng xóm tham lam vừa muốn có nhiều của cải, vừa muốn mất đi cái bướu trên mặt
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi nội dung truyện, nhận xét, bổ sung cho nhau. 
- Nhiều HS tham gia kể. Các HS khác cùng theo dõi để trao đổi về các nội dung, nhân vật, chi tiết, ý nghĩa. 
- Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu. 
- Bình chọn bạn kể chuyện hay. 
______________________________________________
Khoa học
NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I. MỤC TIÊU: 
 - Kiến thức: Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước:
+ Xả rác, phân, nước thải bừa bãi,
+ Sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu.
+ Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ,
+ Vỡ đường ống dẫn dầu,
 -Kĩ năng: Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người: lan truyền nhiều bệnh, 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
 - Thái độ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
 * KNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
 -Trình bày thông tin về nguyên nhân làm nguồn nước bị ô nhiễm
 -Bình luận, đánh giá về các hành động gây ô nhiễm môi trường
 * BVMT: Ô nhiễm nguồn nước
II. CHUẨN BỊ: 
1. Phương pháp- cách thức tổ chức:
 PP Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành thí nghiệm.
2. Đồ dùng:
 - GV:- Các hình minh hoạ trong SGK trang 54, 55 (phóng to nếu có điều kiện).
 - HS: SGK, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
+ Thế nào là nước sạch?
+ Thế nào là nước bị ô nhiễm?
- GV nhận xét, khen/ động viên.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(29p)
*Mục tiêu: : Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước.Xả rác, phân, nước thải bừa bãi. Sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu.Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ,
* Cách tiến hành: Thảo luận nhóm 4, cả lớp 
1. Tìm hiểu một số nguyên nhân làm ô nhiễm nước. 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4. 
- Yêu câu HS các nhóm quan sát các hình minh hoạ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 54 / SGK, 
1. Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ? Theo em, việc làm đó sẽ gây ra điều gì?
- GV theo dõi câu trả lời của các nhóm để nhận xét, tổng hợp ý kiến. 
* Kết luận: Có rất nhiều việc làm của con người gây ô nhiễm nguồn nước. Nước rất qua trọng đối với đời sống con người, thực vật và động vật, do đó chúng ta cần hạn chế những việc làm có thể gây ô nhiễm nguồn nước. 
HĐ2: Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước: 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi: 
- Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật?
* Giảng bài (vừa nói vừa chỉ vào hình 9): Nguồn nước bị ô nhiễm gây hại cho sức khỏe con người, TV, ĐV. Đó là môi trường để các vi sinh vật có hại sinh sống. Chúng là nguyên nhân gây bệnh và lây bệnh chủ yếu. Trong thực tế cứ 100 người mắc bệnh thì có đến 80 người mắc các bệnh liên quan đến nước. Vì vậy chúng ta phải hạn chế những việc làm có thể làm cho nước bị ô nhiễm. 
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?
3. Hoạt động tiếp nối: (3p)
- GV củng cố bài học. 
-GV gọi HS đọc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học. 
- HS hát. 
- Nước sạch là nước trong suốt, không màu,. + Nước bị ô nhiễm là nước có màu, có chất bẩn,. . 
- Nhận xét, bổ sung. 
1. Nguyên nhân làm ô nhiễm nước. 
- HS thảo luận. 
- Báo cáo kết quả. 
- Nhận xét, bổ sung. 
 + Hình 1: Hình vẽ nước chảy từ nhà máy không qua xử lý xuống sông. Nước sông có màu đen, bẩn. Nước thải chảy ra sông làm ô nhiễm nước sông, ảnh hưởng đến con người và cây trồng. 
+ Hình 2: Hình vẽ một ống nước sạch bị vỡ, các chất bẩn chui vào ống nước, chảy đến các gia đình có lẫn các chất bẩn. Nước đó đã bị bẩn. Điều đó làm nguồn nước sạch bị nhiễm bẩn. 
+ Hình 3: Hình vẽ một con tàu bị đắm trên biển. Dầu tràn ra mặt biển. Nước biển chỗ đó có màu đen. Điều đó dẫn đến ô nhiễm nước biển. 
+ Hình 4: Hình vẽ hai người lớn đang đổ rác, chất thải xuống sông và một người đang giặt quần áo. Việc làm đó sẽ làm cho nước sông bị nhiễm bẩn, bốc mùi hôi thối. 
+ Hình 5: Hình vẽ một bác nông dân đang bón phân hoá học cho rau. Việc làm đó sẽ gây ô nhiễm đất và mạch nước ngầm. 
+ Hình 6: Hình vẽ một người đang phun thuốc trừ sâu cho lúa. Việc làm đó gây ô nhiễm nước. 
+ Hình 7: Hình vẽ khí thải không qua xử lí từ các nhà máy thải ra ngoài. Việc làm đó gây ra ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước mưa. 
+ Hình 8: Hình vẽ khí thải từ các nhà máy làm ô nhiễm nước mưa. Chất thải từ nhà máy, bãi rác hay sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu ngấm xuống mạch nước ngầm làm ô nhiễm mạch nước ngầm. 
2. Tác hại của sự ô nhiễm nước: 
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
* Nguồn nước bị ô nhiễm là môi trường tốt để các loại vi sinh vật sống như: rong, rêu, tảo, bọ gậy, ruồi, muỗi,  Chúng phát triển và là nguyên nhân gây bệnh và lây lan các bệnh: Tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, đau mắt hột, 
- HS quan sát, lắng nghe. 
- HS đọc ghi nhớ. 
______________________________________
Thứ năm, ngày 30 tháng 11 năm 2017
Toán
LUYỆN TẬP (tr. 74)
I. MỤC TIÊU: 
 - Kiến thức: Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số.
 - Kĩ năng: Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính.
 -Thái độ: Biết công thức tính (bằng chữ) và tính được diện tích hình chữ nhật.
 *BT cần làm: Bài 1, bài 3, bài 5 (a). Khuyến khích HS năng khiếu có thể làm tất cả các bài tập.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp,nhóm, cá nhân.
2. Đồ dùng:
 -GV: Phiếu học tập.
 - HS: SGK,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
- Trò chơi: Đoán nhanh đáp số
76 x 11, 765 x 10, 11 x 97
8 x = 48, +7 =51, x 7= 56, 
- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi và tuyên dương đội thắng cuộc.
- Nối tiếp vào bài học
2. Hoạt động thực hành:(27p)
* Mục tiêu: Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số.Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính.
* Cách tiến hành:Làm việc cá nhân,nhóm, cả lớp.
 Bài 1: Tính. 
 - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài (nếu cần)
- Nhận xét, chốt đáp án.
- Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép nhân với số có hai, ba chữ số.
 Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất: 
 - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS làm bài theo cặp, 1 cặp HS làm phiếu lớn.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Chốt đáp án.
- Củng cố cách tính thuận tiện dựa vào tính chất nhân một số với một tổng (hiệu)
Bài 5a, HS năng khiếu có thể hoàn thành cả bài.
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS tự làm bài, 1 HS làm bảng lớn.
- Chữa một số bài, nhận xét chung.
* KL:
3. Hoạt động tiếp nối: (3p)
- GV củng cố bài học
- GV gọi HS nhắc lại quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.
- Nhận xét tiết học. 
* Bài tập PTNL HS:(M3+M4)
1. Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a. 245 x 11 + 11 x 365
b. 78 x 75 + 78 x 89 + 75 x 123
c. 2 x 250 x 50 x 8
- HS 2 đội lên bảng cùng chơi. 
- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét bạn.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Gọi 3 HS làm bảng lớn, cả lớp tự đặt tính và tính vào bảng con.
VD:
x
x
x
 345 237 403 
 200 24 346 
 6

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 13 Lop 4_12293683.doc